Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022 – 2023

TOP 17 Đề ôn thi học kì 2 Hóa học 8 là tài liệu bổ ích giúp các em học sinh có thể làm quen từng dạng bài, dạng câu hỏi hay những chủ đề quan trọng môn Hóa học lớp 8.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học lớp 8 năm 2022 – 2023

Đề thi cuối kì 2 Hóa 8 bao gồm cả đề có đáp án kèm theo đề tự luyện. Hi vọng qua đề ôn thi học kì 2 môn Hóa học 8 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững. Đồng thời giúp cho các thầy giáo, cô giáo giúp cho con em mình học tập tốt hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề thi học kì 2 môn tiếng Anh 8, đề thi học kì 2 Sinh học 8, đề thi học kì 2 môn Lịch sử 8.

Bộ đề thi Hóa 8 học kì 2 năm 2022 – 2023

    Đề thi Hóa 8 học kì 2 – Đề 1

    Phần 1: Trắc nghiệm (5 điểm)

    Câu 1. Thành phần của không khí (theo thể tích):

    A. 21% O2, 78% N2và 1 % là hơi nước.
    B. 21% O2,78% N2 và 1 % là các khí khác.
    C. 21% O2, 78% N2và 1 % là khí CO2.
    D. 20% O2, 80% N2.

    Câu 2. Nhóm các chất nào sau đây đều là axit?

    A. HCl, H3PO4, H2SO4, H2O.
    B. HNO3, H2S, KNO3, CaCO3, HCl.
    C. H2SO4, H3PO4, HCl, HNO3.
    D. HCl, H2SO4, H2S, KNO3.

    Câu 3. Cho dãy chất sau: CO2, P2O5, CaCO3, SO3, Na2O, SiO2, CO, ZnO, PbO, N2O5, NO. Những chất nào là oxit axit?

    A. CO2, CaCO3, SO3, Na2O, SiO2.
    B. CO2, ZnO, P2O5, SO3,SiO2,NO.
    C. CO2, , SO3, , CO, N2O5, PbO .
    D. CO2, SO3, SiO2, N2O5, P2O

    Câu 4. Phản ứng hóa học nào dưới đây không phải là phản ứng thế?

    A. CuO + H2 →Cu + H2O
    B. MgO + 2HCl →MgCl2+ H2
    C. Ca(OH)2+ CO2 →CaCO3 + H2O
    D. Zn + CuSO4 →Cu + ZnSO4

    Câu 5. Tính số gam nước tạo ra khi đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít khí hidro (đktc) trong oxi?

    A, 3,6 g
    B. 7,2g
    C. 1,8 g
    D. 14,4g

    Câu 6. Càng lên cao, tỉ lệ thể tích khí oxi càng giảm vì:

    A. càng lên cao không khí càng loãng .
    B. oxi là chất khí không màu không mùi.
    C. oxi nặng hơn không khí.
    D. oxi cần thiết cho sự sống.

    Câu 7. Đốt cháy 6,2g photpho trong bình chứa 10g oxi. Sau phản ứng chất nào còn dư, vì sao?

    A. Oxi vì 6,2g photpho phản ứng đủ với 4g oxi.
    B. Oxi vì 6,2g photpho phản ứng đủ với 2g oxi.
    C.Hai chất vừa hết vì 6,2g photpho phản ứng vừa đủ với 10g oxi.
    D. Photpho vì ta thấy tỉ lệ số mol giữa đề bài và phương trình của photpho lớn hơn của oxi.

    Câu 8. Bằng phương pháp hóa học nhận biết các chất sau: NaCl, axit H2SO4, KOH, Ca(OH)2, bằng cách nào?

    A. Quỳ tím, điện phân.
    B. Quỳ tím
    C. Quỳ tím, sục khí CO2
    D. Nước, sục khí CO2

    Câu 9. Tính khối lượng NaOH có trong 200g dung dịch NaOH 15%.

    A. 60 gam B. 30 gam C. 40 gam D. 50 gam

    Câu 10. Tính thể tích khí của dung dịch NaOH 5M để trong đó có hòa tan 60g NaOH.

    A. 300 ml
    C. 150 ml
    B. 600 ml
    D. 750 ml

    Phần 2: Tự luận (5 điểm)

    Câu 1. (2,5 điểm)

    Cho 5,4 gam Al tác dụng với dung dịch HCl phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dẫn toàn bộ lượng khí thu được qua CuO nung nóng.

    A. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

    B. Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng?

    Câu 2. (2,5 điểm)

    Cho 6,5 gam Zn phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch axit HCl.

    A. Tính thể tích khí hidro thu được ở điều kiện tiêu chuẩn?

    B.  Tính nồng độ mol của dung dịch muối thu được sau phản ứng?

    (Al = 27, Cu= 64, O = 16, H = 1, Cl = 35,5, Zn = 65, Na = 23, P = 31)

    Đề thi Hóa 8 học kì 2 – Đề 2

    Phần I. Trắc nghiệm (5 điểm)

    Câu 1. Ghép một trong các chữ A hoặc B, C, D ở cột I với một chữ số 1 hoặc 2, 3, 4, 5, ở cột II để có nội dung phù hợp.

    Cột I

    Cột II

    A

    CuO + H2

    1

    dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan

    B

    Phản ứng thế là phản ứng hóa học trong đó

    2

    Cu + H2O

    C

    Thành phần phần trăm theo thể tích của không khí là:

    3

    dung dịch không thể hòa tan thêm được chất tan nữa.

    D

    Dung dịch bão hòa là

    4

    nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

    E

    Dung dịch chưa bão hòa là

    5

    78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác

    Khí cacbonnic, hơi nước, khí hiếm…)

    Câu 2. Cho các chất sau: C, CO, CO2, S, SO2, SO3, FeO, Fe2O3, Fe, NaOH, MgCO3, HNO3. Dãy chất gồm các oxit?

    A. CO, CO2, SO2, FeO, NaOH, HNO
    B. CO2, S, SO2, SO3, Fe2O3, MgCO3.
    C. CO2, SO2, SO3, FeO, Fe2O3, CO.
    D. CO2, SO3, FeO, Fe2O3, NaOH, MgCO

    Câu 3. Cho các phản ứng hóa học sau:

    CaCO3 →CaO + CO2 (1)

    2KClO3 →KCl + 3O2 (2)

    2KMnO4 →K2MnO4 + MnO2 + O2 (3)

    Zn + CuSO4 Cu + ZnSO4 (4)

    2H2O →H2 + 3O2 (5)

    Phản ứng phân hủy là:

    A. 2; 3; 5; 4

    C. 4; 1; 5; 3

    B. 1; 2; 3; 5

    D. 5; 1; 4; 3

    Câu 4. Sau phản ứng với Zn và HCl trong phòng thí nghiệm, đưa que đóm đang cháy vào ống dẫn khí, khí thoát ra cháy được trong không khí với ngọn lửa màu gì?

    A. Xanh nhạt.

    B. Cam.

    C. Đỏ cam.

    D.Tím.

    Câu 5. Tính khối lượng Kali penmanganat (KMnO4) cần lấy để điều chế được 3,36 lít khí oxi (đktc).

    A. 71,1 g

    B. 23,7 g

    C. 47,4 g

    D. 11,85 g

    Câu 6. Có 3 oxit sau: MgO, Na2O, SO3. Có thể nhận biết được các chất đó bằng thuốc thử sau đây không:

    A. Dùng nước và giấy quỳ tím. 
    B. Chỉ dùng nước
    C. Chỉ dùng axit
    D. Chỉ dùng dung dịch kiềm

    Câu 7. Cho 13 gam kẽm tác dụng với 0,3 mol HCl. Sau phản ứng chấ nào còn dư và dư bao nhiêu gam?

    A. Zn dư ; 6,5 gam.
    B. HCl dư; 1,825 gam
    C. HCl dư; 3,65 gam
    D. Zn dư; 3,25 gam

    Câu 8. Trong phòng thí nghiệm khí hidro được điều chế từ chất nào?

    A. Điện phân nước
    B. Từ thiên nhiên khí dầu mỏ
    C. Cho Zntác dụng với axit loãng (HCl, H2SO4,…)
    D. Nhiệt phân KMnO4

    Câu 9. Tên gọi của P2O5

    A. Điphotpho trioxit
    B. Điphotpho oxit
    C. Điphotpho pentaoxit
    D. Photpho trioxit

    Câu 10. Ở 20oC, 60 gam KNO3 tan trong 190 gam nước thì thu được dung dịch bão hòa. Tính độ tan của KNO3 ở tại nhiệt độ đó?

    A. 32,58 g
    B. 31,55 g
    C. 3,17 g
    D. 31,58 g

    Phần II: Tự luận (5 điểm)

    Câu 1. (2,5 điểm)

    (1) C2H4 + O2 …………………….

    (2)………………… AlCl3

    (3)……………………… CuO

    (4) H2O ……………………..

    (5) .………………….. H3PO4

    (6) Fe + H2SO4 ………………..

    Câu 2. (2,5 điểm)

    Hòa tan hoàn toàn 19,5 gam Zn phản ứng vừa đủ với 150 dung dịch axit H2SO4. Dẫn toàn bộ khí hidro vừa thoát ra vào sắt (III) oxit dư, thu được m gam sắt.

    a. Viết phương trình hóa học xảy ra?

    b. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch axit H2SO4 đã dùng?

    c. Tính m.

    (Al = 27, Cu = 64, O = 16, H = 1, Cl = 35,5, Zn = 65, Na = 23, N = 14, S = 32)

    Đề thi Hóa 8 học kì 2 – Đề 3

    Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

    Câu 1. Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng?

    A. Oxi là phi kim hoạt động hoá học rất mạnh.

    C. Oxi không có mùi và vị

    B. Oxi tạo oxit bazơ với hầu hết kim loại

    D. Oxi cần thiết cho sự sống

    Câu 2. Oxit nào sau đây làm chất hút ẩm?

    A. Fe2O3

    B. Al2O3

    C. CuO

    D. CaO

    Câu 3. Dãy oxit nào có tất cả các oxit đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường

    A. SO3, CaO, CuO, Al2O3

    C. MgO, CO2, SiO2, PbO

    B. SO3, K2O, BaO, N2O5

    D. SO2, Al2O3, HgO, Na2O

    Câu 4. P có thể có hoá trị III hoặc V. Hợp chất có công thức P2O5 có tên gọi là:

    A. Điphotpho oxit

    C. Photpho pentaoxit

    B. photpho oxit

    D. Điphotpho pentaoxit

    Câu 5. Có 4 lọ đựng riệng biệt: nước cất, dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH, dung dịch NaCl. Bằng cách nào có thể nhận biết được mỗi chất trong các lọ?

    A. Giấy quì tím

    C. Nhiệt phân và phenolphtalein

    B. Giấy quì tím và đun cạn

    D. Dung dịch NaOH

    Câu 6. Axit là những chất làm cho quì tím chuyển sang màu nào trong số các màu cho dưới đây?

    A. Xanh

    B. Đỏ

    C. Tím

    D. Không xác định được

    Câu 7. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

    A. Tăng

    B. Giảm

    C. Có thể tăng hoặc giảm

    D. Không thay đổi

    Câu 8. Trong 225 g nước có hoà tan 25g KCl. Nồng độ phần trăm của dung dịch là:

    A. 10%
    B. 11%
    C. 12%
    D. 13%

    Câu 9. Hoà tan 16g SO3 vào nước để được 300ml dung dịch. Nồng độ của dung dịch H2SO4 thu được là:

    A. 0,67M
    B. 0,68M
    C. 0,69M
    D, 0,7M

    Câu 10. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng thế:

    A. 2KClO3 →2KCl + O2
    B. P2O5 +3H22H3PO4
    C. FeO + 2HCl FeCl2+H2O
    D. CuO + H2 Cu + H2O

    Phần 2. Tự luận (6 điểm )

    Câu 1. (2 điểm) Hòan thành các sơ đồ phản ứng sau:

    Ca CaO Ca(OH)2 CaCO3 CO2

    Câu 2. (1,5 điểm) Cho các chất có công thức hóa sau: H2SO4, Fe2(SO4)3, HClO, Na2HPO4. Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.

    Câu 3. (2,5 điểm) Người ta dẫn luồng khí H2 đi qua ống đựng 4,8 gam bột CuO được nung nóng trên ngọn lửa đèn cồn, cho đến khi toàn bộ lượng CuO màu đen chuyển thành Cu màu đỏ thì dừng lại.

    a. Tính số gam Cu sinh ra?

    b. Tính thể tích khí hiđro(đktc) vừa đủ dùng cho phản ứng trên ?

    c. Để có lượng H2đó phải lấy bao nhiêu gam Fe cho tác dụng vừa đủ với bao nhiêu gam axít HCl.

    Đề thi Hóa học kì 2 lớp 8 – Đề 4

    Phần 1. Trắc nghiệm (4 điểm)

    Câu 1. Trong các phản ứng hóa học sau, phương trình hóa học thuộc loại phản ứng thế là:

    A. CaO + H2O → Ca(OH)2
    B. Fe + H2SO4→ FeSO4 + H2
    C. CaCO3→CaO + CO2
    D. 5O2 + 4P →2P2O5

    Câu 2. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu:

    A. Giảm nhiệt độ và giảm áp suất

    B. Giảm nhiệt độ và tăng áp suất

    C. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

    D. Tăng nhiệt độ và tăng áp suất

    Câu 3. Chất nào sau đây được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

    A . K2O và KMnO4

    C . H2SO4và H2O

    B . KMnO4và KClO3

    D . KOH và KClO3

    Câu 4. Các chất nào sau đây tan được trong nước:

    A . NaCl, AgCl.

    C . NaOH, Ba(OH)2.

    B . HNO3, H2SiO3.

    D . CuO, AlPO4.

    Câu 5. Hòa tan 5 g muối ăn vào 45 gam nước. Nồng độ phần trăm của dung dịch thu được là:

    A. 5%

    B. 10%

    C. 15%

    D. 20%

    Câu 6. Dãy các chất hoàn toàn là công thức hóa học của các oxit:

    A . SO2, BaO, P2O5, ZnO, CuO
    B . SO2, BaO, KClO3, P2O5, MgO
    C . CaO, H2SO4, P2O5, MgO, CuO
    D . SO2, CaO, KClO3, NaOH, SO3

    Câu 7. Khí hidro tác dụng được với tất cả các chất của nhóm chất nào dưới đây?

    A. CuO, FeO, O3
    B. CuO, FeO, H2
    C. CuO, Fe2O3, H2SO4
    D. CuO, CO, HCl

    Phần 2. Tự luận (6 điểm)

    Câu 1. (1,5 điểm) Hoàn thành các phương trình hóa học sau:

    A. K2O + H2O →

    B. Na + H2O →

    C. Cu + O2

    D. xHy+ O2

    Câu 2. (1 điểm) Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích hiện tượng trong mỗi trường hợp sau:

    a. Khi quạt gió vào bếp củi vừa mới tắt

    b. Khi quạt gió vào ngọn nến đang cháy

    Câu 3. ( 2,5 điểm) Đốt cháy hoàn toàn 6,9 gam Natri thì cần V lít khí oxi đo ở (đktc).

    a. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra

    b) Tính thể tích của khí Oxi đã dùng

    c) Toàn bộ sản phẩm đem hòa tan hết trong nước thì thu được 180g dung dịch A. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A.

    Câu 4. (1 điểm) Cho 24 gam hỗn hợp oxit CuO và Fe2O3 tác dụng hoàn toàn với hidro có dư thu được 17,6 gam hỗn hợp hai kim loại. Tìm khối lượng nước tao thành.

    Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: Cu=64, O=16, Cl=35,5, Fe=56, H = 1, Na = 23

    Đề thi học kì 2 Hóa học 8 – Đề 5

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN:(5 điểm) Chọn phương án đúng nhất.

    Câu 1: Để nhận biết HCl, NaOH, MgSO4 ta dùng:

    A. Quỳ tím B. Phenolphtalein C. Kim loại D. Phi kim

    Câu 2: Tên gọi của NaOH:

    A. Natri oxit B. Natri hidroxit C. Natri (II) hidroxit D. Natri hidrua

    Câu 3: Gốc axit của axit HNO3 hóa trị mấy?

    A. 2 B. 3 C. 1 D. 4

    Câu 4: Bazơ không tan trong nước là:

    A. Cu(OH)2 B. NaOH C. KOH D. Ca(OH)2

    Câu 5: Công thức của bạc clorua là:

    A. AgCl2 B. Ag2Cl C. Ag2Cl3 D. AgCl

    Câu 6: Muối nào trong đó có kim loại hóa trị II trong các muối sau: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4

    A. K2SO4; BaCl2 B. Al2(SO4)3 C. BaCl2; CuSO4 D. Na2SO4

    Câu 7: Chất không tồn tại là:

    A. NaCl B. CuSO4 C. BaCO3 D. HgCO3

    Câu 8: Chọn câu đúng:

    A. Các hợp chất muối của Na và K hầu như không tan
    B. Ag2SO4là chất ít tan
    C. H3PO4là axit mạnh
    D. CuSO4là muối không tan

    Câu 9: Chọn câu sai:

    A. Axit luôn chứa nguyên tử H B. Tên gọi của H2S là axit sunfuhidric
    C. BaCO3 là muối tan D. NaOH bazo tan

    Câu 10: Tên gọi của H2SO3

    A. Hidro sunfua B. Axit sunfuric C. Axit sunfuhiđric D. Axit sunfuro

    Câu 11: Xăng có thể hòa tan

    A. Nước B. Dầu ăn C. Muối biển D. Đường

    Câu 12: Dung dịch chưa bão hòa là

    A. Dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan B. Tỉ lệ 2:1 giữa chất tan và dung môi
    C. Tỉ lệ 1:1 giữa chất tan và dung môi D. Làm quỳ tím hóa đỏ

    Câu 13: Hai chất không thể hòa tan với nhau tạo thành dung dịch là

    A. Nước và đường B. Dầu ăn và xăng C. Rượu và nước D. Dầu ăn và cát

    Câu 14: Chất tan tồn tại ở dạng

    A. Chất rắn B. Chất lỏng C. Chất hơi D. Chất rắn, lỏng, khí

    Câu 15: Khi hòa tan dầu ăn trong cốc xăng thì xăng đóng vai trò gì

    A. Chất tan B. Dung môi C. Chất bão hòa D. Chất chưa bão hòa

    II. TRẮC NGHIỆM TỰ LUẬN: (5 điểm)

    Câu 1 (3 điểm): Tính thể tích khí hiđro và oxi(đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra được 1,8g nước.

    Câu 2 (2 điểm): Xác định độ tan của muối Na2CO3 trong nước ở 18oC, biết rằng ở nhiệt độ này khi hòa tan hết 53g Na2CO3 trong 250g nước thì được dung dịch bão hòa.

    (Cho KLNT: H=1, O=16)

    Đề thi Hóa học kì 2 lớp 8 – Đề 6

    Phần 1. Trắc nghiệm (3 điểm)

    Câu 1. Đốt cháy 6,2 g photpho trong bình chứa 5,6 lít oxi, sau phản có chất nào còn dư?

    A. Oxi
    B. Photpho
    C. Hai chất vừa hết
    D. Không xác định được

    Câu 2. Oxit phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit?

    A. SO2

    B. SO3

    C. NO

    D. N2O5

    Câu 3. Tại sao trong phòng thí nghiệm người ta lại điều chế oxi bằng cách nhiệt phân KClO3 hay KMnO4 hoặc KNO3?

    A. Dễ kiếm, giá thành rẻ
    B. Giàu oxi và dễ phân huỷ ra oxit
    C. Phù hợp với thiết bịmáy móc hiện đại
    D. Không độc hại, dễ sử dụng

    Câu 4. Trong phòng thí nghiệm cần điều chế 2,24 lít O2 (đktc). Dùng chất nào sau đây để cần ít khối lượng nhất:

    A. KClO3

    B. KMnO4

    C. KNO3

    D. H2O (điện phân)

    Câu 5. Cặp chất nào sau đây khi tan trong nước chúng tác dụng với nhau tạo ra chất khí bay ra?

    A. BaCl2và H2SO4
    B. NaCl và Na2SO3
    C. HCl và Na2CO3
    D. AlCl3 và H2SO4

    Câu 6. Hòa tan 7,5 gam muối NaCl vào 50 gam nước ở 20oC thì được dung dịch bão hòa. Độ tan của NaCl ở nhiệt độ đó là:

    A. 35 gam

    B. 30 gam

    C. 15 gam

    D. 20 gam

    Câu 7. Trong oxit, kim loại có hoá trị III và chiếm 52,94% về khối lượng là:

    A. Cr2O3

    B. Al2O3

    C. As2O3

    D. Fe2O3

    Phần 2. Tự luận (7 điểm)

    Câu 1. (1,5 điểm) Hoàn thành và cân bằng phương trình phản ứng dưới đây

    Fe + HCl → ? + ?

    H2+ Fe3O4 → ? + ?

    Fe + CuSO4→ ? + ?

    CaO + H2O→ ?

    SO2+ O2 → ? + ?

    Câu 2. (2 điểm) Điền cụm từ thích hợp vào chỗ chấm:

    Dung dịch ………….. là dung dịch có thể hòa tan thêm………….. ở nhiệt độ xác định. Dung dịch ……………… là dung dịch không thể hòa tan thêm ………… ở nhiệt độ xác định.

    Ở nhiệt độ xác định, số gam chất có thể tan trong 100g nước để tạo thành …………được gọi là ………… của chất.

    Yếu tố ảnh hưởng đến độ tan của đa số chất rắn là ……….., độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng nếu ta……….. và tăng………………

    Câu 3. (2 điểm) Cho 2,7 gam Al tác dụng với HCl dư

    a) Viết phương trình hóa học xảy ra.

    b) Tính thể tích H2sinh ra ở đktc.

    c) Tính khối lượng muối thu được sau phản ứng.

    Câu 4. (1,5 điểm) Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch có nồng độ 36% (d=1,19g/ml) để pha 5 lít HCl có nồng độ 0,5M

    ………………

    Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *