Bộ câu hỏi thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng III môn Chuyên ngành

Bộ câu hỏi thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng III môn Chuyên ngành

Bộ câu hỏi môn Chuyên ngành thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng III là tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô giáo cùng tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng III môn Chuyên ngành

Tài liệu bao gồm tuyển tập 200 câu hỏi trắc nghiệm môn Chuyên ngành có đáp án kèm theo, giúp các giáo viên có thêm nhiều tài liệu ôn tập, củng cố kiến thức để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Sau đây là nội dung chi tiết, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Bộ câu hỏi môn Chuyên ngành thi thăng hạng giáo viên Tiểu học hạng III

Môn: Chuyên ngành (Tiểu học từ hạng IV lên hạng III)

Câu

Nội dung câu hỏi

Phương án Trả lời

Đáp án

Tài liệu tham khảo
(ghi rõ từng phần ở tài liệu nào, trang nào)

A

B

C

D

1

Theo Chương trình tổng thể GDPT (được Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua ngày 27/7/2017), năng lực được định nghĩa như sau:

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực là bản tính cá nhân, mang yếu tố di truyền được phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực là thuộc tính cá nhân, được phát triển nhờ quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí, … thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện cho phép con người thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1. Trang 198

2

Chuẩn năng lực nghề nghiệp giáo viên tiểu học được quy định tại:

Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 về sửa đổi Điều lệ Trường Tiểu học và Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BGDĐT ngày 22/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và tại Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BGDĐT ngày 04/5/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 về sửa đổi Điều lệ Trường Tiểu học.

Chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học tại Thông tư số 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Thông tư 50/2012/TT-BGDĐT ngày 18/12/2012 về sửa đổi Điều lệ Trường Tiểu học.

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1. Trang 198

3

Đặc điểm cơ bản của dạy học tiếp cận trang bị kiến thức là:

Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.

Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.

Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học thông qua các hoạt động trải nghiệm, chú trọng việc trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học khách quan.

Chú trọng việc truyền thụ hệ thống tri thức khoa học theo các môn học đã được quy định trong chương trình dạy học, trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cơ bản, cần thiết.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 198

4

Dạy học theo định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu:

Phát triển toàn diện các năng lực của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống quen thuộc.

Phát triển toàn diện các năng lực của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống thực tiễn.

Phát triển toàn diện các phẩm chất của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống thực tiễn.

Phát triển toàn diện các phẩm chất năng lực của người học, chú trọng năng lực vận dụng tri thức vào những tình huống thực tiễn.

D

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 199

5

Việc quản lý chất lượng giáo dục theo định hướng phát triển năng lực:

Tập trung vào việc mô tả chất lượng khi đang trong quá trình giáo dục, là những gì mà người học đang được truyền thụ.

Tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, là những phẩm chất mà người học thể hiện.

Tập trung vào việc mô tả chất lượng đầu ra, là những năng lực mà người học cần có sau quá trình học tập.

Tập trung vào việc mô tả mức độ vận dụng thực tiễn trong hoạt động trải nghiệm được tiến hành trong nhà trường.

C

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 199

6

Nội dung của dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Nội dung được lựa chọn nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định; chương trình chỉ quy định những nội dung chính.

Nội dung được lựa chọn dựa vào các nhà khoa học chuyên môn, được quy định chi tiết trong chương trình.

Nội dung được lựa chọn dựa trên nhu cầu của người học, từ đó quy định kết quả đầu ra.

Nội dung được quy định trong chương trình, các nhà chuyên môn dựa trên tình hình thực tế lựa chọn nội dung phù hợp.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 199

7

Phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Giáo viên là người truyền thụ tri thức, học sinh tiếp thu những tri thức được quy định sẵn.

Học sinh tạo tình huống, giáo viên chỉ tổ chức dựa trên vấn đề, tình huống do học sinh tạo ra; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Giáo viên chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ học sinh chiếm lĩnh tri thức; chú trọng phát triển khả năng giải quyết vấn đề của học sinh.

Giáo viên tạo tình huống, học sinh tiếp thu kiến thức qua tình huống do giáo viên đặt ra.

C

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 199

8

Tiêu chí đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng lực

Tiêu chí đánh giá dựa vào diễn biến của cả năm học, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tiêu chí đánh giá dựa vào kết quả “đầu ra”, quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tiêu chí đánh giá dựa vào kiến thức, kỹ năng gắn với nội dung đã học, không cần chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Tiêu chí đánh giá dựa vào kiến thức, kỹ năng gắn với nội dung đã được truyền thụ.

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1.1 Trang 199

9

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông là:

Chương trình thí điểm của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông.

Văn bản liên tịch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông.

Văn bản của Nhà nước quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nhà giáo tự chọn nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.

Văn bản của Nhà nước thể hiện mục tiêu GDPT, quy định các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục, làm căn cứ quản lí chất lượng giáo dục phổ thông.

D

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

10

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở:

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội.

Nền công nghiệp 4.0, tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội.

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về học đi đôi với hành, tăng sự trải nghiệm, vận dụng thực tiễn; áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội.

Nền công nghiệp 4.0, tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển của thế giới, các nước tiên tiến, hàng đầu về giáo dục và đào tạo.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

11

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông đảm bảo:

Phát triển môn học ngoại ngữ thông qua chương trình học với những kiến thức cơ bản, hiện đại, tăng thời lượng chương trình ngoại ngữ.

Phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại

Phát triển sức khỏe, trí tuệ của học sinh thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại

Người học phát triển toàn diện các kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại.

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

12

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông chú trọng:

Ứng dụng công nghệ thông tin vào lớp học, nghiên cứu công trình khoa học.

Giáo dục thông qua nghề nghiệp, thông qua nghiên cứu khoa học.

Thực hành, vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống .

Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học, áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, hiện đại.

C

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

13

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông:

Tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hóa dần ở các lớp học trên.

Phân hóa ở các lớp học dưới, tích hợp dần ở các lớp học trên.

Phân hóa ở các môn học xã hội, tích hợp ở các môn học tự nhiên.

Phân hóa ở các môn học tự nhiên, tích hợp ở các môn học xã hội.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

14

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông:

Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

Thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo quy định bắt buộc có sẵn nhằm đánh giá các tiêu chí chọn sẵn để đạt được mục tiêu giáo dục.

Thông qua chương trình giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá theo quy định bắt buộc có sẵn nhằm đánh giá các tiêu chí chọn sẵn để đạt được mục tiêu giáo dục.

Thông qua chương trình giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

15

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông:

Đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các cấp học với nhau, từ lớp Một đến lớp Mười hai.

Đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

Đảm bảo kết nối chặt chẽ giữa các lớp học, cấp học với nhau và liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

Đảm bảo liên thông với chương trình giáo dục mầm non, chương trình giáo dục nghề nghiệp và chương trình giáo dục đại học.

C

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 200

16

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông xây dựng theo hướng mở có nghĩa là:

Chương trình đảm bảo nội dung giáo dục cốt lõi, định hướng theo vùng miền, học sinh toàn quốc tùy chọn nội dung.

Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc.

Chương trình đảm bảo định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, không bắt buộc với học sinh toàn quốc.

Chương trình tùy chọn trên cơ sở các nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc với học sinh toàn quốc.

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

17

Theo Quan điểm dạy học theo định hướng phát triển năng lực, Chương trình Giáo dục phổ thông xây dựng theo hướng mở có nghĩa là:

Không trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

Địa phương và nhà trường không được lựa chọn, bổ sung nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục.

Địa phương và nhà trường lựa chọn, thêm hoặc bớt một số nội dung giáo dục đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

Trao quyền chủ động và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần đảm bảo kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội.

D

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

18

Chương trình Giáo dục phổ thông chỉ quy định:

Những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.

Những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt của nội dung các môn học của học sinh, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.

Những nguyên tắc, định hướng chi tiết về yêu cầu cần đạt của nội dung các môn học của học sinh.

Những nguyên tắc, định hướng chung về yêu cầu cần đạt về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và phương pháp đánh giá kết quả giáo dục.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

19

Có bao nhiêu nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực

3 nguyên tắc

4 nguyên tắc

5 nguyên tắc

6 nguyên tắc

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

20

Một trong những nguyên tắc dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:

Xác định mục tiêu dạy học dựa trên đầu vào (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh nhập học).

Xác định mục tiêu giáo dục dựa trên nhu cầu của học sinh (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh muốn học).

Xác định mục tiêu dạy học theo tình hình địa phương (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà nhà trường muốn truyền đạt).

Xác định mục tiêu dạy học theo chuẩn đầu ra (tương ứng với những năng lực hay thành phần năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học).

D

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

21

Nguyên tắc đánh giá dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:

Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn quy định của thang điểm; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng tiếp thu kiến thức.

Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn “đầu ra”; không đặt nặng sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng tiếp thu kiến thức.

Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn “đầu ra”; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

Đánh giá quá trình và kết quả học tập theo chuẩn quy định của thang điểm; quan tâm tới sự tiến bộ của người học, chú trọng khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

C

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

22

Nguyên tắc lựa chọn nội dung học tập theo định hướng phát triển năng lực là:

Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và không tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.

Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.

Lựa chọn nội dung học tập đơn thuần là lý thuyết, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và không tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập tạo cơ hội cho học sinh chủ động khám phá kiến thức, hình thành kỹ năng trong quá trình học.

Lựa chọn nội dung học tập có sự kết nối với các vấn đề của thực tiễn, hướng tới các năng lực mà học sinh cần có sau quá trình học; xây dựng bài học hứng thú, vừa sức học sinh và tăng dần độ khó; hệ thống nhiệm vụ học tập trong khuôn khổ định trước, không yêu cầu sáng tạo.

B

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

23

Nguyên tắc lựa chọn hình thức học tập theo định hướng phát triển năng lực là:

Hình thức học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; kết hợp làm việc cá nhân với làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.

Hình thức học tập phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; không tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân mà chỉ làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.

Hình thức học tập phát huy sáng tạo, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; không tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân mà chỉ làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.

Hình thức học tập phát huy độc lập, sáng tạo, chủ động của học sinh, có tác dụng tích cực trong việc hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh; khuyến khích chọ sinh làm việc cá nhân và hạn chế làm việc nhóm; chú ý tạo điều kiện cho học sinh học tập, rèn luyện trong thực tế hoặc tình huống giả định gần với thực tế.

A

Chuyên đề 7. Mục 1.1.2 Trang 201

zVB NM

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *