Việt Nam là một nước có đường bở biển trải dài dọc theo đất nước, chính vì vậy mà nước ta có rất nhiều các hòn đảo và quần đảo.
Bạn đang đọc: Bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một hòn đảo mà em biết
Bài văn mẫu lớp 8: Thuyết minh về một hòn đảo mà em biết là tài liệu được chúng tôi sưu tầm và chọn lọc từ những bài văn hay nhất của các bạn học sinh. Tài liệu là một số bài văn thuyết minh về trò chơi dân gian bịt mắt bắt dê, mời các thầy cô và các bạn cùng tham khảo.
Thuyết minh về một hòn đảo mà em biết – Mẫu 1
Phú Quốc là huyện đảo ngoài khơi lớn nhất Việt Nam, nằm trong vịnh Thái Lan, thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang. Thị trấn Dương Đông – thủ phủ huyện đảo cách thị xã Rạch Giá 120km và cách Hà Tiên 45km. Đảo chính Phú Quốc rộng 578m2, dài 51km và hơn 20 hòn đảo lớn nhỏ khác nhau tạo thành một quần thể đảo xanh tươi, thơ mộng ngay giữa đại dương. Eo biển xanh Phú Quốc được ví như vịnh Hawai trữ tình nổi tiếng của Mỹ với những bờ biển đẹp vào bậc nhất Việt Nam. Bãi Trường nằm phía tây đảo kéo dài từ Dương Đông tới An Thới khoảng 20km là bãi tắm sầm uất và là bãi biển duy nhất ở Việt Nam nơi bạn có thể ngắm mặt trời lặn xuống biển. Những bãi tắm khác ở Phú Quốc như bãi Kem, bãi Đầm, bãi Cửu Cần, bãi Đại, bãi Sao… nước trong vắt, cát trắng mịn như kem, cũng đầy hấp dẫn, có thể mang lại cho du khách những giây phút vui đùa, thư giãn thoả mái nhất giữa cảnh đẹp hoang sơ, khí hậu trong lành, sự bình yên hiếm có.
Phú Quốc nổi tiếng với đặc sản nước mắm, có vị ngon thơm đặc biệt, chế biến từ cá cơm, có độ đạm cao, khác hẳn với nước mắm những vùng biển khác. Mỗi năm, hàng trăm cơ sở sản xuất nước mắm của Phú Quốc cho ra thị trường 8 triệu lít nước mắm với sự hỗ trợ của 2.200 tàu đánh cá, sản lượng đánh bắt trung bình 40.000 tấn/năm. Nghề làm mắm ở Phú Quốc có lịch sử phát triển trên 200 năm, người dân ở đây tuân thủ nghiêm ngặt các phương pháp thủ công truyền thông để đảm bảo chất lượng, vệ sinh của đặc sản địa phương mình. Cá cơm còn tươi nguyên được ướp muối (muối vùng Bà Rịa – Vũng Tàu hoặc Cà Ná – Phan Thiết) ngay trên thuyền. Nước mắm được lên men trong thùng gỗ, từ 12 đến 15 tháng. Mắm Phú Quốc khi đó có màu cánh gián, nhẹ mùi, không tanh, không gắt, có vị ngọt đặc biệt. Vì thế mắm Phú Quốc không chỉ được ưa chuộng ở thị trường trong nước mà đã chinh phục cả những người nội trợ ở Pháp, Bỉ, Mỹ, Thái Lan…
Người ta ví, Phú Quốc như một cô gái trẻ, căng đầy sức sống, có vẻ đẹp bí ẩn, càng khám phá càng thấy lý thú, hấp dẫn của những vạt rừng nguyên sinh, lại vừa có vẻ đẹp quyến rũ, nồng nàn của đại dương hoang sơ. Cánh rừng nguyên sinh của Phú Quốc nằm ở trung tâm hòn đào, rộng tới 37.000 ha, là nơi sinh sống của nhiều loài gỗ, chim muông quý.
Tuyến du lịch đang được ưa chuộng nhất trên đảo là Dương Đông – Hàm Ninh. Con đường chính của tuyến du lịch này được làm từ thời Pháp, uốn lượn quanh những ngọn đồi bạt gió. Du khách sẽ được thăm chùa Sư Môn, lội suối Tranh, thăm làng chài cổ Hàm Ninh, leo núi hoặc đến cơ sở nuôi cấy ngọc trai ở Nam đảo. Tuyến dụ lịch Đông Phương – An Thới cũng rất hấp dẫn khi dẫn tới một quần đảo gồm 15 hòn lớn nhỏ, năm rải rác ở phía Nam, dài khoảng 40km. Quần đảo An Thới là một địa điểm lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Các thắng cảnh: Dương Đông — Dinh Cậu, bãi Bàn, bãi Kem, lăng Ông Hải, nhà tù Phú Quốc, cảng An Thới đều là những điểm tham quan đầy ấn tượng. Hoặc bạn sẽ đi câu mực thẻ đêm, câu cá rồi nướng ngay trên biển hay tham gia tour lặn biển, thăm vương quốc san hô hùng vĩ, nhiều màu sắc lung linh nhưng thật tinh khôi trong lòng đại dương Phú Quốc. Câu lạc bộ bơi lặn của công ty du lịch Sài Gòn – Phú Quốc sẽ giúp bạn khám phá thế giới ngầm của hòn đảo đáng yêu này. Bạn sẵn sàng chưa?
Thuyết minh về một hòn đảo mà em biết – Mẫu 2
Cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 30 trên địa phận huyện đảo Cát Hải, khu du lịch Cát Bà là nơi đến hấp dẫn của miền Bắc trong những năm gần đây. Từ trên cao nhìn xuống là 367 hòn đảo lớn nhỏ nằm nhấp nhô trên mặt nước trong xanh. Cát Bà là hòn đảo lớn nhất có diện tích gần 300 km2 đây là nơi tập trung các nhà nghỉ, khách sạn và các dịch vụ nghỉ ngơi giải trí tiện ích nằm kề sát bờ biển.
Dù là hòn đảo cách xa đất liền nhưng tới thăm Cát Bà lại vô cùng tiện lợi, có thể đi bằng phà hoặc bằng tàu từ Hải Phòng sang. Nếu đi bằng đường bộ bạn không khỏi ngỡ ngàng bởi những con đường uốn lượn quanh co, men theo triền núi. Tiếp theo cuộc hành trình là cảm giác êm ái khi ngồi trên những chuyến phà rộng rãi, thoáng mát và êm ái nhất. Nếu không muốn chờ đợi lâu, du khách có thể đi tàu từ Hải Phòng sang, chuyến tàu sẽ lướt đi trên biển, mỗi giây phút thì cảnh sắc có những biến đổi riêng, ngay trước mắt là những bãi cát vắng vẻ, tĩnh lặng chỉ có những bụi cây nhỏ mọc thưa thớt. Cảm giác hoang sơ sẽ nhanh chóng biến mất sau khi con tàu cập bến Cát Bà. Những ngôi nhà san sát nép sau núi đá, cạnh kề bờ biển tấp nập người qua lại, đây là khi nghỉ mát lí tưởng trong những năm gần đây.
Cát Bà được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều các hòn đảo nhỏ có tên gọi riêng đặc sắc: hòn Cát Ông, hòn Cát Đuối, hòn Mây, hòn Quai Xanh, hòn Tai Kéo… mỗi hòn đảo có hình dáng khác nhau tạo thành quần đảo du lịch nổi tiếng sạch đẹp này.
Đến với Cát Bà, du khách không thể không đến với bãi tắm Cát Cò – bãi tắm nằm ở phía Đông Nam của đảo. Tại đây du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thỏa thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, du khách sẽ được đắm mình dưới dòng nước trong xanh, mát rượi thỏa thích nô đùa cùng sóng nước. Chẳng biết từ bao giờ, những con sóng gặm nhấm sâu vào, vách đá tựa như người họa sĩ nào dày công đẽo gọt tạo thành tác phẩm đặc sắc nhất.
Từ Cát Cò du khách có thể tới thăm Cát Dứa, Cát Ông, Cát Đá Bằng,… Đây là những bãi tắm nhỏ xinh, kín đáo với cát trắng mịn, nước biển có độ mặn cao, trong suốt, nhìn rõ cả nền cát vàng dưới đáy; phía trước trông ra biển cả mênh mông, phía sau và 2 bên là vách núi như bức tường thành. Muốn đến bãi tắm phải vượt núi hoặc chui qua đường hầm, trong tương lai người ta dự định xây dựng ở đây những “thủy cung” để con người có thể trực tiếp quan sát các đàn cá heo, tôm hùm, rùa biển, mực ống, cá mập lượn lờ bên những cụm san hô đầy màu. Đặc biệt cho những ai ưa thích khám phá những điều mới lạ bằng thuyền máy, chúng ta sẽ tới những hòn đảo nhỏ và những bãi biển nước tron vắt yên tĩnh thơ mộng như Cát Trai Gái, Dượng Gianh, Hiền Hào…
Dãy núi nằm cạnh bãi tắm Cát Cò còn có đường ngầm xuyên qua, với những hang động rất đẹp khác biệt so với Vịnh Hạ Long hay Động Hương Tích ở chùa Hương. Nếu động Trung Trang có nhiều nhũ đá đẹp mà rất rộng rãi có thể chứa tới hàng trăm người thì động Hùng Sơn lại có ý nghĩa như một chứng tích lịch sử quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Đây được coi là động Quân Y vì nơi đây đã từng là một bệnh viện với hàng trăm giường nằm trong lòng núi. Ngày nay dấu tích của chiến tranh như chưa bao giờ xảy ra với miền đất này bởi vì cảnh quan bên ngoài vẫn còn nguyên sơ hoà trong phong cảnh tuyệt vời của vườn quốc gia Cát Bà. Động Quân Y với cấu trúc đặc biệt được xây dựng khép kín nằm gọn trong hang động tự nhiên như một điểm đến vừa bí ẩn vừa ngạc nhiên hấp dẫn du khách.
Động thứ ba có tên gọi là động Phù Long hay còn gọi là Cái Viềng, nơi có nhiều hang động đẹp. Không những vậy, tên động còn gắn với một truyền thuyết ứng với vết tích thiên nhiên còn hiện hữu nơi đây. Chuyện kể rằng. ngày xưa khi các chiến thuyền của quân giặc tiến vào bờ biển Việt Nam, có một con Rồng lớn đã bay lên, nó bay dọc theo bờ biển và lao xuống nước để cản đường tiến của các thuyền địch. Những núi đá sừng sững trên biển ngày nay chính là vết tích của bướu và móng Rồng. Theo người dân thì Phù Long chính là khúc đuôi của Rồng biển.
Thuyết minh về một hòn đảo mà em biết – Mẫu 3
Quê tôi miền đảo Lý
Giữa bốn bề gió lộng
Vẫn sừng sững hiên ngang
Dẫu ngàn đời sóng vỗ
Lý Sơn huyện đảo với vô vàn những cảnh đẹp, con người bình dị và thân thiện. Có lẽ chỉ mới vài năm gần đây Lý Sơn mới được nhiều người biết đến khi ngành du lịch phát triển. Nhưng trước đó Lý Sơn đã có cả một lịch sử phát triển lâu đời với những khung cảnh đẹp, những con người đầy hiên ngang, khí phách.
Lý Sơn là huyện đảo thuộc tỉnh Quãng Ngãi và đây cũng là huyện đảo duy nhất của tỉnh. Lý Sơn cách đất liền 15 hải lí. Trước khi có tên gọi là Lý Sơn, huyện đảo này có tên là cù lao Ré, cái tên được đặt dựa trên đặc điểm riêng của đảo là trồng rất nhiều cây Ré. Đảo Lý Sơn được hình thành từ miệng núi lửa cách đây từ 25 đến 30 triệu năm. Chính sự phun trào của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kì thù, lạ thường trên đảo. Đặc biệt lớp đất để lại sau đợt phun trao thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Với những kết quả nghiên cứu, thì có thể thấy rằng đảo Lý Sơn đã có người sinh sống từ thời văn hóa Sa Huỳnh. Và đến khoảng cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVII cư dân Việt bắt đầu khai khẩn vùng đất này để sinh sống. Lý Sơn nằm cách biệt ngoài đảo, nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, nên văn hóa cổ truyền được thiết lập ở đây mang dấu ấn đậm, và được lưu giữ lại rất tốt.
Đảo Lý Sơn chỉ có diện tích khoảng 9,97 km2, với hơn 20 nghìn người sinh sống trên đảo. Đảo gồm có hai đảo chính là đảo Lớn và đảo Bé và một hòn Mù Cu ở phía Đông của đảo Lớn. Đảo gồm có ba xã chính, đi theo hai đảo và một hòn là: An Vĩnh, Anh Hải và An Bình.
Người dân trên đảo sinh sống chủ yếu bằng đánh bắt hải sản, ngoài ra cũng có nông nghiệp. Nghề nông ở đây khá khó phát triển, vì đảo nhỏ, nguồn nước không quá dồi dào, bởi vậy nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Trên đảo chủ yếu trồng cây lương thực khác, ngoại trừ lúa, lúa phải nhập từ đất liền. Nghề trồng tỏi là thịnh hành nhất trên đảo. Chủ lực của Lý Sơn chính là đánh bắt hải sản, cao gấp năm lần cho với nông nghiệp. Ngoài ra, những năm gần đây, Lý Sơn còn phát triển thêm ngành du lịch, hàng năm số lượng người đến du lịch lớn, đem lại công ăn việc làm và nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho người dân nơi đây khi kinh doanh các dịch vụ.
Lý Sơn tuy chỉ là một huyện đảo nhỏ nhưng lại có ý nghĩa nhiều mặt. Trước hết về văn hóa, Lý Sơn đã lưu giữ những giá trị văn hóa quý báu. Trong các cuộc khai quật, người ta đã tìm thấy cư dân Sa Huỳnh – chủ nhân văn hóa hệ biển đảo, tiếp đến là văn hóa Chăm Pa, để lại những giá trị di sản văn hóa đặc sắc. Trên đảo cũng có rất nhiều lễ hội văn hóa: lễ hội đua thuyền, lễ khao lề thế lính Hoàng Sa,… Ngôi chùa Hang kì vĩ, được mệnh danh là chùa trời sinh và còn rất nhiều di sản văn hóa khác, đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa nơi đây.
Lý Sơn là biển đảo thơ mộng, hoang sơ bởi vậy hàng năm thu hút lượng khách du lịch trong và ngoài nước lớn. Cổng tò vò với chiều hoàng hôn ráng đỏ đã làm say lòng biết bao bạn trẻ, rồi đến những bài biển dài, cát trắng xóa mềm mịn, nước trong xanh, thấu đến tận đáy. Làm ta đi một lần là nhớ mãi. Đến Lý Sơn đi bất cứ đâu bạn cũng có thể tìm thấy cảnh đẹp cho riêng mình. Du lịch tại Lý Sơn đã góp phần thúc đẩu kinh tế xã hội phát triển. Bên cạnh đó ta cũng không thể không nhắc đến nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực, với món gỏi tỏi chứ danh, gỏi cá cơm, và các món hải sản thơm ngon, hấp dẫn,…
Ngoài ra, Lý Sơn với cảnh đẹp nên thơ, hữu tình cũng đã khơi nguồn cảm hứng sáng tác từ bao đời nay.
…………….
Mời các bạn tham khảo nội dung chi tiết tại file dưới đây!