TOP 4 Đề đọc hiểu Ánh trăng của Nguyễn Duy có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt, để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Bạn đang đọc: Bộ đề đọc hiểu Ánh trăng (Có đáp án)
Với các dạng đề đọc hiểu Ánh trăng, các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ, Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề đọc hiểu Ánh trăng của Nguyễn Duy
Đề đọc hiểu Ánh trăng – Đề 1
Cho đoạn trích dưới đây và trả lời câu hỏi:
Từ hồi về thành phố
quen ánh điện cửa gương
vầng trăng đi qua ngõ
như người dưng qua đường
Thình lình đèn điện tắt
phòng buyn-đinh tối om
vội bật tung cửa sổ
đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Câu 1: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là gì? Chỉ ra vào nêu hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong bốn câu thơ đầu đó.
Câu 2: Nội dung khái quát của bốn câu thơ đầu trong đoạn trích trên.
Câu 3: Tình huống “Thình lình đèn điện tắt” có vai trò, ý nghĩa gì trong bài thơ?
Câu 4: Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa gì ?
Câu 5: Cần hiểu như thế nào về hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt”? Giải thích nghĩa của từ “mặt” trong đoạn thơ trên. Từ “mặt” được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Đáp án đề đọc hiểu Ánh trăng
Câu 1:
– Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bốn câu thơ đầu của đoạn trích là: biểu cảm ,tự sự.
– Đoạn thơ trên có sử dụng những biện pháp tu từ là: so sánh và nhân hóa và liệt kê.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Câu 2: Khái quát nội dung của đoạn thơ :Bài thơ là lời nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước, bình dị, hiền hậu.
Câu 3: Tình huống “Thình lình đèn điện tắt” có vai trò, ý nghĩa là: tạo nên bước ngoặt trong việc thể hiện cảm xúc của bài thơ và từ đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.
Câu 4: Các hình ảnh: Đồng, bể, sông, rừng trong đoạn trích trên đã từng xuất hiện ở khổ thơ thứ nhất của bài thơ. Việc lặp lại các hình ảnh ấy ở đoạn trích này có ý nghĩa là:
- Gợi nhớ về hình ảnh thiên nhiên đã gắn bó với nhân vật trữ tình trong quá khứ (hồi nhớ, hồi chiến tranh).
- Hình ảnh hoán dụ biểu tượng cho quá khứ tuổi thơ hồn nhiên (đồng, sông, bể) và quá khứ gian lao mà hào hùng thắm tình đồng chí đồng đội (rừng).
Câu 5: Nghĩa của hai từ “mặt” được sử dụng trong câu thơ “Ngửa mặt lên nhìn mặt” là:
- Từ “mặt” thứ nhất là mặt người: là nghĩa gốc.
- Từ “mặt” thứ hai là mặt trăng: được dùng với nghĩa chuyển
Ý của cả câu là sự đối mặt với mặt trăng, người bạn tri kỉ đã bị lãng quên. Con người đối diện với vầng trăng cũng chính là sự đối mặt với quá khứ đã lãng quên.
Trực diện đối mặt với ánh trăng để thức tỉnh lương tâm, cũng có thể đó là sự đối mặt tự vấn với chính bản thân mình để nhận ra sự thay đổi.
Đề đọc hiểu Ánh trăng – Đề 2
Cho đoạn thơ:
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên.
Câu 2: Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc. Hãy chỉ ra và gọi tên các biện pháp nghệ thuật ấy.
Câu 3: Tại sao trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình ? Cái “giật mình” trong khổ thơ vừa chép có ý nghĩa gì?
Câu 4: Nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng.
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Đáp án đề đọc hiểu Ánh trăng
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là: biểu cảm và miêu tả
Câu 2: Khổ thơ trên đã có sự vận dụng khéo léo các biện pháp nghệ thuật để hình ảnh ánh trăng trở nên sống động và mang ý nghĩa sâu sắc. Các biện pháp nghệ thuật ấy là:
- Ẩn dụ: Trăng – quá khứ nghĩa tình, người bạn nghĩa tình
- Nhân hóa: ánh trăng im phăng phắc
Câu 3: Trăng chẳng trách cứ, chỉ im lặng mà “ta” lại phải giật mình vì chính sự nghiêm khắc, lạnh lùng nhưng cũng thật ân tình, độ lượng bao dung đã khiến con người biết “giật mình”, biết ăn năn, tự trách, tự thấy phải thay đổi trong cách sống, biết sống .
Sự im lặng của vầng trăng khiến nhân vật trữ tình “giật mình”, cái “giật mình” ở đây là sự “giật mình” thức tỉnh của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng. Nó thể hiện suy nghĩ, trăn trở, tự đấu tranh với chính mình để nhận ra lỗi lầm, sự đổi thay. Giật mình để trở về với lương tâm trong sáng, tốt đẹp, đây cũng là sự tự sám hối trước sự thay đổi của mình.
Câu 4: Ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh ánh trăng là: hình ảnh “ánh trăng” ngoài nghĩa đen là vẻ đẹp bình dị, vĩnh hằng của cuộc sống còn có nghĩa tượng trưng cho vẻ đẹp của nghĩa tình quá khứ, đầy đặn, thuỷ chung, nhân hậu bao dung của thiên nhiên, của cuộc đời, con người, nhân dân, đất nước.
Câu 5: Biện pháp tu từ có trong hai câu thơ cuối khổ thơ trên là: biện pháp nhân hóa: “ánh trăng im phăng phắc”.
Tác dụng của biện pháp tu từ đó là: ánh trăng được nhân hóa “im phăng phắc” không một lời trách cứ, gợi liên tưởng đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thủy chung nghĩa tình. Con người có thể lãng quên quá khứ, nhưng quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
Đề đọc hiểu Ánh trăng – Đề 3
Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với biển
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỷ
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ nào? Của ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh sáng tác bài thơ.
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào để nhắc lại kỉ niệm của mình? Nêu tác dụng của nó.
Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được viết trong đoạn thơ trên?
Câu 4: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ “Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ”? Tác dụng của biện pháp tu từ đó là gì?
Đáp án đề đọc hiểu Ánh trăng
Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong bài thơ Ánh trăng của nhà thơ Nguyễn Duy.
– Giới thiệu đôi nét về tác giả:
- Nguyễn Duy tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá. Năm 1966, Nguyễn Duy gia nhập quân đội, vào binh chủng Thông tin, tham gia chiến đấu ở nhiều chiến trường.
- Nguyễn Duy đã được trao giải Nhất cuộc thi thơ của báo Văn nghệ năm 1972 – 1973. Ông trở thành một gương mặt tiêu biểu trong lớp nhà thơ trẻ thời chống Mỹ cứu nước và tiếp tục bền bỉ sáng tác.
– Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ: “Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh và in trong tập “Ánh trăng”.
Câu 2: Tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp từ “với” để nhắc lại kỉ niệm của mình: gắn bó với đồng, với sông, với bể
Tác dụng của việc sử dụng điệp từ này là: điệp từ “với” được lặp lại ba lần càng tô đậm thêm sự gắn bó chan hòa của con người với thiên nhiên, với những tươi đẹp của tuổi thơ.
Câu 3:
– Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.
– Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
- Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
- Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ “Trần trụi với thiên nhiên/hồn nhiên như cây cỏ” là:
- Phép liên tưởng đầy tính nghệ thuật “trần trụi với thiên nhiên”
- Phép so sánh độc đáo “hồn nhiên như cây cỏ”
-> Tác dụng của những biện pháp tu từ trên là: cho ta thấy rõ hơn vẻ đẹp bình dị, mộc mạc, trong sáng, rất đỗi vô tư, hồn nhiên của vầng trăng. Đó cũng chính là hình ảnh con người lúc bấy giờ: vô tư, hồn nhiên, trong sáng.
Đề đọc hiểu Ánh trăng – Đề 4
Trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy có câu:
“Ngửa mặt lên nhìn mặt”
Câu 1: Chép tiếp câu thơ trên để hoàn thành khổ thứ năm của bài thơ.
Câu 2: Từ “mặt” thứ hai trong khổ thơ vừa chép được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Phân tích cái hay của cách dùng từ nhiều nghĩa trong câu thơ đó?
Câu 3: Hãy viết một đoạn văn quy nạp (khoảng 10 câu) phân tích ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí trong khổ thơ kết của bài thơ. Trong đoạn có sử dụng một câu phủ định (Gạch chân câu phủ định).
GỢI Ý
1. |
Chép chính xác khổ thơ thứ 5: “Ngửa mặt lên nhìn mặt có cái gì dưng dưng như là đằng là bể như là sông là rừng.” |
2. |
Từ “mặt” thứ hai trong câu “Ngửa mặt lên nhìn mặt”: – Từ “mặt” thứ hai được chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ – Phân tích cái hay của từ “mặt”: + Từ “mặt” (thứ 2) mang ý nghĩa ẩn dụ sâu xa, gợi cái hồn, tinh thần của sự vật + “Mặt” gợi hình ảnh mặt trăng, thiên nhiên tươi mát, là gương mặt người bạn tri kỉ, quá khứ nghĩa tình, lương tâm của chính mình (tư vấn). + Hai từ “mặt” trong cùng một câu thơ tạo tư thế mặt đối mặt, đội diện đàm tâm giữa người và trăng, thức tỉnh mọi người hướng tới lối sống cao đẹp: ân nghĩa thủy chung, bao dung, độ lượng. |
3. |
Viết đoạn văn ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu từ tưởng mang tính triết lí: – Trăng đã trở thành biểu tượng cho sự bất biến, vĩnh hằng không thay đồi. “Trăng tròn vành vạnh” biểu tượng cho sự tròn đầy, thuỷ chung, trọn vẹn của thiên nhiên, quá khứ, dù cho con người đổi thay “vô tình”. – Ánh trăng còn được nhân hoá “im phăng phắc” gợi liên tường đến cái nhìn nghiêm khắc mà bao dung, độ lượng của người bạn thuỷ chung, tình nghĩa. – Sự im lặng ấy làm nhà thơ “giật mình” thức tỉnh, cái “giật mình” của lương tâm nhà thơ thật đáng trân trọng, nó thề hiện sự suy nghĩ, trăn trở tự đấu tranh với chính mình để sống tốt hơn. – Dòng thơ cuối dồn nén biết bao niềm tâm sự, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên ám ảnh, day dứt. Qua đó, Nguyễn Duy muốn gửi đến mọi người lời nhắc nhờ về lẽ sống, về đạo lí ân nghĩa thủy chung. – Khổ thơ kết tập trung thể hiện ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh vầng trăng và chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm. |