Bài tập trắc nghiệm Chương 2 môn Hóa học lớp 11

Bài tập trắc nghiệm Chương 2 môn Hóa học lớp 11

Bài tập trắc nghiệm Chương 2 môn Hóa học lớp 11 là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm Chương 2 môn Hóa học lớp 11

Tài liệu bao gồm 29 trang, tổng hợp 230 câu hỏi trắc nghiệm chương Nitơ – Photpho có đáp án chi tiết kèm theo. Hi vọng với tài liệu này các bạn lớp 11 có thêm nhiều tài liệu tham khảo, củng cố kiến thức, cải thiện rèn luyện kĩ năng vận dụng lý thuyết vào thực hành giải bài tập. Sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo và tải bài tập tại đây.

Bài tập trắc nghiệm Chương Nitơ – Photpho

Câu 1: Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4 : 1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là

A. 20%.

B. 22,5%.

C. 25%.

D. 27%.

Câu 2: Điều chế NH3 từ hỗn hợp gồm N2 và H2 (tỉ lệ mol 1: 3). Tỉ khối hỗn hợp trước so với hỗn hợp sau phản ứng là 0,6. Hiệu suất phản ứng là

A. 75%.

B. 60%.

C. 70%.

D. 80%.

Câu 3: Trộn 3 dung dịch HCl 0,3 M; H2SO4 0,2 M; và H3PO4 0,1 M với những thể tích bằng nhau thu được dung dịch A. Để trung hòa 300 ml dung dịch A cần vừa đủ V ml dung dịch B gồm NaOH 0,2 M và Ba(OH)2 0,1 M. Giá trị của V là

A. 200.

B. 250.

C. 500.

D. 1000.

Câu 4: Chia m gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Cu, Fe thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: tác dụng hoàn toàn với HNO3 đặc nguội thu được 0,672 lít khí.

Phần 2: tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được 0,448 lít khí

Giá trị của m là (biết các thể tích khí được đo ở đktc)

A. 4,96 gam.

B. 8,80 gam.

C. 4,16 gam.

D. 17,6 gam.

Câu 5: Cho 25,2 gam Fe tác dụng với HNO3 loãng đun nóng thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất và một dung dịch Z, còn lại 1,4 gam kim loại không tan. Khối lượng muối trong dung dịch Z là

A. 76,5 gam.

B. 82,5 gam.

C. 126,2 gam.

D. 180,2 gam.

Câu 6: Hòa tan hoàn toàn 9,45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5,04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO (không có sản phẩm khử khác), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Kim loại X là

A. Zn.

B. Cu.

C. Al.

D. Fe.

Câu 7: Một hỗn hợp bột 2 kim loại Mg và R được chia thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1 : cho tác dụng với HNO3 dư thu được 1,68 lít N2O duy nhất.

Phần 2 : Hòa tan trong 400 ml HNO3 loãng 0,7 M, thu được V lít khí không màu, hóa nâu trong không khí.

Giá trị của V (biết các thể tích khí đều đo ở đktc) là

A. 2,24 lít.

B. 1,68 lít.

C. 1,568 lít.

D. 4,48 lít.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn m gam Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng dư, tất cả lượng khí NO thu được đem oxi hóa thành NO2 rồi sục vào nước cùng dòng khí O2 để chuyển hết thành HNO3. Cho biết thể tích khí O2 (đktc) đã tham gia vào quá trình trên là 3,36 lít. Khối lượng m của Fe3O4

A. 139,2 gam.

B.13,92 gam.

C. 1,392 gam.

D. 1392 gam.

Câu 9: Nung đến hoàn toàn 0,05 mol FeCO3 trong bình kín chứa 0,01 mol O2 thu được chất rắn A. Để hòa tan hết A bằng dung dịch HNO3 (đặc nóng) thì số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là

A. 0,14 mol.

B. 0,15 mol.

C. 0,16 mol.

D. 0,18 mol.

Câu 10: Cho a gam hỗn hợp X gồm oxit FeO, CuO, Fe2O3 có số mol bằng nhau tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ là 250 ml dung dịch HNO3 khi đun nóng nhẹ, thu được dung dịch Y và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO có tỉ khối so với hiđro là 20,143. Tính a

A. 74,88 gam.

B. 52,35 gam.

C. 72,35 gam.

D. 61,79 gam.

Câu 11: Cho 24,0 gam Cu vào 400 ml dung dịch NaNO3 0,5 M, sau đó thêm 500 ml dung dịch HCl 2 M thu được dung dịch X và có khí NO thoát ra. Thể tích khí NO bay ra (đktc) và thể tích dung dịch NaOH 0,5 M tối thiểu cần dùng để kết tủa hết Cu2+ trong X lần lượt là

A. 4,48 lít và 1,2 lít.

B. 5,60 lít và 1,2 lít.

C. 4,48 lít và 1,6 lít.

D. 5,60 lít và 1,6 lít.

Câu 12: Hòa tan 12,8 gam bột Cu trong 200 ml dung dịch hỗn hợp KNO3 0,5 M và H2SO4 1 M. Thể tích khí NO (sản phẩm khử duy nhất) thoát ra ở đktc là

A. 2,24 lít.

B. 2,99 lít.

C. 4,48 lít.

D. 11,2 lít.

Câu 13: Hòa tan m gam bột Al vào lượng dư dung dịch hỗn hợp của NaOH và NaNO3 thấy xuất hiện 6,72 lít (đkc) hỗn hợp khí NH3 và H2 với số mol bằng nhau. Khối lượng m bằng

A. 6,72 gam.

B. 7,59 gam.

C. 8,10 gam.

D. 13,50 gam.

Câu 14: Để điều chế 5 kg dung dịch HNO3 25,2% bằng phương pháp oxi hóa NH3, thể tích khí NH3 (đktc) tối thiểu cần dùng là

A. 336 lít

B. 448 lít

C. 896 lít

D. 224 lít

Câu 15: Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là

A. 49,61%.

B.56,32%.

C. 48,86%.

D. 68,75%.

Câu 16: Chất nào sau đây có thể dùng làm khô không khí

A. H2SO4 đặc

B. CuSO4 khan

C. Vôi sống

D. P2O5

Câu 17: Tìm phát biểu chưa đúng

A. Các muối amoni đều dễ tan trong nước

B. Các muối amoni khi tan đều điện li hoàn toàn thành ion

C. Các muối amoni khi đun nóng đều bị phân hủy thành amoniac và Axit

D. Có thể dùng muối amoni để đều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Câu 18: Chỉ dùng H2O và điều kiện đun nóng có thể tách hổn hợp nào sau đây?

A. NH4Cl, Na2CO3, NaCl

B. NH4NO3, CaCO3, K2SO4

C. NH4Cl, BaSO4, MgSO4

D. Tất cả đều thực hiện được

……….

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *