Các mốc lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975 là tài liệu vô cùng hữu ích thống kê toàn bộ các sự kiện quan trọng theo tiến trình lịch sử Việt Nam trong chương trình Sử 12. Thông qua các mốc lịch sử Việt Nam các bạn học sinh có thêm nhiều tư liệu tham khảo, củng cố kiến thức để nắm được các mốc lịch sử quan trọng.
Bạn đang đọc: Bảng hệ thống sự kiện lịch sử Việt Nam theo bài
Các mốc lịch sử Việt Nam được biên theo chương trình sách giáo khoa hiện hành nhằm giúp cho các em học sinh có tài liệu tham khảo để ôn tập, củng cố kiến thức. Những năm gần đây, đề thi trắc nghiệm môn Lịch Sử được biên soạn theo cấu trúc thông tin đa chiều, mức độ khó cũng dần tăng lên. Học sinh không chỉ phải nắm vững kiến thức cơ bản để trả lời các câu hỏi nhận biết mà còn phải biết vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi vận dụng, vận dung cao. Vậy dưới đây là bảng thống kê sự kiện Lịch sử Việt Nam mời các bạn cùng đón đọc. Bên cạnh các mốc lịch sử thế giới các bạn xem thêm bảng sự kiện lịch sử thế giới.
Các mốc lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975
Bài 12: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1919 – 1925
Thời gian | Nội dung (Sự kiện) |
5-6-1911 | Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước |
6-1919 | Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai bản yêu sách của nhân dân An Nam |
1919 | Phong trào chấn hưng nội hóa, bài trừ ngoại hóa của giai cấp tư sản dân tộc |
1920 | Công nhân Sài Gòn – Chơ Lớn thành lập Công hội đỏ |
7-1920 | Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I. Lênin. |
12-1920 | Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp |
1921 | Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari, báo Người cùng khổ là cơ quan ngôn luận |
1922 | – Công nhân viên chức sở Công thương Bắc kì đòi nghỉ ngày chủ nhật có trả lương- Bãi công của công nhân dệt, rượu, xay xát gạo ở Nam Định, Hải Dương, Hà Nội |
1921-1923 | Ra đời các tờ báo Nhân đạo, Đời sống công Nhân… |
1923 | Phong trào chống độc quyền cảng Sài Gòn và xuất khẩu lúa gạo Nam Kì |
6-1923 | Nguyễn Ái Quốc dự Đại hội Quốc tế nông dân ở Liên Xô và được bầu vào BCH của Hội |
1923-1924 | Ra đời các tờ báo Sự thật, tạp chí thư tín quốc tế |
11-11-1924 | Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu để đào tạo cán bộ, xây dựng tổ chức cách mạng và truyền bá lí luận cách mạng GPDT vào Việt Nam |
8-1925 | Công nhân thợ máy xưởng Ba son đấu tranh, đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân |
1925 | Bản án chế độ thực dân Pháp ra đời |
Bài 13: Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ 1925 – 1930
Thời gian | Nội dung (Sự kiện) |
2-1925 | Thành lập Cộng Sản đoàn |
6-1925 | Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
21-6-1925 | Ra đời báo Thanh Niên |
1926-1927 | Bãi công của công nhân nhà máy sợi Nam Định, công nhân đồn điền Cao su Cam Tiêm, Phú Riềng |
1927 | Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc in thành sách Đường Kách Mệnh |
25-12-1927 | Thành lập Việt Nam quốc dân đảng |
Cuối 1928 | Phong trào vô sản hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên |
2-1929 | Tổ chức ám sát tên trùm mộ phu Badanh ở Hà Nội |
3-1929 | Một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lập ra chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Bắc Kì |
5-1929 | Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên có cơ sở khắp cả nước |
17-6-1929 | Đông Dương Cộng sản đảng được thành lập |
8-1929 | Thành lập An Nam cộng sản đảng |
9-1929 | Thành lập Đông Dương cộng sản Liên đoàn |
11-1929 | An Nam Cộng sản Đảng họp Đại hội bầu ra BCH Trung ương |
1928-1929 | Cả nước có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân |
6-1à8-2-1930 | Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản tại Hương Cảng (TQ) |
9-2-1930 | Khởi nghĩa Yên Bái bùng nổ |
24-2-1930 | Đông Dương Cộng sản Liên đoàn xin gia nhập ĐCSVN |
3-2-1930 | Lấy làm ngày kỉ niệm thành lập ĐCSVN |
2-1930 | Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt được hội nghị thông qua |
Bài 14: Phong trào cách mạng 1930 – 1945
Thời gian | Nội dung (Sự kiện) |
1-5-1930 | Nhiều cuộc đấu tranh nổ ra khắp cả nước nhân ngày Quốc tế lao động |
12-9-1930 | Cuộc biểu tình của 8000 nông dân huyện Hưng Nguyên |
9-1930 | Xô viết ra đời ở Nghệ An |
Cuối 1930 đầu 1931 | Xô Viết ra đời ở Hà Tĩnh |
10-1930 | Luận Cương chính trị tháng 10 – Trần Phú |
Bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939
Thời gian | Nội dung (sự kiện) |
3-1935 | Đại hội đại biểu lần thứ nhất tại Ma Cao (Trung Quốc) |
7-1935 | Quốc tế cộng sản tiến hành đại hội lần VII |
6-1936 | Mặt trận nhân dân Pháp lên cầm quyền |
7-1936 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II họp tại Thượng Hải (TQ) |
11-1936 | Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương ra đời |
3-1938 | Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận dân chủ Đông Dương). |
Bài 16: Phong trào giải phóng dân tộc và tổng khởi nghĩa tháng tám 1939 – 1945
Thời gian | Nội dung (Sự kiện) |
11-1939 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VI (Bà Điểm – Hóc Môn) |
22-9-1940 | Nhật vào Việt Nam |
11-1940 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VII họp ở Ba Đình , Bắc Ninh |
28-1-1941 | Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam |
10 → 19-5-1941 | Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần VIII tại Pác Bó, Cao Bằng |
19-5-1941 | Mặt trận Việt Minh ra đời |
1941 | – Việt Nam Cứu quốc quân ra đời- Thành lập Trung đội cứu quốc quân I và II |
1943 | – Đảng đề ra Đề cương văn hóa Việt Nam, thành lập Hội Văn hóa cứu quốc- Việt Minh liên tỉnh Cao-Bắc-Lạng đẩy mạnh hoạt động, 19 ban xung phong “Nam tiến” ra đời |
25 → 28-2-1943 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp ở Võng La (Hà Nội) vạch ra kế hoạch chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang |
1944 | Hội Văn Hóa cứu quốc và Đảng dân chủ Việt Nam ra đời đứng trong hàng ngũ Việt Minh |
25-2-1944 | Trung đội Cứu quốc quân III ra đời |
7-5-1944 | Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị các cấp sửa soạn khởi nghĩa |
22-12-1944 | Thành lập đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân |
9-3-1945 | Nhật đảo chính Pháp |
12-3-1945 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. |
15 → 20-4-1945 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc kì |
16-4-1945 | Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị thành lập Ủy ban Dân tộc giải phóng các cấp |
15-5-1945 | Hồ Chí Minh chọn Tân Trào làm trung tâm chỉ đạo cách mạng |
4-6-1945 | Khu giải phóng Việt Bắc ra đời |
13-8-1945 | Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc và ban bố Quân lệnh số 1 |
14 → 15-8-1945 | Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Tân Trào (Tuyên Quang) |
16 → 17-8-1945 | Đại hội quốc dân ở Tân Trào tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Đảng, thống qua 10 chính sách của Việt Minh, cử ra Ủy ban GPDT Việt Nam |
16-8-1945 | Một đơn vị giải phóng quân về giải phóng thị xã Thái Nguyên |
18-8-1945 | Nhân dân Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam giành chính quyền ở tỉnh lị |
19-8-1945 | Hà Nội giành chính quyền |
23-8-1945 | Huế giành chính quyền |
25-8-1945 | Sài Gòn giành chính quyền |
28-8-1945 | Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước |
30-8-1945 | Vua Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam sụp đổ |
2-9-1945 | Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa |
Bài 17: Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa từ sau ngày 2/9/1945 đến ngày 19/12/1946
Thời gian | Nội dung sự kiện |
2-9-1945 | Quân Pháp xả súng vào đồng bào ta đang dự cuộc mít tinh ở Sài Gòn |
23-9-1945 | Pháp tiến công Sài Gòn – mở đầu cho cuộc xâm lược trở lại nước ta lần hai bằng sự kiện đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ |
8-9-1945 | Chủ tịch Hồ Chí Minh kí sắc lệnh thành lập Nha bình dân học vụ |
5-10-1945 | Lực lượng viễn chinh Pháp đến Sài Gòn |
11-11-1945 | Đảng tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất rút vào hoạt động bí mật |
6-1-1946 | Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội trong cả nước lần đầu tiên giành thắng lợi |
Bài 18: Những năm đầu cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950
Thời gian | Nội dung (Sự kiện) |
12-12-11946 | Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” |
15-12-1946 | Pháp chiếm đóng cơ quan Bộ tài chính và Bộ Giao thông công chính |
18-12-1946 | Pháp gửi tối hậu thư đòi ta phải hạ vũ khí đầu hàng |
Tối 19-12-1946 | Thay mặt Đảng, Chính phủ, Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến |
3-1947 | Chính phủ Pháp cử Bôlae sang làm cao ủy Pháp ở Đông Dương |
9-1947 | Tác phẩm Kháng chiến nhất định thắng lợi ra đời |
1947 | Chiến dịch Việt Bắc thu – đông |
19-12-1947 | Pháp rút quân khỏi Việt Bắc |
1949 | Bầu cử Hội đồng nhân dân và Ủy ban kháng chiến hành chính các cấp |
5-1949 | Pháp đề ra kế hoặc Rơve |
6-1949 | Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt quyết định đi đến thống nhất thành Mặt trận Liên Việt |
1948-1949 | Quân ta đẩy mạnh chiến tranh du kích, biến hậu phương của địch thành tiền phương của ta |
1950 | Chiến dịch Biên giới thu – đông |
1-1950 | Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN lần lượt công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với ta |
7-2-1950 | Mĩ công nhận chính phủ bù nhìn Bảo Đại |
8-5-1950 | Mỹ viện trợ tài chính và quân sự cho Pháp, chính thức dính liều vào chiến tranh ở Đông Dương |
Bài 19: Bước phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
2-1951 | Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng họp ở Chiêm Hóa (Tuyên Quang) |
3-3-1951 | Đảng đã thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội liên hiệp quốc dân thành Mặt trận Liên Việt |
11-3-1951 | Liên minh nhân dân Việt – Miên – Lào được thành lập |
6-1951 | Chính phủ ban hành sắc lệnh thành lập Ngân hàng Quốc gia Việt Nam |
1952 | Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất |
12-1951 → 2-1952 | Quân ta mở chiến dịch phản công và tiền công địch ở Hòa Bình |
10-1952 → 12-1952 | Ta mở chiến dịch Tây Bắc |
4-1953 → 5-1953 | Ta phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở chiến dịch Thượng Lào chân hè 1953. |
Bài 20: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
7-5-1953 | Chính phủ Pháp cử tướng Nava làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương |
Thu-đông 1953 | Nava tập trung lực lượng cơ động ở Đồng bằng Bắc bộ là 44 tiểu đoàn |
9-1953 | Bộ chính trị Trung ương Đảng họp và đề ra kế hoạch tác chiến đôngxuân 1953-1954 |
3-12-1953 | Nava quyết định xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm mạnh nhằm “nghiền nát” bộ đội chủ lực của ta. |
10-12-1953 | Quân ta tấn công địch ở Lai Châu, bao vây uy hiếp địch ở Điện Biên Phủ |
12-1953 |
– Quân ta phối hợp với quân dân Lào tấn công Trung Lào, giải phóng thị xã Thà Khẹt, uy hiếp xênô. – Bộ chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ |
2-1954 | Quân ta tiến công địch ở Bắc Tây Nguyên, giải phóng Kon Tum, uy hiếp Plâyku |
13-3→17 – 3-1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 1) |
30-3 → 26-4-1954 | Chiến địch Điện Biên Phủ (đợt 2) |
1-5 → 7-5-1954 | Chiến dịch Điện Biên Phủ (đợt 3) |
17h30 ngày 7-5-1954 | Tướng Đờ Cátxtơri cùng toàn bộ ban tham mưu của địch bị bắt, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng |
8-5-1954 | Đoàn đại biểu của ta do Phạm Văn Đồng dẫn đầu bước vào Hội nghị Gioơnevơ với tư thế của người chiến thắng |
21-7-1954 | Hiệp định Giơnevơ được kí kết |
Bài 22: Xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
1957-1959 | Chính quyền Ngô Đình Diện ban hành chính sách “Tố cộng, diệt cộng” |
1-1959 | Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 quyết định nhân dân Miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ Mĩ và tay sai |
1959-1960 | Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Bến Tre |
2-1959 | Phong trào nổ ra lẽ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái. |
17-1-1960 | Phong trào Đồng Khởi nổ ra ở 3 xã là Định Thủy, Phước Hiệp và Bình Khánh, sau đó lan toàn Bến Tre |
20-12-1960 | Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập |
5→10-9-1960 | Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III họp tại Hà Nội |
1961-1965 | Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mĩ ở miền Nam |
1-1961 | Trung ương Cục miền Nam được thành lập |
15-2-1961 | Quân giải phóng miền Nam ra đời |
2-1962 | Cố vấn Mĩ đưa quân vào miền nam và thành lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ (MACV) ở Sài Gòn |
1962 | Quân ta mở nhiều cuộc tập kích vào đồn bốt địch |
Cuối 1962 | Cách mạng kiểm soát trên một nửa tổng số ấp với gần 70% dân số |
1-1-1963 | Mĩ tổ chức cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm |
2-1-1963 | Quân ta giành thắng lợi trong trận ấp Bắc (Mỹ Tho) Đông xuân |
1964-1965 | Ta giành thắng lợi ở Bình Giã, Ba Gia, An Lão, Đồng Xoài |
Bài 23: Khôi phục và phát triển kinh tế – xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)
Thời gian | Sự kiện |
---|---|
7-1973 | Nghị quyết 21 của Trung ương Đảng tiếp tục bạo lực cách mạng… |
12-1974→1-1975 | Ta giành thắng lợi trong chiến dịch đường 14 – Phước Long |
Cuối 1974 – đầu 1975 | Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong hai năm 1975 và 1976 |
4-3→24-4-1975 | Chiến dịch Tây Nguyên |
21-3→29-3-1975 | Chiến dịch Huế – Đà Nẵng |
26-4→30-4-1975 | Chiến dịch Hồ Chí Minh |
3-1975 | Quân ta đánh nghi binh ở Kon Tum, Plâyku |
10-3-1975 | Ta tiến công và giành thắng lợi ở Buôn Ma Thuột |
21-3-1975 | Ta tấn công Huế và chặn đường rút chạy của địch. |
26-3-1975 | Giải phóng Huế và toàn bộ tỉnh Thừa thiên |
29-3-1975 | Giải phóng Đà Nẵng |
Cuối 3 đầu 4 – 1975 | Ta giải phóng các tỉnh còn lại của ven biển miền Trung, phía Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. |
9-4-1975 | Ta tấn công Xuân Lộc, căn cứ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn từ phía Tây. |
18-4-1975 | Mệnh ra lệnh di tản người Mĩ |
21-4-1975 | Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức Tổng thống |
10h45 – 11h30 ngày 30-4-1975 |
– Xe tăng của ta tiến thẳng vào dinh “Độc lập”, bắt toàn bộ chính quyền Sài Gòn, tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. – Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc “dinh độc lập” báo hiệu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. |
2-5-1975 | Nam Bộ và miền Nam nước ta hoàn toàn giải phóng |
…………………
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết