Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống gồm 440 câu, đây tài liệu vô cùng hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh ôn luyện.

Bạn đang đọc: Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 440 câu hỏi trắc nghiệm Văn 11 Kết nối tri thức được biên soạn gồm 133 trang với nhiều mức độ khác nhau như: nhận biết, thông hiểu và vận dụng. Thông qua trắc nghiệm Ngữ văn lớp 11 các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập để củng cố kiến thức biết cách trả lời các câu hỏi đọc hiểu trong các bài kiểm tra, bài thi học kì sắp tới. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề đọc hiểu Ngữ văn 11 sách Kết nối tri thức với cuộc sống.

Lưu ý: Tài liệu chưa có đáp án giải chi tiết

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

I. MA TRẬN ĐỀ

Theo mức độ nhận thức: Nhận biết: 40%; thông hiểu: 40%; vận dụng: 20%.

Tổng số câu hỏi: 440

TT

Nội dung kiến thức

(theo Chương/bài/chủ đề)

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

số câu

1

Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể (11 tiết)

24

24

12

60

2

Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình (11 tiết)

24

24

12

60

3

Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận (9 tiết)

16

16

8

40

4

Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (8 tiết)

24

24

12

60

5

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch (7 tiết)

16

16

8

40

6

Bài 6: Nguyễn Du-“Những điều trông thấy mà đau đớn lòng” (11 tiết)

16

16

8

40

7

Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí (10 tiết)

16

16

8

40

8

Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin (10 tiết)

24

24

12

60

9

Bài 9: Lựa chọn và hành động (10 tiết)

16

16

8

40

Cộng

176

176

88

440

II. CÂU HỎI VÀ PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI

BÀI 1: CÂU CHUYỆN VÀ ĐIỂM NHÌN TRONG TRUYỆN KỂ

Ngữ liệu 1

MỘT CƠN GIẬN

[…] Cũng một buổi chiều mùa đông như hôm nay, tôi ở tòa báo ra về, trong lòng chán nản và buồn bực. Có những ngày mà tự nhiên không hiểu tại sao, ta thấy khó chịu, và hay gắt gỏng không muốn làm việc gì. […]

Tôi đi vài bước trên con đường phố vắng người. Một cái xe tay đằng xa đi lại anh phu xe co ro vì rét, hai tay giấu dưới manh áo tơi tàn. Theo lệ như mọi khi tôi mặc cả:

– Xe đi không? Bốn xu về gần nhà bò Yên Phụ.

– Thầy cho sáu xu.

– Không, bốn xu là đúng giá rồi. […]

Tôi lại càng ghét và quay lại gắt:

– Có đi hay không thì thôi! Đừng có theo sau người ta mà lải nhải.

Thấy tôi gắt, người phu xe đứng lại, không dám theo nữa. Nhưng để tôi đi một quãng xa, anh ta ới gọi:

– Lại đây đi mà.

[…]

Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá. […]

Xe đi khỏi nhà máy nước thì gặp một người đội xếp Tây đi xe đạp lại, theo sau một người đội xếp ta. Tôi nhận thấy anh xe kéo tôi có ý luống cuống và sợ hãi. […]

– Ê Đứng lại!

Người kéo xe dừng chân… Anh ta quay lại tôi hớt hải van xin:

– Lạy thầy… thầy nói giúp con… thầy là

m ơn..

Dưới ánh đèn tôi thấy mặt anh xe tái mét. Những vết rạn in sâu xuống trên mặt già nua hốc hác, chân tay người khốn nạn ấy run bật lên và tôi thấy cái rung động chuyển cả vào chiếc thân xe.

Người cảnh sát Tây đến, nói bằng tiếng ta hơi sõi:

– Mày chết nhé! Mày sẽ bị phạt!

Người phu xe ấp úng nói thì ông ta khoát tay bảo im, rồi quay lại tôi hỏi, lần này bằng tiếng Pháp.

– Người này kéo ông từ trong phố ra hay ông đi khứ hồi?

Tôi liếc mắt nhìn anh kéo xe. Tôi thấy hai mắt anh ta long lanh nhìn tôi, như khẩn cầu van xin yên lặng. Tôi biết lời nói của tôi sẽ làm anh ta bị bắt hay không. Tôi được biết rằng nếu người khách nói là đi khứ hồi từ ngoại ô, thì người xe không việc gì. Nhưng lúc ấy, lời van xin của anh xe kia không làm cho tôi động lòng, mà lại làm cho tôi ghét anh thêm. Tôi trả lời người đội xếp:

– Tôi đi từ phố hàng Bún.

– Vậy phiền ông xuống xe.

Rồi anh ta nhìn anh phu xe, cười một cách tinh quái:

– Allez! Đi về bót!

Khi anh phu xe run sợ và hai người cảnh sát đã khuất đầu phố, tôi mới quay đi thong thả trên bờ hè. Cơn giận của tôi đã hết rồi. Sự hối hận hấm thía vào lòng tôi, tôi thấy một cái chán nản bực tức rung động trong người.

[…] Những ngày hôm sau thực là những ngày khổ cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiển hiện ra trước mắt. Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc tội lỗi của mình…

(Nguồn: Tuyển tập Thạch Lam, NXB Văn học, 2018)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1. Dòng nào nói lên đặc điểm thể loại của đoạn trích Một cơn giận của Thạch Lam?

A. Truyện ngắn, viết về một quãng đời/một lát cắt trong cuộc đời của nhân vật
B. Truyện dài, nhiều nhân vật, viết về cuộc đời, số phận nhân vật
C. Truyện ngắn, viết về số phận nhân vật
D. Trích đoạn tiểu thuyết, phản ánh hiện thực rộng lớn, nhiều nhân vật

Câu 2. Tình huống được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

A. Nhân vật tôi thuê xe kéo trở về nhà trong tâm trạng tồi tệ
B. Nhân vật tôi gặp anh kéo xe khó tính, ích kỉ, nói nhiều
C. Nhân vật tôi gặp cảnh sát để tố cáo hành vi chạy xe lậu
D. Nhân vật anh phu xe gặp phải người khách keo kiệt, khó ưa

Câu 3. Dòng nào nêu đúng ngôi kể của đoạn trích?

A. Người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri)
B. Kết hợp hai ngôi kể (hai câu chuyện lồng trong nhau)
C. Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri)
D. Chủ thể trần thuật ngôi thứ ba theo điểm nhìn phức hợp

Câu 4. Chi tiết nào sau đây thể hiện rõ sự nhẫn tâm của nhân vật tôi?

A. Thấy người kéo xe van lơn… ghét thêm…trả lời: tôi đi từ phố hàng Bún
B. Giận quá, tôi dẫm mạnh chân xuống sàn xe, gắt…
C. Sự tồi tàn của cái xe làm tôi càng ghét anh xe nữa
D. Mắng: Anh thật là lắm chuyện, không đi ngay lại còn vẽ

Câu 5. Dòng nào nói lên cảm hứng chủ đạo của đoạn trích Một cơn giận – Thạch Lam?

A. Phê phán sự nhẫn tâm; xót thương kiếp nghèo khổ
B. Ca ngợi tấm lòng bao dung; xót thương kiếp nghèo khổ
C. Phê phán hành động trốn tránh trách nhiệm của con người khi phạm tội
D. Mỉa mai những kẻ lắm lời; xót thương kiếp nghèo khổ

Câu 6. Vì sao người kéo xe liên tục bị nhân vật tôi mắng mỏ thậm tệ?

A. Vì nhân vật tôi bực bội trong người, mắng lây sang người khác
B. Vì người kéo xe không biết ứng xử với khách hàng
C. Vì người kéo xe lắm lời, tham lam, vụng về, tính toán
D. Vì người kéo xe không đáp ứng nhu cầu khách hàng

Câu 7. Suy nghĩ của nhân vật tôi trong câu văn: “Sự giận dữ làm cho tôi quên rằng anh xe cũng chỉ có trả lời những câu mắng của tôi mà thôi, và chính tại tôi gắt với anh ta nhiều quá” có tác dụng gì trong việc khắc họa nhân vật?

A. Thể hiện sự nhẫn tâm của nhân vật tôi
B. Thể hiện sự đắc ý của nhân vật tôi
C. Thể hiện sự hài lòng của nhân vật tôi
D. Thể hiện sự vui vẻ của nhân vật tôi

Câu 8. Nhân vật tôi cuối đoạn trích hối hận vì điều gì?

A. Vì sự ích kỉ, nhỏ nhen của mình
B. Vì đã thuê xe của anh phu xe dối trá
C. Vì đã nói thật về chiếc xe với đôi xếp
D. Vì mất tiền thuê mà không về được

Câu 9. Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi ở cuối đoạn trích gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?

A. Chúng ta cần phải biết hối hận về những việc mình đã làm sai, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người khác
B. Chúng ta hãy làm những việc để bản thân cảm thấy nhẹ nhàng, dễ chịu, không cần quan tâm đến những người xung quanh
C. Hãy sống trọn vẹn với cảm xúc của mình, vì nếu sai lầm chúng ta có thể thay đổi, sửa chửa, miễn sao không ảnh hưởng đến bản thân
D. Cuộc sống là của riêng mỗi người, hãy sống vì bản thân mình, làm những điều mình thích, đừng quan tâm đến hậu quả

Câu 10. Từ hậu quả một cơn giận của nhân vật tôi, anh/chị rút ra bài học gì cho bản thân?

A. Biết kiềm chế và làm chủ cảm xúc của mình
B. Hãy trút cơn giận vào người khác khi mình giận
C. Không cần quan tâm đến bất kì ai, dù trong mọi hoàn cảnh
D. Trút hết cơn giận của mình bất chấp hậu quả

Ngữ liệu 2

MỘT ĐÁM CƯỚI

Xế chiều hôm ấy, bà mẹ chồng và chồng Dần đến. Cả hai cùng mặc quần áo cánh. Bà mẹ khoác một cái áo nâu dài đã bạc ở trên vai. Chú rể xách một chẽ cau, chừng một chục quả. Vào đến nhà, y lúng túng không biết đặt đâu. Bà mẹ trông thấy bảo Dần:

– Cho bu mượn cái đĩa đi, con!

Mặt Dần đã đỏ bừng. Hai đứa em nó, trông thấy, cười rúc rích. Nó lợi dụng câu sai của mẹ chồng, để chạy tót ra chái đứng. Một lúc lâu nó cũng không vào. Thầy nó phải đỡ lấy chẽ cau ở tay bà mẹ chồng, đặt lên giường thờ mẹ nó. Rồi thầy nó nói thật to:

– Đi nấu nước đi con!

Không thấy con gái thưa, ông phải bảo thằng con trai lớn:

– Chạy ra bảo chị đun ấm nước.

Rồi ông thân hành đi lấy chìa vôi ra để têm trầu. Bà mẹ chồng có lời ngay:

Thôi thì bây giờ mọi sự ông đã thương cho cháu cả rồi, hôm nay tiện được ngày, tôi cũng biện cơi trầu đến kêu với ông để ông cho cháu được lễ các cụ… rồi xin phép ông để chúng tôi đưa cháu về nhà làm ăn.

Đáp lại bao nhiêu lời bóng bẩy, xa xôi ấy, ông bố vợ chỉ trả lời gọn thon lỏn một câu:

– Vâng! Mời bà cứ ngồi chơi thư thả xơi nước, xơi trầu đã.

Rồi ông lại cất cao giọng, bảo con:

– Hễ được nước thì bắc lên đây, con nhé!

Rồi ông ngồi lử thử. Bởi vì ông buồn lắm. Chỉ lát nữa là người ta rước Dần đi. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi. Rồi chỉ mươi bữa, nửa tháng là ông phải bỏ nốt hai đứa con trai để ngược… Chao ôi! Buồn biết mấy?… Ông đờ đẫn cả người. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá… Ông buồn quá. Ông đáp lại những câu rất dài dòng của bà thông gia bằng những câu ngắn ngủn […]

Đến tối, đám cưới mới ra đi. Vẻn vẹn có sáu người, cả nhà gái nhà trai […]

Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai… Nó sụt sịt khóc, đi bên cạnh mẹ chồng. Chú rể dắt đứa em lớn của Dần. Còn thằng bé thì ông bố cõng. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ…

(Trích Một đám cưới, Nam Cao, Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, 2000, tr.245-247)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 11. Xác định điểm nhìn trong câu: “Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng; ông cứ ở nhà với ba con, bố con đùm bọc lấy nhau, bây giờ bỏ lại hai đứa bé mà đi, ông thương chúng nó quá…”

A. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên trong
B. Điểm nhìn của người kể chuyện – điểm nhìn bên ngoài
C. Điểm nhìn của nhân vật – điểm nhìn bên ngoài
D. Điểm nhìn của kể chuyện – điểm nhìn bên trong

Câu 12. Trong câu “Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ” tác giả dùng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh
B. Ẩn dụ
C. Nhân hóa
D. Hoán dụ

Câu 13. Câu văn nào sau đây thể hiện cảnh tượng ảm đạm, tối tăm, tù túng của cảnh đưa dâu một đám cưới nhà nghèo?

A. Cả bọn đi lủi thủi trong sương lạnh và bóng tối như một gia đình xẩm lẳng lặng dắt díu nhau đi tìm chỗ ngủ
B. Dần không chịu mặc cái áo dài của bà mẹ chồng đưa, thành thử lại chính bà khoác cái áo ấy trên vai
C. Đêm hôm nay, chỉ còn mình ông với hai đứa trẻ con. Nhà sẽ vắng ngắt vắng ngơ, chẳng khác gì ngày vợ ông mới chết đi
D. Ông nghĩ bụng rằng: giá Dần không phải về nhà người ta, thì có lẽ chẳng đời nào ông phải lên rừng

Câu 14. Tình huống được kể trong đoạn trích là tình huống gì?

A. Đám cưới giữa ngày đói
B. Đám cưới khi mẹ Dần đi vắng
C. Đám cưới khi Dần chưa biết mặt chồng
D. Đám cưới trong sự vui vẻ của hai gia đình

Câu 15. Nhận xét nào sau đây không đúng với đoạn trích Một đám cưới – Nam Cao?

A. Mang giá trị châm biếm sâu sắc, giàu kịch tính
B. Là đoạn trích phân tích tâm lí nhân vật đặc sắc
C. Thể hiện tài năng xây dựng nhân vật của nhà văn Nam Cao
D. Có giá trị nhân đạo và hiện thực lớn

Câu 16. Qua nội dung đoạn trích trên, tác giả muốn khắc họa điều gì?

A. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945
B. Khắc họa đậm nét cuộc đời, số phận cũng như vẻ đẹp nhân cách của người nông dân sau Cách mạng tháng Tám 1945
C. Khắc họa hình tượng người phụ nữ Việt Nam tảo tần, vất vả trước Cách mạng tháng Tám 1945
D. Khắc họa cảnh một đám cưới với cỗ bàn linh đình, người đưa rước nhộn nhịp, hai họ hân hoan vui mừng

Câu 17. Trong đoạn trích, ông bố Dần là người có tính cách như thế nào?

A. Nhân hậu, bao dung, vị tha
B. Khó khăn, tính toán, ích kỉ
C. Cảm thông, niềm nở, lạc quan
D. Hoạt bát, nhanh nhạy, vui vẻ

Câu 18. Anh/chị nhận xét như thế nào về giọng điệu kể trong đoạn trích trên?

A. Trầm buồn, cảm thông
B. Hóm hỉnh, hài hước
C. Chua cay, nhẹ nhàng
D. Châm biếm, mỉa mai

Câu 19. Tiếng sụt sịt khóc của nhân vật Dần ở cuối đoạn trích gợi lên suy nghĩ gì về số phận con người trước Cách mạng tháng Tám?

A. Số phận nghèo túng, lay lắt của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945
B. Sự bất hạnh của người phụ nữ khi không được quyết định hạnh phúc của mình
C. Số phận hẩm hiu, tủi hờn của của người nông dân bị rẻ rúng, xem thường
D. Bị áp bức bóc lột đến tàn nhẫn, xem như thân phận người ở khi về nhà chồng

Câu 20. Nội dung đoạn trích gợi liên tưởng đến tác phẩm nào sau đây?

A. Vợ nhặt (Kim Lân)
B. Bến quê (Nguyễn Minh Châu)
C. Dưới bóng hoàng lan (Thạch Lam)
D. Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)

……..

Tải file tài liệu để xem thêm trắc nghiệm môn Ngữ văn 11 Kết nối tri thức

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *