Bài tập Tết môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu cực hay dành cho quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Bài tập Tết môn Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài tập Tết môn Ngữ văn 8 Kết nối tri thức được biên soạn bám sát nội dung chương trình SGK mới hiện hành. Qua đó giúp các em có nhiều tư liệu ôn luyện, củng cố khắc sâu các kiến thức trong dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đồng thời giúp thầy cô nhanh chóng giao bài tập Tết 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm bài tập Tết môn Tiếng Anh 8.
Lưu ý: Các con trình bày bài ra giấy kiểm tra theo các đề, nộp lại cho giáo viên bộ môn sau khi đi học trở lại.
Bài tập Tết Ngữ văn 8 Kết nối tri thức năm 2024
Phiếu khai bút đầu xuân Ngữ văn 8 – Đề 1
Phần I. Đọc hiểu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Cái quý giá nhất trên đời mà mỗi người có thể góp phần mang lại cho chính mình và cho người khác đó là “năng lực tạo ra hạnh phúc”, bao gồm năng lực làm người, năng lực làm việc và năng lực làm dân.
Năng lực làm người là có cái đầu phân biệt được thiện – ác, chân – giả, chính – tà, đúng – sai…, biết được mình là ai, biết sống vì cái gì, có trái tim chan chứa tình yêu thương và giàu lòng trắc ẩn. Năng lực làm việc là khả năng giải quyết được những vấn đề của cuộc sống, của công việc, của chuyên môn, và thậm chí là của xã hội. Năng lực làm dân là biết được làm chủ đất nước là làm cái gì và có khả năng để làm được những điều đó. Khi con người có được những năng lực đặc biệt này thì sẽ thực hiện được những điều mình muốn. Khi đó, mỗi người sẽ trở thành một “tế bào hạnh phúc”, một “nhà máy hạnh phúc” và sẽ ngày ngày “sản xuất hạnh phúc” cho mình và cho mọi người.
Xã hội mở ngày nay làm cho không có ai là “nhỏ bé” trên cuộc đời này, trừ khi tự mình muốn “nhỏ bé”. Ai cũng có thể trở thành những “con người lớn” bằng hai cách, làm được những việc lớn hoặc làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn. Và khi biết chọn cho mình một lẽ sống phù hợp rồi sống hết mình và cháy hết mình với nó, mỗi người sẽ có được một hạnh phúc trọn vẹn. Khi đó, ta không chỉ có những khoảnh khắc hạnh phúc, mà còn có cả một cuộc đời hạnh phúc. Khi đó, tôi hạnh phúc, bạn hạnh phúc và chúng ta hạnh phúc. Đó cũng là lúc ta thực sự “chạm” vào hạnh phúc!”
(“Để chạm vào hạnh phúc”- Giản Tư Trung, Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, 3/2/2012)
Câu 1 . Văn bản trên thuộc thể loại nào?
A. Văn bản nghị luận
B. Văn bản thông tin
C. Hành chính công vụ
D. Ý kiến khác
Câu 2 . Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản?
A. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
B. Phong cách ngôn ngữ chính luận.
C. Phong cách ngôn ngữ báo chí.
D. Phong cách ngôn ngữ khoa học.
Câu 3 . Thao tác lập luận chính của văn bản là:
A. Phân tích
B. So sánh
C. Bác bỏ
D. Giải thích
Câu 4 . Tìm yếu tố thể hiện năng lực làm người được đề cập trong văn bản.
Câu 5 Nêu nội dung chính của văn bản.
Câu 6 Trong văn bản có nhiều cụm từ in đậm được để trong ngoặc kép, hãy nêu công dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép trong những trường hợp trên. Từ đó, hãy giải thích nghĩa hàm ý của 02 cụm từ “nhỏ bé” và “con người lớn”.
Câu 7 . Theo quan điểm riêng của mình, anh/chị chọn cách “chạm” vào hạnh phúc bằng việc “làm những việc lớn” hay “làm những việc nhỏ với một tình yêu cực lớn”. Vì sao? (Nêu ít nhất 02 lý do trong khoảng 5 – 7 dòng).
Phần II. Viết
Phân tích tác phẩm Mắt sói
Phiếu khai bút đầu xuân Ngữ văn 8 – Đề 2
I. PHẦN ĐỌC HIỂU
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy…
( Trích – Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
Câu 1 Xác định phương thức biểu đạt của văn bản.
Câu 2 Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 3 Chỉ ra và nêu hiệu quả biểu đạt của phép tu từ được sử dụng trong hai câu thơ Nước như ai nấu/Chết cả cá cờ
Câu 4 . Viết đoạn văn ngắn từ 7-10 dòng trình bày suy nghĩ, tình cảm của anh chị với những người làm ra hạt gạo?
II. PHẦN VIẾT
Cảm nhận của em về hình ảnh người bà trong bài thơ Bếp Lửa