Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 học kì 1

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 học kì 1

Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo cùng tham khảo Bộ Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 học kì 1 có bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 học kì 1

Tài liệu bao gồm 6 đề kiểm tra 45 phút môn Địa lý lớp 12, giúp các em có thêm nhiều tài liệu sử dụng ôn tập cho bài kiểm tra 1 tiết Địa lý sắp tới. Ngoài ra, đây cũng là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị ra đề cho kì thi giữa học kì 1 lớp 12 sắp tới.

Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 học kì 1

    Ma trận đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12

    Tên Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao

    Chủ đề 1

    Đất nước nhiều đồi núi

    – Biết được đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta; các đặc điểm của mỗi khu vực núi, đồng bằng; Các thế mạnh, hạn chế…….

    Mối quan hệ giữa địa hình với khí hậu

    Số câu:10

    Số điểm:2,0đ

    Tỉ lệ:25 %

    9 câu=2,25đ

    1 câu=0,25đ

    Chủ đề 2:

    Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển

    Nêu được các đ. đ của BĐ, các dạng địa hình,TNTN Biển

    Ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu VN

    Số câu:8

    Số điểm:2,0đ

    Tỉ lệ 20%

    6 câu=1,5 đ

    2 câu =0,5đ

    Chủ đề 3:

    Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa

    Biết được biểu hiện đặc điểm khí hậu, địa hình, sông ngòi, sinh vật, đất của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa.

    Giải thích hiện tượng gió fơn; nguyên nhân gây mưa của các khu vực vào các thời kì

    Nhận xét bảng số liệu rút ra một số đặc điểm về sự phân hóa nhiệt, ẩm giưa các địa điểm

    Số câu 22

    Số điểm: 5,5

    Tỉ lệ 55 %

    13 câu=3,25đ

    4 câu=1,0 đ

    5 câu=1,25đ

    TS điểm – tỉ lệ

    7đ – 70%

    1,75 – 17,5%

    1,25 – 12,5%

    Tổng số câu 40

    28

    7

    5

    TS điểm – tỉ lệ

    7đ – 70%

    1,75 – 17,5%

    1,25 – 12,5%

    Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 – Đề 1

    Câu 1. Gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta, gây mưa lớn cho

    A. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên

    B. Đồng bằng ven biển miền Trung

    C. Đồng bằng Bắc Bộ

    D. Câu A+B đúng

    Câu 2. Từ vĩ tuyến 16 độ B trở vào, về mùa đông gió thịnh hành là ?

    A. Gió tín phong bán cầu bắc thổi theo hướng đông bắc

    B. Gió Tây nam thổi từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu nam.

    C. Gió mùa đông bắc thổi từ cao áp cận cực.

    D. Gió Tây Nam thổi từ cao áp Ấn Độ Dương

    Câu 3. Từ Bắc vào Nam, nhiệt độ có sự thay đổi tăng dần phù hợp với lượng bức xạ mặt trời lớn hơn, nguyên nhân là do

    A. càng vào nam, càng gần xích đạo, góc chiếu mặt trời lớn hơn.

    B. càng gần xích đạo, khoảng cách giữa 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh dài hơn

    C. càng vào nam tác động của gió mùa đông bắc yếu hơn. D. Câu A+ B đúng

    Câu 4. Hiện nay, rừng ngập mặn bị thu hẹp, chủ yếu là do

    A. phá để nuôi tôm,cá.

    B. khai thác gỗ củi.

    C. chiến tranh.

    D. tất cả đều đúng.

    Câu 5. Gió mùa Tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam xâm nhập vào nước ta vào

    A. đầu mùa hạ

    B. giữa và cuối mùa hạ

    C. đầu và cuối mùa hạ

    D. cả mùa hạ

    Câu 6. Trong chế độ khí hậu ở miền Bắc sự phân chia mùa là

    A. mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

    B. mùa đông lạnh, mùa hạ nóng ẩm

    C. mùa gió lạnh và mùa nắng nóng.

    D. mùa mưa nhiều và mùa mưa ít

    Câu 7. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là

    A. đồi núi thấp chiếm ưu thế.

    B. nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

    C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên

    D. có nhiều khối núi cao đồ sộ, các cao nguyên,sơn nguyên.

    Câu 8. Gió thổi vào nước ta ở mùa đông từ vĩ tuyến 160 B trở vào là

    A. Gió mùa Đông Bắc

    B. Gió mậu dịch nửa cầu Bắc

    C. Gió Tây Nam

    D. Câu A+ B đúng

    Câu 9. Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí

    A. cận chí tuyến bán cầu Bắc.

    B. Bắc Ấn Độ Dương.

    C. cận chí tuyến bán cầu Nam.

    D. lạnh phương Bắc.

    Câu 10. Nguyên nhân gây mùa khô cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì mùa đông là do hoạt động của

    A. gió mùa Tây Nam.

    B. gió mùa mùa đông ( gió Đông Bắc ).

    C. tín phong Nam bán cầu.

    D. tín phong Bắc bán cầu

    Câu 11. Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới là do vị trí

    A. Tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.

    B. Nằm ở bán cầu Đông.

    C. Nằm ở bán cầu Bắc.

    D. Nằm trong vùng nội chí tuyến.

    Câu 12. Nguyên nhân làm cho đất đai nước ta dễ bị suy thoái là ?

    A. Khí hậu phân hóa theo độ cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi. Trang 1

    B. Khí hậu nhiệt ẩm cao, mưa theo mùa, địa hình nhiều đồi núi thấp.

    C. Mưa theo mùa, xói mòn nhiều, địa hình nhiều đồi núi.

    D. Địa hình nhiều đồi núi, mưa lớn và tập trung vào một mùa.

    Câu 13. Nguyên nhân gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ vào thời kì mùa đông là do hoạt động của

    A. gió mùa Tây Nam.

    B. gió mùa mùa đông ( gió Đông Bắc ).

    C. tín phong Nam bán cầu.

    D. tín phong Bắc bán cầu

    Câu 14. Nơi có hiện tượng cát bay, cát chảy ở nước ta ?

    A. Bắc Trung Bộ

    B. Đông Nam Bộ

    C. Duyên hải miền Trung

    D. Tất cả các ý trên.

    Câu 15. Một trong những khó khăn của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống là A. khó phát triển lâm nghiệp

    B. địa hình bị cắt xẻ mạnh.

    C. bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản

    D. việc nâng cao năng suất cây trồng.

    Dựa vào bảng số liệu sau: Lượng mưa, lượng bốc hơi của một số địa điểm. Trả lời câu 16 và 17

    Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi
    Hà Nội 1.676 mm 989 mm
    Huế 2.868 mm 1.000 mm
    Tp Hồ Chí Minh 1.931 mm 1.686 mm

    Câu 16. Cân bằng ẩm cao nhất thuộc địa điểm :

    A. Hà Nội

    B. Tp Hồ Chí Minh

    C. Huế.

    D. tất cả sai

    Câu 17. Tp Hồ Chí Minh có lượng bốc hơi lớn nhất là do

    A. chịu tác động của gió mùa Đông bắc khô.

    B. chịu tác động của thời tiết nóng quanh năm.

    C. chịu tác động của nhiệt độ cao, đặc biệt mùa khô kéo dài..

    D.chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Tây Nam nóng

    Câu 18. Đặc điểm địa hình đồi núi thấp đã làm cho

    A. địa hình nước ta ít hiểm trở.

    B. địa hình nước ta có sự phân bậc rỏ ràng.

    C. tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

    D. Thiên nhiên có sự phân hóa sâu sắc.

    Câu 19. Do có nhiều bề mặt cao nguyên rộng , nên miền núi thuận lợi cho việc hình thành các vùng chuyên canh.

    A. cây lương thực

    B. cây thực phẩm.

    C. cây công nghiệp

    D. cây hoa màu

    Câu 20. Khó khăn thường xuyên đối với giao lưu kinh tế giữa các vùng miền núi là

    A. động đất

    B. khan hiếm nước

    C. địa hình bị chia cắt mạnh sườn dốc.

    D. thiên tai lũ quét , xói mòn….

    Câu 21. Đất Bazan ở nước ta có đặc điểm

    A chua, nghèo, dể bị rửa trôi

    B.tầng phong hóa mỏng, dể thoát nước

    C. tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng..

    D. nặng, bị glây hóa

    Câu 22. Cảnh quan tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta là hệ sinh thái

    A. đới rừng nhiệt đới gió mùa

    B. đới rừng rụng lá theo mùa

    C. đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa

    D. đới rừng cận xích đạo gió mùa.

    Câu 23. Trên lãnh thổ Việt Nam, số con sông có chiều dài ≥ 10km/sông là

    A. 3620

    B. 3260.

    C. 2360.

    D. 2630.

    Câu 24. Quá trình hình thành đất chủ yếu ở Việt Nam là

    A. quá trình rửa trôi các chất ba dơ dễ tan Ca2+, K2+, Mg2+.

    B. quá trình hình thành đá ong.

    C. quá trình feralit.

    D. quá trình tích tụ mùn trên núi.

    Câu 25.Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí

    A. trong vùng nội chí tuyến

    B. gần trung tâm gió mùa châu Á

    C. tiếp giáp với biển Đông

    D. Cả 3 đều đúng

    Câu 26. Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên

    A. tháng 5 đến tháng 10

    B. tháng 4 đến tháng 11

    C. tháng 10 đến tháng 12

    D. tháng 11 đến tháng 4

    Câu 27. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Việt Nam?

    A. Đất feralit trên các loại đá mẹ khác nhau

    B. Đất phù sa cổ

    C. Đất phù sa mới

    D. Đất mùn trên núi

    Câu 28. Rừng ngập mặn ven biển ở nước ta phát triển mạnh nhất ở

    A. Bắc bộ

    B. Bắc Trung Bộ

    C. Nam Trung Bộ

    D. Nam Bộ Trang 2

    Câu 29. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ

    A/. Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

    B/. Địa hình 85% là đồi núi thấp.

    C/. Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

    D/. Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

    Câu 30. Vùng núi có các khối núi và các cao nguyên Ba dan là

    A. Đông Bắc

    B. Tây Bắc

    C. Trường Sơn Bắc

    D. Trường Sơn Nam.

    Câu 31. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

    A. Có địa hình cao nhất cả nước

    B. Có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam

    C. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

    D. Gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam

    Câu 32. Vùng núi có các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam điển hình là

    A.Trường Sơn Bắc

    B. Đông Bắc

    C. Tây Bắc

    D. Trường Sơn Nam

    Câu 33. Sự khác nhau rõ nét giữa Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam là

    A. Địa hình cao hơn B/ Hướng núi vòng cung

    C. Tính bất đối xứng giữa 2 sườn.

    D. Vùng núi gồm các khối núi và đồng bằng duyên hải.

    Câu 34. Khu vực với đặc điểm địa hình gồm các dãy núi, các cao nguyên, sơn nguyên đá vôi của vùng núi Tây Bắc có phạm vi

    A. từ Khoan La San đến Sông Cả.

    B. dọc biên giới Việt – Lào

    C. từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

    D. từ biên giới Việt -Trung đến khủy sông Đà.

    Dựa vào bảng số liệu sau : Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm.

    Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) Nhiệt độ trung bình năm ( oC)
    Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
    Hà Nội 16,4 28,9 23,5
    Vinh 17,6 29,6 23,9
    Huế 19,7 29,4 25,1
    Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
    Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9

    Trả lời các câu hỏi 35,36,37 :

    Câu 35. Nhận xét nào chưa chính xác ?

    A. Ở các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã biên độ nhiệt cao hơn các địa điểm phía Nam dãy Bạch Mã .

    B. Ở các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã biên độ nhiệt thấp hơn các địa điểm phía Nam dãy Bạch Mã .

    C. Trong tháng I nhiệt độ tăng dần khi đi từ các địa điểm phía Bắc vào phía Nam

    D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ các địa điểm phía Bắc vào phía Nam

    Câu 36. Nguyên nhân chính của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam trong tháng 1 là do

    A. phía Bắc nằm gần chí tuyến, còn phía Nam nằm gần xích đạo

    B. tác động của gió mùa đông bắc.

    C. góc nhập xạ phía Bắc nhỏ hơn phía Nam.

    D. cả A,B,C đều sai

    Câu 37. Nhận xét nào là đúng với bảng số liệu trên ?

    A. Nhiệt độ TB tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.

    B. Nhiệt độ TB tháng VII giữa các địa điểm ít chênh lệch hơn so với tháng I.

    C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

    D. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII càng vào Nam càng lớn

    Câu 38. Điểm nào sau đây không đúng khi nói về ảnh hưởng của Biển Đông đối với khí hậu nước ta .

    A. Biển Đông làm tăng độ ẩm tương đối của không khí . B. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn .

    C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nước .

    D. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc .

    Câu 39. Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất ở Biển Đông nước ta là

    A. hải sản.

    B. titan.

    C. muối .

    D. dầu mỏ.

    Câu 40 / Dựa vào Atlat Cho biết Việt Nam có đường biên giới cả trên đất liền và trên biển với quốc gia nào?

    A. Trung Quốc,Lào,Campuchia

    B. Trung Quốc,Campuchia

    C. Lào,Campuchia, Mianma

    D. Lào,Campuchia

    Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 12 – Đề 2

    Câu 1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng trực tiếp và rõ rệt nhất đến

    A. cơ cấu cây trồng vật nuôi

    B. các thời tiết bất thường

    C. hoạt động sản xuất nông nghiệp

    D. môi trường thiên nhiên

    Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với mạng lưới sông ngòi nước ta ?

    A. Nhiều sông .

    B. Phần lớn là sông nhỏ.

    C. Tổng lượng phù sa khoảng 839 tỉ m3/ năm.

    D. Mật độ sông lớn .

    Câu 3. Vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam là

    A.làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.

    B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè

    C. làm cho khí hậu nước ta mang tính hải dương

    D. Tất cả các ý trên

    Câu 4. Trong chế độ khí hậu ở miền Bắc sự phân chia mùa là

    A. mùa mưa và mùa khô rõ rệt.

    C . mùa đông lạnh, mùa hạ nóng ẩm

    B. mùa gió lạnh và mùa nắng nóng.

    D.mùa mưa nhiều và mùa mưa ít

    Câu 5. Gió phơn Tây Nam chủ yếu hoạt động ở khu vực

    A. Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ

    C. Bắc Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc.

    B. Duyên hải Nam Trung Bộ

    D. Đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.

    Câu 6. Quá trình chính trong sự hình thành và biến đổi địa hình nước ta hiện tại là

    A. Xâm thực

    B. Bồi tụ

    C. Xâm thực – Bồi tụ

    D. Bồi tụ – Xâm thực

    Câu 7. Các khoáng sản có nguồn gốc ngoại sinh

    A/ đồng, chì

    B/ bô xít, apatit.

    C/ pyrit, crôm

    D/ sắt, vàng

    Câu 8. Vào mùa hạ, ở nước ta vùng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa tây nam nhưng lại không có mưa là :

    A . Nam Bộ.

    B. Bắc Trung Bộ

    C . Nam Trung Bộ

    D. Tây Bắc.

    Câu 9. Thời tiết rất nóng và khô ở ven biển Trung bộ và phần nam khu vực Tây Bắc nước ta là do loại gió nào sau đây gây ra ?

    A. Gió mùa Tây Nam

    B. Gió phơn Tây Nam

    C. Gió mậu dịch Bắc bán cầu

    D. Gió Mậu dịch Nam bán cầu .

    Câu 10. Gió mùa Tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam xâm nhập vào nước ta vào

    A. đầu mùa hạ

    B. giữa và cuối mùa hạ

    C. đầu và cuối mùa hạ

    D. cả mùa hạ

    Câu 11. Mưa vào thu đông là đặc điểm phân mùa khí hậu của

    A. Miền Nam

    B. Miền Trung

    C. Miền Bắc

    D. Câu A + B đúng

    Câu 12. Nguyên nhân gây mưa lớn và kéo dài ở các vùng đón gió Nam Bộ và Tây Nguyên là do hoạt động của :

    A. Gió mùa tây nam xuất phát từ cao áp cận chí tuyến bán cầu Nam .

    B. Gió mùa Tây nam xuất phát từ vịnh Bengan

    C. Gió tín phong xuất phát từ cao áp cận chí tuyến nửa cầu bắc .

    D. Gió đông bắc xuất phát từ cao áp xibia

    Câu 13 : Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở bề mặt địa hình miền núi là

    A. sự mở mang nhanh chóng của đồng bằng hạ lưu sông

    B. Dòng chảy mạnh

    C. hiện tượng xâm thực mạnh ở vùng núi

    D. Tạo thành nhiều phụ lưu sông

    Câu 14. Thời kì nào không phải là mùa khô ở Tây Nguyên ?

    A. Tháng 5 đến tháng 10

    B. Tháng 4 đến tháng 11

    C. Tháng 10 đến tháng 12

    D. Tháng 11 đến tháng 4

    Câu 15. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất ở Việt Nam?

    A. Đất feralit trên các loại đá mẹ khác nhau

    B. Đất phù sa cổ

    C. Đất phù sa mới

    D. Đất mùn trên núi

    Địa điểm Nhiệt độ trung bình tháng I ( oC) Nhiệt độ trung bình tháng VII ( oC) Nhiệt độ trung bình năm ( oC)
    Lạng Sơn 13,3 27,0 21,2
    Hà Nội 16,4 28,9 23,5
    Vinh 17,6 29,6 23,9
    Huế 19,7 29,4 25,1
    Quy Nhơn 23,0 29,7 26,8
    Tp. Hồ Chí Minh 25,8 27,1 26,9

    Trả lời các câu hỏi 16,17,18 :

    Câu 16. Nhận xét nào chưa chính xác ?

    A. Ở các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã biên độ nhiệt cao hơn các địa điểm phía Nam dãy Bạch Mã .

    B. Ở các địa điểm phía Bắc dãy Bạch Mã biên độ nhiệt thấp hơn các địa điểm phía Nam dãy Bạch Mã .

    C. Trong tháng I nhiệt độ tăng dần khi đi từ các địa điểm phía Bắc vào phía Nam

    D. Nhiệt độ trung bình năm tăng dần khi đi từ các địa điểm phía Bắc vào phía Nam

    Câu 17. Nguyên nhân chính của sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam trong tháng 1 là do:

    A. phía Bắc nằm gần chí tuyến, còn phía Nam nằm gần xích đạo

    B. tác động của gió mùa đông bắc.

    C. góc nhập xạ phía Bắc nhỏ hơn phía Nam.

    D. cả A,B,C đều sai

    Câu 18. Nhận xét nào là đúng với bảng số liệu trên :

    A. Nhiệt độ TB tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam.

    B. Nhiệt độ TB tháng VII giữa các địa điểm ít chênh lệch hơn so với tháng I.

    C. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam.

    D. Chênh lệch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII càng vào Nam càng lớn

    Câu 19. Căn cứ vào Át lát Địa lí VN (trang 9) cho biết những nới có lượng mưa lớn ( từ 2800mm trở lên)

    A. đồng bằng ven biển Mền Trung

    B. các sườn núi đón gió và các khối núi cao

    C. các khu vực dọc núi Đông bắc

    D. các đồng bằng châu thổ ( ĐBSH, ĐBSCL )

    Câu 20. Khu vực phía đông của vùng núi Tây Bắc có phạm vi

    A . từ Khoan La San đến Sông Cả.

    B. từ biên giới Việt -Trung đến khủy sông Đà.

    C . từ Phong Thổ đến Mộc Châu

    D. dọc biên giới Việt – Trung

    Câu 21. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa thể hiện ở vùng núi đá vôi là

    A. bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh

    B. đất bị bạc màu

    C.có nhiều hang động, suối cạn thung khô

    D.thường xảy ra hiện tượng đất trượt đá lở.

    Câu 22. Vùng biển được qui định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển , rộng 12 hải lí là

    A. Vùng lãnh hải.

    B. Đặc quyền kinh tế.

    C. Tiếp giáp lãnh hải.

    D. Thềm lục địa.

    Câu 23. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là

    A. có địa hình cao nhất cả nước

    B. có 3 mạch núi lớn hướng Tây Bắc – Đông Nam

    C. địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích .

    D. gồm các dạy núi song song và so le chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam .

    Câu 24 . Địa hình cao ở rìa phía tây, tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô là đặc điểm địa hình của .

    A. Đồng bằng Sông Cửu Long

    C. Đồng bằng sông Hồng

    B. Đồng bằng ven biển miền trung

    D. Câu B+ C đúng

    Câu 25. Khí hậu nước ta phân hóa sâu sắc theo thời gian do nguyên nhân chủ yếu nào?

    A. Do lãnh thổ trải dài trên 15 độ vĩ tuyến

    B. Địa hình chủ yếu là đồi núi Trang 5

    C. Do ảnh hưởng của gió mùa

    D. Tất cả các nguyên nhân trên .

    Câu 26. Đồng bằng ven biển mở rộng ở cửa sông lớn là :

    A. Thừa Thiên – Huế

    B. Bình Định

    C. Thanh Hóa

    D. Hà Tĩnh

    Câu 27. Nguồn gốc của gió tây khô nóng trong đầu mùa hạ ở nước ta là

    A. gió tín phong Bắc bán cầu.

    B. Gió mùa Tây Nam vượt biển

    C. gió tín phong Nam bán cầu.

    D. gió mùa Tây Nam vượt dãy Trường Sơn

    Câu 28. Nguyên nhân gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ vào thời kì mùa đông là do hoạt động của

    A. gió mùa Tây Nam.

    B. gió mùa mùa đông ( gió Đông Bắc ).

    C. tín phong Nam bán cầu.

    D. tín phong Bắc bán cầu

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *