Mời các bạn học sinh và các thầy cô giáo hãy tham khảo Bộ Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 6 học kì 1 kèm đáp án để nắm được cấu trúc đề thi và rèn luyện kỹ năng giải bài tập môn Địa lý.
Bạn đang đọc: Bộ đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 6 học kì 1
Ngoài ra, đây cũng là tài liệu hữu ích giúp các thầy cô có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị ra đề cho kì thi giữa học kì 1 lớp 6 sắp tới. Nội dung chi tiết mời các bạn lớp 6 cùng tham khảo và tải tài liệu tại đây.
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 6 học kì 1 – Đề 1
Đề bài
Phần I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. (Mỗi câu trả lời đúng 0,25 điểm).
Câu 1: Trong hệ Mặt Trời có mấy hành tinh?
A. 6
B. 7
C. 8
D. 9
Câu 2: Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy?
A . 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 3: Bán kính của Trái Đất có độ dài bao nhiêu km?
A. 6370 km
B. 6375 km
C. 6789 km
D. 7500 km
Câu 4: Trái đất có dạng hình gì?
A Hình bầu dục.
B. Hình cầu.
C. Hình tròn.
D. Hình vuông.
Câu 5: Các kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc đều được ghi số độ là:
A. 00
B. 900
C. 1800
D. 3600
Câu 6: Tỉ lệ bản đồ được biểu hiện ở mấy dạng?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 7: Trên bản đồ có mấy hướng chính?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 8: Theo qui ước bên trên kinh tuyến là hướng nào?
A. Nam.
B. Đông
C. Bắc
D. Tây
Câu 9: Có mấy loại kí hiệu trên bản đồ?
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
Câu 10: Có mấy dạng kí hiệu trên bản đồ?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 11: Khi các đường đồng mức nằm gần nhau, có nghĩa là bề mặt địa hình mà chúng biểu thị sẽ có dạng
A. Bằng phẳng.
B. Thoai thoải
C. Thẳng đứng .
D. Dốc
Câu 12: Vĩ độ của một điểm là khoảng cách từ điểm đó đến:
A. Hai cực của Trái Đất.
B. Vĩ tuyến gốc (xích đạo).
C. Kinh tuyến gốc.
D. Vĩ tuyến gần nhất.
Phần II. Trắc nghiệm tự luận. (7 điểm)
Câu 13. (1 điểm): Thế nào là đường Kinh tuyến? Đường vĩ tuyến?
Câu 14. (3 điểm): Tỉ lệ bản đồ là gì? Ý nghĩa của tỉ lệ bản đồ là gì?
Câu 15. (3 điểm): Dựa vào hình ảnh sau: Hãy xác định hướng đi từ điểm O đến các điểm A, B, C, D.
Đáp án đề kiểm tra
Phần I. Trắc nghiệm khách quan. (3 điểm)
Khoanh tròn vào đầu chữ cái in hoa ý em cho là đúng của câu (mỗi ý đúng được 0,25 điểm)
Câu hỏi | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
Đáp án | C | C | A | B | A | A | D | C | D | A | D | B |
Phần II. Trắc nghiệm tự luận. (7 điểm)
Câu hỏi | Nội dung | Điểm |
13 |
– Đường kinh tuyến là đường nối từ cực Bắc đến cực Nam. – Đường vĩ tuyến là đường tròn vuông góc với đường kinh tuyến |
0,5 0,5 |
14 |
– Tỉ lệ bản đồ là tỉ số giữa khoảng cách trên bản đồ so với khoảng cách tương ứng trên thực địa. – Ý nghĩa: + Thể hiện mức độ chi tiết của bản đồ. + Cho biết khoảng cách trên bản đồ đã thu nhỏ bao nhiêu lần so với kích thước của chúng trên thực địa. |
1 2 |
15 |
+ Hướng OA hướng Bắc + Hướng OB hướng Đông + Hướng OC hướng Nam + Hướng OD hướng Tây |
0,75 0,75 0,75 0,75 |
Ma trận đề kiểm tra
Chủ đề | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng cấp độ thấp | VD cấp độ cao | ||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |
Vị trí, hình dạng kích thước của Trái Đất |
– Biết vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời, hình dạng của Trái Đất. |
Trình bày được khái niệm kT, VT |
||||||
20 %TSĐ = 2 Điểm |
50%-1 điểm 2 câu |
50% – 1 điểm 1 câu |
||||||
Tỉ lệ bản đồ |
Hiểu tỉ lệ bản đồ |
Dựa vào tỉ lệ bản đồ tính khoảng cách trên thực tế và ngược lại |
||||||
30 %TSĐ = 3 Điểm |
33% = 1 đ 1 câu |
67% = 2 điểm 1 câu |
||||||
Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ, toạ độ địa lí. |
Xác định được phương hướng bản đồ |
Hiểu toạ độ địa lí của một điểm trên bản đồ. |
||||||
40%TSĐ = 4 Điểm |
25%- 1 đ 1 câu |
75%- 3 điểm 1 câu |
||||||
Kí hiệu bản đồ |
Biết các loại kí hiệu bản đồ |
|||||||
10%TSĐ = 1 Điểm |
100%- 1 đ 2 câu |
|||||||
TS Đ: 10 TS câu: Tỉ lệ %: |
2 điểm 3 câu 20% |
2 điểm 2 câu 20% |
4 điểm 2 câu 40% |
2 điểm 1 câu 20% |
Đề kiểm tra 1 tiết môn Địa lý lớp 6 học kì 1 – Đề 2
Đề bài
Phần I: Trắc nghiệm (3 đ)
1. Khoanh tròn vào chữ cái trước ý em cho là đúng nhất:
Câu 1 (0,5 đ): Theo thứ tự xa dần Mặt Trời, Trái đất nằm ở vị trí thứ mấy:
a. Thứ 1
b. Thứ 2
c. Thứ 3
d. Thứ 4
Câu 2 (0,5 đ): Trái đất có dạng hình gì:
a. Hình bầu dục.
b. Hình cầu
c. Hình tròn.
d. Hình vuông.
Câu 3 (0,5 đ): Kí hiệu bản đồ gồm các loại:
a. Điểm, đường, diện tích
b . Điểm,đường
c. Điểm, đường, hình học
d. Điểm, đường, diện tích, hình học
2. Điền từ thích hợp vào chỗ trống (0,5 đ): Kí hiệu bản đồ dùng để biểu hiện vị trí, đặc điểm của các ………………………….……………………………………. được đưa lên bản đồ.
3. Ghi các hướng còn lại trên hình 1 (1 đ):
Phần II: Tự luận (7đ)
Câu 1 ( 1 điểm): Thế nào là đường Kinh tuyến? Đường vĩ tuyến?
Câu 2 ( 3 điểm): Kinh độ là gì? Vĩ độ là gì?
……………
Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết