Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6

Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6

70 Đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 luyện giải đề, nắm chắc kiến thức để ôn thi học kì 2 năm 2023 – 2204 hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6

Với 70 Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6, có thể dùng chung cho cả 3 bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo, còn giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm 22 đề đọc hiểu Văn 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề đọc hiểu Ngữ Văn 6 hay nhất

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 1

    Trong cuốn sách Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, nhà văn Tô Hoài có dẫn lời của một nhà văn Pháp như sau:

    “Một trăm thân cây bạch dương giống nhau cả trăm, một trăm ánh lửa giống nhau cả trăm. Mới nhìn tưởng thế, nhưng nhìn kĩ thì thân cây bạch dương nào cũng khác nhau, ngọn lửa nào cũng khác nhau. Trong đó ta gặp bao nhiêu người, phải thấy ra mỗi người mỗi khác nhau không một ai giống ai”.

    Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?

    Câu 2: Theo em, thông qua lời dẫn trên, nhà văn Tô Hoài muốn khuyên ta điều gì khi viết văn miêu tả?

    GỢI Ý:

    Câu 1: Miêu tả

    Câu 2: Nhà văn Tô Hoài muốn khuyên chúng ta:

    • Khi làm văn miêu tả phải quan sát tinh tế, tỉ mỉ để tìm ra nét riêng, nét mới mẻ, độc đáo của đối tượng miêu tả.
    • Làm văn miêu tả phải có sự liên tưởng, sáng tạo, không rập khuôn, máy móc.

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 2

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông. Khu vườn hội tụ nhiều loại hoa lá, với những cái tên quen thuộc: Thiết mộc lan nở ra những chùm hoa mà người ta cho là đại lộc, đại phát, bồng bồng xum xuê lá xanh, vạn niên thanh đặt đâu cũng vươn mình sống như bất diệt, cúc vàng vẫn nở rực rỡ, cây bóng nước rung rinh bao sắc màu lấp lóa, rành rành tìm cách nở bung hương ngào ngạt, rồi sen cạn, xương rồng mọc khắp nơi. Những dây hoa sao đỏ tươi như đốm lửa lửng lơ, vươn mình nồng nhiệt đón nắng. Trên cao là lững thững dây liễu rủ xuống khu vườn như chào đón khách chứ chả hề đìu hiu chút nào. Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn.

    (Theo Ánh xuân trong vườn, Góc xanh khoảng trời, Thu Hà, NXB Văn học, 2013, tr. 60-61)

    a. Nêu tên bốn loài cây được nhắc đến trong đoạn trích trên.

    b. Xác định phó từ được sử dụng trong câu: Khu vườn bình thường của ông đang thức giấc sau ngày ngủ đông.

    c. Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn sau:

    Cũng có cả dừa nước vươn mình lên đón gió lào xào, ôm đàn con tròn lông lốc trên thân ngọn.

    d. Bản thân em đã làm gì để bảo vệ cây xanh?

    GỢI Ý:

    a

    4 loài cây có trong đoạn văn.

    + Ba loài cây

    + Hai loài cây

    + Một loài cây

    b

    phó từ “đang”

    c

    + Biện pháp nhân hóa: Cây dừa nước “vươn mình, ôm đàn con”

    + Tác dụng: Làm cho hình ảnh cây dừa nước trở nên sống động, gần gũi, có đời sống tình cảm như con người…

    d

    HS nêu được ít nhất một việc làm đúng đắn, hiệu quả để bảo vệ cây xanh.

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 3

    Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi.

    Tuy rét vẫn kéo dài, mùa xuân đã đến bên bờ sông Lương. Mùa xuân đã điểm các chùm hoa gạo đỏ mọng lên những cành cây gạo chót vót giữa trời và trải màu lúa non sáng dịu lên khắp mặt đất mới cách ít ngày còn trần trụi đen xám. Trên những bãi đất phù sa mịn hồng mơn mởn, các vòm cây quanh năm xanh um đã dần dần chuyển màu lốm đốm như được rắc thêm một lớp bụi phấn hung vàng. Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa. Mùa xuân đã đến. Những buổi chiều hửng ấm, từng đàn chim én từ dãy núi biếc đằng xa bay tới, lượn vòng trên những bến đò, đuổi nhau xập xè trên những mái nhà tỏa khói. Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.

    (Theo Nguyễn Đình Thi)

    Câu 1: (1 điểm) Xác định nội dung chính của đoạn văn trên?

    Câu 2: (0.5 điểm) Tìm các câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên?

    Câu 3: (0.5 điểm) Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau và cho biết chúng thuộc kiểu câu gì? Được dùng để làm gì?

    – Các vườn nhãn, vườn vải đang trổ hoa.

    – Mùa xuân đã đến.

    GỢI Ý:

    1

    Nội dung chính của đoạn văn là miêu tả cảnh mùa xuân.

    2

    Những ngày mưa phùn, người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên đây đó ở giữa sông những con giang, con sếu cao gần bằng người, không biết từ đâu bay về theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa.

    3

    Các vườn nhãn, vườn vải/ đang trổ hoa.

    CN VN

    Câu trần thuật đơn

    Mùa xuân /đã đến.

    CN VN

    Câu trần thuật đơn

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 4

    Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

    Trời nhiều sao quá. Đêm không trăng, các vì sao càng sáng hơn. Chi chít những sao, như rắc hạt vừng lóng lánh. Trông ra xung quanh, lại thấy mặt đất dưới chân phía có những ao, những đầm hồ li ti từng vũng sao, từng vốc sao. Bóng sao ánh xuống, mặt nước đựng đầy ánh sao rơi.

    (Theo Tô Hoài, Một số kinh nghiệm viết văn miêu tả, tr. 120, NXB Giáo dục, 2000)

    a. Đoạn trích trên miêu tả cảnh vào thời gian nào? Cảnh vật ấy có đặc điểm gì nổi bật?

    b. Xác định các thành phần chính của câu: Trời nhiều sao quá.

    c. Tìm câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong đoạn văn trên.

    d. Hãy tả về cảnh đẹp của quê hương em bằng một đoạn văn ngắn khoảng 3 – 5 câu.

    GỢI Ý:

    a

    – Miêu tả cảnh vào buổi tối/đêm.

    – Đặc điểm nổi bật: một tối/đêm không trăng, trời rất nhiều sao.

    b

    – Các thành phần chính của câu:

    Trời / nhiều sao quá.

    CN VN

    c

    – Câu văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh: Chi chít những sao, như rắc hạt vừng lóng lánh.

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 5

    Có một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới. Cô phát hiện hàng xóm nhà mình là một phụ nữ nghèo goá chồng, sống với hai đứa con nhỏ. Một ngày nọ, khu phố bị mất điện đột ngột. Mọi người phải dùng nến để thắp sáng.

    Một lát sau, có tiếng gõ cửa. Hoá ra là đứa bé con nhà hàng xóm. Nó hồi hộp hỏi: “Cô ơi cô, nhà cô có nến không ạ?”

    Cô gái trẻ nghĩ: “Nhà nó nghèo khổ đến mức nến cũng không có mà dùng ư? Cho nhà nó một lần, lần sau lại sang xin nữa cho mà xem!”. Thế là cô gái gằn giọng: “Không có!”

    Đúng lúc cô định đóng cửa lại, đứa trẻ nhà hàng xóm nghèo mỉm cười nói: “Cháu biết ngay là nhà cô không có mà!”

    Nói xong, nó chìa ra hai cây nến: “Mẹ cháu với cháu sợ cô chỉ sống có một mình, không có nến nên bảo cháu mang nến sang cho cô dùng tạm.”

    (Những câu chuyện cuộc sống)

    a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là gì?

    b. Xác định các thành phần chính trong câu sau: “Một cô gái trẻ chuyển đến nhà mới”

    c. Chủ ngữ của câu trên được cấu tạo bởi từ loại hay cụm từ nào?

    d. Đoạn trích trên muốn gửi gắm đến chúng ta những điều gì trong cuộc sống?

    Gợi ý

    1

    Phương thức biểu đạt chính: tự sự

    2

    – Chủ ngữ: Một cô gái trẻ

    – Vị ngữ: chuyển đến nhà mới

    3

    Cấu tạo của chủ ngữ: là một cụm danh từ

    4

    – Không nên nhìn hình thức bên ngoài mà đánh giá người khác

    – Phải biết giúp đỡ lẫn nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn…

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 6

    …Một cơn mưa bóng mây. Phía chân trời ửng lên màu hồng tía vừa rực rỡ vừa im lìm. Những bông lúa trổ nhánh màu xanh lục vươn cao tỏa những chiếc lá dài sắc nhọn vào trong hoàng hôn tím lịm. Bầy châu chấu bay lên, cánh mỏng nhiều sắc màu va vào nhau tiếng rào rào như mưa sa. Cái áo trắng tôi đang mặc đã đổi sang màu tím sẫm của hoàng hôn.

    (Trích Chỉ còn anh và em, Nguyễn Thị Ngọc Tú.)

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.

    Câu 2: Chỉ ra biện pháp tu từ trong câu in đậm.

    Câu 3: Xác định thành phần chủ ngữ, vị ngữ của câu văn sau: Cái áo trắng tôi đang mặc đã đổi sang màu tím sẫm của hoàng hôn.”

    Gợi ý

    Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

    Câu 2:

    – Biện pháp tu từ: so sánh (cánh mỏng …như mưa sa)

    Câu 3: Cái áo trắng tôi đang mặc // đã đổi sang màu tím sẫm của hoàng hôn.”

    CN                                                   VN

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 7

    Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:

    Tre lũy làng thay lá… Mùa lá mới òa nở, thứ màu xanh lục, nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể, báo hiệu một mùa hè sôi động. Thân tre cứng cỏi, tán tre mềm mại. Mưa rào ập xuống, rồi trời tạnh, mối cánh, chuồn chuồn đan cài trong bầu trời đầy mây xốp trắng. Nhìn lên, những ngọn tre thay lá, những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành, lòng yêu quê của con người được bồi đắp từ lúc nào không rõ!…”

    (Trích “Lũy làng”, Ngô Văn Phú)

    a. Xác định phương thức biểu đạt chính? (0.5 điểm)

    b. Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa được sử dụng trong đoạn trích?(1.0 điểm)

    c. Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó?(0.75 điểm)

    d. Nội dung chính của đoạn trích? (0.75 điểm)

    GỢI Ý:

    a

    Phương thức biểu đạt chính: miêu tả

    b

    -BPTT so sánh: nắng sớm chiếu vào trong như màu ngọc, đẹp như loài cây quần thể.

    – BPTT nhân hóa: Thân tre cứng cỏi; những búp tre non kín đáo, ngây thơ, hứa hẹn sự trưởng thành…

    c

    – Tác dụng:+ Gợi vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của lũy tre làng trong mùa thay lá.

    + Thấy được tài năng quan sát tinh tế, tâm hồn nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương của nhà văn.

    + Làm cho lời văn thêm sinh động, hấp dẫn.

    d

    – Đoạn văn muiêu tả vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của lũy tre nói riêng và sức sống của quê hương nói chung.

    – Từ đó thấy được tình yêu, sự gắn bó của nhà văn đối với lũy tre làng nói riêng, đối với quê hương nói chung; khơi dậy trong ta thái độ nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của cây tre, tình yêu và niềm tự hào về nét đẹp bình dị của quê hương.

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 8

    Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    Trong một tiết dạy vẽ, cô giáo bảo các em học sinh lớp 1 vẽ về điều gì làm các em thích nhất trong đời. Cô giáo thầm nghĩ “Rồi các em cũng lại vẽ những gói quà, những ly kem hoặc những món đồ chơi, quyển truyện tranh”. Thế nhưng cô đã hoàn toàn ngạc nhiên trước một bức tranh lạ của một em học sinh Douglas: bức tranh vẽ một bàn tay.

    Nhưng đây là bàn tay của ai? Cả lớp bị lôi cuốn bởi một hình ảnh đầy biểu tượng này. Một em phán đoán “Đó là bàn tay của bác nông dân”. Một em khác cự lại “Bàn tay thon thả thế này phải là bàn tay của một bác sĩ phẫu thuật….”. Cô giáo đợi cả lớp bớt xôn xao dần rồi mới hỏi tác giả. Douglas cười ngượng nghịu “Thưa cô, đó là bàn tay của cô ạ!”.

    Cô giáo ngẩn ngơ. Cô nhớ lại những phút ra chơi thường dùng bàn tay để dắt Douglas ra sân, bởi em là một cô bé khuyết tật, khuôn mặt không đuợc xinh xắn như những đứa trẻ khác, gia cảnh từ lâu lâm vào tình cảnh ngặt nghèo. Cô chợt hiểu ra rằng tuy cô vẫn làm điều tương tự với các em khác, nhưng hóa ra đối với Douglas bàn tay cô lại mang ý nghĩa sâu xa, một biểu tượng của tình yêu thương.

    (Trích Bàn tay yêu thương, NXB Trẻ, 2004)

    Câu 1(0.5 điểm): Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

    Câu 2(0.5 điểm): Tìm biện pháp tu từ so sánh ở đoạn cuối và cho biết kiểu so sánh gì?

    Câu 3(1.0 điểm): Nêu nội dung của văn bản?

    Câu 4(1.0 điểm): Bài học rút ra cho bản thân em qua câu chuyện?.

    GỢI Ý:

    1

    Phương thức biểu đạt chinh được sử dụng trong văn bản: Tự sự.

    2

    – Khuôn mặt không được xinh xắn như những đứa trẻ khác.

    – So sánh không ngang bằng

    3

    – Nội dung: Câu ca ngơi ý nghĩa lớn lao của tình yêu thương , nó sẽ là nguồn động viên an ủi để những người bất hạnh có động lực vươn lên trong cuộc sống.

    4

    – Bài học: cần có tình yêu thương , đặc biệt là đối với những người bất hạnh.

    Đề đọc hiểu ngoài chương trình Văn 6 – Đề 9

    Cho văn bản sau:

    Xưa có một người thợ mộc dốc hết vốn trong nhà ra mua gỗ để làm nghề đẽo cày. Cửa hàng anh ta ở ngay bên vệ đường. Người qua, kẻ lại thường ghé vào xem anh ta đẽo bắp cày.

    Một hôm, một ông cụ nói:

    – Phải đẽo cho cao, cho to thì cày mới dễ.

    Anh ta cho là phải, đẽo cái nào cũng vừa to, vừa cao.

    Mấy hôm sau, một bác nông dân rẽ vào, nhìn đống cày, lắc đầu nói:

    – Đẽo thế này thì cày sao được! Phải đẽo nhỏ hơn, thấp hơn mới dễ cày.

    Nghe cũng có lí, anh ta liền đẽo cày vừa nhỏ, vừa thấp. Nhưng hàng đầy ra ở cửa, chẳng ai mua. Chợt có người đến bảo:

    – Ở miền núi, người ta vỡ hoang, toàn cày bằng voi cả. Anh mau đẽo cày to gấp đôi, gấp ba như thế này thì bao nhiêu bán cũng hết, tha hồ mà lãi.

    Nghe nói được nhiều lãi, anh ta đem hết số gỗ của nhà còn lại đẽo toàn loại cày để cho voi cày. Nhưng ngày qua, tháng lại, chẳng thấy ai đến mua cày voi của anh ta cả. Thế là bao nhiêu gỗ anh ta đẽo hỏng hết, cái thì bé quá, cái thì to quá. Vốn liếng đi đời nhà ma. Khi anh ta biết cả tin là dại thì đã quá muộn!

    (Đẽo cày giữa đường, theo Trương Chính Sgk Ngữ văn 6 tập I, nxb GD)

    a) Văn bản trên thuộc thể loại truyện gì? (0,5 điểm)

    b) Em hiểu thế nào là “cả tin”? (0,5 điểm)

    c) Tại sao vốn liếng của anh thợ mộc lại “đi đời nhà ma”? (1,0 điểm)

    d) Nếu là anh thợ mộc, em sẽ làm gì khi nghe những lời mách bảo như trong truyện? Bài học em rút ra từ truyện trên là gì? (1,5 điểm)

    GỢI Ý:

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Câu a

    (0,5 điểm)

    – Văn bản thuộc thể loại: Truyện cười

    0,5

    Câu b

    (0,5 điểm)

    – Giải nghĩa từ “cả tin”: Là tin ngay một cách dễ dãi mà không cần suy xét.

    0,5

    Câu c

    (1,0 điểm)

    Vốn liếng của anh thợ mộc lại “đi đời nhà ma” là vì:

    – Anh ta làm việc không có chủ kiến.

    – Quá cả tin, không suy xét kĩ lưỡng những lời góp ý của người khác.

    0,5

    0,5

    Câu d

    (1,5 điểm)

    * Nếu là anh thợ mộc khi nghe những lời mách bảo như trong truyện thì em có thể:

    – Yên lặng lắng nghe, cảm ơn họ.

    – Suy nghĩ, tìm hiểu kĩ hơn những mách bảo đó có đúng và phù hợp vời công việc của mình rồi mới làm theo; nếu chưa phù hợp thì cần chỉnh sửa…

    * Bài học rút ra từ truyện là:

    – Khi làm việc phải có chủ kiến.

    – Cần suy xét kĩ khi nghe ý kiến góp ý của người khác.

    0,5

    0,5

    0,5

    ….

    >> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề đọc hiểu ngoài chương trình Ngữ văn 6

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *