Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 16 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp thầy cô tham khảo, dễ dàng xây dựng đề thi học kì 2 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Với 16 Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề thi học kì 2 thật nhuần nhuyễn, để ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 thật tốt. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bộ đề môn Toán 2. Vậy mời thầy cô và các em học sinh cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức – Đề 1

    Những con sao biển

    Một người đàn ông đang dạo bộ trên bãi biển khi chiều xuống. Biển đông người, nhưng ông lại chú ý đến một cậu bé cứ liên tục cúi xuống nhặt thứ gì đó lên rồi thả xuống biển.

    Tiến lại gần hơn, ông thấy cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thuỷ triều định dạt lên bờ và thả chúng trở về với đại dương.

    – Cháu đang làm gì vậy? – Người đàn ông hỏi.

    Cậu bé trả lời:

    – Những con sao biển này sắp chết vì thiếu nước, cháu muốn giúp chúng.

    – Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?

    Cậu bé vẫn tiếp tục nhặt những con sao biển khác thả xuống biển và nói với người đàn ông:

    – Cháu cũng biết như vậy, nhưng ít nhất thì cháu cũng cứu được những con sao biển này.

    Người đàn ông trìu mến nhìn cậu bé và cùng cậu cứu những con sao biển.

    (Theo Hạt giống tâm hồn – Phép màu có giá bao nhiêu?)

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: Vì sao biển đông người nhưng người đàn ông lại chú ý đến cậu bé?

    A. Vì cậu bé cứ chạy nhảy trên cát.
    B. Vì cậu bé có con diều rất đẹp.
    C. Vì cậu bé cứ liên tục cúi người nhặt thứ gì đó rồi thả xuống biển.
    D. Vì cậu bé ra biển chơi và đi dạo cùng bố mẹ.

    Câu 2: Khi đến gần, ông thấy cậu bé đang làm gì? Vì sao cậu bé làm như vậy?

    A. Cậu bé đang xả rác xuống biển. Vì cậu bé rất thích nghịch.
    B. Cậu bé đang ăn hải sản cùng với gia đình. Vì cậu bé và gia đình đang đi dã ngoại.
    C. Cậu bé đang xây lâu đài cát cùng chị gái. Vì cậu bé rất thích chơi cát.
    D. Cậu bé đang nhặt những con sao biển bị thủy triều đánh dạt lên bờ và thả chúng trở về đại dương. Vì những con sao biển sắp chết do thiếu nước, cậu bé muốn giúp chúng.

    Câu 3: Người đàn ông nói gì về việc làm của cậu bé?

    A. Người đàn ông đã nói rằng: Có hàng ngàn con sao biển như vậy, liệu cháu có thể giúp được tất cả chúng không?
    B. Người đàn ông đã nói rằng: Tại sao cậu bé lại vứt rác xuống đất?
    C. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu là con của ai tại sao ở đây một mình?
    D. Người đàn ông đã nói rằng: Cháu có muốn ăn kẹo không ?

    Câu 4: Những từ ngữ sau đây (Cúi xuống, dạo bộ, biển, thả, người đàn ông, cậu bé, nhặt, sao biển, tiến lại) từ ngữ nào dưới đây chỉ hoạt động?

    A. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, tiến lại.
    B. cúi xuống, thả, nhặt, dạo bộ, người đàn ông.
    C. cúi xuống, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.
    D. sao biển, thả, biển, dạo bộ, tiến lại.

    Câu 5: Em hãy tìm và viết lại câu văn cho biết cậu bé nghĩ việc mình làm là có ích.

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    Câu 6: Điền dấu chấm, dấu phẩy hoặc dấu chấm hỏi thích hợp vào ô trống trong những câu sau:

    Ngày xưa, Kiến Vàng và Kiến Đen là đôi bạn thân. Chúng thường cùng nhau kiếm mồi ☐ cùng ăn và cùng nhau vui chơi ☐ Hai bạn gắn bó với nhau như hình với bóng. Một hôm ☐ Kiến Vàng hỏi Kiến Đen:

    – Kiến Đen này bạn có muốn cùng đi ngao du thiên hạ không☐

    Câu 7: Kết hợp từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B đề tạo thành câu giới thiệu:

    Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Câu 8: Tìm các từ ngữ chỉ nghề nghiệp rồi viết vào chỗ trống:

    M: Giáo viên

    (1)………………………………………….. (2)……………………………………………….

    (3)………………………………………….. (4)……………………………………………….

    Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức – Đề 2

    Chiếc ba lô

    Trong những ngày sống ở Việt Bắc, một lần đi công tác, Bác đi với hai đồng chí. Mỗi người mang một chiếc ba lô. Qua một chặng, mọi người dừng chân, Bác đến chỗ đồng chí bên cạnh, xách chiếc ba lô lên.

    – Tại sao ba lô của chú nặng mà của Bác lại nhẹ? – Bác hỏi.

    Sau đó, Bác mở cả ba chiếc ba lô ra xem thì thấy ba lô của Bác nhẹ nhất, chỉ có chăn, màn. Bác không đồng ý và nói:

    – Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

    Hai đồng chí kia lại phải san đều các thứ vào ba chiếc ba lô.

    Theo 117 CHUYỆN KỂ VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH

    * Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    Câu 1. Khi mọi người dừng chân, Bác đã làm gì?

    A. Mở ba lô của mình ra xem.
    B. Xách thử ba lô của đồng chí bên cạnh và mở cả ba chiếc ba lô ra xem.
    C. Mở ba lô của hai đồng chí đi cùng ra xem.

    Câu 2. Bác nhận thấy ba lô của Bác có gì khác so với ba lô của hai đồng chí kia?

    A. Ba lô của Bác chỉ có chăn, màn nên nhẹ nhất.
    B. Ba lô của Bác có thêm chăn, màn nên nặng hơn.
    C. Ba lô của Bác không có chăn, màn như ba lô của hai đồng chí đi cùng.

    Câu 3. Vì sao Bác lại muốn hai đồng chí san đều các thứ vào ba chiếc ba lô?

    A. Vì như thế sẽ tiện hơn cho mỗi người khi dùng.
    B. Vì bác sợ hai đồng chí đi cùng không mang nổi ba lô.
    C. Vì Bác muốn mình cũng lao động thực sự như những đồng chí khác.

    Câu 4. Tìm và viết lại câu trong bài có dùng dấu chấm hỏi.

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    …………………………………………………………………………………………………………………..

    Câu 5. Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

    Bộ đề ôn thi học kì 2 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Từ chỉ hoạt động

    Từ chỉ sự vật

    …………………………………………………….

    …………………………………………………….

    …………………………………………………….

    …………………………………………………….

    Câu 6. Chọn từ ngữ trong ngoặc vào chỗ chấm trong các câu văn sau:

    (đi xa, kính yêu, quan tâm)

    Bác Hồ là vị lãnh tụ vô cùng …………………… của nhân dân Việt Nam. Sinh thời, Bác rất …………………..… đến các cháu thiếu niên, nhi đồng. Ngày nay, tuy Bác đã ……………… nhưng hình ảnh Bác vẫn còn sống mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam.

    Câu 7. Gạch chân dưới từ chỉ đặc điểm trong câu dưới đây:

    Chỉ có lao động thực sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

    Câu 8. Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong câu sau?

    Trên bầu trời cao rộng mây đen mây trắng đang rong ruổi theo gió.

    Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức – Đề 3

    CẢM ƠN ANH HÀ MÃ

    Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường. Gặp cô hươu, dê hỏi:

    – Cô kia, về làng đi lối nào?

    – Không biết. – Hươu lắc đầu, bỏ đi.

    Đi tiếp tới một con sông, thấy anh hà mã, dê nói to:

    – Bọn tôi muốn về làng, hãy đưa bọn tôi qua sông!

    Hà mã phật ý, định bỏ đi. Thấy vậy, cún nói:

    – Chào anh hà mã, anh giúp bọn em qua sông được không ạ?

    – Được chứ! Em ngoan quá! – Hà mã vui vẻ nói.

    – Cảm ơn anh! – Cún đáp rồi quay sang nói nhỏ với dê:

    – Cậu quên lời cô dặn rồi à? Muốn ai đó giúp, phải hỏi một cách lịch sự, còn khi họ giúp mình, phải nói “cảm ơn”!

    Dê con hơi xấu hổ. Sang bên kia sông, dê nói với hà mã:

    – Cảm ơn anh đã giúp. Em biết mình sai rồi. Em xin lỗi ạ!

    Hà mã mỉm cười:

    – Em biết lỗi là tốt rồi. Giờ các em cứ đi theo đường này là về làng thôi.

    (Theo Cùng con rèn thói quen tốt)

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: Dê rủ cún đi đâu chơi? Và chuyện gì đã sảy ra với hai bạn?

    A. Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về thì bị lạc đường.
    B. Dê rủ cún công viên chơi , khi quay về thì bị lạc đường.
    C. Dê rủ cún qua nhà chị hươu cho, khi quay về thì bị lạc đường.
    D. Dê rủ cún vào rừng chơi, khi quay về hái rất là nhiều nấm.

    Câu 2: Hươu đã làm gì khi nghe dê hỏi đường về làng?

    A. Khi nghe dê hỏi, hươu đã dẫn hai bạn về làng.
    B. Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “không biết” rồi lắc đầu, bỏ đi.
    C. Khi nghe dê hỏi, hươu đã trả lời là “ biết” rồi dẫn các bạn về làng.
    D. Khi nghe dê hỏi, hươu chỉ đường cho hai bạn về làng.

    Câu 3: Khi dê gặp anh hà mã yêu cầu anh hà mã cho mình sang sông về làng thái độ của hà mã như thế nào?

    A. Hà mã bực mình bỏ đi.
    B. Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
    C. Hà mã vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
    D. Hà mã phật ý, định bỏ đi.

    Câu 4: Thái độ của hà mã như thế nào khi cún nhờ đưa qua sông?

    A. “Được chứ! Em ngoan quá!” cho thấy thái độ của anh hà mã anh hà mã đã vui vẻ đồng ý đưa qua sông.
    B. Hà mã bực mình nhưng đồng ý đưa qua sông.
    C. Hà mã không đồng ý và bỏ đi .
    D. Hà mã bực mình nhưng cũng không đồng ý đưa qua sông.

    Câu 5: Vì sao dê con thấy xấu hổ?

    A. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình đã nói chuyện không được lịch sự với cô hươu và anh hà mã.
    B. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho cô hươu.
    C. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không biếu quà cho anh hà mã.
    D. Dê con thấy xấu hổ bởi vì mình không kêu cô hươu và anh hà mã đến làng mình chơi.

    Câu 6: Dựa vào bài đọc, nói tiếp các câu dưới đây:

    a. Muốn ai đó giúp, em cần phải…………………………………………………….
    b. Được ai đó giúp, em cần phải……………………………………………………

    Câu 7: Tìm và viết lại các từ chỉ đặc điểm có trong câu dưới đây:

    “Đám mây xốp, nhẹ trông như một chiếc gối bông xinh xắn”

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    Câu 8: Những từ ngữ nào dưới đây “không phải” từ ngữ chỉ người làm việc trên biển?

    A. Thợ lặn
    B. Cảnh sát biển
    C. Ngư dân
    D. Lái xe

    Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau.

    Các bạn nam bạn nữ lớp em đang chơi nhảy dây đá bóng trên sân trường rất vui.

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    ………………………………………………………………………………………………………………………..

    Đề ôn kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức – Đề 4

    MAI AN TIÊM

    Ngày xưa, có một người tên là Mai An Tiêm được Vua Hùng yêu mến nhận làm con nuôi. Một lần, vì hiểu lầm lời nói của An Tiêm nên nhà vua nổi giận, đày An Tiêm ra đảo hoang.

    Ở đảo hoang, hai vợ chồng An Tiêm dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo.

    Một hôm, An Tiêm thấy một đàn chim bay qua thả xuống loại hạt đen nhánh. Chàng bèn nhặt và gieo xuống cát, thầm nghĩ: “Thứ quả này chim ăn được thì người cũng ăn được”. Rồi hạt nảy mầm, mọc ra một loại cây dây bò lan rộng. Cây ra hoa rồi ra quả. Quả có vỏ màu xanh thẫm, ruột đỏ, hạt đen nhánh, có vị ngọt và mát. Vợ chồng An Tiêm đem hạt gieo trồng khắp đảo.
    Mùa quả chín, nhớ vua cha, An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

    Thứ quả lạ đó là giống dưa hấu ngày nay.

    (Theo Nguyễn Đổng Chi)

    Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    Câu 1: Câu chuyện này có những nhân vật nào?

    A. Vua Hùng.
    B. Vua Hùng, vợ chồng An Tiêm.
    C. Mai An Tiêm.
    D. Vợ chồng An Tiêm.

    Câu 2: Vợ chồng Mai An Tiêm đã làm gì ở đảo hoang?

    A. Dựng nhà bằng gỗ.
    B. Lấy vải may quần áo.
    C. Nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.
    D. Dựng nhà bằng tre nứa, lấy cỏ phơi khô tết thành quần áo, nhặt và gieo trồng một loại hạt do chim thả xuống.

    Câu 3: Mai An Tiêm nghĩ gì khi nhặt và gieo trồng loại hạt do chim thả xuống?

    A. Đàn chim cho mình hạt.
    B. Nhặt hạt gieo hạt xuống cát sẽ ra quả.
    C. Chim ăn được thì người cũng ăn được.
    D. Người ăn được thì chim cũng ăn được.

    Câu 4: Nói tiếp các câu dưới đây để giới thiệu loại quả mai An Tiêm đã trồng.

    – Quả có vỏ màu……………………………………………………………………………….

    – Ruột……………………………………………………………………………………………..

    – Hạt………………………………………………………………………………………………..

    – Vị…………………………………………………………………………………………………

    – Quả đó tên là………………………………………………………………………………….

    Câu 5: Tìm và viết lại 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong đoạn văn sau:

    An Tiêm khắc tên mình vào quả, thả xuống biển, nhờ sóng đưa vào đất liền. Một người dân vớt được quả lạ đem dâng vua. Vua hối hận cho đón vợ chồng An Tiêm trở về.

    Câu 6: Đặt một câu với 1 từ chỉ hoạt động vừa tìm được ở câu trên.

    Câu 7: Trong câu: “Quả có vị ngọt và mát.” Từ ngữ nào sao đây là những từ ngữ chỉ đặc điểm?

    A. ngọt, mát
    B. ngọt
    C. Vị
    D. Quả

    Câu 8: Theo em Mai An Tiêm là người như thế nào?

    Câu 9: Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp cho câu sau.

    Muông thú đói rét ốm đau vì mùa đông kéo dài.

    >> Tải file để tham khảo trọn bộ đề ôn môn Tiếng Việt 2.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *