Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 11 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 là tài liệu vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 7 tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 7 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức được biên soạn rất chi tiết đầy đủ các dạng bài tập trong giữa học kì 2. Tất cả ngữ liệu phần đọc hiểu đều nằm ngoài chương trình sách giáo khoa. Qua đó giúp các bạn học sinh làm quen với các dạng bài tập từ cơ bản tới nâng cao. Việc luyện đề giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài thi để đạt kết quả cao trong kì thi giữa kì 2 sắp tới. Vậy sau đây là 11 Đề ôn thi giữa kì 2 Ngữ văn 7 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng đón đọc nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề ôn thi giữa kì 2 môn Toán 7 Kết nối tri thức.

Bộ đề ôn thi giữa kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức (Có đáp án)

    Đề ôn thi Văn 7 giữa kì 2 – Đề 1

    Đề bài

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc bài thơ sau:

    ÁNH TRĂNG

    Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với bể
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỷ

    Trần trụi với thiên nhiên
    hồn nhiên như cây cỏ
    ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa

    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện, cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường

    Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn-đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn

    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    có cái gì rưng rưng
    như là đồng là bể
    như là sông là rừng

    Trăng cứ tròn vành vạnh
    kể chi người vô tình
    ánh trăng im phăng phắc
    đủ cho ta giật mình.

    (Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1. Bài thơ Ánh trăng được làm theo thể thơ nào?

    A. Bốn chữ
    B. Tự do
    C. Năm chữ
    D. Lục bát

    Câu 2. Khi gặp lại vầng trăng trong một tình huống đột ngột, nhà thơ đã có cảm xúc như thế nào?

    A. Rưng rưng
    B. Lo âu
    C. Ngại ngùng
    D. Vô cảm

    Câu 3. Trong bài thơ trên, tác giả nhắc tới những thời điểm nào?

    A.Hồi nhỏ
    B.Hồi về thành phố
    C.Hồi nhỏ, hồi chiến tranh và hồi về thành phố.
    D.Hồi chiến tranh.

    Câu 4. Từ tri kỉ trong câu “vầng trăng thành tri kỉ” có nghĩa là gì?

    A. Người bạn rất thân, hiểu rõ lòng mình
    B. Biết được giá trị của người nào đó
    C. Người có hiểu biết rộng
    D. Biết ơn người khác đã giúp đỡ mình

    Câu 5. Từ “ngỡ” trong câu “ngỡ không bao giờ quên” đồng nghĩa với từ nào?

    A. Nói
    B. Bảo
    C. Thấy
    D. Nghĩ

    Câu 6. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “như là đồng là bể- như là sông là rừng”?

    A. Nhân hóa
    B. So sánh
    C. Nói quá
    D. Nói giảm, nói tránh

    Câu 7. Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” tượng trưng cho điều gì?

    A. Hạnh phúc viên mãn, tròn đầy.
    B. Hình ảnh của quá khứ nghĩa tình, vẫn tròn đầy, trọn vẹn.
    C. Thiên nhiên, vạn vật luôn tuần hoàn.
    D. Cuộc sống hiện tại no đủ, sung sướng.

    Câu 8. Vì sao đến cuối bài thơ, tác giả lại “giật mình” ?

    A. Vì tác giảchợt nhận ra sự vô tình của mình và thấy cần phải trân trọng những gì đã qua.
    B. Vì tác giả vốn hay bị giật mình trước những tình huống bất ngờ.
    C. Vì vầng trăng đã gợi lại kỉ niệm xưa.
    D. Vì bất ngờ “ta” gặp lại vầng trăng xưa.

    Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu:

    Câu 9. Câu chuyện trong bài thơ Ánh trăng muốn nhắc nhở chúng ta điều gì về thái độ sống?

    Câu 10. Em hãy tìm một câu tục ngữ diễn tả chính xác nội dung của chủ đề tác phẩm.

    II. LÀM VĂN (4.0 điểm)

    Em hãy viết một bài văn thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

    Đáp án đề thi

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    A

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    A

    0,5

    5

    D

    0,5

    6

    B

    0,5

    7

    B

    0,5

    8

    A

    0,5

    9

    Bài thơ gợi lên những suy nghĩ về đạo lý, lẽ sống của người Việt ta. Câu chuyện trong bài thơ nhắc nhở chúng ta đừng bao giờ quên quá khứ, đừng bao giờ trở thành kẻ vô tình, bạc bẽo.

    1

    10

    Tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”

    1

    II

    VIẾT

    4.0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài văn thuyết minh.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề.

    Giải thích quy tắc hay luật lệ trong một trò chơi hay hoạt động.

    0,25

    c. Thuyết minh về luật lệ trong trò chơi kéo co.

    Học sinh có thể thuyết minh theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

    – Giới thiệu được trò chơi.

    – Miêu tả cách chơi (quy tắc).

    – Miêu tả luật chơi.

    – Nêu tác dụng của trò chơi.

    Nêu ý nghĩa của trò chơi.

    2,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

    0,5

    e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, tri thức chính xác, cô đọng, miêu tả sinh động hấp dẫn.

    0,5

    Ma trận đề thi

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Thơ

    3

    0

    5

    0

    0

    2

    0

    60

    Tùy bút, tản văn

    2

    Viết

    Thuyết minh về quy tắc, luật lệ trong trò chơi hay hoạt động

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 7 – Đề 2

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

    Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

    Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

    Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

    Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

    Nguồn: Đàn kiến đền ơn – Kho Tàng Truyện Ngụ ngôn Chọn Lọc

    1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:

    Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất, số ít.
    B. Ngôi thứ nhất, số nhiều.
    C. Ngôi thứ hai.
    D. Ngôi thứ ba.

    Câu 2. Trong đoạn văn thứ nhất, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào?

    A. Gặp mèo rừng xám.
    B. Sa vào vũng nước.
    C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt.
    D. Gặp quạ to xác.

    Câu 3. Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ?

    A.Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ.
    B.Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt.
    C.Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
    D.Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim.

    Câu 4. Vì sao chú chim lại chọn cây sơn trà để xây tổ?

    A. Vì cành cây sơn trà tua tủa rất nhiều gai nhọn hoắt có thể làm vũ khí chống kẻ thù.
    B. Vì cây sơn trà có quả rất ngon và chú chim này rất thích chúng
    C. Vì gần cây sơn trà có vườn rau xanh với nhiều chú sâu béo tốt
    D. Vì xung quanh cây sơn trà không có con mèo đáng ghét nào cả

    Câu 5. Khi thấy đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim đã nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Điều đó thể hiện phẩm chất gì của chú chim?

    A. Biết quan tâm, chia sẻ.
    B. Biết giúp đỡ người khác.
    C. Biết bảo vệ môi trường.
    D. Biết ơn với người đã giúp đỡ mình.

    Câu 6. Giải thích nghĩa của từ len lỏi trong câu văn sau: “Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim”.

    A. Len lỏi là chậm rãi, từng bước một.
    B. Len lỏi là tìm mọi cách chui vào.
    C. Len lỏi là khéo léo qua những chật hẹp, khó khăn.
    D. Len lỏi là len, lách một cách rất vất vả.

    Câu 7: Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong truyện?

    A. Một đàn kiến sa vào vũng nước.
    B. Chú chim bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.
    C. Mèo, quạ to xác nên dễ dàng đến được gần tổ chim.
    D. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy.

    Câu 8. Chủ đề của câu chuyện trên là gì?

    A. Lòng biết ơn.
    B. Lòng nhân ái.
    C. Lòng dũng cảm.
    D. Lòng vị tha.

    2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

    Câu 9. Hãy rút ra những bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

    Câu 10. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

    II. VIẾT: (4.0 điểm)

    Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
    MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 7

    Phần Câu Nội dung Điểm
    Phần I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 D 0,5
    2 B 0,5
    3 A 0,5
    4 A 0,5
    5 B 0,5
    6 D 0,5
    7 C 0,5
    8 A 0,5

    9

    – HS nêu được cụ thể bài học:

    + Biết giúp đỡ người khác

    + Biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn….

    + Giúp đỡ những người không may mắn gặp bất hạnh, giúp đỡ những người đã từng cưu mang hay hỗ trợ chúng ta những lúc ta gặp khó khăn…

    Lưu ý:

    Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5, 2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa.

    HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải hướng về chủ đề lòng biết ơn.

    1,0

    10

    HS trình bày được quan điểm của mình và có lí giải thuyết phục.

    – Nêu được lựa chọn của mình đàn kiến có giúp đỡ chú chim không?

    – Giải thích được lí do vì sao lựa chọn câu trả lời như thế. (HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân.)

    1,0

    Phần

    II

    VIẾT

    4,0

    Nhận biết

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    0,25

    Thông hiểu

    c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

    0,5

    Vận dụng

    1. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

    Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    2. Thân bài

    – Giải thích: Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    – Thực trạng: Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    Tác dụng :Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    – Biện pháp:

    + Bản thân.

    + Gia đình.

    + Nhà trường và các tổ chức xã hội.

    – Phê phán, lên án, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm

    3. Kết bài

    – Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

    Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

    2,5

    Vận dụng cao

    d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

    0,25

    e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo, đảm bảo tính hoàn chỉnh văn bản

    0, 25

    Đề ôn thi Văn 7 giữa kì 2 – Đề 3

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (6,0 điểm)

    Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

    ĐÀN KIẾN ĐỀN ƠN

    Trong khu rừng nọ, một đàn kiến sa vào vũng nước. Ở trên cành cây gần bên, có một chú chim nhỏ vừa ra khỏi tổ, thấy động lòng thương, chú bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.

    Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.

    Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim. Nhưng một hôm con mèo rừng xám bất chấp gai góc cứ tìm cách lần mò tới gần tổ chim nọ. Bỗng từ đâu có một đàn kiến dày đặc đã nhanh chóng tản đội hình ra khắp cành sơn trà nơi có tổ chim đang ở. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy ngay bởi nó nhớ có lần kiến lọt vào tai đốt đau nhói.

    Đàn kiến bị sa vào vũng nước ngày ấy đã không quên ơn chú chim đã làm cầu cứu thoát mình khỏi vũng nước.

    Nguồn: Đàn kiến đền ơn – Kho Tàng Truyện Ngụ ngôn Chọn Lọc

    1. Lựa chọn đáp án đúng nhất cho các câu từ 1 đến 8:

    Câu 1. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy?

    A. Ngôi thứ nhất, số ít.
    B. Ngôi thứ nhất, số nhiều.
    C. Ngôi thứ hai.
    D. Ngôi thứ ba.

    Câu 2. Trong đoạn văn thứ nhất, đàn kiến đã rơi vào hoàn cảnh nào?

    A. Gặp mèo rừng xám.
    B. Sa vào vũng nước.
    C. Gặp những mũi gai nhọn hoắt.
    D. Gặp quạ to xác.

    Câu 3. Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ?

    A. Ngày tháng trôi qua, chú chim ấy cũng không còn nhớ đến đàn kiến nọ.
    B. Loài chim nhỏ này rất thích làm tổ trên cành sơn trà bởi vì cành cây tua tủa những gai nhọn hoắt.
    C. Sơn trà dùng gai làm vũ khí chống kẻ thù và khi ấy sơn trà che chở luôn cho cả tổ chim.
    D. Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim.

    Câu 4. Vì sao chú chim lại chọn cây sơn trà để xây tổ?

    A. Vì cành cây sơn trà tua tủa rất nhiều gai nhọn hoắt có thể làm vũ khí chống kẻ thù.
    B. Vì cây sơn trà có quả rất ngon và chú chim này rất thích chúng
    C. Vì gần cây sơn trà có vườn rau xanh với nhiều chú sâu béo tốt
    D. Vì xung quanh cây sơn trà không có con mèo đáng ghét nào cả

    Câu 5. Khi thấy đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim đã nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua. Điều đó thể hiện phẩm chất gì của chú chim?

    A. Biết quan tâm, chia sẻ.
    B. Biết giúp đỡ người khác.
    C. Biết bảo vệ môi trường.
    D. Biết ơn với người đã giúp đỡ mình.

    Câu 6. Giải thích nghĩa của từ len lỏi trong câu văn sau: “Mèo, quạ to xác nhưng khó mà len lỏi vào giữa những mũi gai sắc nhọn để đến được gần tổ chim”.

    A. Len lỏi là chậm rãi, từng bước một.
    B. Len lỏi là tìm mọi cách chui vào.
    C. Len lỏi là khéo léo qua những chật hẹp, khó khăn.
    D. Len lỏi là len, lách một cách rất vất vả.

    Câu 7: Sự việc nào sau đây không xuất hiện trong truyện?

    A. Một đàn kiến sa vào vũng nước.
    B. Chú chim bay vụt ra nhặt mấy cọng rác thả xuống làm cầu cho đàn kiến đi qua.
    C. Mèo, quạ to xác nên dễ dàng đến được gần tổ chim.
    D. Mèo rừng hốt hoảng bỏ chạy.

    Câu 8. Chủ đề của câu chuyện trên là gì?

    A. Lòng biết ơn.
    B. Lòng nhân ái.
    C. Lòng dũng cảm.
    D. Lòng vị tha.

    2. Trả lời câu hỏi / Thực hiện yêu cầu sau:

    Câu 9. Hãy rút ra những bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.

    Câu 10. Giả sử khi đàn kiến sa vào vũng nước, chú chim không giúp đỡ đàn kiến được. Theo em, khi chú chim gặp nạn, đàn kiến có giúp đỡ chú chim không? Vì sao?

    II. VIẾT: (4.0 điểm)

    Viết một bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    ĐÁP ÁN ĐỀ THI

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    Phần

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    D

    0,5

    2

    B

    0,5

    3

    A

    0,5

    4

    A

    0,5

    5

    B

    0,5

    6

    D

    0,5

    7

    C

    0,5

    8

    A

    0,5

    9

    – HS nêu được cụ thể bài học:

    + Biết giúp đỡ người khác

    + Biết nhớ ơn những người đã giúp đỡ mình trong lúc khó khăn hoạn nạn….

    + Giúp đỡ những người không may mắn gặp bất hạnh, giúp đỡ những người đã từng cưu mang hay hỗ trợ chúng ta những lúc ta gặp khó khăn…

    Lưu ý:

    Học sinh nêu được 1 bài học cho 0,5, 2 bài học cho 0,75 điểm. Nếu từ 3 bài học trở lên cho tối đa.

    HS có nhiều cách diễn đạt nhưng phải hướng về chủ đề lòng biết ơn.

    1,0

    10

    HS trình bày được quan điểm của mình và có lí giải thuyết phục.

    – Nêu được lựa chọn của mình đàn kiến có giúp đỡ chú chim không?

    – Giải thích được lí do vì sao lựa chọn câu trả lời như thế. (HS phải lí giải hợp lí theo từng quan điểm cá nhân.)

    1,0

    Phần

    II

    VIẾT

    4,0

    Nhận biết

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

    0,25

    b. Xác định đúng yêu cầu của đề: vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    0,25

    Thông hiểu

    c. Nghị luận về hiện tượng đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    Học sinh có thể nghị luận theo nhiều cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được các yêu cầu sau:

    0,5

    Vận dụng

    1. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận

    Vấn đề đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    2. Thân bài

    – Giải thích: Vì sao phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    – Thực trạng: Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    Tác dụng :Việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe đạp điện và xe máy.

    – Biện pháp:

    + Bản thân.

    + Gia đình.

    + Nhà trường và các tổ chức xã hội.

    – Phê phán, lên án, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm

    3. Kết bài

    – Khẳng định lại sự tán thành ý kiến.

    Mở rộng, kết luận lại vấn đề.

    2,5

    Vận dụng cao

    d. Chính tả, ngữ pháp: Chữ viết cẩn thận, rõ ràng, bài văn trình bày sạch sẽ, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.

    0,25

    e. Sáng tạo: Nhận thức sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt sáng tạo, đảm bảo tính hoàn chỉnh văn bản

    0, 25

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề ôn thi giữa kì 2 Văn 7

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *