Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 7 Kết nối tri thức với cuộc sống là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 8.
Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 7 Kết nối tri thức với cuộc sống
Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 7 Kết nối tri thức tổng hợp các dạng bài tập trắc nghiệm về Sinh học cơ thể người có đáp án chi tiết kèm theo. Qua tài liệu này giúp các bạn học sinh ôn luyện củng cố kiến thức chương VII. Đồng thời hỗ trợ thầy cô có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra các bạn xem thêm Bài tập trắc nghiệm môn Khoa học tự nhiên 8 Chương 6.
Trắc nghiệm KHTN 8 Chương 7: Sinh học cơ thể người
Bài tập trắc nghiệm Sinh học cơ thể người
BÀI 30: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI.
Câu 1: Cho các hệ cơ quan sau:
1. Hệ hô hấp. 2. Hệ sinh dục. 3. Hệ nội tiết.
4. Hệ tiêu hóa. 5. Hệ thần kinh. 6. Hệ vận động.
Hệ cơ quan nào có vai trò điều khiển và điều hòa hoạt động của các hệ cơ quan khác trong cơ thể?
A. 1, 2, 3
B. 3, 5
C. 1, 3, 5, 6
D. 2, 4, 6
Câu 2: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang bụng là:
A. Bóng đái.
B. Thận.
C. Ruột già.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Nguyên tố hóa học nào dưới đây tham gia cấu tạo nên prôtêin, lipid, carbohydrat và cả axit nuclêic?
A. Hyđrogen.
B. Tất cả các phương án còn lại
C. Ôxygen.
D. Carbon.
Câu 4: Cơ thể người được phân chia thành mấy phần ? Đó là những phần nào ?
A. 3 phần : đầu, thân và chân.
B. 2 phần : đầu và thân
C. 3 phần : đầu, thân và các chi.
D. 3 phần : đầu, cổ và thân
Câu 5: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 6: Thành phần nào dưới đây cần cho hoạt động trao đổi chất của tế bào?
A. Ôxygen.
B. Chất hữu cơ (prôtêin, lipit, gluxit…)
C. Tất cả các phương án còn lại.
D. Nước và muối khoáng.
Câu 7: Khi chúng ta tập thể thao, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ vận động.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 8: Khi chạy có những hệ cơ quan nào hoạt động?
1. Hệ tuần hoàn 2. Hệ hô hấp 3. Hệ bài tiết 4. Hệ thần kinh
5. Hệ nội tiết 6. Hệ sinh dục 7. Hệ vận động Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau:
A. 1,2,3,4,5,6
B. 1, 3,4, 5, 6, 7
C. 1,2,3,4,5,7
D. 1,2,3,4,6,7
Câu 9: Hệ cơ quan nào dưới đây phân bố ở hầu hết mọi nơi trong cơ thể người ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ hô hấp
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ bài tiết.
Câu 10: Trong cơ thể người, loại mô nào có chức năng nâng đỡ và là cầu nối giữa các cơ quan?
A. Mô cơ.
B. Mô thần kinh.
C. Mô biểu bì.
D. Mô liên kết.
Câu 11: Khi mất khả năng dung nạp chất dinh dưỡng, cơ thể chúng ta sẽ trở nên kiệt quệ, đồng thời khả năng vận động cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ trên phản ánh điều gì ?
A. Các hệ cơ quan trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với nhau
B. Dinh dưỡng là thành phần thiết yếu của cơ và xương
C. Hệ thần kinh và hệ vận động đã bị hủy hoại hoàn toàn do thiếu dinh dưỡng
D. Tất cả các phương án đưa ra
Câu 12: Chức năng co dãn tạo nên sự vận động, đây là chức năng của loại mô nào sau đây?
A. Mô cơ.
B. Mô liên kết.
C. Mô biểu bì.
D. Mô thần kinh.
Câu 13: Hệ cơ ở người được phân chia thành mấy loại mô ?
A. 5 loại.
B. 4 loại.
C. 3 loại.
D. 2 loại.
Câu 14: Da là điểm đến của hệ cơ quan nào dưới đây ?
A. Hệ tuần hoàn.
B. Hệ thần kinh.
C. Hệ bài tiết.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 15: Cơ nào dưới đây ngăn cách khoang ngực và khoang bụng
A. Cơ liên sườn.
B. Cơ ức đòn chum.
C. Cơ hoành.
D. Cơ nhị đầu.
Câu 16: Tỉ lệ H : O trong các phân tử gluxit có giá trị như thế nào ?
A. 1 : 1
B. 1 : 2
C. 2 : 1
D. 3: 1
Câu 17: Trong cơ thể người, ngoài hệ thần kinh và hệ nội tiết thì hệ cơ quan nào có mối liên hệ trực tiếp với các hệ cơ quan còn lại ?
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ bài tiết.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Hệ hô hấp
Câu 18: Các cơ quan trong hệ hô hấp là
A. Phổi và thực quản.
B. Đường dẫn khí và thực quản.
C. Thực quản, đường dẫn khí và phổi.
D. Phổi, đường dẫn khí và thanh quản.
Câu 19: Thanh quản là một bộ phận của
A. Hệ bài tiết.
B. Hệ hô hấp.
C. Hệ tiêu hóa.
D. Hệ sinh dục.
Câu 20: Ở cơ thể người, cơ quan nằm trong khoang ngực là:
A. Tim.
B. Phổi.
C. Thực quản.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 21: Ở người, khoang bụng và khoang ngực ngăn cách nhau bởi bộ phận nào ?
A. Cơ hoành.
B. Cơ ức đòn chum.
C. Cơ liên sườn.
D. Cơ nhị đầu.
Câu 22: Khi chúng ta bơi cật lực, hệ cơ quan nào dưới đây sẽ tăng cường độ hoạt động?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ vận động.
C. Hệ tuần hoàn.
D. Tất cả các phương án còn lại.
Câu 23: Trao đổi chất của cơ thể và môi trường được thực hiện qua
A. Hệ tiêu hóa.
B. Hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết.
C. Hệ hô hấp.
D. Hệ tuần hoàn.
Câu 24: Ở cơ thể người, cơ quan nào dưới đây nằm trong khoang ngực ?
A. Bóng đái.
B. Phổi.
C. Thận
D. Dạ dày.
Câu 25: Khí quản là một bộ phận của?
A. Hệ hô hấp.
B. Hệ tiêu hóa.
C. Hệ bài tiết.
D. Hệ sinh dục.
………..
Đáp án trắc nghiệm KHTN 8 Chương 7
1.B |
2.D |
3.B |
4.C |
5.A |
6.B |
7.D |
8.C |
9.A |
10.D |
11.A |
12.A |
13.C |
14.D |
15.C |
16.C |
17.C |
18.D |
19.B |
20.D |
21.A |
22.D |
23.B |
24.B |
25.A |
……..
Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm KHTN 8 Chương 7