Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình SGK mới hiện hành. Qua đó giúp các em có nhiều tư liệu ôn luyện, củng cố khắc sâu các kiến thức trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đồng thời giúp thầy cô nhanh chóng giao bài tập Tết 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bài tập Tết môn Tiếng Anh 7.

Bài tập Tết môn Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024

    Phiếu khai bút đầu xuân – Đề 1

    Lưu ý: Các con trình bày bài ra giấy kiểm tra theo các đề, nộp lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại.

    Phần I: Đọc – hiểu

    Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    – Tấc đất tấc vàng.

    – Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

    – Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

    – Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.

    Câu 1: Xác định thể loại và phương thức biểu đạt chính của những câu trên. Trình bày khái niệm thể loại đó.

    Câu 2: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong ngữ liệu trên.

    Câu 3: Trong những câu trên, câu nào là câu rút gọn? Hãy chỉ ra thành phần được rút gọn.

    Câu 4: Giải thích ý nghĩa câu: “Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ”

    Câu 5: Tìm trong chương trình một câu em đã học có cùng thể loại và ý nghĩa với câu em vừa giải thích.

    Phần II: Tập làm văn

    Viết bài văn nghị luận về vấn đề nghiện Internet của giới trẻ hiện nay.

    Phiếu khai bút đầu xuân – Đề 2

    Phần I: Đọc – hiểu

    Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

    – Chết trong còn hơn sống đục.

    – Đói cho sạch, rách cho thơm.

    – Thương người như thể thương thân.

    – Học ăn, học nói, học gói, học mở.

    Câu 1: Các câu trên thuộc thể loại văn học nào và viết về chủ đề gì?

    Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của những ngữ liệu trên là gì?

    Câu 3: Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong các ngữ liệu trên.

    Câu 4: Giải thích nghĩa câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

    Câu 5: Tìm một câu tục ngữ có ý nghĩa tương tự với câu tục ngữ vừa được giải thích ở trên.

    Phần II: Tập làm văn

    Nghị luận về câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *