Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6 giúp thầy cô tham khảo, để tổng kết lại những thuận lợi và khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018.

Bạn đang đọc: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 6

Năm học 2021 – 2022, lớp 6 dạy theo 3 bộ sách mới là Chân trời sáng tạo, kết nối tri thức với cuộc sống và Cánh diều. Mẫu báo cáo tổng kết, thầy cô cần nêu rõ những gì đã thực hiện được, chưa thực hiện được để rút kinh nghiệm cho những năm học tiếp theo. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:

Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình GDPT 2018 với lớp 6

PHÒNG GD& ĐT
TRƯỜNG THCS
Số: …/BC -NGH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……., ngày …. tháng……năm 2022

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
PHỔ THÔNG 2018 ĐỐI VỚI LỚP 6 NĂM HỌC 2021-2022

1. Kết quả nổi bật đạt được:

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới 2018 được thực hiện bắt đầu từ năm học 2020 – 2021 với lớp 2 và lớp 6 trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Song tới thời điểm này trường THCS………. về cơ bản đã hoàn thành chương trình giáo dục theo đúng kế hoạch ngay từ đầu năm học đã được các tổ chuyên môn xây dựng và được nhà trường thẩm định đưa vào sử dụng, chất lượng học sinh lớp 6 đảm bảo theo chuẩn đầu ra.

Cụ thể:

1. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, dám thể hiện quan điểm của mình.

2. Lấy thực hiện mục tiêu ưu tiên số 1 của GDPT là dạy người, dạy thái độ sống, kỹ năng sống, trách nhiệm xã hội, năng lực tự học, đi cùng với các năng lực khác, về nhận thức, về tư duy…, làm nền tảng để tạo dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Nội dung chương trình dạy học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; SGK mới có nhiều tiết thực hành, nên học sinh rất hào hứng học tập… Nhà trường đã chọn lọc và sử dụng các bộ sách khác nhau cho từng môn học. Những bộ sách này được đầu tư bài bản, đáp ứng yêu cầu dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Về nội dung, SGK đảm bảo tính kế thừa, ngôn ngữ và cách thức thể hiện phù hợp, có tính mở; phù hợp với nhiều nhóm đối tượng học sinh. Cấu trúc, nội dung đảm bảo tính khoa học, lôgic; hình thức SGK, khổ sách, cỡ chữ, hình ảnh minh họa sinh động phù hợp với đặc thù của các môn học và lứa tuổi học sinh; sách được trình bày khoa học, rõ ràng, dễ hiểu.

2. Những thuận lợi, khó khăn khi triển khai thực hiện Kế hoạch dạy học Chương trình giáo dục 2018.

2.1: Môn Khoa học tự nhiên( bộ Kết nối tri thức với cuộc sống)

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Thuận lợi:

  • Thể hiện rõ, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa đối tượng; giúp giáo viên có thể chủ động trong giảng dạy và đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh
  • Có các văn bản chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Bộ đến Sở, phòng GD&ĐT Pleiku. Gialai
  • Có chương trình GDPT 2018 làm khung chuẩn. Sách giáo khoa có tính mở tạo điều kiện cho nhà trường chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp.

Khó khăn:

  • Việc tập huấn của Bộ cũng chủ yếu là để giới thiệu chương trình GDPT 2018, tập huấn phương pháp dạy, xây dựng kế hoạch qua các modun trực tuyến 1,2,3,4,5,9 chứ không có mô-đun nào tập huấn kiến thức cơ bản cả.
  • Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Chỉ thống nhất trong sinh hoạt cụm trường. Không có văn bản chỉ đạo cụ thể từ phòng GD & ĐT.

– Phân công giáo viên giảng dạy:

Thuận lợi:

  • GV có thể bổ xung nội dung, hoạt động đặc thù thích hợp gắn với thực tế
  • Thuận lợi cho nhà trường, tổ CM xây dựng KH kiểm tra, đánh giá phù hợp với KH GD nhà trường

Khó khăn:

  • Giáo viên chưa đáp ứng yêu cầu để dạy cuốn chiếu theo chương trình biên soạn có tính logic của SGK môn Khoa học tự nhiên 6.
  • Giáo viên dạy KHTN có chuyên môn lí thì chưa được bồi dưỡng hóa –sinh và Giáo viên hóa sinh thì chưa được bồi dưỡng vật lí .

– Kiểm tra, đánh giá:

Thuận lợi:

  • Một bài kiểm tra đánh giá kiến thức của nhiều phân môn.
  • Sau những lúng túng ban đầu, nhà trường đã chú trọng đổi mới công tác quản lý, quản trị trường học theo hướng phát huy tính chủ động, linh hoạt của nhà trường và năng lực tự chủ, sáng tạo của tổ chuyên môn, giáo viên trong việc thực hiện chương trình, sách giáo khoa GDPT đối với lớp 6.

Các thành viên trong tổ đã khai thác, sử dụng sách giáo khoa, nguồn học liệu, thiết bị dạy học hiệu quả, phù hợp thực tiễn; vận dụng linh hoạt phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Kiểm tra, đánh giá nhằm phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Khó khăn:

  • Một môn với nhiều phân môn với lượng kiến thức nhiều nên cũng ảnh hưởng đến việc phân bố thời gian làm bài kiểm tra.

Do tình hình dịch COVID-19, Nhà trường và cán bộ công nhân viên trong nhà trường đã rất cố gắng nỗ lực thực hiện các chương trình tập huấn thông qua trực tuyến, được thực hành trên môi trường mạng, nhiệm vụ mới, tập huấn với hình thức mới, tuy nhiên giáo viên ít được tương tác với đồng nghiệp và học sinh, trong khi đó Chương trình GDPT 2018 đòi hỏi giáo viên, nhà trường tự chủ nhiều hơn; cha mẹ học sinh chưa được cung cấp thông tin đầy đủ về chương trình nên có biểu hiện lo lắng.

* Thiết bị dạy học

Bộ thiết bị dạy học môn KHTN 6 hiện tại chưa đủ, nên giáo viên đang tận dụng thiết bị hiện có để giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

* Kiến nghị, đề xuất

  • Nên bồi dưỡng giáo viên KHTN trong thời gian sớm nhất.
  • Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6. Chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên được bồi dưỡng chuyên môn chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023.

2.2. Môn Ngữ văn:

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Thuận lợi:

Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng phù hợp với logic sắp xếp các chủ đề của chương trình môn học và điều kiện tổ chức dạy học của nhà trường. Kế hoạch dạy học được thiết kế theo hướng nối tiếp – các tiết học được bố trí dạy theo trình tự trong SGK. Nhờ vậy, HS được học lần lượt từ bài I đến bài X, thuận lợi trong việc tiếp thu kiến thức và phát triển tư duy môn học.

  • Thể hiện rõ, đầy đủ các yêu cầu về mức độ cần đạt, đảm bảo mục tiêu dạy học tích hợp và phân hóa đối tượng; giúp giáo viên có thể chủ động trong giảng dạy và đánh giá được mức độ đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực của học sinh
  • Có các văn bản chỉ đạo thực hiện của các cấp từ Bộ đến Sở, phòng GD&ĐT Pleiku. Gia Lai
  • Có chương trình GDPT 2018 làm khung chuẩn. Sách giáo khoa có tính mở tạo điều kiện cho nhà trường chủ động trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phù hợp.

Khó khăn:

  • Nội dung các bài học được xây dựng trên cơ sở tiếp nối và phát triển kiến thức chương trình tiểu học 2018, mà đối tượng học sinh lớp 6 năm học 2021-2022 lại học bộ sách cũ nên một số kiến thức ( đặc biệt là tiếng Việt ) rất khó với học sinh, gây trở ngại cho quá trình dạy và học cả Gv và HS
  • Kế hoạch dạy học môn học được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, tuy nhiên trang thiết bị bộ môn chưa có, gây khó khăn cho giáo viên trong xây dựng và thực hiện chương trình môn học
  • Việc tập huấn của Bộ cũng chủ yếu là để giới thiệu chương trình GDPT 2018, tập huấn phương pháp dạy, xây dựng kế hoạch qua các moddun trực tuyến 1,2,3,4,5,9, … chứ không có mô-đun nào tập huấn kiến thức cơ bản cả.
  • Chỉ đạo xây dựng kế hoạch dạy học theo cv 4040 chưa rõ ràng, còn chung chung ( phần đọc văn bản)
  • Nội dung kiến thức phần đọc văn bản quá nhiều thể loại, kiểu văn bản; phần thực hành viết chương trình lớp 6 – 2018 khá nặng và khó với HS lớp 6 .

– Phân công giáo viên giảng dạy:

  • Thuận lợi: Phân công giảng dạy phù hợp với trình độ chuyên môn của các thành viên trong Tổ.
  • Khó khăn: Một số giáo viên phải dạy cả 2 chương trình cùng một lúc nên khó tập trung, đầu tư chuyên môn vào chương trình sách giáo khoa mới 2018

– Kiểm tra, đánh giá:

Thuận lợi:

  • Thời lượng thực hành viết trong 1 bài học nhiều (ít nhất 3 tiết) nên Gv có điều kiện, thời gian hướng dẫn HS tìm hiểu, viết bài, chỉnh sửa bài cho HS một cách sát sao, cụ thể.
  • Giáo viên có thể đa dạng các hình thức kiểm tra đánh giá phù hợp với đặc điểm học sinh.

Khó khăn:

  • Chuyên môn Phòng giáo dục chưa triển khai chỉ đạo thống nhất về các hình thức bài kiểm tra đánh giá giữa kì và cuối kì.
  • Năm đầu tiên thực hiện nên giáo viên còn khó khăn trong việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, chưa thể xác định hình thức kiểm tra nào là phù hợp và tối ưu nhất.

* Kiến nghị, đề xuất:

  • Cần có những buổi tập huấn trực tiếp về các bộ sách giáo khoa, chương trình dạy học, thống nhất chung về chuyên môn (đặc biệt là hình thức kiểm tra đánh giá giữa và cuối kì)
  • Ban biên tập sách và bộ giáo dục cần đồng hành cùng giáo viên trong quá trình thực hiện để hướng dẫn và hỗ trợ những khó khăn giáo viên gặp phải trong quá trình thực hiện.

* Thiết bị dạy học

Thuận lợi:

  • Đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình công tác, tích cực đổi mới phương pháp dạy học. Giáo viên có kỹ năng thực hành tốt, thích tìm tòi sáng tạo trong sử dụng TBDH, ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Được sự quan tâm của Phòng Giáo dục, BGH nhà trường hỗ trợ kinh phí trang bị máy vi tính nối mạng internet, máy chiếu, laptop, các phương tiện kỹ thuật thuận lợi cho việc dạy học ứng dụng công nghệ thông tin.

Khó khăn:

  • Thiết bị trong các phòng học chưa được bố trí ở tất cả các phòng, chỉ tập trung ở 1 vài lớp
  • Bộ TBDH phục vụ cho chương trình dạy học 2018 không có
  • Do tình hình dịch COVID-19, Giáo viên bộ môn chủ yếu chỉ dạy học trực tuyến bằng trang thiết bị cá nhân, tự khai thác các nguồn học liệu trên mạng xã hội, ứng dụng của các trang web và phần mềm , chưa có sự thống nhất chung toàn trường.

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6.

  • Mỗi giáo viên cần chủ động và tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp, phân hóa, phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo yêu cầu vì sự tiến bộ và phát triển năng lực HS.
  • Chuyên môn nhà trường tạo điều kiện bố trí một số giáo viên tập trung chỉ dạy học một chương trình ( theo khối) để có thời gian đầu tư, nghiên cứu chuyên môn sâu hơn.

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023.

  • Bộ Gd và Đạo tạo cố gắng tập huấn tất cả nội dung kiến thức liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian sớm nhất để giáo viên tiếp cận chương trình, không nên vừa thực hiện dạy vừa tập huấn hay tập huấn sau khi thực hiện ,..
  • Việc tập huấn cho Gv để chọn sách lớp 7,8,9 những năm sau là không cần thiết. Nên chú trọng tập huấn giảng dạy cụ thể chương trình cho từng bộ sách.

2.3. Môn Lịch sử – Địa lý

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

* Khó khăn: Vì thời lượng chương trình yêu cầu phải đạt tỉ lệ kiến thức hai môn tương đương (50% trong mỗi học kì) nên việc xây dựng chương trình còn gặp nhiều khó khăn.

– Phân công giáo viên giảng dạy:

* Khó khăn: Do trước đây giáo viên chỉ được đào tạo một chuyên ngành (Lịch Sử hoặc Địa lí) nên việc phân công chuyên môn trong tổ gặp khó khăn.

– Kiểm tra, đánh giá:

* Khó khăn: Hiện tại chưa phát hiện khó khăn

2.4. Chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 6

– Xây dựng kế hoạch dạy học: Sở chưa ban hành tài liệu chính thức của Chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 6

– Phân công giáo viên giảng dạy: Hiện tại chưa phát hiện khó khăn

– Kiểm tra, đánh giá: Hiện tại chưa phát hiện khó khăn

* Thiết bị dạy học

– Phân môn Lịch sử và Địa lí còn sử dụng thiết bị dạy học cũ, chưa có đủ thiết bị dạy học mới phục vụ cho tiết dạy.

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 và chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023:

  • Nên thống nhất một bộ sách cho cả phòng GD để dễ trao đổi chuyên môn.
  • Đề nghị mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên chỉ mới đào tạo một chuyên ngành để năm học 2022 – 2023 thuận lợi trong việc giảng dạy (Phòng hỗ trợ kinh phí).
  • Sở cần ban hành tài liệu chính thức của Chương trình giáo dục địa phương đối với lớp 6, 7 để GV và HS có tài liệu dạy và học.
  • Việc xây dựng chương trình dạy học cho 2 phân môn ở mỗi học kì đảm bảo lượng kiện thức tương đương nhưng không nhất thiết 50 / 50 mà có thể xây dựng : Học kì I: dạy 2 tiết sử, 1 tiết địa; học kì II ngược lại để tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân chia chuyên môn, xây dựng thời khóa biểu trong điều kiện Gv chưa được bồi dưỡng chuyên môn.

2.5. Môn Tiếng Anh

– Xây dựng kế hoạch dạy học: Nhà trường đã xây dựng kế hoạch dạy học (Theo công văn 4040/BGD ĐT – GDTrH NGÀY 16/9/2021) với 35 tuần, học kì 1: 18 tuần và Học kì 2 17 tuần.

– Phân công giáo viên giảng dạy: Nhà trường đã phân công GV giảng dạy bộ môn tiếng Anh lớp 6 hợp lý.

– Kiểm tra, đánh giá: Thực hiện kiểm tra đánh giá theo thông tư 22/2021/TT-BGDĐT về đánh giá học sinh THCS, THPT đồng thời bố trí kiểm tra đánh giá phù hợp với thực tiễn của nhà trường trong tình hình dịch bệnh covid 19.

* Thiết bị dạy học

Do diễn biến khá phức tạp của đại dịch Covid-19 nên thiết bị dạy và học hết sức linh hoạt, đáp ứng tối ưu theo từng giai đoạn cụ thể. Ngoài sách giáo khoa, GV và Hs triệt để khai thác sử dụng các thiết bị và ứng dụng CNTT như Internet, máy tính, điện thoại thông minh, …

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6: Cần có văn bản chỉ đạo cụ thể về cách thức kiểm tra đánh giá ở các bài kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ.

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023: Cần có những chỉ đạo sớm, cụ thể về các chương trình tập huấn cho GV.

2.6. Môn Công nghệ

– Thuận lợi:

  • SGK môn Công nghệ học có nội dung thiết kế chương trình dạy học phù hợp với học sinh lớp 6, có nhiều hình ảnh đẹp, gần gũi với thực tế.
  • Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cơ bản cho việc dạy học lớp 6 theo chương trình giáo dục 2018.

– Khó khăn:

  • Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 diễn ra trên địa bàn, nên học sinh trên địa bàn thường xuyên vắng học nhiều.
  • Phát triển, rèn kỹ năng còn hạn chế dẫn đến khó khăn cho việc triển khai thực hiện chương trình lớp 6.

* Thiết bị dạy học

– Phòng học lớp 6 có tivi thông minh được kết nối internet.

+ Thiết bị dạy học nội dung đồ dùng điện trong gia đình không có nên chưa đảm bảo yêu cầu thực hiện chương trình GDPT mới .

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6: không

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023: không

2.7. Môn Nghệ thuật:

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Thuận lợi:

  • KHDH xây dựng phù hợp với chủ đề môn học.
  • KHDH thể hiện rõ và đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu cần đạt giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy và đánh giá.
  • Dựa vào CT GDPT 2018, KHDH được xây dựng và thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.

Khó khăn:

  • Thiết bị và đồ dùng dạy học chưa được cấp gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học.
  • Vì thời gian học tập trực tuyến kéo dài nên việc dạy theo KHDH chưa đạt hiệu quả cao.
  • Nhiều nội dung cần luyện tập, ôn tập nhiều để HS có kĩ năng thuần thục nhưng Nội dung chương trình nhiều nên thời gian luyện tập, ôn tập cho học sinh còn hạn chế.

– Phân công giáo viên giảng dạy:

Thuận lợi:

  • Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn.
  • Các GV có đủ trình độ, năng lực để đảm nhiệm việc giảng dạy theo CTGD

– Kiểm tra, đánh giá:

Thuận lợi:

  • Giáo viên được thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo nội dung, mạch kiến thức mình phụ trách, nắm bắt năng lực của học sinh được giáo viên chủ động thực hiện hiệu quả.
  • Việc kiểm tra, đánh giá đa dạng nhiều hình thức tạo điều kiện cho học sinh.

Khó khăn:

  • Việc vào điểm trên phần mềm có sự bất cập khi điểm đánh giá học sinh do 2 giáo viên thống nhất đánh giá.

* Thiết bị dạy học

Báo cáo công tác thiết bị hiện có, việc tận dụng thiết bị hiện có để giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thuận lợi:

  • GV tận dụng thiết bị dạy học kết hợp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường đã mua sắm trang thiết bị, kết nối mạng, tivi đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

Khó khăn:

  • Thiết bị dạy học chưa đảm bảo gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học.
  • Nội dung Mĩ thuật chưa có phòng học riêng của bộ môn khó khăn trong việc làm bài thực hành, hoạt động nhóm, trưng bày lưu giữ sản phẩm.

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6.

+ Cấp một số thiết bị dạy học như tranh ảnh, mô hình….để có thể tổ chức các hoạt động thực hành cho HS.

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023.

– Cần giảm tải bớt một vài nội dung để HS có thời gian thực hành luyện tập, ôn tập.

2.8. Môn Giáo dục thể chất:

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Thuận lợi:

  • KHDH xây dựng phù hợp với chủ đề môn học.
  • KHDH thể hiện rõ và đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu cần đạt giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy và đánh giá.
  • Dựa vào CT GDPT 2018, KHDH được xây dựng và thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.

Khó khăn:

  • Thiết bị và đồ dùng dạy học chưa được cấp gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học.
  • Vì thời gian học tập trực tuyến kéo dài nên việc dạy theo KHDH chưa đạt hiệu quả cao.
  • Nhiều nội dung cần luyện tập, ôn tập nhiều để HS có kĩ năng thuần thục nhưng Nội dung chương trình nhiều nên thời gian luyện tập, ôn tập cho học sinh còn hạn chế.

– Phân công giáo viên giảng dạy:

Khó khăn: Trường chỉ có 1 GV chuyên trách còn đa số là giáo viên kiêm nhiệm nên việc phân công chuyên môn và đảm nhiệm việc giảng dạy theo CTGD gặp nhiều khó khăn và hạn chế.

– Kiểm tra, đánh giá:

  • Thuận lợi: Việc kiểm tra, đánh giá được giáo viên linh động tạo điều kiện cho học sinh.
  • Khó khăn: Việc giáo viên kiêm nhiệm dạy bộ môn GDTC nên khi kiểm tra đánh giá chuyên môn chưa được đúng với yêu cầu bộ môn .

* Thiết bị dạy học

Báo cáo công tác thiết bị hiện có, việc tận dụng thiết bị hiện có để giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Khó khăn: Thiết bị dạy học không có gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học..

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6.

+ Cấp một số thiết bị dạy học phù hợp để có thể tổ chức các hoạt động thực hành cho HS.

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023.

+ Có sự phân công giáo viên chuyên trách để phụ trách bộ môn được nối tiếp và đạt yêu cầu bộ môn .

2.9. Môn Toán:

a. Thuận lợi

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc thực hiện chương trình giáo dục 2018. Tổ chuyên môn ngay từ đầu năm học được chỉ đạo của chuyên môn nhà trường đã xây dựng được kế hoạch dạy học theo nội dung đã tập huấn thay SGK, bám sát theo công văn hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Phù hợp với điều kiện dạy học thực tế trong tình hình dịch bệnh Covid đang diễn biến còn phức tạp.

– Phân công giáo viên giảng dạy:

Giáo viên nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn vững vàng. Luôn học hỏi để từng bước hoàn thiện nhiệm vụ được giao. Phân công giáo viên dạy đúng chuyên ngành đào tạo để thực hiện đúng kế hoạch dạy học mà tổ chuyên môn đã xây dựng.

– Kiểm tra, đánh giá:

Tổ chuyên môn đã xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá giữa HK, cuối HK theo CTNT và triển khai kịp thời tới từng thành viên trong tổ chuyên môn. Trong quá trình triển khai, giáo viên đã kiểm tra, đánh giá theo nội dung trong SGK, theo kế hoạch dạy học phù hợp với đối tượng HS, thực hiện theo đúng hướng dẫn ở Thông tư 22.

b. Khó khăn:

Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19, nên nhiều học sinh vắng học dài ngày, dẫn đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh còn hạn chế, kết quả học tập chưa cao.

* Thiết bị dạy học

– Đã và đang sử dụng hiệu quả ti vi, máy chiếu trong công tác hỗ trợ dạy học môn Toán.

– Đồ dùng dạy học hiện chưa đáp ứng đủ với nhu cầu giảng dạy các bài học trong SGK lớp 6 mới.

* Kiến nghị, đề xuất

– Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo.

– Việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023: Cấp các bản mẫu SGK lớp 7, đi kèm là sách bản điện tử, các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn khác.

2.10. Môn HĐTN:

– Xây dựng kế hoạch dạy học:

Thuận lợi:

  • KHDH xây dựng phù hợp với chủ đề môn học.
  • KHDH thể hiện rõ và đầy đủ các mục tiêu, yêu cầu cần đạt giúp giáo viên chủ động trong giảng dạy và đánh giá.
  • Dựa vào CT GDPT 2018, KHDH được xây dựng và thực hiện phù hợp với điều kiện nhà trường.

Khó khăn:

  • Thiết bị và đồ dùng dạy học chưa được cấp gây khó khăn cho việc xây dựng và thực hiện chương trình môn học.
  • Vì thời gian học tập trực tuyến kéo dài nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm chưa đạt hiệu quả cao. Việc tổ chức cho các em các HĐNK, HĐ theo chủ đề còn hạn chế vì học sinh học trực tuyến kéo dài

– Phân công giáo viên giảng dạy:

  • Thuận lợi: Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp với chuyên môn, các giáo chủ nhiệm nắm bắt được tâm sinh lý HS, GV tổng phụ trách đội tham gia giảng dạy tiết sinh hoạt dưới cờ là người có khả năng tổ chức các buổi HĐNK, HĐTN đạt kết quả cao
  • Khó khăn: Một số GV khả năng tổ chức, lập kế hoạch, lên phương án, thiết kế nội dung còn hạn chế. Chưa có đủ trình độ, năng lực để đảm nhiệm việc giảng dạy theo CTGD

– Kiểm tra, đánh giá:

Thuận lợi:

  • Giáo viên được thực hiện kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo nội dung, mạch kiến thức mình phụ trách, nắm bắt năng lực của học sinh được giáo viên chủ động thực hiện hiệu quả.
  • Việc kiểm tra, đánh giá đa dạng nhiều hình thức tạo điều kiện cho học sinh.

Khó khăn:

  • Việc vào điểm trên phần mềm có sự bất cập khi điểm đánh giá học sinh do 2 hoặc 3 giáo viên thống nhất đánh giá.
  • Nhiều hình thức đánh giá nên chưa đều giữa các lớp

* Thiết bị dạy học

Báo cáo công tác thiết bị hiện có, việc tận dụng thiết bị hiện có để giảng dạy lớp 6 chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Thuận lợi:

  • GV tận dụng thiết bị dạy học kết hợp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin.
  • Được sự quan tâm chỉ đạo của BGH nhà trường đã mua sắm trang thiết bị, kết nối mạng, tivi đáp ứng nhu cầu dạy và học của giáo viên và học sinh.

Khó khăn: Môn HĐTN chưa có phòng học riêng của bộ môn nên rất khó khăn trong việc làm bài thực hành, hoạt động nhóm, trưng bày lưu giữ sản phẩm, tổ chức các hoạt động cần có nhiều kinh phí hoạt động..

* Kiến nghị, đề xuất

– Đối với việc tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6.

+ Cần có một lượng tài chính để có thể tổ chức các hoạt động như tham quan, dã ngoại, tổ chức thi đua các nội dung theo chủ đề…

– Chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 7, năm học 2022-2023: Có nguồn kinh phí cho môn HĐTN

Trên đây là Báo cáo kết quả thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 6 trường THCS ……………………năm học 2021-2022./.

Nơi nhận:

– Phòng GD & ĐT TP Pleiku;

– BGH; GV; HS; PHHS

– Lưu: VT.

HIỆU TRƯỞNG

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *