Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn 2023 tổng hợp 31 đề ôn giúp các bạn học sinh lớp 12 ôn luyện đề thật tốt.
Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn 2023
TOP 31 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn 2023 giúp các bạn học sinh chủ động ôn thi dễ dàng hơn. Việc ôn luyện đề thi THPT Quốc gia các bạn sẽ rèn được kỹ năng làm các dạng bài như đọc hiểu, nghị luận văn học và xã hội. Các đề thi có phần đọc hiểu mới mẻ, sâu sắc và cập nhật các tình hình xã hội có sức gợi mở cao, tăng khả năng sáng tạo cho học sinh. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 31 Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Ngoài ra các bạn xem tổng hợp kiến thức Ngữ văn 12.
Xem Đáp án thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2022
Bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn 2023
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn – Đề 1
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất – cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-Vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.
Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.
Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: “Bình tĩnh sống” chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.
(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017-binh-tinh-song-mot-thai-do-khac-giua-cuoc-song-hien-dai-day-voi-va-20171126121516091.chn)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.
2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống.
3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản.
4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do .
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187).
Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên, từ đó làm nổi bật phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn – Đề 2
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Có những người luôn dè bỉu người khác và cho rằng nếu bản thân làm việc đó chắc chắn sẽ tốt hơn hoặc đôi khi lại xăm soi họ tại sao làm như vậy. Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ. Đặt mình vào vị trí của người khác là cách mà bạn thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn. Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.
(https://thegioitre.vn/9-bai-hoc-cuoc-song-ma-tuoi-tre-phai-ghi-nho-55383.html)
1. Chỉ ra tác hại của hành động luôn dè bỉu người khác được nêu trong đoạn trích.
2. Xác định và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu: Nếu bạn cả cuộc đời chỉ biết đi trong đôi giày của chính mình bạn sẽ mãi là kẻ đơn độc, thế nhưng nếu bạn biết đặt mình vào đôi giày của người khác, bạn sẽ cảm nhận được những khó khăn, sự cố gắng và hoàn cảnh của họ.
3. Anh/ chị hiểu thay đổi cái nhìn về cuộc đời khách quan hơn như thế nào?
4. Anh/Chị có cho rằng biết đặt mình vào đôi giày của người khác là điều tuổi trẻ cần ghi nhớ hay không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “Đừng bao giờ để bản thân mình lên trên người khác, vì cho dù bạn có thành công cũng là thành công của một kẻ ích kỷ.” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, ở phần mở đầu truyện, nhà văn Tô Hoài tả nhân vật Mị:
một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tầu ngựa.Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi.” . Đến cuối truyện, khi chứng kiến “dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen” của A Phủ khi bị trói, Mị suy nghĩ: “Trời ơi nó bắt trói đứng người ta đến chết. Nó bắt mình chết cũng thôi. Nó đã bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước ở cái nhà này. Chúng nó thật độc ác. Chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma rồi, chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi… Người kia việc gì mà phải chết. A Phủ…”
(Tô Hoài – Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.4 và tr.13)
Phân tích hình ảnh nhân vật Mị trong hai lần được miêu tả như trên, từ đó làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật này.
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn – Đề 3
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Trong quá trình phát triển, tre không ngừng sinh trưởng và phát triển bộ rễ vững chắc trong suốt 4 năm dài, nhờ vậy, tre có thể chống đỡ toàn bộ cấu trúc, trọng lượng và trụ vững trên mặt đất ngày này qua ngày khác. Hệ thống rễ này cho phép tre tồn tại trong những điều kiện khắc nghiệt nhất của tự nhiên. Nhờ độ bền, sức mạnh và sự dẻo dai mà tre phát triển nhanh hơn so với những loài cây thân gỗ khác. Với những loại tre khác, không có hệ thống gốc rễ vững chắc, chúng vẫn có thể phát triển, tuy nhiên, chúng không thể có tuổi thọ lâu dài.
Điều tương tự cũng xảy ra trong cuộc sống. Nếu bạn muốn đạt được thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách, giá trị, thái độ sống của bạn. Tất cả đều bắt đầu từ phía bạn. Trở thành người phù hợp và làm những việc đúng đắn, bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn.
Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản thân. Hãy tự tin bước đi trên con đường đã chọn. Đừng bận tâm đến con đường của người khác, vội vã chạy theo những thành quả trước mắt mà quên mất chất lượng cốt lõi bên trong. Có thể trong khi bạn chưa có gì trong tay, người khác đã đạt được nhiều thành tựu. Nhưng càng như vậy, bạn càng cần phải trang bị cho bản thân một nền tảng thật vững vàng.
( Hoàng Hoa (Theo Trí thức trẻ/Timewiser)
1. Việc đưa ra quá trình phát triển của cây tre trong văn bản có tác dụng gì?
2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ cú pháp trong câu: Nếu bạn muốn đạt được thành công, có những mối quan hệ tuyệt vời, hay có được mọi thứ bạn mong muốn, bạn cần phải có một nền tảng vững chắc, đó là tính cách, giá trị, thái độ sống của bạn.
3. Tại sao người viết khẳng định: Chỉ có bạn mới biết được sự phát triển của bản thân.
4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc “trang bị cho bản thân một nền tảng thật vững vàng” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong hai khổ thơ đầu của bài thơ Sóng, nhân vật trữ tình soi vào sóng để tự nhận thức về tình yêu:
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Đến hai khổ thơ cuối, tình yêu tan vào sóng để dâng hiến và bất tử:
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
(Ngữ Văn 12, Tập một, tr.155 – 156, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về vẻ đẹp tình yêu trong các khổ thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về sự vận động của hình tượng Sóng và em.
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn – Đề 4
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Mỗi chúng ta, dù là người lạc quan nhất – cũng hẳn đã từng ít nhất một lần cảm thấy bi quan và nhận ra rằng: Cuộc sống này, thật ra đầy rẫy những bất trắc và không may. Mỗi ngày, chỉ riêng việc mở Ti-Vi lên và xem hàng tá những mẩu tin về thế giới đầy biến động, có lẽ cũng đủ làm cho chúng ta mất đi đôi chút sự lạc quan. Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.
Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống. Bạn sẽ luôn gặp phải chúng trên con đường của mình mà chẳng thể nào bẻ ngoặt lái đi để trốn tránh. Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh, từng chút từng chút, chúng thấm vào và khiến bạn cảm thấy chỉ thở thôi cũng nặng nề, cuộc sống qua đôi mắt thật xám xịt và chẳng có gì hay ho.
Chúng tôi cảm thấy rằng, chính giữa những guồng quay hối hả, khắc nghiệt của đời sống hiện đại, giữa việc chúng ta luôn phải lao về phía trước với một nỗi sợ bị thất bại, sợ bị thụt lùi, sợ gặp những điều bất trắc. Chúng ta kiệt sức, hụt hơi và luôn phải gồng gánh. Khi nghĩ đến đấy, chúng tôi nhận ra: “Bình tĩnh sống” chính là cái thái độ sống mà chúng ta đang thiếu, một thông điệp cần thiết để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài.
(http://kenh14.vn/wechoice-awards-2017-binh-tinh-song-mot-thai-do-khac-giua-cuoc-song-hien-dai-day-voi-va-20171126121516091.chn)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng 01 biện pháp tu từ trong câu: Bước chân ra khỏi nhà, chúng ta lại buộc mình lao vào một cuộc chiến khốc liệt, với những xung đột, những vất vả, những đua tranh vô hình với xã hội, những gánh nặng của chính bản thân.
2. Anh/ chị hiểu như thế nào về câu: Bạn chẳng thể làm được gì đâu, những điều bất trắc và vất vả không như ý này vốn đã là một phần chẳng thể gạt bỏ của cuộc sống.
3. Theo anh/ chị, cần phải làm gì để xoa dịu những tâm hồn đang mệt nhoài được nêu trong văn bản.
4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm: Con người trở thành những tờ giấy thấm, dễ dàng hút về mình những tiêu cực và xấu xí của đời sống hiện đại xung quanh hay không. Nêu rõ lí do .
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa thông điệp “Bình tĩnh sống” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được trích ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân có viết: “Cuộc sống của người lái đò Sông Đà quả là một cuộc chiến đấu hằng ngày với thiên nhiên, một thứ thiên nhiên Tây Bắc có nhiều lúc trông nó thành ra diện mạo và tâm địa một thứ kẻ thù số một .” (Nguyễn Tuân – Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018, tr.187).
Phân tích hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc và cuộc chiến đấu hằng ngày của người lái đò Sông Đà được giới thiệu như trên, từ đó làm nổi bật phong cách tài hoa và uyên bác của Nguyễn Tuân.
Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn – Đề 5
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu điều tốt đẹp đáng quý và cần trân trọng. Chỉ cần ta biết khéo léo nhận ra và chọn lọc, chúng ta không hề thiếu thốn những hạt giống tốt đẹp để gieo trồng. Mặt khác, trong cuộc sống cũng đầy rẫy những cỏ dại xấu xa. Chỉ cần ta sống buông trôi, thiếu hiểu biết, cuộc đời ta sẽ phải trả giá bằng những u ám, tối tăm kéo dài.
(2) Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
(3) Nuôi dưỡng tâm hồn cũng quan trọng, cần thiết không kém gì việc nuôi dưỡng thể xác, nhưng chúng ta rất thường lãng quên không chú ý đến việc này. Chúng ta đôi khi bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại. Nếu ý thức được điều này và bắt đầu chăm sóc gieo trồng những hạt giống tốt lành, chắc chắn bạn sẽ có được một cuộc sống tươi vui và hạnh phúc hơn nhiều.
(http://www.kynang.edu.vn/ky-nang-mem/nuoi-duong-tam-hon-noi-chinh-ban.html)
1. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong đoạn (1)
2. Anh/ chị hiểu như thế nào về đoạn (2): Một tâm hồn tươi đẹp đầy hoa thơm trái quý, hay tiêu điều hoang vắng với cỏ dại lan tràn… Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhận thức và nỗ lực của chính chúng ta, không phụ thuộc vào bất kỳ ai khác.
3. Việc nuôi dưỡng tâm hồn có ý nghĩa như thế nào đối với con người?
4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó.
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hậu quả của việc “bỏ mặc tâm hồn mình khô cằn hoặc mọc đầy cỏ dại” đối với tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Trong bốn dòng thơ đầu của bài thơ Việt Bắc, người ở lại có hỏi người về xuôi;
– Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Có khi đáp lại, người về xuôi vừa hỏi, vừa gửi gắm nỗi nhớ:
Ta về, mình có nhớ ta
Ta về ta nhớ những hoa cùng người
Rừng xanh hoa chuối đỏ tươi
Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng
Ngày xuân mơ nở trắng rừng
Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang
Ve kêu rừng phách đổ vàng
Nhớ cô em gái hái măng một mình.
Rừng thu trăng rọi hòa bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thủy chung
(Tố Hữu, Ngữ Văn 12, Tập một, tr.109 – 111, NXB Giáo Dục – 2008)
Cảm nhận của anh/ chị về tâm trạng kẻ ở- người đi trong các đoạn thơ trên. Từ đó, rút ra nhận xét về tính dân tộc trong đoạn thơ.
……………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm bộ đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn