Bài tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2022 – 2023

Bài tập ôn thi vào lớp 6 năm 2022 – 2023 môn Tiếng Việt giúp các em học sinh hệ thống lại toàn bộ kiến thức quan trọng, cùng những dạng bài tập, câu hỏi thường gặp trong đề thi vào lớp 6 để ôn thi chuyển cấp đạt kết quả cao.

Bạn đang đọc: Bài tập ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2022 – 2023

Với 38 câu hỏi luyện từ và câu, 144 câu hỏi trắc nghiệm, 33 câu hỏi ôn tập bổ sung, cùng các dạng bài tập khác các em sẽ luyện tập thật nhuần nhuyễn để ôn thi vào lớp 6 năm 2022 – 2023 hiệu quả. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm 35 đề ôn thi vào lớp 6 môn Toán. Mời các em tải miễn phí:

Ôn thi vào lớp 6 môn Tiếng Việt năm 2022 – 2023

    Ôn luyện từ và câu

    Bài 1: Chọn các từ thích hợp trong ngoặc đơn (bảo toàn, bảo vệ, bảo quản, bảo đảm, bảo tàng, bảo hiểm, bảo tồn ) điền vào chỗ trống trong các câu sau :

    a) Chúng em tích cực ……………………………..………..môi trường sạch đẹp.

    b) Anh ấy đã ……………………………… sẽ làm xong công việc đúng hạn.

    c) Chiếc xe này đã được ………………………………………..

    d) Lớp em được đi thăm Viện ………………………………. cách mạng Việt Nam.

    e) Rừng Cúc Phương đã được xác định là khu ………………………………… thiên nhiên quốc gia.

    g) Các hiện vật lịch sử đã được ……………………………. rất tốt.

    h) Để ……………………………… lực lượng, chúng ta quyết định thực hiện kế hoạch “Vườn không nhà trống”.

    Bài 2: Điền các quan hệ từ, cặp quan hệ từ thích hợp thích hợp trong ngoặc đơn (vì… nên ; bởi vậy ; không những …mà còn …. ; vì ; nếu … thì…) vào các câu sau đây :

    a) ………..…… thiếu hiểu biết ………….. nhiều người đã dùng mìn đánh cá.

    b) …………….dùng mìn đánh cá ……………… sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

    c) …………………….. họ làm hại các loài vật sống dưới nước …………………….. làm ô nhiễm môi trường.

    d) Nhiều đoạn sông đã không còn cá, tôm sinh sống ………………………. mìn đánh cá đã làm chúng chết hết, cả con to lẫn con nhỏ.

    e) ………………………………..Nhà nước cần triệt để cấm đánh bắt cá mìn.

    Bài 3: Khoanh tròn vào đáp án có câu trả lời đúng trước hành động bảo vệ môi trường :

    a) trồng cây gây rừng.

    b) Chặt phá rừng.

    c) Săn bắn thú rừng.

    d) Nạo vét lòng sông.

    e) Xử lí rác thải

    f) Xử lí khí thải

    g) Đánh cá bằng điện.

    Bài 4: Đọc đoạn văn sau và xếp từ in đậm vào bảng phân loại bên dưới.

    Chủ nhật quây quần bên bà, tôi và em Đốm thích nghe bà kể lại hồi bé ở Huế bà nghịch như con trai : bà lội nước và trèo cây phượng vĩ hái hoa ; sáu tuổi, bà trắng và mũm mĩm nhưng mặt mũi thường lem luốc như chàng hề.

    a) Danh từ : ……………………………….

    b) Động từ : ……………………………….

    c) Tính từ : ……………………………….

    d) Quan hệ từ : ……………………………….

    Bài 5: Đọc đoạn văn sau và ghi ra những từ ngữ miêu tả ngoại hình của người theo mục bên dưới:

    Chị Gia-mi-li-a xinh thật là xinh. Vóc người thon tha, cân đối, tóc cứng không xoăn tết thành hai bím dày và nặng. Chiếc khăn trắng chị choàng rất khéo trên đầu, chéo xuống trán một chút, nom rất hợp với chị, làm tôn hẳn nước da bánh mật, khuôn mặt bầu bầu, khiến chị càng thêm duyên dáng. Mỗi khi chị Gia-mi-li-a cười, đôi mắt đen láy màu biêng biếc của chị lại bừng lên sức sống hăng say của tuổi trẻ.

    a) Miêu tả mái tóc:

    b) Miêu tả đôi mắt:

    c) Miêu tả khuôn mặt:

    d) Miêu tả làn da:

    e) Miêu tà vóc người:

    Bài 6: Xếp các từ ngữ dưới đây thành hai cột cho phù hợp : (bất hạnh, buồn rầu, may mắn, cơ cực, cực khổ, vui lòng, mừng vui, khốn khổ, tốt lành, vô phúc, sung sướng, tốt phúc)

    a) Đồng nghĩa với từ “hạnh phúc” : ……………………………….

    b) Trái nghĩa với từ “hạnh phúc” : ……………………………….

    Bài 7: Điền tiếp vào chỗ trống 3 từ có tiếng nhân mang nghĩa lòng thương người .

    Nhân ái , ………………………………

    Bài 8: Những thành ngữ, tục ngữ nào nói về đức tính chăm chỉ?

    a. Một nắng hai sương.

    b. Chín bỏ làm mười.

    c. Thức khuya dậy sớm.

    d. Dầm mưa dãi nắng.

    e. Nặng nhặt chặt bị.

    g. Đứng mũi chịu sào.

    h. Tích tiểu thành đại.

    i. Nửa đêm gà gáy.

    Bộ đề trắc nghiệm ôn tập môn Tiếng việt

    Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái trước từ có tiếng bảo mang nghĩa : “giữ, chịu trách nhiệm”.

    A. Bảo kiếm
    B. Bảo toàn
    C. Bảo ngọc
    D. Gia bảo

    Câu 2: a. Đồng nghĩa với từ hạnh phúc là từ:

    A. Sung sướng
    B. Toại nguyện
    C. Phúc hậu
    D. Giàu có

    b. Trái nghĩa với từ hạnh phúc là từ:

    A. Túng thiếu
    B. Bất hạnh
    C. Gian khổ
    D. Phúc tra

    Câu 3: Hãy nhận xét cách sắp xếp vị trí các trạng ngữ trong các câu dưới đây và đánh dấu X vào những câu đúng:

    a) Lúc tảng sáng, ở quãng đường này, lúc chập tối, xe cộ qua lại tấp nập.

    b) Lúc tảng sáng và lúc chập tối, ở quãng đường này, xe cộ qua lại rất tấp nập.

    c) ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối xe cộ qua lại rất tấp nập.

    d) Lúc chập tối ở quãng đường này, lúc tảng sáng và lúc chập tối, xe cộ qua lại rất tấp nập.

    Câu 4: Từ nào dưới đây có tiếng “bảo” không có nghĩa là “giữ, chịu trách nhiệm”.

    A. bảo vệ
    B. bảo hành
    C. bảo kiếm
    D. bảo quản

    Câu 5: Câu văn nào dưới đây dùng sai quan hệ từ:

    A. Tuy trời mưa to nhưng bạn Hà vẫn đến lớp đúng giờ.
    B. Thắng gầy nhưng rất khoẻ.
    C. Đất có chất màu vì nuôi cây lớn.
    D. Đêm càng về khuya, trăng càng sáng.

    Câu 6: Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với các từ còn lại?

    A. Cầm.
    B. Nắm
    C. Cõng.
    D. Xách.

    Câu 7: Cho đoạn thơ sau:

    Muốn cho trẻ hiểu biết
    Thế là bố sinh ra
    Bố bảo cho bé ngoan
    Bố dạy cho biết nghĩ

    (Chuyện cổ tích loài người – Xuân Quỳnh)

    Cặp quan hệ từ in nghiêng trên biểu thị quan hệ gì?

    A. Nguyên nhân – kết quả.
    B. Tương phản.
    C. Giả thiết – kết quả.
    D. Tăng tiến.

    Câu 8: Dòng nào dưới đây nêu đúng nét nghĩa chung của từ “ chạy” trong thành ngữ “ Chạy thầy chạy thuốc”,?

    A. Di chuyển nhanh bằng chân.
    B. Hoạt động của máy móc.
    C. Khẩn trương tránh những điều không may xảy ra.
    D. Lo liệu khẩn trương để nhanh có được cái mình muốn.

    Câu 9: Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất:

    Câu: “Bạn có thể đưa cho tôi lọ mực không?” thuộc kiểu câu:

    A. Câu cầu khiến
    B. Câu hỏi có mục đích cầu khiến.
    C. Câu hỏi
    D. Câu cảm.

    Câu10: Dòng nào có từ mà tiếng nhân không cùng nghĩa với tiếng nhân trong các từ còn lại?

    a. Nhân loại, nhân tài, nhân lực.
    b. Nhân hậu, nhân nghĩa, nhân ái.
    c. Nhân công, nhân chứng, chủ nhân.
    d. Nhân dân, quân nhân, nhân vật.

    ……….

    Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *