Báo cáo kết quả tự nghiên cứu và tìm hiểu sách giáo khoa lớp 2 được thầy cô giáo lập ra để báo cáo lại kết quả nghiên cứu, tìm hiểu, cũng như những kiến nghị, đề xuất về bộ sách giáo khoa lớp 2 năm 2021 – 2022.
Bạn đang đọc: Báo cáo kết quả tự nghiên cứu và tìm hiểu sách giáo khoa lớp 2
Nội dung mẫu báo cáo, thầy cô cần báo cáo lại các nội dung còn chưa rõ, nội dung cần trao đổi với tác giả, chủ biên cho từng môn Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Giáo dục thể chất, Tự nhiên xã hội, Âm nhạc, Hoạt động trải nghiệm…. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây:
TRƯỜNG TIỂU HỌC ……….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ….…., ngày …… tháng ….. năm 2021 |
Báo cáo kết quả tự nghiên cứu và tìm hiểu sách giáo khoa lớp 2
Căn cứ Công văn ………………. về việc khai thác nghiên cứu SGK lớp 2, 6 và các tài liệu, học liệu liên quan.
Căn cứ hướng dẫn chỉ đạo của PGD&ĐT………về việc nghiên cứu và tìm hiểu SGK lớp 2.
Trường tiểu học………… tổ chức cho cán bộ giáo viên nghiên cứu và tổng hợp ý kiến như sau:
MÔN TIẾNG VIỆT:
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất:
Bài: Ngày hôm qua đâu rồi? Trang 16, dòng 5 (Tập 1): Tìm trong khổ thơ 2, 3 từ chỉ sự vật
Kiến thức khó vì bài LT&C học ở bài sau, HS chưa hiểu khái niệm từ chỉ SV là gì?
Luyện viết đoạn: Trang 15: Viết 3-5 câu tả một đồ vật em thường dùng vào ngày nắng hoặc ngày mưa, ngày nóng hoặc ngày lạnh. Với yêu cầu này thì học sinh lớp 2 có nên cho đề bài hướng vào 2 – 3 đồ vật cụ thể không?
Ở đây đề bài mở, kiến thức rộng, Học sinh lớp 2 sẽ gặp khó khăn khi chọn đồ vật, dùng từ ngữ để tả. Mặt khác tiết học chỉ có 40 phút giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh tả nhiều đồ vật khác nhau như: cái ô, cái nón, cái mũ, cái quạt, áo mưa, cái khăn,…)
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Với bài: Ngày hôm qua đâu rồi? Trang 16, dòng 5: Tìm trong khổ thơ 2, 3 từ chỉ sự vật
Kiến thức khó vì bài LT&C học ở bài sau, HS chưa hiểu khái niệm từ chỉ SV là gì?
Học sinh chưa hiểu khái niệm từ chỉ sự vật: Vì vậy câu hỏi này có áp dụng khi dạy học không? Nếu áp dụng thì sẽ phải dạy như thế nào?
Ở phần luyện viết đoạn: Ở đây đề bài mở, kiến thức rộng, Học sinh lớp 2 sẽ gặp khó khăn khi chọn đồ vật, dùng từ ngữ để tả. Mặt khác tiết học chỉ có 40 phút giáo viên sẽ gặp không ít khó khăn khi hướng dẫn học sinh tả nhiều đồ vật khác nhau như: cái ô, cái nón, cái mũ, cái quạt, áo mưa, cái khăn,…). Vậy ta có nên hướng vào chọn 2-3 đồ vật cụ thể không?
MÔN TOÁN:
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất:
Kênh chữ nhiều gây rối mắt (VD: trang 14, 15)
Bài 56: (T71) Giới thiệu tiền Việt Nam: Phần khám phá giới thiệu các tờ tiền Việt Nam: Cần thay thế các tờ tiền 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng. (Các tờ tiền đưa ra hiện nay không còn lưu hành)
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Bài 56: (T71) Giới thiệu tiền Việt Nam: Phần khám phá giới thiệu các tờ tiền Việt Nam: Cần thay thế các tờ tiền 100 đồng; 200 đồng; 500 đồng. (Các tờ tiền đưa ra hiện nay không còn lưu hành). Với phần này SGK có thay đổi không? Nếu giữ nguyên như trong SGK thì hướng giải quyết như thế nào? Xin cho biết?
MÔN ĐẠO ĐỨC:
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất:
Chủ đề 2: Kính trọng thầy giáo cô giáo và yêu quý bạn bè bài 3: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (trang 16) : Những việc làm của thầy giáo cô giáo mang lại điều gì cho em? Đây là câu hỏi trừu tượng sẽ làm học sinh khó hiểu.
Chủ đề 6: Nhận lỗi và sửa lỗi Bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi Trang 35 phần vận dụng: Chia sẻ về những lần em đã nhận lỗi, sửa lỗi. Phần chia sẻ chưa đủ ý.
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Chủ đề 2: Kính trọng thầy giáo cô giáo và yêu quý bạn bè bài 3: Kính trọng thầy giáo, cô giáo (trang 16): Những việc làm của thầy giáo cô giáo mang lại điều gì cho em? Đây là câu hỏi trừu tượng sẽ làm học sinh khó hiểu.
Vậy có nên thay câu hỏi trừu tượng này không? Và nếu thay thì thay sang câu nào?
Chủ đề 6: Nhận lỗi và sửa lỗi Bài 6: Nhận lỗi và sửa lỗi Trang 35 phần vận dụng: Chia sẻ về những lần em đã nhận lỗi, sửa lỗi. Phần chia sẻ chưa đủ ý.
Vậy có nên bổ sung thêm phần chia sẻ không? Và bổ sung thêm gì?
MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT:
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất:
Phần tự chọn môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất của trường không đảm bảo.
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Phần tự chọn môn Bơi không phù hợp vì điều kiện cơ sở vật chất của trường không đảm bảo.
Vậy phần này với các địa phương không đảm bảo cơ sở vật chất cho môn Bơi nên làm thế nào?
MÔN TỰ NHIÊN XÃ HỘI
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất:
Bài 13: Hoạt động giao thông trang 50: Tranh các biển báo giao thông chưa có biển báo đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Học sinh chưa được tham khảo biển báo các loại đường.
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Bài 13: Hoạt động giao thông trang 50: Tranh các biển báo giao thông chưa có biển báo đường thủy, đường sắt, đường hàng không. Học sinh chưa được tham khảo biển báo các loại đường.
Vậy có nên bổ sung thêm biển báo dường sắt, đường thủy, đường hàng không không?
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất
Bài: Em tự làm lấy việc của mình, trang 35, phần sinh hoạt lớp: Trò chơi: Quanh mâm cơm. Vì việc chuẩn bị mâm cơm với các món ăn bằng giấy, dụng cụ để đựng thức ăn, sắm vai tự phục vụ trong bữa ăn sẽ làm mất nhiều thời gian của học sinh.
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Bài: Em tự làm lấy việc của mình, trang 35, phần sinh hoạt lớp: Trò chơi: Quanh mâm cơm. Vì việc chuẩn bị mâm cơm với các món ăn bằng giấy, dụng cụ để đựng thức ăn, sắm vai tự phục vụ trong bữa ăn sẽ làm mất nhiều thời gian của học sinh.
Vậy có nên thay phần trò chơi không?
MÔN ÂM NHẠC
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất
Khi nghiên cứu sách tôi thấy cấu trúc của mỗi chủ đề đều gồm 4 nội dung, mở đầu bằng bài hát và kết thúc là mục Vận dụng – Sáng tạo. Vậy cách triển khai chủ đề vào từng tiết sẽ triển khai như thế nào? Xin được biết?
Để triển khai dạy học theo tinh thần của bộ sách, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sẽ hỗ trợ giáo viên như thế nào về nguồn tư liệu, học liệu, tài nguyên số để triển khai hiệu quả sách giáo khoa Âm nhạc 2 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống?
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên.
Xin các tác giả nói rõ thêm về các bước và những điểm mới ở nội dung dạy Thường thức âm nhạc lớp 2. Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ?
Việc đánh giá năng lực của học sinh theo chương trình sách giáo khoa Âm nhạc lớp 2 có điểm gì mới? Xin có văn bản hướng dẫn cụ thể để giáo viên bám sát và thực hiện các văn bản theo sự chỉ đạo của cấp trên.
Cá nhân tôi băn khoăn kết hợp hai bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống với Cùng học để phát triển năng lực, việc triển khai dạy- học của giáo viên và học sinh sẽ gặp những khó khăn nhất định?
MÔN MĨ THUẬT
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất.
Chủ đề 4. Những mảng màu yêu thích:
Phần thực hành trang trí chiếc nón (Trang 26)
Có thể cho các em vẽ trang trí vào phần hình nón in sẵn trong vở tập vẽ phù hợp hơn hoặc thêm phần chuẩn bị đồ dung (Có thể cho học sinh tự làm một cái nón bằng giấy bìa sau đó tự trang trí vào phần nón mình tự làm) phù hợp với điều kiện của trường tôi đang giảng dạy.
2. Các nội dung cần chao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên.
Có thể cho học sinh dùng màu sáp màu thay cho màu nước và các vật tìm được cho phù hợp với học sinh lớp 2
MÔN TIẾNG ANH
1. Các nội dung còn chưa rõ hoặc những kiến nghị, đề xuất
Phần “sing”: lời bài hát dễ đọc dễ thuộc đối với học sinh vì chính là những mẫu câu, từ ngữ học trong bài mà ít có từ mới chưa được học nhưng giai điệu chưa hẳn là hát đơn thuần chỉ như là đọc lại các câu.
2. Các nội dung cần trao đổi, thảo luận với các tác giả, chủ biên, tổng chủ biên
Phần “sing”: lời bài hát dễ đọc dễ thuộc đối với học sinh vì chính là những mẫu câu, từ ngữ học trong bài mà ít có từ mới chưa được học nhưng giai điệu chưa hẳn là hát đơn thuần chỉ như là đọc lại các câu.
Vậy phần “sing” có nên thay đổi không? Nếu thay đổi thì có thể thay sang “chant” theo ý kiến cá nhân của riêng tôi được không?
Hiệu trưởng