Bài tập về đồng và hợp chất của đồng là tài liệu rất hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 12 cùng tham khảo.
Bạn đang đọc: Bài tập trắc nghiệm về đồng và hợp chất của đồng
Tài liệu bao gồm 80 câu hỏi trắc nghiệm về đồng và hợp chất của đồng, có đáp đi kèm. Hi vọng tài liệu này giúp các bạn học tốt môn Hóa 12, ôn thi THPT Quốc gia 2019 đạt kết quả cao. Chúc các bạn ôn tập và đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới.
Bài tập trắc nghiệm về đồng và hợp chất của đồng
Câu 1. Cu (Z = 29), cấu hình electron nguyên tử của đồng là
A. 1s² 2s² 2p63s² 3p63d9 4s².
B. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d10 4s1.
C. 1s² 2s² 2p63s² 3p63d8 4s³.
D. 1s² 2s² 2p6 3s² 3p6 3d10 4s².
Câu 2. Phát biểu nào không đúng về đồng trong bảng tuần hoàn?
A. Đồng thuộc chu kì 4.
B. Đồng thuộc nhóm IA.
C. Đồng có số oxi hóa +1 và +2.
D. Đồng là nguyên tố d.
Câu 3. Phát biểu nào KHÔNG đúng?
A. đồng phản ứng với HNO3loãng giải phóng nitơ.
B. đồng phản ứng với oxi (ở 800 – 1000°C) tạo ra Cu2O.
C. Khi có mặt oxi, Cu phản ứng được với dung dịch HCl.
D. CuCl2 phản ứng với khí hiđro sulfua tạo kết tủa màu đen CuS.
Câu 4. Đồng thau là hợp kim
A. Cu – Zn
B. Cu – Ni
C. Cu – Sn
D. Cu – Au
Câu 5. Để nhận biết ion nitrat, thường dùng Cu và dung dịch axit sulfuric loãng đun nóng là vì
A. Phản ứng tạo ra kết tủa màu vàng và dung dịch có màu xanh.
B. Phản ứng tạo ra dung dịch có màu xanh và khí không mùi làm xanh giấy quỳ ẩm.
C. Phản ứng tạo ra kết tủa màu xanh.
D. Phản ứng tạo dung dịch có màu xanh và khí không màu hóa nâu trong không khí.
Câu 6. Cho 3,2 gam bột Cu tác dụng với 100 ml dung dịch gồm HNO3 0,8M và H2SO4 0,2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,792
B. 0,746
C. 0,672
D. 0,448
Câu 7. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8. Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là
A. 9,40 g.
B.11,28 g.
C. 8,60 g.
D. 20,50 g.
Câu 8. Trong pin điện hóa Zn – Cu, quá trình khử xảy ra là
A. Zn → Zn2++ 2e
B. Cu → Cu2++ 2e
C. Cu2+ + 2e → Cu
D. Zn2+ + 2e → Zn.
Câu 9. Nhúng một thanh sắt nặng 100 gam vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,2M và AgNO3 0,2M. Sau một thời gian lấy thanh kim loại ra, rửa sạch làm khô cân được 101,72 gam. Giả thiết các kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 0,84 g
B. 1,72 g
C. 2,16 g
D. 1,40 g
Câu 10. Cho m gam hỗn hợp bột Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi kết thúc các phản ứng, lọc bỏ phần dung dịch thu được m gam bột rắn. Phần trăm theo khối lượng của Zn trong hỗn hợp bột ban đầu là
A. 12,67%.
B. 90,27%.
C. 82,20%.
D. 85,30%.
Câu 11. Cho 61,2 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và còn lại 2,4 gam kim loại. Cô cạn dung dịch Y, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 97,5.
B. 108,9.
C. 137,1.
D. 151,5.
Câu 12. Cho m gam hỗn hợp X gồm Al, Cu vào dung dịch HCl dư, sinh ra 3,36 lít khí (ở đktc). Nếu cho m gam hỗn hợp X trên vào lượng dư axit nitric đặc, nguội, sinh ra 6,72 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 10,5
B. 11,5
C. 12,3
D. 15,6
Câu 13. Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1,0M thoát ra a lít NO. Nếu cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1,0M và H2SO4 0,5 M thoát b lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa a và b là
A. b = a.
B. b = 2a.
C. 2b = 5a.
D. 2b = 3a.
Câu 14. Cho m gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được a gam chất rắn X. Nếu cho a gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m và a lần lượt là
A. 8,10 và 5,43
B. 1,08 và 5,43
C. 1,08 và 5,16
D. 0,54 và 5,16
Câu 15. Thứ tự một số cặp oxi hóa khử trong dãy điện hóa như sau: Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất không phản ứng với nhau là
A. dung dịch FeCl2và Cu.
B. Fe và dung dịch FeCl3.
C. Cu và dung dịch FeCl3.
D. Fe và dung dịch CuCl2.
Câu 16. Oxi hóa hoàn toàn 15,1 g hỗn hợp bột các kim loại Cu, Zn, Al bằng oxi thu được 22,3 g hỗn hợp các oxit. Cho lượng oxit này tan trong lượng vừa đủ dung dịch HCl. Khối lượng muối khan thu được là
A. 47,05g.
B. 63,9g.
C. 31,075g.
D. Đáp án khác.
Câu 17. Trường hợp xảy ra phản ứng là
A. Cu + Pb(NO3)2.
B. Cu + HCl loãng
C. Cu + HCl + O2.
D. Cu + H2SO4loãng.
Câu 18. Hiện tượng quan sát được khi cho Cu vào dung dịch HNO3 đặc là
A. Dung dịch chuyển sang màu vàng và có khí màu nâu đỏ thoát ra
B. Dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ và có khí màu xanh thoát ra
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra
D. Dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra
Câu 19. Trong tự nhiên, nguyên tố đồng có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Phần trăm tổng số nguyên tử của đồng vị 65Cu là
A. 73%.
B. 27%.
C. 54%.
D. 50%.
Câu 20. Khi hòa tan hiđroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là
A. Cu
B. Fe
C. Zn
D. Al
Câu 21. Một dung dịch chứa 0,02 mol Cu2+, 0,03 mol K+, x mol Cl– và y mol SO42–. Tổng khối lượng các muối tan có trong dung dịch là 5,435 gam. Giá trị của x và y lần lượt là
A. 0,03 và 0,02.
B. 0,05 và 0,01.
C. 0,02 và 0,05.
D. 0,01 và 0,03.
Câu 22. Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng lượng dư
A. kim loại Cu.
B. kim loại Mg.
C. AgNO3.
D. kim loại Ba.
Câu 23. Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Cu; Ag.
B. Na; Fe.
C. Al; Mg.
D. Mg; Zn.
Câu 24. Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
A. muối Cu(NO3)2.
B. muối Fe(NO3)2.
C. muối Fe(NO3)3.
D. axit nitric dư.
………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết