Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 10 học kì 1

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 10 học kì 1

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 10 học kì 1 là tài liệu hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 10 học kì 1

Tài liệu bao gồm 4 đề kiểm tra 45 phút môn Địa lý 10 có đáp án chi tiết kèm theo. Tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh đánh giá lại kiến thức đã học cũng như trau dồi kinh nghiệm về môn Địa lý. Bên cạnh đó, tài liệu này giúp giáo viên định hướng cách ra đề thi và giúp học sinh ôn tập để làm bài hiệu quả. Nội dung chi tiết mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Địa lý – Đề 1

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm )

Câu 1: Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu: 0,5 điểm

A. Phương vị ngang

B. Phương vị đứng

C. Hình nón đứng

D. Hình nón ngang

Câu 2: Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu: 0,5 điểm

A. Hình nón đứng và hình trụ đứng

B. Phương vị ngang và hình trụ đứng

C. Phương vị ngang và hình nón đứng

D. Phương vị đứng và hình trụ đứng

Câu 3: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào: 0,5 điểm

A. Góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng

B. Thời gian được chiếu sáng và vận tốc tự quay của Trái Đất

C. Vận tốc chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời

D. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời

Câu 4: Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành: 0,5 điểm

A. Gió Đông Nam (hoặc Đông Đông Nam, Nam Đông Nam).

B. Gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

C. Gió Đông Bắc (hoặc Đông Đông Bắc, Bắc Đông Bắc).

D. Gio Tây Bắc (hoặc Tây Tây Bắc, Bắc Tây Bắc).

Câu 5: Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy: 0,5 điểm

A. Võ Trái Đất có vai trò rất quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người

B. Vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới

C. Vỏ Trái Đất cấu tạo chủ yếu bằng những vật chất cứng rắn

D. Vỏ Trái Đất có cấu tạo đơn giản và quan trọng với sự sống trên Trái Đất

Câu 6: Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ: 0,5 điểm

A. Sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật

B. Sự nén chặt của các vận động kiến tạo đối với các vật liệu có kích thước lớn như các khối núi, các đảo

C. Hoạt động của núi lửa

D. Các hoạt động của ngoại lực

Câu 7: Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ: 0,5 điểm

A. Xích đạo

B. Nhiệt đới

C. Ôn đới

D. Hàn đới

Câu 8: Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nào?0,5 điểm

A. Kiểu khí hậu cận nhiệt lục địa.

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

D. Kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

II. Phần tự luận

Câu 1: (2 điểm)

Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất có ngày, đêm không? Nếu có, thì thời gian ban ngày và ban đêm là bao nhiêu? Khi đó, ở bề mặt Trái Đất có sự sống không? Tại sạo?

Câu 2: (3 điểm)

Trình bày các vận động kiến tạo và tác động của chúng đến địa hình bề mặt Trái Đất.

Câu 3: (1 điểm)

Hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?

Đáp án

I. Phần trắc nghiệm (Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Để vẽ bản đồ vùng quanh cực người ta dùng phép chiếu phương vị đứng.

Chọn: B.

Câu 2. Khi muốn thể hiện những phần lãnh thổ nằm gần xích đạo với độ chính xác cao người ta thường dùng phép chiếu phương vị ngang và hình trụ đứng.

Chọn: B.

Câu 3. Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại 1 điểm phụ thuộc nhiều vào góc nhập xạ nhận được và thời gian được chiếu sáng.

Chọn: A.

Câu 4. Ở bán cầu Bắc, chịu tác động của lực Coriolit, gió Nam sẽ bị lệch hướng trở thành gió Tây Nam (hoặc Tây Tây Nam, Nam Tây Nam).

Chọn: B.

Câu 5. Vỏ Trái Đất chiếm khoảng 15% về thể tích và khoảng 1% trọng lượng, điều đó cho thấy vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất nhẹ hơn so với các lới bên dưới.

Chọn: B.

Câu 6. Đá trầm tích có nguồn gốc hình thành từ sự lắng tụ và nén chặt trong các miền trũng của các vật liệu vụn nhỏ như sét, các, sỏi,… và xác sinh vật.

Chọn: A.

Câu 7. Biên độ nhiệt năm cao nhất thường ở vĩ độ hàn đới bởi hàn đới có sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất và tháng thấp nhất là rất lớn, luôn luôn trên 30 độC.

Chọn: D.

Câu 8. Việt Nam nằm trong vùng thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Chọn: D.

II. Phần tự luận

Câu 1.

– Trái Đất vẫn có ngày và đêm. Khi đó, độ dài một ngày – đêm trên bề mặt Trái Đất sẽ dài bằng một năm. (1 điểm)

– Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy, phần đang là ban ngày sẽ rất nóng, vì bị Mặt Trời đốt nóng liên tục trong nửa năm; còn phần đang là ban đêm sẽ rất lạnh, vì không được Mặt Trời chiếu đến. Khi đó, vạn vật sẽ không thể sinh trưởng và phát triển được cho nên trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống. (1 điểm)

Câu 2.

– Vận động theo phương thẳng đứng: Vận động của vỏ Trái Đất theo phương thẳng đứng (vận động nâng lên và hạ xuống) xảy ra rất chậm trên một diện tích lớn, làm cho bộ phận này của lục địa được nâng lên, trong khi bộ phận khác lại hạ xuống, sinh ra hiện lượng biển tiến, biển thoái. Vận động nâng lên và hạ xuống của vỏ Trái Đất hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra. (0,75 điểm)

– Vận động theo phương nằm ngang: Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách giãn ở khu vực kia, gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy. (0,75 điểm)

– Hiện tượng uốn nếp: Các lớp đá uốn thành nếp, nhưng tính chất liên tục của chúng không bị phá vỡ. Kết quả của hiện tượng uốn nếp là miền núi uốn nếp. (0,75 điểm)

– Hiện tượng đứt gãy: Tại những vùng đá cứng, lớp đá bi gãy, đứt ra rồi chuyển dịch ngược hướng nhau theo phương gần thẳng đứng hay nằm ngang tạo ra các hẻm vực, thung lũng. (0,75 điểm)

Câu 3.

– Sườn tây: Gió ẩm thổi tới, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm. (0,5 điểm)

– Sườn đông: Do gió vượt qua đỉnh núi, lại bị khô, nên khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô. (0,5 điểm)

Đề kiểm tra 45 phút lớp 10 môn Địa lý – Đề 2

Đề bài

I. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện hiện tượng, đối tượng có đặc điểm: 0.5 điểm

A. Thể hiện cho 1 phạm vi lãnh thổ rất rộng

B. Đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ

C. Mỗi kí hiệu có thể thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng

D. Các kí hiệu thể hiện được 1 hay nhiều hơn các đối tượng địa lí

Câu 2: Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là: 0.5 điểm

A. Hướng gió, các dãy núi,…

B. Dòng sông, dòng biển,…

C. Hướng gió, dòng biển,…

D. Các thảm thực vật, động vật

Câu 3: Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là: 0.5 điểm

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt Trái Đất.

Câu 4: Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng: 0.5 điểm

A. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời

B. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời

C. Cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh

D. Ngược với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh

Câu 5: . Đặc điểm nào sau đây không thuộc tầng đá trầm tích: 0.5 điểm

A. Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành

B. Phân bố thành một lớp liên tục

C. Có nơi mỏng, nơi dày

D. Là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất

Câu 6: Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào: 0.5 điểm

A. Nguồn gốc hình thành của đá

B. Tính chất hoá học của đa

C. Tính chất vật lí của đá

D. Tuổi của đá

Câu 7: Càng lên cao khí áp càng: 0.5 điểm

A. thấp

B. cao

C. trung bình

D. không thay đổi

Câu 8: Kiểu khí hậu nào có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa? 0.5 điểm

A. Kiểu khí hậu ôn đới lục địa.

B. Kiểu khí hậu cận nhiệt gió mùa.

C. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

D. Kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

II. Phần tự luận

Câu 1: 3 điểm

Hãy xác định khu vực nào trên Trái Đất có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi hăm hai lần? Nơi nào chỉ một lần? Khu vực nào không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh? Tại sao?

Câu 2: 1,5 điểm

Nội lực là gì? Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Câu 3: 1,5 điểm

Nói rõ vai trò của khí quyển đối với đời sống trên Trái Đất?

Đáp án

I. Phần trắc nghiệm(Mỗi câu trắc nghiệm tương ứng với 0,5 điểm)

Câu 1. Trong phương pháp kí hiệu, các kí hiệu biểu hiện tượng, đối tượng được đặt chính xác vào vị trí mà đối tượng đó phân bố trên bản đồ.

Chọn: B.

Câu 2. Trên bản đồ tự nhiên, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là hướng gió, các dòng biển,…

Chọn: C.

Câu 3. Trên bề mặt Trái Đất nơi được Mặt Trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là trong vùng nội chí tuyến.

Chọn: C.

Câu 4. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời tự quay quanh mình theo hướng cùng với hướng chuyển động quanh Mặt Trời, trừ Kim Tinh và Thiên Vương Tinh.

Chọn: C.

Câu 5. Đặc điểm của tầng đá trầm tích: Do các vật liệu vun, nhỏ bị nén chặt tạo thành, phân bố thành một lớp không liên tục, có nơi mỏng nơi dày và là tầng nằm trên cùng trong lớp vỏ Trái Đất.

Chọn: B.

Câu 6. Sự phân chia đá thành 3 nhóm (mắc ma, trầm tích, biến chất) chủ yếu dựa vào nguồn gốc hình thành của các loại đá.

Chọn: A.

Câu 7. Càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ nên khí áp giảm (thấp).

Chọn: A.

Câu 8. Kiểu khí hậu có diện tích nhỏ nhất trên các lục địa kiểu khí hậu cận nhiệt địa trung hải.

Chọn: C.

II. Phần tự luận

Câu 1.

* Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh

– Khu vục có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần: giữa hai chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)

– Khu vực có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm một lần: chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam. (0,75 điểm)

– Khu vực không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh: Từ ngoài hai chí tuyến về hai cực. (0,5 điểm)

* Giải thích nguyên nhân

– Trái Đất đang chuyển động xung quanh Mặt Trời với trục nghiêng (23 độ 27’ với pháp tuyến của mặt phẳng quỹ đạo Trái Đất) và không đổi phương. Do đó, tia nắng vuông góc với tiếp tuyến ở một bề mặt Trái Đất sẽ lần lượt di chuyển từ 23 độ 27’ N lên 23 độ 27′ B. Trong vòng 1 năm, các địa điểm nội chí tuyến đều có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh. (0,5 điểm)

– Trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo Trái Đất) một góc bằng 66 độ 33′. Để tạo góc 90 độ thì góc phụ phải là 23 độ 27′, trong khi đó các địa điểm ở ngoại chí tuyến đều có vĩ độ lớn hơn 23 độ 27’. (0,5 điểm)

Câu 2.

– Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. (0,5 điểm)

– Nguyên nhân sinh ra nội lực chủ yếu là các nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như: năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, năng lượng của các phản ứng hoá học (1 điểm)

Câu 3.

– Cung cấp oxi và các loại khí cần thiết khác cho sự tồn tại, sinh trưởng và phát triển của sự sống trên Trái Đất. (0,75 điểm)

– Là lớp vỏ bảo vệ Trái Đất khỏi các tác nhân gây hại từ bức xạ của Mặt Trời. (0,75 điểm)

…………..

Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *