Bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường Vật lý lớp 11 là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm trong chương 3 SGK Vật lý lớp 11 có đáp án kèm theo. Hi vọng rằng với tài liệu này các bạn học sinh sẽ học tập tốt môn Vật lý lớp 11. Mời các bạn cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường Vật lý lớp 11
Trắc nghiệm Dòng điện trong các môi trường Vật lý lớp 11
Câu 1. Trong các nhận định sau, nhận định nào về dòng điện trong kim loại là không đúng?
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do;
B. Nhiệt độ của kim loại càng cao thì dòng điện qua nó bị cản trở càng nhiều;
C. Nguyên nhân điện trở của kim loại là do sự mất trật tự trong mạng tinh thể;
D. Khi trong kim loại có dòng điện thì electron sẽ chuyển động cùng chiều điện trường.
Câu 2. Đặt vào hai đầu vật dẫn một hiệu điện thế thì nhận định nào sau đây là đúng?
A. Electron sẽ chuyển động tự do hỗn loạn;
B. Tất cả các electron trong kim loại sẽ chuyển động cùng chiều điện trường;
C. Các electron tự do sẽ chuyển động ngược chiều điện trường;
D. Tất cả các electron trong kim loại chuyển động ngược chiều điện trường.
Câu 3. Kim loại dẫn điện tốt vì
A. Mật độ electron tự do trong kim loại rất lớn.
B. Khoảng cách giữa các ion nút mạng trong kim loại rất lớn.
C. Giá trị điện tích chứa trong mỗi electron tự do của kim loại lớn hơn ở các chất khác.
D. Mật độ các ion tự do lớn.
Câu 4. Điện trở của kim loại không phụ thuộc trực tiếp vào
A. nhiệt độ của kim loại.
B. bản chất của kim loại.
C. kích thước của vật dẫn kim loại.
D. hiệu điện thế hai đầu vật dẫn kim loại.
Câu 5. Khi nhiệt độ của khối kim loại tăng lên 2 lần thì điện trở suất của nó
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không đổi.
D. chưa đủ dự kiện để xác định.
Câu 6. Khi chiều dài của khối kim loại đồng chất tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở suất của kim loại đó
A. tăng 2 lần.
B. giảm 2 lần.
C. không đổi.
D. chưa đủ dự kiện để xác định.
Câu 7. Khi đường kính của khối kim loại đồng chất, tiết diện đều tăng 2 lần thì điện trở của khối kim loại
A. tăng 2 lần.
B. tăng 4 lần.
C. giảm 2 lần.
D. giảm 4 lần.
Câu 8. Có một lượng kim loại xác định dùng làm dây dẫn. Nếu làm dây với đường kính 1 mm thì điện trở của dây là 16 Ω. Nếu làm bằng dây dẫn có đường kính 2 mm thì điện trở của dây thu được là
A. 8 Ω.
B. 4 Ω.
C. 2 Ω.
D. 1 Ω.
Câu 9. Hiện tượng siêu dẫn là hiện tượng
A. điện trở của vật dẫn giảm xuống giá trị rất nhỏ khi nhiệt độ giảm xuống thấp.
B. điện trở của vật giảm xuống rất nhỏ khi điện trở của nó đạt giá trị đủ cao.
C. điện trở của vật giảm xuống bằng không khi nhiệt độ của vật nhỏ hơn một giá trị nhiệt độ nhất định.
D. điện trở của vật bằng không khi nhiệt độ bằng 0 K.
Câu 10. Suất nhiệt điện động của của một cặp nhiệt điện phụ thuộc vào
A. nhiệt độ thấp hơn ở một trong 2 đầu cặp.
B. nhiệt độ cao hơn ở một trong hai đầu cặp.
C. hiệu nhiệt độ hai đầu cặp.
D. bản chất của chỉ một trong hai kim loại cấu tạo nên cặp.
Câu 11 Hạt tải điện trong kim loại là
A. ion dương.
B. electron tự do.
C. ion âm.
D. ion dương và electron tự do.
DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Câu 1. Trong các chất sau, chất không phải là chất điện phân là
A. Nước nguyên chất.
B. NaCl.
C. HNO3.
D. Ca(OH)2.
Câu 2. Trong các dung dịch điện phân điện phân , các ion mang điện tích âm là
A. Gốc axit và ion kim loại.
B. Gốc axit và gốc bazơ.
C. ion kim loại và bazơ.
D. Chỉ có gốc bazơ.
Câu 3. Bản chất dòng điện trong chất điện phân là
A. Dòng ion dương dịch chuyển theo chiều điện trường.
B. Dòng ion âm dịch chuyển ngược chiều điện trường.
C. Dòng electron dịch chuyển ngược chiều điện trường.
D. Dòng ion dương và dòng ion âm chuyển động có hướng theo hai chiều ngược nhau.
Câu 4. Chất điện phân dẫn điện không tốt bằng kim loại vì
A. Mật độ electron tự do nhỏ hơn trong kim loại.
B. Khối lượng và kích thước ion lớn hơn của electron.
C. Môi trường dung dịch rất mất trật tự.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 5. Bản chất của hiện tượng dương cực tan là
A. Cực dương của bình điện phân bị tăng nhiệt độ tới mức nóng chảy.
B. Cực dương của bình điện phân bị mài mòn cơ học.
C. Cực dương của bình điện phân bị tác dụng hóa học tạo thành chất điện phân và tan vào dung dịch.
D. Cực dương của bình điện phân bị bay hơi.
Câu 6. Khi điện phân nóng chảy muối của kim loại kiềm thì
A. Cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực dương.
B. Cả ion của gốc axit và ion kim loại đều chạy về cực âm.
C. ion kim loại chạy về cực dương, ion của gốc axit chạy về cực âm.
D. ion kim loại chạy về cực âm, ion của gốc axit chạy về cực dương.
………..
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết