Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng

Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng

Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng có đáp án là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến bạn đọc cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng

Trắc nghiệm Hóa 9 bài 4 bao gồm 35 câu hỏi trắc nghiệm về một số axit quan trọng có đáp án kèm theo. Qua đó giúp các bạn lớp 9 có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì I sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi và tải tài liệu tại đây.

Bài tập trắc nghiệm Một số axit quan trọng có đáp án

    Câu hỏi trắc nghiệm Một số axit quan trọng

    Câu 1. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với sắt tạo thành:

    A. Sắt (II) clorua và khí hiđro

    B. Sắt (III) clorua và khí hiđro

    C. Sắt (II) sunfua và khí hiđro

    D. Sắt (II) clorua và nước

    Câu 2. Dung dịch axit clohiđric tác dụng với đồng (II) hiđroxit tạo thành dung dịch màu:

    A. Vàng đậm

    B. Đỏ

    C. Xanh lam

    D. Da cam

    Câu 3. Oxit tác dụng với axit clohiđric là:

    A. SO2

    B. CO2

    C. CuO

    D. CO

    Câu 4. Khi trộn lẫn dung dịch X chứa 1 mol HCl vào dung dịch Y chứa 1,5 mol NaOH được dung dịch Z. Dung dịch Z làm quì tím chuyển sang:

    A. Màu đỏ

    B. Màu xanh

    C. Không màu

    D. Màu tím

    Câu 5. Muốn pha loãng axit sunfuric đặc ta phải:

    A. Rót nước vào axit đặc

    B. Rót từ từ nước vào axit đặc

    C. Rót nhanh axit đặc và nước

    D. Rót từ từ axit đặc vào nước

    Câu 6. Axit sunfuric đặc nóng tác dụng với đồng kim loại sinh ra khí:

    A. CO2

    B. SO2

    C. SO3

    D. H2S

    Câu 7. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:

    A. Sủi bọt khí, đường không tan

    B. Màu trắng của đường mất dẫn, không sủi bọt

    C. Màu đen xuất hiện và có bọt khí sinh ra

    D. Màu đen xuất hiện, không có bọt khí sinh ra

    Câu 8. Nhỏ từ từ dung dịch axit clohiđric vào cốc đựng một mẩu đá vôi cho đến dư axit. Hiện tượng nào sau đây xảy ra?

    A. Sủi bọt khí, đá vôi không tan

    B. Đá vôi tan dần, không sủi bọt khí

    C. Không sủi bọT khí, đá vôi tan dần

    D. Sủi bọt khí, đá vôi tan dần

    Câu 9. Để điều chế muối clorua, ta chọn những cặp chất nào sau đây?

    A. Na2SO4; KCl

    B. HCl; Na2SO4

    C. H2SO4; BaCl2

    D. AgNO3; HCl

    Câu 10. Dãy các chất thuộc loại axit là:

    A. HCl; H2SO4; Na2S; H2S

    B. Na2SO4; H2SO4; HNO3; H2S

    C. HCl; H2SO4; HNO3; Na2S

    D. HCl; H2SO4; HNO3; H2S

    Câu 11. Dãy các kim loại đều tác dụng với dung dịch HCl là:

    A. Al; Cu; Zn; Fe

    B. Al; Fe; Mg; Ag

    C. Al; Fe; Mg; Cu

    D. Al; Fe; Mg; Zn

    Câu 12. Để nhận biết dung dịch axit sunfuric và dung dịch axit clohiđric ta dùng thuốc thử.

    A. NaNO3

    B. KCl

    C. MgCl2

    D. BaCl2

    Câu 13. Để nhận biết gốc sunfat (=SO4) người ta dùng muối nào sau đây?

    A. BaCl2

    B. NaCl

    C. CaCl2

    D. MgCl2

    Câu 14. Sắt tác dụng với khí clo ở nhiệt độ cao tạo thành:

    A. Sắt (II) clorua

    B. Sắt clorua

    C. Sắt (III) clorua

    D. Sắt (II) clorua và Sắt (III) clorua

    Câu 15. Hàm lượng cacbon trong thép chiếm dưới:

    A. 3%

    B. 2%

    C. 4%

    D. 5%

    Câu 16. Đinh sắt không bị ăn mòn khi để trong :

    A. Không khí khô, đậy kín

    B. Nước có hoàn tan khí oxi

    C. Dung dịch muối ăn

    D. Dung dịch đồng (II) sunfat

    Câu 17. Cho Magie tác dụng với axit sunfuric đặc nóng xảy ra theo phản ứng sau:

    Mg + H2SO4đ, nóng → MgSO4 + SO2 + H2O

    Tổng hệ số trong phương trình hóa học là:

    A. 5

    B. 6

    C. 7

    D. 8

    Câu 18. Sơ đồ phản ứng nào sau đây dùng để sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp?

    A. Cu → SO2 → SO3 → H2SO4

    B. Fe → SO2 → SO3 → H2SO4

    C. FeO →SO2 → SO3 → H2SO4

    D. FeS2 →SO2 → SO3 → H2SO4

    Câu 19. Cặp chất tác dụng với dung dịch axit clohiđric:

    A. NaOH; BaCl2

    B. NaOH; BaCO3

    C. NaOH; Ba(NO3)2

    D. NaOH; BaSO4

    Câu 20. Để nhận biết 3 ống nghiệm chứa dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 và nước ta dùng:

    A. Quì tím, dung dịch NaCl

    B. Quì tím, dung dịch NaNO3

    C. Quì tím, dung dịch Na2SO4

    D. Quì tím, dung dịch BaCl2

    Câu 21. Để làm sạch dung dịch FeCl2 có lẫn tạp chất CuCl2 ta dùng:

    A. H2SO4

    B. HCl

    C. Al

    D. Fe

    Câu 22. Dãy các oxit tác dụng được với dung dịch HCl:

    A. CO; CaO; CuO; FeO

    B. NO; Na2O; CuO; Fe2O3

    C. SO2; CaO; CuO; FeO

    D. CuO; CaO; Na2O; FeO

    Câu 23. Chỉ dùng dung dịch NaOH có thể phân biệt được cặp kim loại:

    A. Fe; Cu

    B. Mg; Fe

    C. Al; Fe

    D. Fe; Ag

    Câu 24. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

    A. Fe, Cu(OH)2, MgO và P2O5

    B. Fe, Cu(OH)2, Na2O và K2CO3

    C. Ag, Cu(OH)2, MgO và P2O5

    D. Cu, Cu(OH)2, Na2O và K2SO4

    Câu 25. Khi cho axit sunfuric đặc vào ống nghiệm đựng một lá đồng nhỏ và đun nóng nhẹ thấy có hiện tượng:

    A. Kim loại đồng không tan

    B. Kim loại đồng tan dần, dung dịch màu xanh lam và có khí không màu thoát ra

    C. Kim loại đồng tan dần, dung dịch không màu và có khí mùi hắc thoát ra.

    D. Kim loại đồng chuyển màu đen, sau đó tan dần, dung dịch có màu xanh lam và có khí mùi hắc thoát ra.

    Câu 26. Chất nào dưới đây không tác dụng được với axit H2SO4 đặc nguội

    A. Cu

    B. Al

    C. Mg

    D. Zn

    Câu 27. Muối pha loãng axit sunfuric đặc người ta làm như thế nào?

    A. Rót từ từ nước vào lọ đựng axit

    B. Rót từ từ axit đặc vào lọ đựng nước

    C. Rót nhanh nước vào lọ đựng axit

    D. Rót nhanh axit đặc vào lọ đựng nước

    ………………..

    Đáp án trắc nghiệm Hóa 9 bài 4

    1A 2C 3C 4B 5D 6B 7C 8D 9D 10D
    11D 12D 13A 14C 15C 16A 17B 18D 19B 20D
    21D 22D 23C 24C 25D 26B 27B 28A 29A 30B
    31B 32A 33D 34B 35A 36 37 38 39 40

    …………….

    Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *