Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

Bảng nguyên tố hóa học lớp 7 là tài liệu vô cùng hữu ích, hướng dẫn các em học sinh biết cách gọi tên các nguyên tố hóa học theo danh pháp quốc tế (IUPAC). Bảng nguyên tố hóa học liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên số hiệu nguyên tử (số proton trong hạt nhân), cấu hình electron và các tính chất hóa học tuần hoàn của chúng.

Bạn đang đọc: Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

Bảng nguyên tố hóa học lớp 7 – IUPAC là tài liệu hữu ích dành cho các bạn học sinh có mong muốn học thuộc hóa trị để có thể ứng dụng cho quá trình làm bài tập trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học cho chúng ta biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. Chỉ cần xác định được vị trí thì chúng ta cũng có thể so sánh nó với những loại nguyên tố khác gần kề. Vậy dưới đây là bảng tuần hoàn lớp 7 chương trình mới mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

    Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học

    – Năm 1869, nhà bác học người Nga D. I. Mendeleev đã xây dựng bảng tuần hoàn theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử.

    – Các nhà khoa học hiện đại đã chứng minh rằng điện tích hạt nhân nguyên tử mới là cơ sở để xây dựng bảng tuần hoàn.

    – Hiện nay, bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học gồm 118 nguyên tố được xây dựng theo nguyên tắc sau:

    • Các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
    • Các nguyên tố hóa học trong cùng một hàng có cùng số lớp electron trong nguyên tử.
    • Các nguyên tố hóa học trong cùng một cột có tính chất hóa học gần giống nhau.

    Bảng nguyên tố hóa học

    Số hiệu nguyên tử (Z) Tên cũ Tên nguyên tố hóa học (IUPAC) Kí hiệu hoá học Khối lượng nguyên tố (amu) Hoá trị
    1 Hiđro Hydrogen H 1 I
    2 Heli Helium He 4
    3 Liti Lithium Li 7 I
    4 Beri Beryllium Be 9 II
    5 Bo Boron Bo 11 III
    6 Cacbon Carbon C 12 IV, II
    7 Nitơ Nitrogen N 14 II, III, IV…
    8 Oxi Oxygen O 16 II
    9 Flo Flourine F 19 I
    10 Neon Neon Ne 20
    11 Natri Sodium Na 23 I
    12 Magie Magnesium Mg 24 II
    13 Nhôm Aluminium Al 27 III
    14 Silic Silicon Si 28 IV
    15 Photpho Phosphorus P 31 III, V
    16 Lưu huỳnh Sulfur S 32 II, IV, VI
    17 Clo Chlorine Cl 35,5 I,…
    18 Agon Argon Ar 39,9
    19 Kali Potassium K 39 I
    20 Canxi Calcium Ca 40 II

    Chú thích:

    • Nguyên tố phi kim: chữ màu xanh
    • Nguyên tố kim loại: chữ màu đen
    • Nguyên tố khí hiếm: chữ màu đỏ

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố Hóa học lớp 7

    Bảng phiên âm tên gọi của 20 nguyên tố hóa học đầu

    Số hiệu nguyên tử (Z)

    Kí hiệu hóa học

    Tên nguyên tố hóa học

    Phiên âm Quốc tế

    1

    H

    Hydrogen

    /ˈhaɪdrədʒən/

    2

    He

    Helium

    /ˈhiːliəm/

    3

    Li

    Lithium

    /ˈlɪθiəm/

    4

    Be

    Beryllium

    /bəˈrɪliəm/

    5

    B

    Boron

    /ˈbɔːrɒn/

    /ˈbɔːrɑːn/

    6

    C

    Carbon

    /ˈkɑːbən/

    /ˈkɑːrbən/

    7

    N

    Nitrogen

    /ˈnaɪtrədʒən/

    8

    O

    Oxygen

    /ˈɒksɪdʒən/

    /ˈɑːksɪdʒən/

    9

    F

    Fluorine

    /ˈflɔːriːn/

    /ˈflʊəriːn/

    /ˈflɔːriːn/

    /ˈflʊriːn/

    10

    Ne

    Neon

    /ˈniːɒn/

    /ˈniːɑːn/

    11

    Na

    Sodium

    /ˈsəʊdiəm/

    12

    Mg

    Magnesium

    /mæɡˈniːziəm/

    13

    Al

    Aluminium

    /ˌæljəˈmɪniəm/

    /ˌæləˈmɪniəm/

    /ˌæljəˈmɪniəm/

    /ˌæləˈmɪniəm/

    14

    Si

    Silicon

    /ˈsɪlɪkən/

    15

    P

    Phosphorus

    /ˈfɒsfərəs/

    /ˈfɑːsfərəs/

    16

    S

    Sulfur

    /ˈsʌlfə(r)/

    /ˈsʌlfər/

    17

    Cl

    Chlorine

    /ˈklɔːriːn/

    18

    Ar

    Argon

    /ˈɑːɡɒn/

    /ˈɑːrɡɑːn/

    19

    K

    Potassium

    /pəˈtæsiəm/

    20

    Ca

    Calcium

    /ˈkælsiəm/

    Bài ca hóa trị hay, dễ học nhất

    Bài ca hóa trị 1

    Kali (K), Iot (I), Hidrô (H)
    Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
    Là hoá trị I hỡi ai
    Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
    Magiê (Mg), Kẽm (Zn) với Thuỷ Ngân
    (Hg)
    Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc(Sn) thêm phần
    Bari (Ba) Cuối cùng thêm
    chú Canxi (Ca)
    Hoá trị II nhớ có gì khó khăn
    Bác Nhôm (Al) hoá trị III lần
    In sâu trí nhớ khi cần có ngay
    Cacbon (C), Silic (Si) này đây
    Có hoá trị IV không ngày nào quên
    Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
    II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi
    Nitơ (N) rắc rối nhất đời
    I, II, III, IV khi thời lên V
    Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
    Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
    Phot pho (P) nói đến không dư
    Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
    Em ơi, cố gắng học chăm
    Bài ca hoá trị suốt năm cần dùng.

    Bài ca hóa trị 2

    Hidro (H) cùng với liti (Li)
    Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
    Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
    Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
    Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
    Thường II ít I chớ phân vân gì
    Đổi thay II , IV là chì (Pb)
    Điển hình hoá trị của chì là II
    Bao giờ cùng hoá trị II
    Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
    Ngoài ra còn có canxi (Ca)
    Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
    Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
    Cacbon (Ca) Silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
    Thế nhưng phải nói thêm lời
    Hóa trị II vẫn là nơi đi về
    Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
    Không bền nên dễ biến liền sắt III
    Phốtpho III ít gặp mà
    Photpho V chính người ta gặp nhiều
    Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
    I , II, III , IV phần nhiều tới V
    Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
    Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
    Clo Iot lung tung
    II III V VII thường thì I thôi
    Mangan rắc rối nhất đời
    Đổi từ I đến VII thời mới yên
    Hoá trị II dùng rất nhiều Hidro (H) cùng với liti (Li)
    Natri (Na) cùng với kali (K) chẳng rời
    Ngoài ra còn bạc (Ag) sáng ngời
    Chỉ mang hoá trị I thôi chớ nhầm
    Riêng đồng (Cu) cùng với thuỷ ngân (Hg)
    Thường II ít I chớ phân vân gì
    Đổi thay II , IV là chì (Pb)
    Điển hình hoá trị của chì là II
    Bao giờ cùng hoá trị II
    Là ôxi (O) , kẽm(Zn) chẳng sai chút gì
    Ngoài ra còn có canxi (Ca)
    Magiê (Mg) cùng với bari (Ba) một nhà
    Bo (B) , nhôm (Al) thì hóa trị III
    Cacbon (Ca) Silic (Si) thiếc (Sn) là IV thôi
    Thế nhưng phải nói thêm lời
    Hóa trị II vẫn là nơi đi về
    Sắt (Fe) II toan tính bộn bề
    Không bền nên dễ biến liền sắt III
    Phốtpho III ít gặp mà
    Photpho V chính người ta gặp nhiều
    Nitơ (N) hoá trị bao nhiêu ?
    I , II, III , IV phần nhiều tới V
    Lưu huynh lắm lúc chơi khăm
    Khi II lúc IV , VI tăng tột cùng
    Clo Iot lung tung
    II III V VII thường thì I thô
    Hoá trị VII cũng được yêu hay cần
    Bài ca hoá trị thuộc lòng
    Viết thông công thức đề phòng lãng quên
    Học hành cố gắng cần chuyên
    Siêng ôn chăm luyện tất nhiên nhớ nhiều

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *