Bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh lớp 3 nắm vững các dạng bài tập thường gặp trong đề thi, để ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2023 – 2024 hiệu quả.

Bạn đang đọc: Bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Với các dạng bài tập tự luyện Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3 như lựa chọn đáp án đúng, điền vào chỗ chấm, ghép đôi, nối cột, bài đọc hiểu, sẽ giúp ích rất nhiều cho các em. Bên cạnh đó, các em có thể tham khảo thêm Bộ đề thi Trạng Nguyên Tiếng Việt năm 2023 – 2024 (8 vòng thi) theo cấu trúc mới nhất. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bài tập tự luyện Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

I. BÀI TẬP LỰA CHỌN ĐÁP ÁN

(Khoanh tròn vào đáp án đúng)

Câu 1. Bộ phận nào điền được vào chỗ chấm trong câu Cánh đồng lúa trông như…..?

a. một tấm thảm khổng lồ
b. một bức tranh nhiều màu sắc
c. cả a và b đều đúng

Câu 2. Bộ phận nào điền được vào chỗ chấm trong câu Mặt biển xanh phẳng lặng như…….?

a. một tấm thảm xanh
b. một chiếc gương lớn
c. cả a và b đều đúng

Câu 3. Bộ phận nào điền được vào chỗ chấm trong câu Mây trắng bồng bềnh như …..?

a. một chiếc chăn bông khổng lồ
b. một mảng bông trắng
c. cả a và b

Câu 4. Bộ phận nào điền được vào chỗ chấm trong câu Mặt trời buổi hoàng hôn như …..?

a. một khối lửa khổng lồ đổ xuống
b. một quả bóng tròn đỏ từ từ đổ xuống
c. c. cả a và b đều đúng

Câu 5. Câu Cây tre là hình ảnh của làng quê Việt Nam . Có câu hỏi là:

a. Cái gì là hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam?
b. Cây tre là gì?
c. cả a và b đều đúng

Câu 6. Câu Thiếu nhi là chủ nhân tương lai của đất nước, có câu hỏi là;

a. Ai là chủ nhân tương lai của đất nước?
b. Thiếu nhi là ai?
c. cả a và b đều đúng

Câu 7. Câu Đội là nơi rèn luyện các đội viên thiếu niên, có câu hỏi là;

a. Ai rèn luyện các đội viên thiếu niên?
b. Đội thiếu niên là gì?
c. cả a và b đều đúng

Câu 8. Câu Con hiền cháu thảo. Nói về tình cảm của ai đối với ai?

a. Của cha mẹ đối với con cái
b. Của con cháu đối với ông bà, cha mẹ
c. cả a và b đều đúng

Câu 9. Câu: Con có mẹ như măng ấp bẹ. Nói về tình cảm của ai đối với ai?

a. Của cha mẹ đối với con cái
b. Của con cháu đối với ông bà, cha mẹ
c. cả a và b đều sai

Câu 10. Câu: Anh em như thể chân tay. Nói về tình cảm của ai đối với ai?

a. của anh chị em đối với nhau
b. Của con cháu đối với ông bà, cha mẹ
c. cả a và b đều đúng

Câu 11. Câu: Chị ngã em nâng. Nói về tình cảm của ai đối với ai?

a. cha mẹ đối với con cái
b. anh chị em đối với nhau
c. cả a và b đều đúng

Câu 12. Đôi mắt của Mi-lu còn sáng cả ánh đèn pin.

a. hơn
b. bằng
c. cả a và b đều sai

Câu 13. Chữ của bạn ấy đẹp gì chữ vi tính.

a. chẳng khác
b. chẳng hơn
c. chẳng bằng

Câu 14. Bạn ấy tính bằng máy nhưng cũng chẳng chúng em đặt tính.

a. nhanh hơn
b. nhanh bằng
c. Cả A và B

Câu 15. Câu: Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. ý nói gì?

a. Khuyên ta phải tôn trọng những người đã dạy ta nên người.
b. Những người dạy ta dù ít, dù nhiều cũng luôn là thầy giáo của ta.
c. Cả A và B đều đúng.

Câu 16. Câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Ý nói gì?

a. Đi đến đâu ta cần học những điều hay lẽ phải ở đó.
b. Những người đi nhiều sẽ hiểu biết rộng.
c. đâu đâu cũng có thể là lớp học.

Câu 17. Câu: Học thầy không tày học bạn. ý nói gì?

a. Ai giúp ta biết điều hay lẽ phải đều có thể là thầy của ta
b. Bạn bè giúp được ta nhiều hơn cả thầy giáo vì gần gũi ta hơn.
c. Cả A và B đều sai

Câu 18. Câu: Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, ý nói gì?

a. Khuyên ta phải biết học hỏi để có những hiểu biết.
b. Ca ngợi những người có ý thức tự giác trong học tập.
c. Chỉ những người luôn có ý thức học tập và lao động.

Câu 19. Hình ảnh so sánh trong hai câu thơ:

Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan

a. trẻ em
b. búp trên cành
c. việc ăn ngủ, học hành

Câu 20. Hình ảnh so sánh trong hai câu thơ:

Ngôi nhà như trẻ nhỏ
Lớn lên với trời xanh

a. trẻ nhỏ
b. trời xanh
c, ngôi nhà

II. BÀI TẬP ĐIỀN VÀO CHỖ CHẤM (Điền từ thích hợp)

Câu 77. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là:……………..

Bác Hồ rất thương yêu các cháu nhi đồng.

Câu 78. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là:……………..

Các bạn ấy rất lễ phép.

Câu 79. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là:……………..

Các thầy cô giáo rất yêu quý chúng em.

Câu 80. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là:……………..

Chúng em được nô đùa trong giờ ra chơi.

Câu 81. Sự vật được so sánh trong câu sau là: …………………….

Trường tôi như một lâu đài nguy nga

Câu 82. Sự vật được so sánh trong câu sau là: …………………….

Những ngón tay như những búp măng tre

Câu 83. Sự vật được so sánh trong câu sau là: …………………….

Những cánh hoa xòe ra như những ngón tay

Câu 84. Sự vật được so sánh trong câu sau là: …………………….

Lâu đài nguy nga như cung điện của nhà vua.

Câu 85. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là:…………………

Mặt nó chẳng khác gì mặt hề

Câu 86. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là:…………………

Mắt đẹp như mắt bồ câu

Câu 87. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là:…………………

Mắt đen giống mắt bồ câu

Câu 88. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là:…………………

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Câu 89. Hình ảnh so sánh trong câu sau là: …………………….

Quả dừa, đàn lợn con nằm trên cao

III. BÀI TẬP GHÉP ĐÔI – NỐI CỘT (nối cột A với cột B cho hợp lí) Câu 115.

A B
1. Mặt trăng tròn to giống như a. hạt ngọc
2. Cánh đồng trông xa như một b.quả bóng
3. Những giọt sương long lanh như c. tiếng sáo
4. Tiếng diều bay cao vi vu như d. tấm thảm xanh

Câu 116.

A B
1. Mảnh trăng non lơ lửng a. tựa những hạt ngọc
2. Tiếng gió rừng vi vu b.như một cánh diều
3. Sương sớm long lanh c. chẳng khác gì ánh hào quang
4. Mặt sông sáng lấp lánh d. như tiếng sáo

Câu 117.

A B
1. Cảnh thành phố: a. vất vả, chịu khó, giản dị, mộc mạc
2. Cảnh nông thôn: b. năng động, hoạt bát, hiểu biết
3. Người thành phố: c. sầm uất, khang trang, ngột ngạt
4. Người nông thôn: d. yên tĩnh, thoáng đãng, mát mẻ

Câu 118.

A B
1. Hồ Chí Minh, a. một vị vua áo vải tài ba
2. Ngô Quyền b.một lãnh tụ thiên tài của dân tộc
3. Nguyễn Huệ, c. đánh tan giặc trên sông Bạch Đằng
4. Hai Bà trưng, các nữ d. anh hùng đầu tiên trong lịch sử

Câu 119.

A: Người tri thức B: hoạt động
1. Bác sĩ a. dạy học
2. Kĩ sư b.sáng tác
3. Thầy giáo c. thiết kế, chế tạo.
4. Nhà văn d. Khám chữa bệnh

Câu 120.

A: Môn nghệ thuật B: hoạt động nghệ thuật
1. Điện ảnh a. đóng phim, quay phim, lồng tiếng,…
2. văn học b. thiết kế, trang trí,….
3. kiến trúc c. sáng tác, biên kịch, soạn lời,….
4. hội họa d. vẽ, nặn, đục, đẽo,….

ĐÁP ÁN

I. BÀI TẬP LỰA CHỌN ĐÁP ÁN

(Khoanh tròn vào đáp án đúng)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án a c b c c a b b a a
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án b a a c c b a a b A

….

II. BÀI TẬP ĐIỀN VÀO CHỖ CHẤM (Điền từ thích hợp)

Câu 77. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là: thương yêu

Bác Hồ rất thương yêu các cháu nhi đồng.

Câu 78. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là:lễ phép

Các bạn ấy rất lễ phép.

Câu 79. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là: yêu quý

Các thầy cô giáo rất yêu quý chúng em.

Câu 80. Từ chỉ hoạt động, trạng thái trong câu sau là: nô đùa

Chúng em được nô đùa trong giờ ra chơi.

Câu 81. Sự vật được so sánh trong câu sau là: ngôi trường

Trường tôi như một lâu đài nguy nga

Câu 82. Sự vật được so sánh trong câu sau là: ngón tay

Những ngón tay như những búp măng tre

Câu 83. Sự vật được so sánh trong câu sau là: cánh hoa

Những cánh hoa xòe ra như những ngón tay

Câu 84. Sự vật được so sánh trong câu sau là: lâu đài

Lâu đài nguy nga như cung điện của nhà vua.

Câu 85. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là: chẳng khác gì

Mặt nó chẳng khác gì mặt hề

Câu 86. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là: như

Mắt đẹp như mắt bồ câu

Câu 87. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là: giống

Mắt đen giống mắt bồ câu

Câu 88. Từ chỉ sự so sánh trong câu sau là: tựa

Mắt hiền sáng tựa vì sao

Câu 89. Hình ảnh so sánh trong câu sau là: đàn lợn con

Quả dừa, đàn lợn con nằm trên cao

>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề ôn thi Trạng Nguyên Tiếng Việt lớp 3

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *