Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6

Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6

Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6 gồm 40 câu hỏi có đáp án, cùng 20 câu hỏi dành riêng cho môn Văn 6, giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải, rồi so sánh đáp án vô cùng thuận tiện, để nắm được các dạng câu hỏi thường gặp trong cuộc thi Rung chuông vàng.

Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6

Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo, giao đề ôn tập cho học sinh của mình. Ngoài ra, các em học sinh còn có thể tham khảo Bộ câu hỏi Rung chuông vàng THCS. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6 có đáp án

    Bộ câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng lớp 6

    Câu 1: Ngày tháng năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

    Đáp án: 26/3/1931

    Câu 2. Trong chương trình môn Ngữ Văn THCS có một tác phẩm viết về loài vật rất nổi tiếng. Đó là tác phẩm gì? Của ai?

    Đáp án: Dế mèn phiêu lưu kí – Tô Hoài

    Câu 3: Tích của 10 số tự nhiên đầu tiên bằng bao nhiêu?

    Đáp án: 0

    Câu 4: Vì sao trái đất nóng lên?

    Đáp án: Vì lượng khí CO2 tăng lên trong khí quyển

    Câu 5: Khi nào thì mắt ta nhìn thấy một vật?

    Đáp án: Mắt ta nhìn thấy vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta.

    Câu 6. Biển báo hình tròn nền xanh lam hình vẽ màu trắng là loại biển báo gì?

    A. Biển báo hiệu lệnh
    B. Biển báo nguy hiểm
    C. Biển báo cấm
    D. Biển báo chỉ dẫn

    Đáp án: A. Biển báo hiệu lệnh

    Câu 7. What does he do? He often goes to school to teach children?

    Đáp án: a teacher

    Câu 8. Trong các di sản sau, di sản văn hoá nào chưa được xếp vào Di sản văn hoá thế giới.

    A. Phố cổ Hội An
    B. Không gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên
    C. Ca Trù
    D. Hát Chèo

    Đáp án: D Hát Chèo

    Câu 9. Nêu tên bài thơ và tên tác giả của một bài thơ nói về một chú bé liên lạc hồn nhiên, nhí nhảnh, yêu đời.

    Đáp án: Lượm – Tố Hữu

    Câu 10. Lượng khí nào nhiều nhất trong không khí

    Đáp án: Nitơ

    Câu 11. Người đội viên đầu tiên là ai?

    Đáp án: Kim Đồng (Nông Văn Dền)

    Câu 12. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ:

    “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

    Đáp án: ẩn dụ (so sánh ngầm)

    Câu 13. Nếu chỉ dùng 10 chai 1 lít và 2 lít để đổ đầy 1 cái can 12 lít thì ta cần mấy chai 1 lít và mấy chai 2 lít.

    Đáp án: 8 chai 1 lít và 2 chai 2 lít.

    Câu 14: Nguyên nhân nào gây ra hiện tượng sóng thần ở biển?

    Đáp án: Động đất ngầm dưới đáy biển.

    Câu 15. Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số chia hết cho 2, 3, 5, 9?

    Đáp án: 990

    Câu 16. How many letters are there in the English alphabet?

    A. 25
    B. 26
    C. 27
    D. 28

    Đáp án: B 26

    Câu 17. ánh sáng truyền đi theo đường thẳng trong môi trường nào?

    Đáp án: Trong môi trường trong suốt và đồng tính.

    Câu 18: Một tam giác có tổng 2 góc bằng góc còn lại thì đó là tam giác gì?

    Đáp án: Tam giác vuông.

    Câu 19: Phần mềm soạn thảo thông dụng nhất hiện nay?

    Đáp án: Word

    Câu 20. Which school do you go to?

    A. Duong Thuy secondary school.
    B. Duong Thuy primary school.
    C. Duong Thuy high school.
    D. Le Thuy secondary school.

    Đáp án: A. Duong Thuy secondary school.

    Câu 21. Biển báo hình tròn, nền màu trắng, có viền đỏ, hình vẽ màu đen là loại biển báo gì?

    A. Biển báo hiệu lệnh
    B. Biển báo nguy hiểm
    C. Biển báo cấm
    D. Biển báo chỉ dẫn

    Đáp án: C Biển báo cấm

    Câu 22: Tên bài hát múa của chủ điểm tháng 3.

    Đáp án: Tiến lên Đoàn viên.

    Câu 23: Bóng bay được bơm bằng khí gì?

    Đáp án: Hiđrô (H2)

    Câu 24. Số nguyên tố chẵn?

    Đáp án: số 2

    Câu 25: (câu khó)

    Một con cá có đầu dài 9 cm. Đuôi dài bằng đầu + nửa người. Người bằng đầu + đuôi. Vậy con cá dài bao nhiêu?

    Đáp án: 72 cm.

    Câu 26. Which city is the biggest in Viet Nam?

    Đáp án: Ho Chi Minh City.

    Câu 27: Phong trào Tết trồng cây do Bác Hồ khởi xướng vào năm nào?

    Đáp án: 1960

    Câu 28: Tỉnh nào ở nước ta có bề ngang hẹp nhất?

    Đáp án: Tỉnh Quảng Bình

    Câu 29: Hiện tượng cảm ứng điện từ do nhà bác học M Pha-ra-đây (Michael Faraday) phát minh ra năm 1831. Vậy ông là người nước nào?

    Đáp án: Nước Anh.

    Câu 30: Bút danh của đồng chí Trường Chinh là gì?

    Đáp án: Sóng Hồng

    Câu 31. Công dân bao nhiêu tuổi trở lên được phép điều khiển xe máy có diện tích xilanh dưới 50 cm3?

    A. 15 tuổi trở lên
    B. 16 tuổi trở lên
    C. 17 tuổi trở lên
    D. 18 tuổi trở lên

    Đáp án: B 16 tuổi trở lên

    Câu 32: Hãy kể tên các đới khí hậu trên trái đất?

    Đáp án: 1 đới nóng (nhiệt đới), 2 đới ôn hoà (ôn đới), 2 đới lạnh (hàn đới)

    Câu 33: một năm có nhiều nhất bao nhiêu ngày chủ nhật?

    Đáp án: 53 ngày

    Câu 34: Quốc kì của 10 nước Đông Nam á có màu gì chung?

    Đáp án: Màu đỏ

    Câu 35: Ai là người đầu tiên của quân đội nhân Việt Nam được phong hàm Đại tướng?

    Đáp án: Võ Nguyên Giáp

    Câu 36. Đơn vị đo cường độ dòng điện là ampe kí hiệu là (A). Vậy đơn vị ampe (A) nó xuất phát từ đâu?

    Đáp án: Xuất phát từ tên một nhà bác học người Pháp Ampe (Andre Mane Ampre)

    Câu 37. Where is your school?

    Đáp án: in Duong Thuy

    Câu 38: Tên đầu tiên của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khi thành lập năm 1931 là gì? (câu khó)

    Đáp án: Đoàn TNCS Đông Dương

    Câu 39: Đường dây truyền tải điện Bắc Nam có hiệu điện thế là bao nhiêu?

    Đáp án: 500.000 V

    Câu 40: Bốn tháng, mỗi tháng đều có 30 ngày là những tháng nào?

    A. Tháng 2, 3, 5, 6.
    B. Tháng 7, 8, 9, 10.
    C. Tháng 9, 10, 11, 12.
    D. Tháng 4, 6, 9, 11

    Đáp án: D. Tháng 4, 6, 9, 11

    Câu hỏi ôn thi Rung chuông vàng môn Văn 6

    Câu 1. Truyện Con Rồng cháu Tiên thuộc thể loại văn học nào?

    A. Truyện ngụ ngôn
    B. Truyện truyền thuyết
    C. Truyện cổ tích
    D. Truyện trung đại

    Đáp án: B. Truyện truyền thuyết

    Câu 2. Khái niệm chính xác nhất về truyện truyền thuyết?

    A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.
    B. Những câu chuyện hoang đường, li kì
    C. Những câu chuyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần.
    D. Những câu chuyện kể về hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.

    Đáp án: A. Loại truyện dân gian, kể về nhân vật, sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc, sử dụng các yếu tố tưởng tượng kì ảo.

    Câu 3. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng “bọc trăm trứng” là gì?

    A. Ca ngợi công lao sinh nở kì diệu của Âu Cơ – Lạc Long Quân
    B. Tình yêu quê hương, đất nước, tự hào dân tộc
    C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.
    D. Sự kì diệu của bọc trăm trứng.

    Đáp án: C. Nhắc nhở mọi người, mọi dân tộc Việt Nam thương yêu, đùm bọc lẫn nhau như người một nhà.

    Câu 4. Lang Liêu là nhân vật gắn với lĩnh vực nào của người Lạc Việt thời vua Hùng dựng nước?

    A. Chống giặc ngoại xâm
    B. Đấu tranh chống giặc ngoại xâm
    C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa
    D. Tiếp nối ngôi vua

    Đáp án: C. Lao động sản xuất, sáng tạo văn hóa

    Câu 5. Lang Liêu được thần giúp đỡ vì?

    A. Lang Liêu so với các anh em khác chịu thiệt thòi
    B. Chỉ mình chàng mới hiểu được ý của thần
    C. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động
    D. Vì chàng là vị hoàng tử trẻ nhất

    Đáp án: C. Tuy là con vua, chịu nhiều thiệt thòi, nhưng chàng chăm chỉ, sống cuộc sống như dân thường, biết quý trọng lao động

    Câu 6. Nhà vua đưa ra hình thức nào để chọn người nối ngôi?

    A. Thi bắn cung
    B. Thi chạy
    C. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi
    D. Thi săn thú

    Đáp án: C. Nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý vua sẽ được truyền ngôi

    Câu 7. Tại sao nhân vật Lang Liêu dâng cho vua cha những lễ vật “không có gì quý bằng”?

    A. Lễ vật ý nghĩa thể hiện tình cảm chân thành
    B. Lễ vật quý hiếm, khó tìm
    C. Lễ vật kì lạ
    D. Lễ vật cầu kì

    Đáp án: A. Lễ vật ý nghĩa thể hiện tình cảm chân thành

    Câu 8. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng, bánh giầy?

    A. Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc
    B. Bánh thể hiện sự xứng đáng nối ngôi của Lang Liêu
    C. Bánh tượng trưng cho sự cần cù lao động
    D. Xứng đáng làm lễ vật tế cáo trời đất

    Đáp án: A. Bánh chưng tượng trưng cho trời đất, muôn vật, cây cỏ, với tinh thần đoàn kết, đùm bọc

    Câu 9. Ý nghĩa truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy

    A. Giải thích nguồn gốc làm bánh
    B. Đề cao trí tuệ, lòng hiếu thảo của người nông dân
    C. Ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán đẹp từ những điều giản dị, giàu ý nghĩa.
    D. Cả 3 đáp án trên.

    Đáp án: D. Cả 3 đáp án trên.

    Câu 10. Tìm từ láy trong các từ dưới đây?

    A. Tươi tốt
    B. Tươi đẹp
    C. Tươi tắn
    D. Tươi thắm

    Đáp án: C. Tươi tắn

    Câu 11. Từ “khanh khách” là từ gì?

    A. Từ đơn
    B. Từ ghép đẳng lập
    C. Từ ghép chính phụ
    D. Từ láy tượng thanh

    Đáp án: D. Từ láy tượng thanh

    Câu 12. Từ phức bao gồm những loại nào dưới đây?

    A. Từ đơn và từ ghép
    B. Từ đơn và từ láy
    C. Từ đơn
    D. Từ ghép và từ láy

    Đáp án: D. Từ ghép và từ láy

    Câu 13. Từ tươi tốt, dạy dỗ, học hỏi, học hành là từ láy. Đúng hay sai?

    A. Đúng
    B. Sai

    Đáp án: B. Sai

    Câu 14. Truyền thuyết Thánh Gióng, không có sự thật lịch sử nào dưới đây?

    A. Ở làng Gióng, đời Hùng Vương thứ sáu
    B. Hiện nay vẫn còn đền thờ làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng
    C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi
    D. Lúc bấy giờ, giặc Ân tới xâm phạm tới bờ cõi nước ta

    Đáp án: C. Từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi

    Câu 15. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

    A. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân
    B. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân
    C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc
    D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

    Đáp án: D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.

    Câu 16. Chi tiết Gióng bay về trời sau khi dẹp tan giặc Ân thể hiện sự vô tư, đức hi sinh, tính vị tha khi làm việc nghĩa không màng tới sự trả ơn. Đúng hay sai?

    A. Đúng
    B. Sai

    Đáp án: A. Đúng

    Câu 17. Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng là gì?

    A. Thể hiện quan điểm, ước mơ của nhân dân về người anh hùng đánh giặc, cứu nước.
    B. Thể hiện lòng biết ơn của người dân muốn người anh hùng dân tộc trở nên bất tử
    C. Là biểu tượng của lòng yêu nước, sức mạnh quật khởi và tinh thần sẵn sàng chống quân xâm lược của nhân dân ta.
    D. Tất cả các đáp án trên

    Đáp án: D. Tất cả các đáp án trên

    Câu 18. Có mấy kiểu văn bản- phương thức biểu đạt chính? Kể tên?

    A. 3
    B. 4
    C. 5
    D. 6

    Đáp án: D. 6 (Tự sự; Miêu tả; Biểu cảm; Thuyết minh; Nghị luận; Hành chính- công vụ)

    Câu 19: Truyện Thánh Gióng thuộc kiểu văn bản nào? Vì sao em biết?

    A. Thuyết minh
    B. Tự sự
    C. Hành chính – công vụ
    D. Nghị luận

    Đáp án: B. Tự sự (Trình bày diễn biến sự việc)

    Câu 20. Để tường thuật trận đấu bóng đá cần sử dụng văn bản nào? Dựa vào đâu em nhận biết?

    A. Tự sự
    B. Miêu tả
    C. Thuyết minh
    D. Biểu cảm

    Đáp án: B. Miêu tả (Tái hiện lại sự vật, trạng thái, con người bằng ngôn ngữ)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *