Mời quý thầy cô cùng các em học sinh lớp 7 tham khảo tài liệu Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7.
Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích, tổng hợp câu hỏi trắc nghiệm lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam từ cơ bản đến nâng cao. Nhằm giúp các em học sinh ôn tập và củng cố kiến thức của môn Sử 7 một cách dễ dàng để đạt được hiệu quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì. Sau đây, mời quý thầy cô giáo và các em cùng tham khảo.
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 7
A. Phần lịch sử Thế giới
Câu 1: Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ những tầng lớp nào?
A. Chủ nô Rô-ma
B. Quý tộc Rô-ma
C. Tướng lĩnh và quý tộc.
D. Nông dân công xã
Câu 2: Nông nô ở châu Âu được hình thành chủ yếu từ tầng lớp nào?
A. Tướng lĩnh quân sự bị thất bại trong chiến tranh.
B. Nông dân
C. Nô lệ
D. Nô lệ và nông dân
Câu 3: Xã hội phong kiến châu Âu hình thành dựa trên cơ sở của giai cấp nào
A. Tăng lữ quý tộc và nông dân.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Chủ nô và nô lệ.
D. Địa chủ và nông dân
Câu 4: Lãnh địa phong kiến là gì?
A. Vùng đất rộng lớn của nông dân.
B. Vùng đất rộng lớn của các tướng lĩnh quân sự
C. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa phong kiến
D. Vùng đất rộng lớn của lãnh chúa và nông nô
Câu 5: Vì sao dẫn đến sự xuất hiện thành thị ở châu Âu thời trung đại?
A. Nghề thủ công phát triển cần phải trao đổi, mua bán.
B. Sự ngăn cản giao lưu của các lãnh địa.
C. Sản xuất bị đình đốn.
D. Các lãnh chúa cho thành lập các thành thị.
Câu 6: Các cuộc phát kiến địa lí đã mang lại sự giàu có cho các tầng lớp nào ở châu Âu?
A. Thương nhân, quí tộc.
B. Công nhân, quí tộc.
C. Tướng lĩnh quân sự, quí tộc.
D. Tăng lữ, quí tộc.
Câu 7: Vì sao người nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư bản?
A. Họ thấy vào xí nghiệp tư bản dễ sống hơn.
B. Họ có thể giàu lên, trở thành tư sản.
C. Họ không muốn lao động bằng nông nghiệp.
D. Họ bị tư bản và phong kiến cướp hết ruộng đất.
Câu 8: Giai cấp tư sản được hình thành từ đâu?
A. Thương nhân giầu có, chủ xưởng, chủ đồn điền.
B. Địa chủ giàu có.
C. Quí tộc, nông dân.
D. Thợ thủ công nhỏ lẻ.
Câu 9: Những nước nào đi đầu trong các cuộc phát kiến địa lí?
A. Anh, Pháp.
B. Đức, I-ta-li-a.
C. Tây ban-nha, Bồ-đào-nha.
D. Pháp, Bồ-đào-nha.
Câu 10: Sự hình thành chủ nghĩa tư bản đã dẫn đến những biến đổi về kinh tế, giai cấp ở châu Âu như thế nào?
A. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp tư sản và công nhân.
B. Giữ nguyên hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và công nhân.
C. Cải cách hình thức bóc lột phong kiến, hình thành hai giai cấp quí tộc và nông nô.
D. Ra đời hình thức kinh doanh tư bản, hình thành hai giai cấp thương nhân và thợ thủ công.
Câu 11: Nội dung của phong trào Văn hóa Phục hưng là :
A. Đòi cải tạo xã hội phong kiến, phê phán Giáo hội.
B. Phê phán xã hội phong kiến và Giáo hội, đề cao giá trị con người.
C. Phê phán Giáo hội, đề cao Khoa học tự nhiên.
D. Phê phán xã hội phong kiến, đề cao giá trị con người.
Câu 12: Khi nhận ruộng, nông dân phải nộp một phần hoa lợi cho địa chủ gọi là:
A. Thuế
B. Hoa lợi.
C. Địa tô.
D. Tô, tức
Câu 13: Dưới triều đại nào Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á?
A. Nhà Tần.
B. Nhà Minh.
C. Nhà Đường.
D. Nhà Thanh.
Câu 14: Đến thời Tống, người Trung Quốc đã có nhiều phát minh quan trọng, đó là gì?
A. Kĩ thuật luyện đồ kim loại.
B. La bàn, thuốc súng, nghề in, giấy viết.
C. Thuốc nhuộm thuốc in.
D. Đóng tàu, chế tạo súng.
Câu 15: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, Vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?
A. Vương triều Ấn Độ Mô- gôn.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Gúp-ta.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 16: Điều nào chứng tỏ trình độ phát triển cao của nghề luyện kim dưới Vương triều Gúp-ta?
A. Đúc được cột sắt, đúc tượng Phật bằng sắt cao 2m.
B. Đúc được cột sắt không rỉ, tượng Phật bằng đồng cao 2m
C. Nghề khai mỏ phát triển , khai thác sắt, đồng, vàng.
D. Đúc một cột sắt cao 7, 25m, nặng 6500 kg.
Câu 17: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng chủ yếu của gió mùa, tạo nên hai mùa tương đối rõ rệt, đó là:
A. Mùa khô và mùa mưa.
B. Mùa khô và mùa lạnh.
C. Mùa đông và mùa xuân.
D. Mùa thu và mùa hạ.
Câu 18: Dựa vào yếu tố tự nhiên nào, cư dân Đông Nam Á từ xa xưa đã biết trồng lúa và nhiều loại cây ăn quả, ăn củ khác?
A. Mùa khô tương đối lạnh, mát.
B. Mùa mưa tương đối nóng.
C. Gió mùa kèm theo mưa
D. Khí hậu mát, ẩm.
Câu 19: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Campuchia.
B. Lào.
C. Phi-lip-pin.
D. Mi-an-ma.
Câu 20: Vương quốc Su-khô-thay là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
A. Thái Lan.
B. Mi-an-ma.
C. Ma-lai-xi-a.
D. Xin-ga-po.
Câu 21: Từ thế kỉ XIII, người Thái di cư từ phía bắc xuống phía nam đã dẫn tới sự hình thành hai quốc gia mới nào?
A. Đại Việt và Chăm-pa.
B. Pa-gan và Chăm-pa.
C. Su-khô-thay và Lan Xang
D. Mô-giô-pa-hít và Gia-va.
Câu 22: Giữa thế kỉ XIX, nước nào giữ được độc lập trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân phương Tây?
A. Campuchia.
B. Lào.
C. Việt Nam.
D. Thái Lan.
Câu 23: Quốc gia nào có lịch sử lâu đời và phát triển nhất Đông Nam Á thời cổ- trung đại?
A. Việt Nam.
B. Lào.
C. Campuchia.
D. Thái Lan.
Câu 24: Những sự kiện nào chứng tỏ thời kì Ăng- co đất nước Campuchia rất phát triển?
A. Nông nghiệp phát triển.
B. Dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc.
C. Kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
D. Nông nghiệp phát triển, dùng vũ lực mở rộng lãnh thổ về phía đông, phía tây và phía bắc, kinh đô Ăng-co được xây dựng như một thành phố với những đền tháp đồ sộ và độc đáo, nổi tiếng thế giới.
Câu 25: Nét đặc sắc trong kiến trúc của các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á ?
A. Các đền, chùa với kiến trúc độc đáo.
B. Ảnh hưởng kiến trúc Ấn Độ.
C. Có nhiều đền, chùa đẹp.
D. Có nhiều đền, tháp nổi tiếng.
Câu 26: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là:
A. Địa chủ và nông nô.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
Câu 27: Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến châu Âu là:
A. Địa chủ và nông nô.
B. Lãnh chúa phong kiến và nông dân lĩnh canh.
C. Địa chủ và nông dân lĩnh canh.
D. Lãnh chúa phong kiến và nông nô.
Câu 28: Địa chủ, lãnh chúa bóc lột nông dân và nông nô chủ yếu bằng:
A. Địa tô.
B. Đánh thuế.
C. Tức.
D. Làm nghĩa vụ phong kiến.
Câu 29: Chế độ quân chủ là gì?
A. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.
B. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.
D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.
B. Phần lịch sử Việt Nam
Câu 1: Việc làm nào dưới đây của Ngô Quyền chứng tỏ ông nêu cao ý chí xây dựng chính quyền độc lập?
A. Bãi bỏ chức tiết độ sứ.
B. Đóng đô ở Cổ Loa.
C. Xưng vương
D. Lập triều đình quân chủ.
Câu 2: Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào?
A. Nội bộ triều đình mâu thuẫn sau khi Đinh Tiên Hoàng mất.
B. Đinh Tiên Hoàng mất, vua kế vị còn nhỏ, nhà Tống chuẩn bị xâm lược nước ta.
C. Thế lực Lê Hoàn mạnh, ép nhà Đinh nhường ngôi.
D. Đinh Tiên Hoàng mất, các thế lực trong triều ủng hộ Lê Hoàn.
Câu 3: Đánh giá việc Thái Hậu Dương Vân Nga lấy áo long bào khoác lên người Lê Hoàn và suy tôn ông làm vua như thế nào?
A. Bà có cảm tình với Lê Hoàn.
B. Bà muốn lấy Lê Hoàn và làm hoàng hậu hai triều.
C. Bà bị thế lực mạnh của Lê Hoàn ép phải làm như vậy.
D. Bà hi sinh quyền lợi của dòng họ để bảo vệ lợi ích của cả dân tộc.
Câu 4: Trong xã hội dưới thời Đinh – Tiền Lê, tầng lớp nào dưới cùng của xã hội?
A. Tầng lớp nông dân.
B. Tầng lớp công nhân.
C. Tầng lớp nô tỳ.
D. Tầng lớp thợ thủ công.
Câu 5: Triều đình trung ương thời Tiền Lê được tổ chức như thế nào?
A. Vua đứng đầu, giúp vua có quan văn, võ.
B. Vua nắm chính quyền và chỉ huy quân đội.
C. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có các con vua.
D. Vua đứng đầu, nắm toàn quyền, giúp việc vua có Thái sư và Đại sư.
Câu 6: Việc nhà Lý dời đô về Thăng Long có ý nghĩa như thế nào?
A) Thăng Long gần Đình Bảng, quê cha đất tổ của họ Lý.
B) Địa thế Thăng Long đẹp hơn Hoa Lư.
C) Đóng đô ở Hoa Lư, các triều đại không kéo dài được.
D) Dời đô về Thăng Long biểu hiện sự phát triển của đất nước, vì Thăng Long có vị trí trung tâm, có điều kiện giao thông thủy bộ thuận tiện để trở thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của một quốc gia độc lập.
Câu 7: Tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”?
A. Tạo điều kiện để phát triển nông nghiệp.
B. Tạo điều kiện có thêm lực lượng vũ trang khi có chiến tranh.
C. Giảm bớt ngân quĩ chi cho quốc phòng.
D. Thời bình thì tăng thêm người sản xuất, khi có chiến tranh tất cả đều sung vào lính, nên lực lượng vẫn đông.
Câu 8: Nhà Lý đã làm nhiều việc để củng cố quốc gia thống nhất:
A. Ban hành bộ luật Hình thư;
B. thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”;
C. gả công chúa và ban tước cho tù trưởng miền núi; giữ quan hệ bình thường với nhà Tống;
D. dẹp tan cuộc tấn công của Chăm-pa.
Câu 9: Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A. Đạo Phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là động vật linh thiêng.
D. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Câu 10: Cấm quân là
A. quân phòng vệ biên giới.
B. quân phòng vệ các lộ.
C. quân phòng vệ các phủ.
D. quân bảo vệ Vua và Kinh thành.
Câu 11: Quân địa phương gồm những loại quân nào?
A. Lộ quân, sương quân, dân binh.
B. Lộ quân, trung quân, dân binh.
C. Sương quân, dân binh.
D. Lộ quân, sương quân, trung quân.
Câu 12: Nhà Lý gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng dân tộc nhằm mục đích gì?
A. Kết thân với các tù trưởng, tăng thêm uy tín, quyền lực của mình.
B. Củng cố khối đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
C. Với tay nắm các vùng dân tộc ít người.
D. Kéo các tù trưởng về phía mình, tăng thêm sức mạnh chống ngoại xâm.
Câu 13: Nhà Lý luôn kiên quyết giữ vững nguyên tắc gì trong khi duy trì mối bang giao với các nước láng giềng?
A. Hòa hảo thân thiện.
B. Đoàn kết tránh xung đột
C. Giữ vững chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Mở cửa, trao đổi, lưu thông hàng hóa.
Câu 14: Lý Thường Kiệt đánh vào châu Ung, châu Khâm và châu Liêm vì mục đích gì?
A. Đánh vào Bộ chỉ huy của quân Tống.
B. Đánh vào nơi tập trung quân của Tống trước khi đánh Đại Việt.
C. Đánh vào đồn quân Tống gần biên giới của Đại Việt.
D. Đánh vào nơi Tống tích trữ lương thực và khí giới để đánh Đại Việt.
Câu 15: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
A. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
B. Thương lượng, đề nghị giảng hòa.
C. Kí hòa ước, kết thúc chiến tranh.
D. Đề nghị “giảng hòa”củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 16: Tại sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hòa?
A. Lý Thường Kiệt sợ mất lòng vua Tống.
B. Để bảo toàn lực lượng và tài sản của nhân dân.
C. Để đảm bảo mối quan hệ hòa hiếu giữa hai nước
D. Lý Thường Kiệt muốn kết thúc chiến tranh nhanh chóng.
………….
Tải file tài liệu để xem thê..m nội dung chi tiết