Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 8.

Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Kết nối tri thức với cuộc sống

Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 1 Kết nối tri thức tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm có đáp án chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức chương Phản ứng hóa học. Đồng thời hỗ trợ thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy. Vậy sau đây là trọn bộ câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Chương 1 Phản ứng hóa học mời các bạn cùng theo dõi.

Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 1: Phản ứng hóa học

BÀI 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC

Câu 1: Biến đổi vật lí là gì?

A. Chuyển trạng thái này sang trạng thái khác
A. Chuyển nồng độ này sang nồng độ khác
B. Chuyển từ thể tích này sang thể tích khác
C. Tất cả các đáp trên

Câu 2: Chất được tạo thành sau phản ứng hóa học là?

A. Chất phản ứng.
B. Chất lỏng.
C. Chất sản phẩm.
D. Chất khí.

Câu 3: Phản ứng sau là phản ứng gì?

Phản ứng phân hủy copper (II) hydroxide thành copper (II) oxide và hơi nước thì cần cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt bằng cách đun nóng. Khi ngừng cung cấp nhiệt, phản ứng cũng dừng lại

A. Phản ứng tỏa nhiệt.
B. Phản ứng thu nhiệt.
B. Phản ứng phân hủy.
C. Phản ứng trao đổi.

Câu 4: Phản ứng tỏa nhiệt là:

A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 5: Phản ứng thu nhiệt là

A. Phản ứng có nhiệt độ lớn hơn môi trường xung quanh
B. Phản ứng có nhiệt độ nhỏ hơn môi trường xung quanh
C. Phản ứng có nhiệt độ bằng môi trường xung quanh
D. Phản ứng không có sự thay đổi nhiệt độ

Câu 6: Điền vào chỗ trống: “Trong cơ thể người và động vật, sự trao đổi chất là một loạt các quá trình …, bao gồm cả biến đổi vật lí và biến đổi hoá học.”

A. Sinh hóa.
B. Vật lí.
C. Hóa học.
D. Sinh học.

Câu 7: Đốt cháy cây nến trong không khí là phản ứng hóa học vì

A. Có sự thay đổi hình.
B. Có sự thay đổi màu sắc của chất.
C. Có sự tỏa nhiệt và phát sáng.
D. Tạo ra chất không tan.

Câu 8: Hòa tan đường vào nước là:

A. Phản ứng hóa học.
B. Phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng thu nhiệt.
D. Sự biến đổi vật lí.

Câu 9: Chất mới được tạo ra từ phản ứng hóa học so với chất cũ sẽ như thế nào?

A. Có tính chất mới, khác biệt chất ban đầu
B. Giống hệt chất ban đầu
C. Cả hai đều đúng
D. Cả hai đều sai

Câu 10: Nước được tạo ra từ nguyên tử của các nguyên tốc hóa học nào?

A. Carbon và oxygen.
B. Hydrogen và oxygen.
C. Nitrogen và oxygen.
D. Hydrogen và nitrogen.

Câu 11: Than (thành phần chính là carbon) cháy trong không khí tạo thành khí carbon dioxide. Trong quá trình phản ứng, lượng chất nào tăng dần?

A. Carbon dioxide tăng dần.
B. Oxygen tăng dần
C. Carbon tăng dần.
D. Tất cả đều tăng

Câu 12: Phản ứng hóa học là gì?

A. Quá trình biến đổi từ chất rắn sang chất khí
B. Quá trình biến đổi từ chất khí sang chất lỏng
C. Quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác
D. Tất cả các ý trên

Câu 13: Cho sơ đồ phản ứng hóa học sau:

2 Hydrogen + Oxygen ——-Nước

Trong quá trình phản ứng, số nguyên tử H và số nguyên tử O có thay đổi không?

A. Thay đổi theo chiều tăng dần.
B. Thay đổi theo chiều giảm dần.
C. Không thay đổi.
D. H tăng còn O giảm.

Câu 14: Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng …., lượng sản phẩm …

A. Tăng dần, giảm dần.
B. Giảm dần, tăng dần.
C. Tăng dần, tăng dần.
D. Giảm dần, giảm dần.

Câu 15: Trong phản ứng giữa oxygen và hydrogen, nếu oxygen hết thì phản ứng có xảy ra nữa không?

A. Phản ứng vẫn tiếp tục.
B. Phản ứng dừng lại.
C. Phản ứng tiếp tục nếu dùng nhiệt độ xúc tác.
D. Phản ứng tiếp tục giữa hydrogen và sản phẩm.

Câu 16: Sulfur là gì trong phản ứng sau: Iron + Sulfur Iron (II) sulfide

A. Chất xúc tác.
B. Chất phản ứng.
D. Sản phẩm.
D. Không có vai trò gì trong phản ứng.

Câu 17: Xăng, dầu, … là nhiên liệu hoá thạch, được sử dụng chủ yếu cho các ngành sản xuất và hoạt động nào của con người?

A. Ngành giao thông vận tải.
B. Ngành y tế.
C. Ngành thực phẩm.
D. Ngành giáo dục.

Câu 18: Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các phân tử như thế nào?

A. Không thay đổi.
B. Thay đổi.
C. Có thể thay đổi hoặc không.
D. Đáp án khác.

…………..

ĐÁP ÁN

1.A

2.C

3.B

4.A

5.B

6.A

7.C

8.D

9.A

10.B

11.A

12.C

13.C

14.B

15.B

16.B

17.A

18.B

19.B

20.B

21.D

22.A

23.B

24.B

25.B

……………..

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm KHTN 8 Chương 1 KNTT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *