Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS

Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS gồm 2 mẫu, giúp thầy cô tham khảo để nhanh chóng xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

Bạn đang đọc: Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS

Với 2 bài thu hoạch Module 8, thầy cô sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm, ý tưởng mới để hoàn thiện bài thu hoạch cuối khóa tập huấn Mô đun 8 –  Chương trình GDPT 2018. Bên cạnh đó, có thể tham khảo thêm đáp án tự luận, trắc nghiệm Mô đun 8. Mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Bài tập cuối khóa Module 8

    Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS – Mẫu 1

    TRƯỜNG THCS….
    LỚP..
    Số: …….KH/GDĐĐHS

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    , ngày. tháng .. năm..

    KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ GIA ĐÌNH
    ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

    1. Khái quát về đặc điểm nhà trường và tình hình tập thể lớp học sinh

    1.1. Khái quát về đặc điểm nhà trường

    Trường THCS …….. nằm trên địa bàn xã…….. Với đội ngũ giáo viên là 35 giáo viên trong đó BGH có 02 đ/c , 30 đ/c GV đang trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Học sinh của nhà trường chủ yếu là con em nhân dân xã…….

    1.2. Khái quát về đặc điểm học sinh lớp……

    – Với đặc điểm và tình hình học sinh trong lớp chủ nhiệm là 32 em (17 nữ và 15 nam)

    – Về đặc điểm thành phần gia đình học sinh:

    • Con em gia đình công nhân: 19HS
    • Con em viên chức: 03HS
    • Con em nông dân và người lao động tự do: 10HS
    • Có 05 học sinh có hoàn cảnh là gia đình khuyết thiếu (ở với mẹ hoặc với bố, ông bà) trường cần sự quan tâm sát sao;

    – Điểm mạnh: Công tác giáo dục đạo đức, lối sống được các cấp quản lý quan tâm chỉ đạo sát sao. Học sinh có học lực và hạnh kiểm từ mức trung bình trở lên. Học sinh có năng lực nhận thức tốt, tiếp thu nhanh, 1 số em có năng lực bề nổi khá tốt.

    – Điểm yếu: trong lớp có 1 – 3 em học sinh thường có những biểu hiện vi phạm nội quy nhà trường, nội quy lớp học, … ảnh hưởng đến thành tích cũng như điểm phong trào của lớp. Một bộ phần nhỏ phụ huynh HS trong lớp bận công việc chưa có thời gian quan tâm đến con cái sát sao. Điều này ảnh hưởng đến việc kết nối giữa nhà trường và phụ huynh HS.

    Do đặc điểm về thay đổi tâm sinh lý của độ tuổi này khiến cho công tác giáo dục các em cả về phái gia đình và GV, GVCNL đều gặp những khó khăn nhất định như: xu hướng chống đối, biểu hiện phá vỡ nội quy và quy tắc nhà trường và lớp học ở 1 bộ phần học sinh dễ có xu hướng lan và ảnh hưởng đến các em học sinh khác, đòi hỏi GV có phương pháp cá biệt phù hợp

    Thách thức vượt qua: Tổ chức thành công các hoạt động giáo dục chủ đề; thực hiện hiệu quả kế hoạch phối hợp giữa nhà trường và gia đình giúp các em học sinh vượt qua giai đoạn khủng hoảng thành công, có những định hướng và sự chỉ dẫn đúng đắn từ sự phối hợp nhất trí cao của các nhà giáo dục, các lực lượng giáo dục 100% các em học sinh đạt hạnh kiểm mức khá trở lên.

    2. Mục tiêu phối hợp

    – Tạo sự liên lạc, kết nối thông suốt giữa nhà trường và gia đình học sinh trong quá

    trình giáo dục học sinh. Duy trì liên lạc trao đổi thông tin 2 chiều giữa giáo viên chủ nhiệm lớp và PHHS trong mọi hoạt động giáo dục, lĩnh vực giáo dục học sinh.

    – Tạo môi trường giáo dục đồng thuận, thống nhất giữa cha mẹ học sinh và giáo viên trong nhà trường:

    – Đồng thuận với nhà trường (đại diện GVCNL) với các mục tiêu và cách thức triển khai thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh;

    – Đồng thuận trong các nội dung và hoạt động giáo dục học sinh được triển khai từ phía nhà trường;

    – Tham gia cùng với nhà trường, cùng với giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong thực hiện những hoạt động giáo dục học sinh như: tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống cho các em; Tham dự các buổi họp PHHS đầy đủ do nhà trường và giáo viên chủ nhiệm lớp tổ chức, tham dự và cho ý kiến đóng góp xây dựng nhà trường, lớp học nhằm đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh tích cực cho các em học sinh.

    – Phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh (bao gồm các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống theo chủ đề; các hoạt động lao động,…

    3. Phối hợp trong tổ chức triển khai, thực hiện chủ đề giáo dục

    Chủ đề giáo dục

    Lực lượng tham gia phối hợp

    Thời gian

    GVCN

    PHHS

    GV dạy môn học

    Làm bạn với con

    x

    x

    Tháng 9 -10

    Thầy cô và mái trường

    x

    x

    x

    Tháng 11-12

    An toàn giao thông

    x

    x

    Tổng phụ trách

    Tháng 1-2

    Giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên

    x

    x

    GV dạy môn Sinh/KHTN

    Tháng 3-4

    Phòng chống xâm hại tình dục, bạo lực học đường ,…

    x

    x

    Tổng phụ trách

    GV dạy GDCD

    Tháng 12, tháng 5

    4. Kênh thông tin trao đổi giữa GVCNL và gia đình học sinh, giáo viên dạy môn học ở lớp

    – Họp trực tiếp với PHHS:

    • Hội nghị với toàn thể phụ huynh học sinh.
    • Họp với ban đại diện cha mẹ học sinh/ họp riêng với từng PHHS

    – Trao đổi trực tuyến (Zoom, google met), nhóm zalo, messenger, viber, line,…

    – Thư/ sổ liên lạc điện tử qua phần mềm kết nối nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh ……

    Kênh thông tin

    Nội dung thông tin trao đổi GV – PHHS

    Dự kiến thời gian

    Họp phụ huynh HS định kỳ

    Họp phụ huynh học sinh đầu năm học

    – Thông báo về mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường/ của học sinh khối/lớp.

    – Những nội dung và kế hoạt hoạt động giáo dục sẽ triển khai cho học sinh trong nhà trường – vai trò của các bậc phụ huynh;

    – Huy động sự tham gia của PHHS trong giáo dục con cái (cam kết giữa nhà trường và gia đình).

    Tháng 9

    Họp PHHS cuối học kỳ I

    – Thông báo kết quả đạt được của học sinh trong lớp đến cha mẹ các em; Những điểm tiến bộ, ưu điểm và hạn chế còn tồn tại;

    – Kế hoạch hoạt động giai đoạn tới, những thông báo chung của nhà trường liên quan đến người học và những nội dung cần lưu tâm thực hiện nhân sự thực hiện

    Đầu tháng 1

    Họp PHHS cuối năm

    Sơ kết nội dung và kết quả tổng kết năm học (học lực và hạnh kiểm)

    Tháng 5

    Phần mềm kết nối

    Cập nhật thông tin về tình hình học tập, những tiến bộ của học sinh

    Thường xuyên

    Nhóm zao/Messenger,…

    Cập nhật thông tin cần trao đổi giữa GV CNL và gia đình học sinh một cách kịp thời

    Thường xuyên

    Gặp riêng PHHS/trao đổi giữa GVCNL và PH từng học sinh

    Một số trường hợp học sinh cần có sự quan tâm đặc biệt hơn

    5. Xác nhận cam kết phối hợp giữa PHHS và nhà trường ( đại diện là GVCNL)

    Gia đình học sinh

    (PHHS)

    Trường THCS….

    (GVCN)

    Bài thu hoạch cuối khóa Mô đun 8 THCS – Mẫu 2

    Học viên:………………..…

    Gv:……………………..…..

    Đơn vị: Trường THCS……

    BÀI THU HOẠCH CUỐI KHÓA _ MODULE 8

    ĐỀ BÀI: THIẾT KẾ KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

    BÀI LÀM:

    KẾ HOẠCH PHỐI HỢP GIỮA GIÁO VIÊN VÀ GIA ĐÌNH HỌC SINH ĐỂ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH

    Căn cứ Chỉ thị số 1357/CT-BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường và nâng cao hiệu quả một số hoạt động giáo dục cho HSSV trong các cơ sở giáo dục – đào tạo nhằm đẩy mạnh đổi mới nội dung phương pháp giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh phù hợp với tình hình mới;

    Căn cứ Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28 tháng 8 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”;

    Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, Trường THCS……… xây dựng kế hoạch giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống cho học sinh trong năm học 2022 – 2023 với những nội dung cụ thể như sau:

    I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

    – Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh học sinh và học sinh về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, lối sống, truyền thống lịch sử, văn hóa, lòng tự hào dân tộc, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” trong nhà trường.

    – Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho các em học sinh nhằm hướng tới việc giáo dục một cách toàn diện, đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục.

    – Thực hiện tốt các biện pháp nhằm phòng ngừa, ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm đạo đức có thể xảy ra.

    – Tổ chức tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh với hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tình hình thực tiễn nhà trường.

    – Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh được tiến hành thường xuyên và liên tục và có sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ giữa ba môi trường giáo dục: nhà trường, gia đình và xã hội.

    – Kết quả thực hiện là thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh của đơn vị hàng năm.

    II. NHIỆM VỤ

    1. Nhiệm vụ trọng tâm

    – Tiếp tục thực hiện hiệu quả việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; xây dựng nhà trường văn hoá, xây dựng nếp sống văn minh đô thị và phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”

    – Phối hợp với các đoàn thể đưa nội dung tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống tới từng cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng.

    – Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong và nếp sống cho học sinh; Giáo dục lý tưởng, hoài bão, ước mơ và truyền thống yêu quê hương, đất nước, tình yêu con người, lòng tự hào dân tộc, ý thức chấp hành pháp luật; Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh không có tiêu cực, không có tệ nạn xã hội.

    2. Nhiệm vụ cụ thể

    – Giáo dục truyền thống nhân các ngày lễ lớn nhằm khắc sâu và khơi dậy cho học sinh về ý thức trân trọng, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam; xây dựng lòng yêu nước, niềm tự hào, tự tôn dân tộc.

    – Tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề, để học sinh hiểu, tiếp thu và vận dụng theo tiêu chuẩn “Nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan”. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện để trang bị cho học sinh không chỉ có kiến thức văn hoá mà còn có kiến thức cuộc sống xã hội.

    – Giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật trong nhà trường, thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường, từ đó xây dựng kỷ cương nề nếp trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường.

    – Tập trung giáo dục cho học sinh ý thức pháp luật, văn hoá giao tiếp, ứng xử với những người xung quanh, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tham gia có hiệu quả các hoạt động: Bảo vệ môi trường, đảm bảo trật tự an toàn giao thông, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội; Giúp học sinh kịp thời điều chỉnh hành vi, cách học, xử lý tình huống cụ thể hàng ngày để lối sống của các em ngày một tốt hơn… Các nội dung giáo dục cần được thực hiện thường xuyên, đánh giá cụ thể theo các tiêu chí rõ ràng, dễ hiểu, đạt hiệu quả giáo dục cao.

    – Giáo dục ý thức và phương pháp học tập các môn văn hoá.

    – Giáo dục lao động, hướng nghiệp dạy nghề…

    – Tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện nhân đạo.

    – Việc giáo dục đạo đức cho học sinh theo nhiều mức độ khác nhau, hướng các em theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp:

    • Giúp học sinh biết phân biệt các hành vi đúng, sai.
    • Hướng các em đến những hành động đúng, tránh hành động sai.
    • Dũng cảm đấu tranh trước những việc sai trái, báo cáo kịp thời với giáo viên về những hành vi đó.
    • Biết khuyên can bạn bè cùng tránh các hành vi chưa tốt, vi phạm đạo đức.

    – Giáo dục học sinh hiểu, vận dụng, thực hành những chuẩn mực trong các mối quan hệ đạo đức:

    – Quan hệ gia đình Dạy cho các em biết kính trên nhường dưới

    – Chăm sóc, quan tâm ông bà, cha mẹ.

    – Làm những việc phù hợp khả năng để mang lại niềm vui, sự hài lòng cho gia đình, đồng thời rèn luyện đức tính tốt. Chăm chỉ học tập, …

    + Trong quan hệ với mọi người xung quanh như:

    • Biết kính yêu, nhớ ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ.
    • Biết lễ phép xưng hô với thầy, cô giáo và người lớn.
    • Thân thiện, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, ứng xử đúng mực với bạn bè.
    • Biết thương yêu, quan tâm chăm sóc em nhỏ.
    • Biết ơn và quan tâm đến gia đình thương binh, liệt sĩ
    • Biết thực hiện vệ sinh cá nhân.
    • Gọn gàng, ngăn nắp trong học tập cũng như trong vui chơi, sinh hoạt.
    • Thực hiện các chuẩn mực về đạo đức trung thực, không nói tục, chửi thề,…

    + Quan hệ trong nhà trường

    • Giữ gìn trật tự, chú ý nghe thầy cô giảng bài, chấp hành nội quy nhà trường.
    • Tích cực tự giác trong các hoạt động, biết giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
    • Có ý thức bảo vệ của công, ..

    + Quan hệ cộng đồng:

    • Thực hiện tốt các nội quy nơi công cộng, sống văn minh lịch sự. Thực hiện tốt các quy tắc về an toàn giao thông.
    • Biết giúp đỡ người già, trẻ em, người khuyết tật, …

    + Quan hệ với môi trường tự nhiên:

    • Có lòng yêu quê hương, đất nước, yêu thiên nhiên cây cảnh.· Có ý thức bảo vệ môi trường.
    • Biết yêu thương và bảo vệ loài vật có ích trong cuộc sống hàng ngày, …

    III. NỘI DUNG – BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

    1. Nội dung

    – Giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học sinh được thể hiện qua các hành vi cụ thể của các em như sau:

    • Giáo dục đạo đức, tác phong: biết kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo và người lớn tuổi; khi đi phải xin phép, khi về phải chào hỏi; Có văn hoá trong giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh; Gần gũi thân thiện với bạn bè, yêu quý các em nhỏ; biết nói lời cảm ơn, xin lỗi, sẵn sàng nhận khuyết điểm, sửa chữa lỗi lầm, không nói tục chửi thề, biết cảm thông, chia sẻ… Biết kính yêu, nhớ ơn và làm theo lời dạy của Bác Hồ; quan tâm đến gia đình thương binh, liệt sĩ…
    • Giáo dục pháp luật: Thực hiện theo Kế hoạch giáo dục pháp luật của trường
    • Giáo dục ý thức, nề nếp học tập: chăm học, đi học đúng giờ, vào lớp chú ý nghe giảng, hăng hái phát biểu ý kiến, giữ gìn sách vở sạch đẹp; rèn kỹ năng tự học, ham thích học hỏi.
    • Giáo dục lao động: biết tự phục vụ bản thân như: vệ sinh cá nhân, gấp áo quần, giúp ba mẹ làm một số việc nhà vừa sức, tham gia các hoạt động lao động ở trường, ở lớp…
    • Giáo dục thẩm mỹ: hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống, biết giữ gìn quần áo sạch sẽ, gọn gàng, không viết vẽ bậy vào sách vở, lên bàn, lên tường. Biết chăm sóc giữ gìn vườn hoa, cây cảnh ở gia đình cũng như trong trường học và những nơi công cộng, yêu thích các hoạt động nghệ thuật, văn nghệ tập thể, cá nhân…
    • Giáo dục sức khỏe: biết ăn uống sạch sẽ, thường xuyên tập thể dục, giữ gìn vệ sinh thân thể, vệ sinh nhà cửa, trường lớp và vệ sinh nơi công cộng.

    – Giúp các em học sinh hiểu sâu sắc về ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy để các em tích cực, tự giác làm theo. Tổ chức học tập nghiêm túc nội quy nhà trường, tiến hành thành lập đội sao đỏ, đội tuyên truyền măng non của liên đội, chi đội. theo dõi xếp loại thi đua vào từng học kỳ và cuối năm học.

    – Giáo dục học sinh kỹ năng sống, kỹ năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, hành vi ứng xử với môi trường, thiên nhiên.

    2. Biện pháp thực hiện

    a) Giáo dục đạo đức học sinh thông qua việc thực hiện “Học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”:

    – Ban Giám hiệu, Tổng phụ trách Đội, giáo viên thư viện, giáo viên môn Âm nhạc sưu tầm giới thiệu những bài hát, bài thơ viết về Bác Hồ phù hợp với đối tượng học sinh, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nhằm giới thiệu đến với học sinh về thân thế, sự nghiệp và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Phát động trong học sinh phong trào “Chúng em học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy”. Tổ chức cho học sinh các khối lớp đăng ký chương trình “Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”.

    – Tổ chức hội thi tìm hiểu về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh cho học sinh. Giới thiệu những tấm gương sáng của học sinh, nhân rộng những điển hình cho học sinh toàn trường học tập, tạo thành phong trào rèn luyện đạo đức, ý thức vượt khó vươn lên trong tập thể.

    b) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về giáo dục lý tưởng cách mạng, giáo dục về đạo đức, lối sống, nhân cách cho học sinh trong phạm vi nhà trường bằng nhiều hình thức khác nhau

    – Thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt đội, các buổi sinh hoạt lớp, các tiết dạy môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động tập thể … để thường xuyên giáo dục học sinh làm theo gương người tốt việc tốt.

    – Tổ chức truyền thông, tọa đàm, giao lưu, hội thảo, chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ hoặc các hoạt động văn hóa văn nghệ (hát tập thể, hội diễn văn nghệ, xem kịch, xem phim,…), phát thanh học đường theo chủ điểm từng tháng, thể dục thể thao, tham quan, sinh hoạt đầu tuần, thi tìm hiểu…;

    Lưu ý: Trong các hoạt động này cần tạo ra một không khí vui vẻ, thân thiện, không cứng nhắc, khô khan nhưng mang tính giáo dục cao và thuyết phục học sinh nói và làm theo gương người tốt việc tốt.

    – Sử dụng hệ thống thông tin đại chúng trong và ngoài nhà trường: chương trình phát thanh măng non, tập san, bảng tin…

    – Tiến hành hoạt động tuyên truyền cổ động trực quan (panô, băng rôn, khẩu hiệu…).

    c) Tích hợp giáo dục đạo đức thông qua các môn học.

    – Thực hiện lồng ghép, tích hợp giáo dục đạo đức học sinh vào nội dung các môn học giúp các em nắm được các chuẩn mực về đạo đức, các hành vi trong các hoạt động và các mối quan hệ; biết rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của mình, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, lòng yêu thương con người, biết phân biệt những việc nên làm, biết ghét cái xấu, biết làm theo điều thiện, biết giúp đỡ những người hoạn nạn khó khăn.

    – Tạo hứng thú cho các em trong học tập và sinh hoạt “học mà chơi, chơi mà học”, thông qua hoạt động học tập, vui chơi để giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh và lên án, phê phán và đấu tranh những hành vi đạo đức sai trái để các em có thể tự điều chỉnh hành vi của mình theo sự giáo dục của người lớn. d) Giáo dục đạo đức học sinh thông qua công tác chủ nhiệm

    – Thầy cô giáo phải luôn là tấm gương mẫu mực cho học sinh noi theo, luôn yêu thương, quan tâm, ân cần, lắng nghe học sinh, để hiểu ước vọng và nhu cầu chính đáng của các em; luôn cố gắng làm những gì tốt đẹp nhất giúp học sinh hoàn thiện mình.

    – Giáo viên chủ nhiệm lớp phải tìm hiểu và nắm vững từng học sinh trong lớp về mọi mặt để có biện pháp tổ chức việc giáo dục phù hợp với học sinh nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của các em và của cả lớp.

    – Giáo viên chủ nhiệm lớp cùng với giáo viên bộ môn, gia đình học sinh phối hợp thống nhất biện pháp và kế hoạch giáo dục học sinh, xây dựng lớp, chi đội thành một tập thể vững mạnh …

    – Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên quan tâm, gần gũi, tìm hiểu về hoàn cảnh từng học sinh, theo dõi diễn biến hành vi đạo đức của học sinh, đặc biệt là những em học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục phù hợp và có những đề nghị kịp thời với cha mẹ học sinh để có sự quan tâm đặc biệt đến việc học ở nhà của học sinh. Bình tĩnh, nhẹ nhàng tìm cách khuyên nhủ khi học sinh phạm lỗi, hướng dẫn các em kịp thời sửa chữa những lỗi lầm mắc phải; kịp thời động viên khen ngợi khi các em có tiến bộ để các em có động lực, hướng phấn đấu tốt hơn nữa.

    e) Giáo dục đạo đức thông qua giáo dục thể chất; giáo dục an toàn giao thông, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích…

    – Giáo dục học sinh ý thức rèn luyện thể dục, thể thao đảm bảo có sức khỏe tốt để tham gia các hoạt động học tập, lao động, công tác xã hội; tổ chức thường xuyên các hoạt động thể dục đầu giờ, giữa giờ, các câu lạc bộ thể thao; động viên các em tham gia một môn thể thao để có điều kiện rèn luyện thân thể, phát triển năng khiếu; đưa nội dung tham gia các câu lạc bộ thể thao vào tiêu chí đánh giá môn thể dục.

    – Giáo dục học sinh ý thức giữ vệ sinh cá nhân thông qua những việc làm cụ thể như: Đầu tóc gọn gàng, quần áo luôn sạch sẽ khi đến trường, thường xuyên cắt móng tay, rửa tay trước và sau khi ăn, …

    – Đưa nội dung giáo dục an toàn giao thông vào tiêu chí đánh giá xếp loại hạnh kiểm.

    -Tăng cường giáo dục học sinh ý thức về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, phòng chống tai nạn thương tích. Các em phải có ý thức tham gia lao động vệ sinh làm sạch đẹp nhà cửa, trường lớp; không viết, vẽ bậy lên tường, bàn ghế trong nhà trường, nơi công cộng; không xả rác nơi công cộng; không ăn, uống những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh; không tham gia vào những trò chơi nguy hiểm có thể gây tai nạn cho mình và chi người khác; kịp thời thông báo cho nhà trường xử lý các sự cố: điện, cháy nổ, cây gãy đổ.

    – Chỉ đạo dạy tốt về trật tự an toàn giao thông, tích cực tham gia các chương trình, các hội thi về An toàn giao thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức; mời báo cáo viên thuộc Đội CSGT quận tuyên truyền giới thiệu Luật Giao thông đường bộ, giáo dục học sinh ý thức chấp hành luật an toàn giao thông khi tham gia giao thông; giúp học sinh nắm vững những điều cần thực hiện khi tham gia giao thông.

    – Tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương Phường Phước Vĩnh thực hiện các biện pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông vào đầu giờ, giờ tan học; thực hiện phong trào “Cổng trường em sạch, đẹp, an toàn”.

    – Tổ chức tốt hoạt động giáo dục sức khỏe, an toàn trường học, thực hiện nếp sống văn minh đô thị góp phần giáo dục sức khỏe và xây dựng trường học an toàn. Bảo đảm trường học an toàn, sạch sẽ, có cây xanh, bóng mát; lớp học đủ ánh sáng, bàn ghế phù hợp lứa tuổi học sinh.

    – Xây dựng và thực hiện một cách nhất quán các quy định việc phòng chống bạo lực, trấn lột, lạm dụng, trừng phạt tinh thần và thân thể.

    – Lồng ghép giáo dục ý thức học sinh, giáo dục Quyền trẻ em, giáo dục sức khoẻ trong các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, sinh hoạt lớp, các tiết dạy, … để từ đó các em có ý thức tự bảo vệ một cách tốt nhất.

    – Trang trí trong khuôn viên trường phù hợp, đảm bảo vẻ mĩ quan sư phạm và có tác dụng giáo dục học sinh. Trên sân trường, treo các tấm panô, hình ảnh, câu khẩu hiệu gần gũi, cụ thể, phù hợp với lứa tuổi học sinh ở các vị trí thích hợp giúp học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, bảo vệ môi trường, thực hiện tốt an toàn giao thông, nếp sống văn minh đô thị.

    – Thông qua tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, phát động phong trào trồng, chăm sóc bồn hoa, cây xanh trong trường.

    – Xây dựng kế hoạch và thường xuyên tổ chức cho học sinh lao động công ích để tổng vệ sinh trường lớp, góp phần làm cho môi trường luôn xanh, sạch, đẹp; thông qua các hoạt động lao động tập thể giáo dục học sinh ý thức bảo vệ, gìn giữ tài sản chung.

    – Phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng trong và ngoài nhà trường Ban đại diện CMHS, Chi hội Khuyến học, Đảng uỷ, Chính quyền địa phương để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, hiệu quả.

    f) Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.

    Ngoài việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các giờ dạy trên lớp, cần chú trọng các hoạt động giáo dục tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm mở rộng sự hiểu biết của học sinh, tạo điều kiện để học sinh thể hiện thái độ đối với những vấn đề nảy sinh từ trong cuộc sống đồng thời tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện, thực hành hành vi đạo đức mà các em được học cụ thể qua việc tổ chức lao động toàn trường như:

    – Tổ chức tốt ngày chủ nhật xanh (đoàn viên giáo viên và học sinh cùng tham gia), làm vệ sinh lớp học, sân trường, cổng trường.

    – Tổ chức tốt hội thi kể chuyện đạo đức giữa các lớp, đây là việc làm mang tính giáo dục rất cao, thông qua việc sắm vai, diễn kịch, … giúp các em khắc sâu những mẫu hành vi đạo đức một cách tích cực có hiệu quả.

    – Tổ chức có chất lượng các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần theo các chủ điểm, các ngày lễ lớn trong năm: Kỷ niệm ngày Quốc khánh 02/9, ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Giáo dục 15/10, ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày Sinh viên, học sinh 09/01, ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam, ngày thành lập Đảng CSVN 03/02, ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02, ngày Quốc tế phụ nữ 08/3, … tiết sinh hoạt chủ nhiệm hoặc qua các buổi sinh hoạt tập thể vui chơi.

    Thông qua những hoạt động này giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, học mà chơi, chơi mà học sẽ giúp các em sẽ dễ dàng tiếp thu các bài học đạo đức, thu hút học sinh tham gia các phong trào nhà trường và sinh hoạt tại địa phương nhằm giúp học sinh tránh sa đà vào các trò chơi game (trực tuyến trên điện thoại, máy tính bảng cá nhân hay tại các điểm chơi game…).

    g) Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong giáo dục học sinh

    – Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong giáo dục học sinh:

    • Phối hợp với Ban ĐDCMHS của trường, của lớp, kết hợp với các đoàn thể trong địa phương cùng tham gia công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.
    • Nhà trường thông báo cho cha mẹ học sinh biết tinh thần đổi mới về chương trình sách giáo khoa, đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, kiểm tra và đánh giá …, đặc biệt là đổi mới kiểm tra đánh giá; Thông báo lịch học, kết quả học tập và ý thức tu dưỡng rèn luyện, chấp hành nội quy nhà trường của học sinh theo quy định; Trao đổi, bàn bạc với cha mẹ học sinh nội dung và cách thức phối hợp giáo dục, chú ý nội dung giáo dục về ý thức tổ chức, kỷ luật, chấp hành luật giao thông, giáo dục các hành vi giao tiếp, ứng xử văn hoá….
    • Sử dụng Sổ liên lạc để phối hợp kịp thời với cha mẹ học sinh giáo dục đạo đức, ý thức tổ chức kỷ luật của các em. Ngoài Sổ liên lạc, nhà trường thực hiện các hình thức thông tin hai chiều linh hoạt với cha mẹ học sinh, đồng thời yêu cầu cha mẹ học sinh có trách nhiệm thường xuyên chủ động phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục đạo đức, ý thức, tinh thần học tập.
    • Chi đoàn, Liên Đội phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội tại địa phương tổ chức các hoạt động giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức; các hoạt động văn hoá, văn nghệ; các hoạt động từ thiện nhân đạo để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh.

    – Xây dựng môi trường nhà trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện:

    • Xây dựng và thực hiện Quy tắc ứng xử văn hoá trong nhà trường.
    • Tiếp tục thực hiện và đưa các phong trào thi đua Dạy tốt

    – Học tốt thành các hoạt động thường xuyên trong nhà trường.

    • Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; mỗi trường học có ít nhất một không gian văn hoá gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức công dân cho học sinh.
    • Phân công CBQL và giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, hướng nghiệp.

    – Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể:

    • Xác định công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho học sinh là nhiệm vụ chính trị đơn vị.
    • Bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh trong đơn vị.
    • Tổ chức gặp gỡ, đối thoại, nắm bắt tâm tư, tình cảm, định hướng tư tưởng, giải quyết kịp thời nhu cầu, nguyện vọng chính đáng và chăm lo, bảo vệ quyền hợp pháp của thế hệ trẻ.

    h) Tăng cường cơ sở vật chất và bảo đảm các thiết chế tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao cho học sinh.

    – Tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương rà soát lại việc bố trí, sử dụng sân chơi, các công trình văn hoá, thể thao cho học sinh.

    – Phát huy hiệu quả cơ sở vật chất hiện có.

    – Xây dựng cơ chế phối hợp nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả các loại hình văn hoá, thể thao trong và ngoài nhà trường.

    – Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, hoạt động của hệ thống các trung tâm tổ chức hoạt động, sinh hoạt cho học sinh.

    KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
    NĂM HỌC 2022 – 2023

    Tháng

    Nội dung tuyên truyền, giáo dục

    Biện pháp

    9

    – Tuyên truyền về Tháng An toàn Giao thông: Giáo dục cho các em ý thức chấp hành nghiêm Luật giao thông đường bộ, đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

    – Giáo dục truyền thống nhà trường.

    – Tổ chức cho học sinh học tập nội quy theo quy định của nhà trường; Ký cam kết thực hiện Phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội, an toàn giao thông đường bộ.

    -PHHS thực hiện mô hình xếp hàng đón con.

    – Tuyên truyền dưới cờ

    – Tổ chức cho học sinh học tập trung theo lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và ngoại khóa dưới cờ.

    10

    – Giáo dục học sinh thực hiện tốt nề nếp đi học chuyên cần, nói lời hay, làm việc tốt và thực hiện tốt nề nếp học sinh học đường.

    – Tổ chức ngoại khoá cho học sinh tìm hiểu về đạo đức của Bác Hồ thông qua hoạt động kể chuyện về đạo đức Bác Hồ để từ đó giáo dục học sinh ý thức tự rèn luyện phấn đấu vươn lên phấn học tập vì đất nước.vì bản thân tu dưỡng đạo đức hành vi văn minh, tuân thủ nội quy nhà trường và pháp luật nhà nước tích cực tham gia các công tác xã hội.

    – Tuyên truyền dưới cờ

    – Tuyên truyền thông qua hoạt động Ngoại khóa

    11

    – Giáo dục học sinh truyền thống tôn sư trọng đạo, Uống nước nhớ nguồn:

    + Tôn kính biết ơn các thầy cô giáo .

    + Ngoan ngoãn lễ phép, vâng lời Thầy Cô.

    + Chăm ngoan học giỏi giành nhiều điểm tốt dâng lên các Thầy Cô.

    + Thăm hỏi chức mừng thầy cô giáo nhân ngày nhà giáo Việt Nam.

    + Giáo dục học sinh tinh thần, thái độ học tập tốt.

    – Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ của công và xây dựng môi trường sư phạm xanh sạch đẹp.

    – Tuyên truyền thông qua hoạt động Ngoại khóa dưới cờ

    12

    -Phát động tháng truyền thông về phòng chống HIV/AIDS.

    – Tiếp tục duy trì nề nếp đi học chuyên cần.

    – Giáo dục học sinh ngoan, lễ phép với Thầy Cô và người lớn; thương yêu, đùm bọc đoàn kết giúp đỡ nhau học tập tốt và rèn luyện.

    – Giáo dục học sinh noi gương anh Bộ đội, có ý thức rèn luyện tác phong quân sự trong nhà trường .

    – Tuyên truyền dưới cờ

    – Đoàn đội cùng với GVCN nhắc nhở, theo dõi.

    – Giáo dục lồng ghép các hoạt động ngoại khóa

    1&2

    – Tổ chức phát động đợt thi đua rèn luyện lối sống trung thực trong cuộc sống và trong học tập, hình thành cho học sinh nét sống đẹp về tính trung thực. Để thiết thực chào mừng ngày thành lập Đảng 3-2

    – Làm tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh:

    + Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông

    + Cấm sử dụng pháo và các chất nổ

    + Tránh xa các tệ nạn xã hội:

    – Tuyên truyền dưới cờ

    – Tổ chức cho học sinh học tập trung theo lớp dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và ngoại khóa

    3

    – Tuyên truyền và Phát động các phong trào thi đua giỏi việc trường chào mừng ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/03.

    + Giáo dục học sinh nữ phát huy truyền thống của phụ nữ noi gương Bà Trưng- Bà Triệu anh hùng bất khuất trung hậu đảm đang.

    + Giáo dục đội viên có hướng phấn đấu vươn lên đoàn tìm hiểu truyền thống của Đoàn , thi đua học tập tốt, rèn luyện tốt lập thành tích chào mừng ngày 26/03.

    – Giáo dục học sinh ý thức tự giác trung thực trong học tập và ngoan ngoãn lễ phép với mọi người.

    – Đoàn đội tuyên truyền và phối hợp tổ chức các hoạt động ngoại khoá chào mừng 2 ngày lễ lớn.

    4

    – Phát động thi đua chào mừng Ngày 30/04 và Quốc tế Lao động ngày 01/05.

    – Giáo dục học sinh thực hiện tốt trật tự ATGT và nếp sống văn minh.

    – Giáo dục học sinh không vi phạm các tệ nạn xã hội không sử dụng các chất cấm, thực hiện tốt vệ sinh học đường, có ý thức vệ sinh nơi công cộng, thường xuyên tạo khuôn viên môi trường sư phạm nhà trường xanh- sạch- đẹp

    – Giáo dục học sinh ngoan ngoãn lễ phép với mọi người, xây dựng khối đại đoàn kết trong trường trong lớp.

    – Đoàn đội phối hợp tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng ngày 30/04 và 01/05.

    – Tăng cường hoạt động của đội sao đỏ, thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các nề nếp đã quy định: thực hiện tốt ATGT không vi phạm các tệ nạn xã hội.

    – Giáo dục dưới cờ.

    5

    – Tuyên truyền về ngày môi trường thế giới.

    – Ôn lại truyền thống lịch sử về ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

    – Tuyên truyền và tổ chức các hoạt động chào mừng ngày Thành lập Đội 15/5 và kỉ niệm ngày sinh của Bác Hồ 19/5.

    – Tổ chức tuyên truyền vào giờ chào cờ.

    Phối hợp tổ chức Hội thi.

    ….., ngày . tháng .. năm 2022

    HIỆU TRƯỞNG Người lập kế hoạch

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *