Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Với Đập đá ở Côn Lôn, Phan Châu Trinh đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí. Tác phẩm được tìm hiểu trong chương trình học môn Ngữ văn.

Bạn đang đọc: Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

Hôm nay, Download.vn mời quý bạn đọc cùng tham khảo tài liệu giới thiệu về tác giả Phan Châu Trinh và bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

    Đập đá ở Côn Lôn

    Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,
    Lừng lẫy làm cho lở núi non.
    Xách búa đánh tan năm bảy đống,
    Ra tay đập bể mấy trăm hòn.
    Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
    Mưa nắng càng bền dạ sắt son.
    Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
    Gian nan chi kể sự con con.

    I. Đôi nét về tác giả Phan Châu Trinh

    – Phan Châu Trinh (1872 – 1926), hiệu là Tây Hồ, biệt hiệu là Hi Mã.

    – Quê ở làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay là thôn Tây Hồ, xã Tam Phước, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam).

    – Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, đỗ Phó bảng và được bổ dụng làm quan nhưng chỉ trong một thời gian ngắn đã từ bỏ để chuyên tâm vào sự nghiệp cứu nước.

    – Trong những năm đầu của thế kỷ XX, Phan Châu Trinh là người đưa ra khái niệm dân chủ sớm nhất ở Việt Nam.

    – Ông là một trong những chí sĩ yêu nước nổi tiếng của cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX.

    – Một số tác phẩm chính: Tây Hồ thi tập, Tỉnh quốc hồn ca, Xăng-tê thi tập, Giai nhân kỳ ngộ…

    II. Giới thiệu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn

    1. Hoàn cảnh sáng tác

    Vào năm 1908, Phan Châu Trinh bị chính quyền thực dân khép vào tội xúi giục nhân dân nổi loạn trong phong trào chống thuế ở Trung Kì và bị bắt đày ra Côn Đảo. Tháng 6 năm 1910, ông được tha do có sự can thiệp của Hội nhân quyền (Pháp). Bài thơ được sáng tác khi ông đang cùng những người tù khác lao động khổ sai.

    2. Thể thơ

    • Thất ngôn bát cú
    • Hình ảnh giàu tính biểu tượng.
    • Ngôn ngữ, giọng điệu mang khí thế hào hùng.

    3. Bố cục

    Gồm 2 phần:

    • Phần 1. Bốn câu thơ đầu: Hình ảnh hiên ngang của người anh hùng trước cảnh ngục tù.
    • Phần 2. Bốn câu thơ cuối: Tinh thần kiên cường của người anh hùng trước cảnh ngục tù.

    4. Nội dung

    Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn” đã khắc họa hình tượng lẫm liệt, ngang tàn của người anh hùng cứu nước dù gặp bước nguy nan nhưng vẫn không sờn lòng đổi chí.

    5. Nghệ thuật

    Bút pháp lãng mạn, giọng điệu hào hùng…

    III. Dàn ý phân tích Đập đá ở Côn Lôn

    (1) Mở bài

    Dẫn dắt, giới thiệu về bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

    (2) Thân bài

    a. Hình ảnh hiên ngang của người anh hùng trước cảnh ngục tù

    – Tư thế của đấng nam nhi giữa đất trời: “Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn/Lừng lẫy làm cho lở núi non” – tư thế lồng lộng giữa càn khôn nhật nguyệt, vượt khỏi sự tù túng của hoàn cảnh.

    – “Xách búa đánh tan năm bảy đống/Ra tay đập bể mấy trăm hòn”: Công việc lao động khổ sai của người tù cách mạng khắc họa được tầm vóc của con người.

    • hành động “xách búa”, “đập bể”: sức khỏe mạnh, cường tráng của người tù.
    • “năm bảy đống”, “mấy trăm hòn”: hình ảnh mang tính tượng trưng – kỳ vĩ, to lớn.

    => Hình ảnh người chí sĩ cách mạng trong tư thế ngạo nghễ, vươn cao ngang tầm vũ trụ, biến công cuộc lao động khổ sai thành cuộc chinh phục dũng mãnh của một con người có sức mạnh thần kì.

    b. Tinh thần kiên cường của người anh hùng trước cảnh ngục tù

    – Tháng ngày bao quản thân sành sỏi/Mưa nắng càng bền dạ sắt son: tháng ngày gian khổ chỉ càng làm tôi luyện thêm sức chịu đựng bền bỉ, dẻo dai.

    – Những kẻ vá trời khi lỡ bước/Gian nan chi kể sự con con: Những người có gan làm chuyện lớn thì việc chịu cảnh tù đày chỉ là chuyện nhỏ, tự hào về công việc của mình.

    => Tinh thần bất khuất, kiên cường trước gian nguy.

    (3) Kết bài

    Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Đập đá ở Côn Lôn.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *