Bài tập trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ

Bài tập trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ

Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 12 cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ

Bài tập trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ tổng hợp 15 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án kèm theo. Thông qua tài liệu này giúp các bạn có thêm nhiều gợi ý tham khảo, trau dồi kiến thức, củng cố kỹ năng giải Hóa 12 nhanh và chính xác. Nội dung chi tiết tài liệu, mời các bạn tải về tại đây nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ

    Trắc nghiệm nhận biết các chất vô cơ

    Câu 1: Phân biệt các dung dịch sau : (NH4)2SO4, NaNO3, NH4NO3, Na2CO3 bằng phương pháp hoá học với hoá chất duy nhất là

    A. NaOH.

    B. Ba(OH)2

    C, HCl,

    D. H2SO4

    Câu 2: Có 4 dung dịch mất nhãn riêng biệt sau: NaOH, H2SO4, HCl, Na2CO3. Chỉ dùng thêm hoá chất nào sau đây để phân biệt 4 dung dịch trên

    A. Dung dich BaCl2.

    B. Dung dich phenolphtalein.

    C. Dung dich NaHCO3.

    D. Quy tím.

    Câu 3: Thuốc thử nào dưới đây nhận biết được 3 dung dịch riêng biệt Na2CO3, MgCl2 va Al(NO3)3 (chỉ dùng một lần thử với mỗi dung dịch) ?

    A. dung dịch NaOH.

    B. dung dịch HCl

    C. dung dịch BaCl2.

    D, dung dịch H2SO4.

    Câu 4: Có 6 chất rắn riêng biệt gồm CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O và hỗn hợp (Fe + FeO). Có thể dùng dung dịch chứa chất nào sau đây để phân biệt 6 chất rắn trên ?

    A. H2SO4 đặc nguội

    B. HCl loãng, đun nóng

    C. HNO3 loãng

    D, H2SO4 loãng

    Câu 5: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt : CuSO4, FeCl3, Al2(SO4)3, K2CO3, (NH4H2SO4, NH4NO3, người ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây ?

    A. Kim loại K

    B. Kim loại Ba

    C. Dung dịch NaOH

    D. Dung dịch BaCl2

    Câu 6: Có các dung dịch ZnSO4 và AlCl3 đều không màu. Để phân biệt 2 dung dịch này có thể dùng dung dịch của chất nào sau đây?

    A. dd NaOH

    B. dd NH3

    C. dd HCl

    D. dd HNO3

    Câu 7: Chỉ dùng thêm thuốc thử nào dưới đây có thể nhận biết được 3 lọ mất nhãn chứa các dung dịch: H2SO4, BaCl2, Na2SO4?

    A. Quì tím

    B. Bột kẽm

    C. Na2CO3

    D. A hoặc B

    Câu 8: Có 3 lọ, mỗi lọ đựng các dung dịch sau: BaCl2, Ba(NO3)2, Ba(HCO3)2. Chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây có thể nhận biết được các dung dịch trên?

    A. Quì tím

    B. Phenolphtalein

    C. AgNO3

    D. Na2CO3

    Câu 9: Có hai dung dịch mất nhãn gồm: (NH4)2S và (NH4)2SO4. Dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết được cả hai dung dịch trên?

    A. dd HCl

    B. dd NaOH

    C. Ba(OH)2

    D. dd KOH

    Câu 10: Có thể nhận biết được 3 dung dịch KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là:

    A. Quì tím

    B. BaCO3

    C. Al

    D. Zn

    Câu 11: Dùng một thuốc thử nào sau đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt đã mất nhãn gồm: AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2?

    A. dd H2SO4

    B. dd Na2SO4

    C. dd NaOH

    D. dd NH4NO3

    Câu 12: Hóa chất nào sau đây có thể nhận biết được đồng thời các dung dịch mất nhãn riêng biệt gồm: NaI, KCl, BaBr2?

    A. dd AgNO3

    B. dd HNO3

    C. dd NaOH

    D. dd H2SO4.

    Câu 13: Có các dung dịch không màu đựng trong các lọ riêng biệt, không dán nhãn gồm: ZnSO4, Mg(NO3)2, Al(NO3)3. Để phân biệt các dung dịch trên có thể dùng:

    A. Quì tím

    B. dd NaOH

    C. dd Ba(OH)2

    D. dd BaCl2

    Câu 14: Để phân biệt các dung dịch đựng các lọ riêng biệt, không dán nhãn: MgCl2, AlCl3, FeCl2, KCl bằng phương pháp hóa học, có thể dùng:

    A. dd NaOH

    B. dd NH3

    C. dd Na2CO3

    D. Quì tím

    Câu 15: Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và Na2SO3 có thể chỉ cần dùng:

    A. dd HCl

    B. Nước Brom

    C. dd Ca(OH)2

    D. dd H2SO4

    Đáp án câu hỏi nhận biết các chất vô cơ

    1.b 2.a 3.a 4.b 5.b
    6. B 7. C 8. C 9. C 10. B
    11. C 12. A 13. C 14. A 15. B

    Câu 6: Để phân biệt 2 dd không màu ZnSO4 và AlCl3 ta dùng dd NH3, dd NH3 đều tạo kết tủa với 2 dd trên khi nhỏ từ từ dd NH3 vào, nhưng khi dd NH3 dư kết tủa Zn(OH)2 bị hòa tan do tạo phức với NH3.

    PTHH:

    ZnSO4 + 2NH3 + H2O → Zn(OH)2 + (NH4)2SO4

    Zn(OH)2 + 4NH3 →[Zn(NH3)4](OH)2

    AlCl3 + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4Cl

    ⇒ Chọn B.

    Câu 7:

    Nhận biết 3 lọ mất nhãn chứa: H2SO4, BaCl2, Na2SO4 bằng Na2CO3.

    Vì Na2CO3 tác dụng với H2SO4 sẽ có hiện tượng sủi bọt khí (khí CO2), tác dụng với BaCl2 sẽ có hiện tượng kết tủa trắng (BaCO3), khi tác dụng với Na2SO4 sẽ không có hiện tượng gì xảy ra.

    PTHH:

    Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + CO2 + H2O

    Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 + 2NaCl

    ⇒ Chọn C.

    Câu 8:

    Đun sôi 3 dung dịch thấy dd có khí thoát ra và tạo kết tủa là Ca(HCO3)2

    Hai dd còn lại dùng thuốc thử AgNO3 để nhận biết: AgNO3 tạo kết tủa trắng với BaCl2, Ba(NO3)2 không xảy ra hiện tượng.

    PTHH:

    Ba(HCO3)2to→ BaCO3 + CO2 + H2O

    BaCl2 + 2AgNO3 → Ba(NO3)2 + 2AgCl

    ⇒ Chọn C.

    Câu 9:

    Dùng Ba(OH)2 để nhận biết 2 dung dịch (NH4)2S và (NH4)2SO4

    Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2S tạo khí mùi khai.

    Ba(OH)2 tác dụng với (NH4)2SO4 tạo khí mùi khai và kết tủa trắng.

    PTHH:

    Ba(OH)2 + (NH4)2S → BaS + 2NH3 + H2O

    Ba(OH)2 + (NH4)2SO4 → BaSO4 + 2NH3 + H2O

    ⇒ Chọn C.

    Câu 10:

    BaCO3 tác dụng với H2SO4 tạo kết tủa trắng và có khí thoát ra.

    BaCO3 tác dụng với HCl kết tủa BaCO3 bị hòa tan và có khí thoát ra.

    BaCO3 tác dụng với KOH không có hiện tượng gì xảy ra.

    PTHH:

    BaCO3 + H2SO4 → BaSO4 + CO2 + H2O

    BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2 + H2O

    ⇒ Chọn B.

    Câu 11:

    Sử dụng NaOH để nhận biết 4 muối AlCl3, FeCl3, FeCl2, MgCl2, khi NaOH tác dụng với 4 muối tạo 4 kết tủa hidroxit: Al(OH)3, Fe(OH)2, Fe(OH)2 và Mg(OH)2.

    Al(OH)3 bị tan khi cho dư NaOH vào dd muối.

    Fe(OH)3 là kết tủa màu nâu đỏ.

    Fe(OH)2 là kết tủa trắng xanh, sau đó chuyển màu nâu đỏ.

    Mg(OH)2 kết tủa trắng không tan.

    ⇒ Chọn C.

    Câu 12:

    Chọn AgNO3 là thuốc thử vì AgNO3 tác dụng với 3 muối tạo 3 kết tủa có màu đặc trưng.

    AgCl màu trắng → KCl

    AgBr màu vàng nhạt → BaBr2

    AgI màu vàng đậm → NaI

    ⇒ Chọn A.

    Câu 13

    Chọn Ba(OH)2 vì:

    Ba(OH)2 tác dụng với ZnSO4 tạo kết tủa trắng, đến khi Ba(OH)2 dư thì kết tủa tan một phần.

    Ba(OH)2 tác dụng với Mg(NO3)2 tạo kết tủa trắng không đổi.

    Ba(OH)2 tác dụng với Al(NO3)3 tạo kết tủa trắng sau đó kết tủa tan hết khi Ba(OH)2 dư.

    ⇒ Chọn C.

    Câu 14: Tương tự Câu 6.

    Chọn A.

    Câu 10: Sử dụng dung dịch nước Brom vì trong 2 muối chỉ có muối Na2SO3 tác dụng được với nước brom, làm mất màu nước brom

    Na2SO3 + Br2 + H2O → Na2SO4 + 2HBr

    ⇒ Chọn B.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *