TOP 4 Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 9 rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi đọc hiểu thật tốt, để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi sắp tới.
Bạn đang đọc: Bộ đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi (Có đáp án)
Với các dạng đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi, các em sẽ hiểu rõ hơn về tác phẩm, tác giả. Ngoài ra, các em có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Mùa xuân nho nhỏ, Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 1
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.”
Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên?
Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 3: Em có nhận xét gì về cách đặt câu và tác dụng của cách đặt câu ấy?
Câu 4: Tìm các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích.
Đáp án đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi
Câu 1: Nội dung chính của đoạn văn trên là: Đoạn văn diễn tả tâm trạng hồi hộp, căng thẳng cùng với hành động nhanh, dứt khoát của nhân vật Phương Định khi phá bom nổ chậm đầy nguy hiểm.
Câu 2: Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn là: tự sự.
Câu 3:
Cách đặt câu đặc biệt ở chỗ: có những câu ngắn, câu tách ra từ một câu hoàn chỉnh như: Đất rắn…Nhanh lên một tí! …Một dấu hiệu chẳng lành…Hoặc là mặt trời nung nóng.
Tác dụng: cách sử dụng câu văn ngắn, ngắt nhịp linh hoạt, sử dụng nhiều câu đặc biệt giúp tác giả miêu tả trận phá bom ác liệt,, nguy hiểm, dồn dập, căng thẳng.
Câu 4: Các câu có yếu tố miêu tả trong đoạn trích: “Đất rắn”; “một tiếng động sắc đến gai người”, “vỏ quả bom nóng”, “nóng từ bên trong quả bom”, “hoặc là mặt trời nung nóng”.
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 2
Đọc đoạn trích sau:
Việc của chúng tôi là ngồi đây. Khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất phải lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phả bom. Người ta gọi chúng tôi là tổ trinh sát mặt đường. Cái tên gợi sự khát khao làm nên những sự tích anh hùng. Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản. Chúng tôi bị bom vùi luôn. Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh. Cười thì hàm răng trắng lóa trên khuôn mặt nhem nhuốc. Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là “những con quỷ mắt đen”.
Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của ai? Kể về điều gì? Người kể đoạn truyện này giữ vai trò như thế nào trong tác phẩm.
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì?
Câu 3: Chỉ ra hai phép liên kết trong đoạn văn trên?
Câu 4: Cách đặt câu văn “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” có gì đặc biệt
Câu 5: Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ gì? Biện pháp tu từ ấy giúp chúng ta hiểu gì về các nhân vật?
Câu 6: Xác định câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên.
Đáp án đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi
Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật Phương Định.
- Kể về công việc của 3 cô gái (Nho, Thao, Phương Định) trong tổ trinh sát mặt đường
- Người kể đoạn truyện này giữ vai trò là nhân vật chính trong tác phẩm (Phương Định).
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là: tự sự và miêu tả
Câu 3: Hai phép liên kết trong đoạn văn trên là phép nối (do đó) và phép thế (lúc đó).
Câu 4: Cách đặt câu văn “Có khi bò trên cao điểm về chỉ thấy hai con mắt lấp lánh” đặc biệt vì đây là câu rút gọn chủ ngữ.
Câu 5: Câu “Những lúc đó, chúng tôi gọi nhau là những con quỷ mắt đen” dùng biện pháp tu từ ẩn dụ. Việc sử dụng biện pháp tu từ này cho thấy tinh thần lạc quan, có trách nhiệm cao với công việc của ba cô gái.
Câu 6: Câu có chứa thành phần khởi ngữ trong đoạn văn trên là: ” Do đó, công việc cũng chẳng đơn giản.”
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 3
Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi:
Chúng tôi có ba người. Ba cô gái. Chúng tôi ở trong một hang dưới chân cao điểm. Con đường qua trước hang, kéo lên đồi, đi đến đâu đó, xa! Đường bị đánh lở loét, màu đắt đỏ, trắng lẫn lộn. Hai bên đường không có lá xanh. Chỉ có những thân cây bị tước khô cháy. Những cây nhiều rễ nằm lăn lóc. Những tảng đá to. Một vài cái thùng xăng hoặc thành ô tô méo mó, han gỉ nằm trong đất.
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Giới thiệu đôi nét về tác giả.
Câu 2: Kể tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu.
Câu 3: Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên.
Câu 4: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên
Câu 5: Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn trên và nêu tác dụng.
Đáp án đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi
Câu 1: Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê.
Giới thiệu đôi nét về tác giả: Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở Thanh Hóa, sáng tác trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ. Các tác phẩm của Lê Minh Khuê ra đời đầu những năm 70 của thế kỉ XX đều viết về cuộc sống chiến đấu của thanh niên xung phong và bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn khói lửa. Từ sau 1975. sáng tác của Lê Minh Khuê đã bám sát những biến chuyển của đời sống. Ngòi bút của Lê Minh Khuê khá sắc sảo, nhất là khi miêu tả tâm lí phụ nữ.
Câu 2: Tên ba cô gái được nhắc tới trong hai câu văn đầu là: Phương Định, Nho và Thao.
Câu 3: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là tự sự và miêu tả.
Câu 4: Đoạn trích được viết bằng phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 5: Nhận xét về cách đặt câu trong đoạn văn trên và tác dụng của nó là: các câu trên đều là câu đơn thể hiện sự nhanh trong nhịp văn, càng nhấn mạnh sự nguy hiểm nơi họ làm việc.
Đề đọc hiểu Những ngôi sao xa xôi – Mẫu 4
“Tôi, một quả bom trên đồi. Nho, hai quả dưới lòng đường. Chị Thao, một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ”.
(Những ngôi sao xa xôi – Lê Minh Khuê)
Câu 1: Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện?
Câu 2: Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào?
Câu 3: Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay.
GỢI Ý
1 |
Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện? |
Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật nào trong tác phẩm? Viết về việc gì trong câu chuyện? – Đoạn văn trên là lời kể của nhân vật phương Định, nhân vật chính trong truyện. – Những câu văn trên viết về việc các cô gái phân công nhau phá bom nổ chậm. |
|
2 |
Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào? |
Nếu các câu trên viết là: “Tôi phá một quả bom trên đồi. Nho phá hai quả dưới lòng đường. Chị Thao phá một quả dưới chân cái hầm ba-ri-e cũ.” thì cấu trúc ngữ pháp của câu thay đổi như thế nào? Vậy, cách đặt câu như trong tác phẩm có tác dụng đối với việc diễn tả ý và gợi cảm xúc như thế nào? – Hai cách đặt câu đó khác nhau về cấu trúc ngữ pháp là: + Các câu được viết phải có đủ hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ. + Đặt câu theo nguyên bản thì những câu văn đó đặc điểm rút gọn thành phần vị ngữ. – Tác dụng: + Cách đặt câu như vậy sẽ có giá trị biểu cảm cao hơn: thể hiện được tốc độ khẩn trương của công việc cũng như sự chủ động của họ trước thử thách. + Đồng thời sự hiểm nguy đối với họ cũng rõ ràng hơn: giữa mỗi cô gái và những quả bom họ phá khoảng cách thật mong manh; do đó, sự can đảm của họ cũng hiện lên thật lớn lao. |
|
3 |
Ba cô gái được giới thiệu trong đoạn văn trên họ là những con người dũng cảm tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng. Hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu nêu suy nghĩ của em về lòng dũng cảm của tuổi trẻ hiện nay. |
a. Giải thích khái niệm: Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đâu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. b. Biểu hiện: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở mọi thời đại: -Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam (nêu dẫn chứng) – Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm (nếu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…) – Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn – Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm của các chiến sĩ cảnh sát biển, đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân tộc. c. Bàn bạc mở rộng: – Những người nhầm tưởng lòng dũng cảm với hành động liều lĩnh, mù quáng, bất chấp công lý. – Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc sống. d. Liên hệ thực tế và bản thân: – Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. – Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. – Liên hệ bản thân đã dũng cảm trong những việc gì… |