TOP 47 Đề thi giữa kì 1 lớp 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 có đáp án, bản đặc tả và ma trận đề thi giữa kì 1 theo chương trình mới. Thông qua tài liệu này giúp thầy cô nhanh chóng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều (9 môn)
Với 47 đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 47 đề thi giữa kì 1 lớp 7 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 1 lớp 7 sách Cánh diều.
Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 7 Cánh diều năm 2023 – 2024
Đề thi giữa học kì 1 môn Toán 7
PHÒNG GD&ĐT….. TRƯỜNG THCS……..
|
ĐỀ KIỂM TRA GIŨA KỲ I NĂM 2023- 2024 MÔN TOÁN 7 (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều
TT |
Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Tổng % điểm |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||
1 |
Số hữu tỉ (12T) |
Số hữu tỉ và tập hợp các số hữu tỉ. Thứ tự trong tập hợp các số hữu tỉ (4 T) |
1- ( 0,2- C1) |
1-(0,2-C 2) |
4 |
||||||||
Các phép tính với số hữu tỉ (8 T) |
2- (0,4 – C 3;4) |
2- (1,0(B1a,b) |
2-(1,0 B 2ab) |
2- (1,0 B5a;b) |
34 |
||||||||
2 |
Số thực (10 T) |
Căn bậc hai số học (1T) |
1- (0,2 C5) |
2 |
|||||||||
Số vô tỉ. Số thực (1T) |
1-(0,2 C 6) |
2 |
|||||||||||
Tỉ lệ thức. Tính chất của dãy tỉ số bằng nhau. (8T) |
4- (0,8- C7,8,9,10) |
1-( 2,0 ( B3) |
28 |
||||||||||
3 |
Các hình hình học cơ bản (10T) |
Góc ở vị trí đặc biệt. Tia phân giác của một góc (3T) |
1- (0,2 C13) |
1-(0,5B 4a) |
7 |
||||||||
Hai đường thẳng song song. Tiên đề Euclid về đường thẳng song song (7T) |
2–(0,4Câu 11;15) |
2-(0,4 C 12,14) |
2-(1,5 B 4bc) |
23 |
|||||||||
Tổng |
2,0 |
0,5 |
1,0 |
2,5 |
3 |
1 |
22 |
||||||
Tỉ lệ % |
20% |
5% |
10% |
25% |
30% |
10% |
100 |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
100 |
Đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Chọn chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Phân số biểu diễn số hữu tỉ -0,6 là:
A.
B.
C.
D.
Câu 2: Kết quả của phép tính: là:
A. 3
B. -3
C. -2
D. -4
Câu 3: Giá trị của x trong biểu thức là:
A.
B.
C. 3
D. -3
Câu 4: Hình hộp chữ nhật có bao nhiêu cạnh?
A. 4
B. 6
C. 8
D. 12
Câu 5: Thể tích của hình lăng trụ đứng tứ giác có đáy là hình thoi có 2 đường chéo 8 cm, 12 cm; chiều cao 20 cm là:
A. 96cm2
B. 96ccm2
C. 192cm2
D. 192cm2
Câu 6: Để dán kín các mặt của hình lập phương cạnh 8m cần diện tích giấy là bao nhiêu ?
A. 48m2
B. 64m2
C. 512m2
D. 384m2
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
a)
b)
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
a) b)
Câu 9: (1 điểm)
Vào dịp Tết Nguyên đán, bà Ngọc dự định gói 20 cái bánh chưng cho gia đình. Nguyên liệu làm bánh gồm gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn và lá dong. Mỗi cái bánh chưng sau khi gói nặng 0,75 kg gồm 0,45 kg gạo; 0,125 kg đậu xanh, 0,04 kg lá dong, còn lại là thịt. Hỏi khối lượng thịt bà cần chuẩn bị để gói bánh là khoảng bao nhiêu?
Câu 10: (3,5 điểm)
Một bể nước có dạng hình hộp chữ nhật với chiều dài 3 m. Lúc đầu bể không có nước. Sau khi đổ vào bể 120 thùng nước, mỗi thùng chứa 20 lít nước thì mực nước của bể dâng cao 0,8 m.
a) Tính chiều rộng của bể nước
b) Người ta đổ thêm 60 thùng nước thì đầy bể. Hỏi bể nước cao bao nhiêu mét?
2. Tính diện tích xung quanh và thể tích hình lăng trụ đứng trong hình 10.33.
Câu 11: (0,5 điểm)
Tìm số hữu tỉ x sao cho:
Đáp án đề thi giữa kì 1 Toán 7 Cánh diều
I. TRẮC NGHIỆM ( 3 điểm)
Câu 1: D |
Câu 2: C |
Câu 3: D |
Câu 4: D |
Câu 5: B |
Câu 6: D |
II. TỰ LUẬN ( 7 ĐIỂM)
Câu 7: ( 1 điểm) Thực hiện phép tính (tính nhanh nếu có thể).
a)
b)
Câu 8: (1 điểm) Tìm x, biết:
a)
Vậy
b)
Vậy x = 5
Câu 9: (1 điểm)
Khối lượng thịt trong 1 cái bánh chưng khoảng:
0,75 – (0,45 + 0,125 + 0,04) = 0,135 (kg)
Khối lượng thịt trong 20 cái bánh chưng khoảng:
0,135 . 20 = 2,7 (kg)
Vậy bà Ngọc cần chuẩn bị khoảng 2,7 kg thịt.
Câu 10: (3,5 điểm)
a) Thể tích 120 thùng nước là: 120 . 20=2400 (l) = 2,4 m3
Chiều rộng của bể nước là: 2,4 : (3.0,8) = 1 (m)
b) Thể tích 60 thùng nước là: 60 . 20 = 1200 (l) = 1,2 m3
Do người ta đổ thêm 60 thùng nước nữa thì đầy bể, nên thể tích của bể là: V = 2,4 + 1,2 = 3,6 (m3)
Chiều cao của bể là: 3,6 : (3.1) = 1,2 (m)
2.
Diện tích xung quanh hình lăng trụ đứng là :
Sxq = Cđấy . h = (6 + 10 + 8) .15 = 360 (m2 )
Diện tích một đáy của hình lăng trụ là :
S đấy = = 24 (m2 )
Thể tích của hình lăng trụ đứng là
V = Sđáy . h = 24.15 = 360 ( m3)
Câu 11: (0,5 điểm)
Vậy x = -2024
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 7
Đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM.( 3,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án trả lời đúng.
Câu 1. Những việc làm nào sau đây thể hiện mối quan hệ hoà đồng với thầy cô và bạn bè?
A. Chỉ xin ý kiến hoặc nhờ thầy cô chỉ bảo thêm về những vấn đề liên quan tới việc học tập ở trường lớp.
B. Giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn cả trong và ngoài lớp tuỳ theo khả năng của mình.
C. Chỉ tham gia hoạt động với các bạn khi được thầy cô yêu cầu.
D. Chỉ chia sẻ, nói chuyện với những bạn chơi thân trong lớp.
Câu 2. Em biết gì về ngôi trường THCS Nguyễn Hữu Tiến nơi mình đang theo học?
A. Trường toạ lạc tại số 42 đường Trần Bình Trọng, tổ dân phố 3, phường Hoà Mạc, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
B. Trường được đặt tên theo tên của thi sĩ yêu nước – cụ Nguyễn Hữu Tiến, quê ở thị xã Duy Xuyên.
C. Hiệu trưởng của trường THCS Nguyễn Hữu Tiến – Duy Tiên hiện nay là cô giáo Lê Thị Thuý Nga.
D. Hiện nay trường THCS Nguyễn Hữu Tiến có 1 thư viện và được mở cửa vào các ngày Thứ hai, Thứ tư, Thứ sáu trong tuần.
Câu 3. Em sẽ làm gì nếu được giao một bài tập/ dự án trong học tập thuộc vào sở đoản (điểm yếu) của mình.
A. Xin thầy cô đổi cho mình một đề bài/ dự án khác đúng theo sở trường của bản thân.
B. Thử tiếp cận đề bài/ đề tài của dự án theo nhiều cách khác mà trước đây chưa từng thử qua, cố gắng tìm cách để cải thiện tốt nhất hiệu quả làm bài.
C. Tìm cách tránh né bài tập/ dự án hoặc đẩy sang cho bạn khác trong nhóm, trong lớp làm.
D. Nhờ các bạn làm hộ bài tập/ dự án đó.
Câu 4. Khi một bạn trong lớp em không hiểu do vô tình hay cố ý làm hỏng hộp bút mà em yêu thích nhất, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Bực tức ra mặt, quát to vào mặt bạn cho hả giận.
B. Kể cho các bạn khác nghe về việc bạn làm hỏng hộp bút của em với thái độ hằn học, bực dọc.
C. Ngay lập tức đòi bạn phải sửa hoặc đền lại cho mình hộp bút khác.
D. Hỏi lí do vì sao bạn lại làm như vậy và nhẹ nhàng nói cho bạn biết suy nghĩ của bản thân lúc này. Có thể đi dạo, hít thở sâu để giải toả cảm xúc tiêu cực lúc đó.
Câu 5. Khi biết điểm yếu của một bạn trong lớp, em sẽ làm gì?
A. Chế giễu, đùa cợt điểm yếu của bạn trước các bạn khác.
B. Em sẽ tránh né, không chơi với bạn và chỉ chơi với những bạn có nhiều điểm mạnh.
C. Tìm và nhờ, hoặc giao cho bạn những việc liên quan đến điểm yếu này.
D. Động viên, giúp đỡ bạn không tự ti, không né tránh mà từng bước khắc phục điểm yếu của bản thân.
Câu 6. Nếu nhận được một đơn hàng đồ ăn, thức uống không rõ từ người nào gửi đến trường cho mình em sẽ làm gì?
A. Vui vẻ nhận và chia sẻ đồ ăn, thức uống cho các bạn khác trong lớp.
B. Tuyệt đối không nhận đồ ăn, thức uống này và có thể báo cho thầy cô về những điều bất thường.
C. Nhận đồ ăn, thức uống nhưng không dùng mà mời các bạn khác trong lớp dùng.
D. Nhận đồ ăn, thức uống nhưng không dùng ở trường mà mang về nhà để dùng.
Câu 7. Nếu em vô tình phát hiện một bạn nữ trong lớp bị một anh lớp trên quấy rối (điện thoại, nhắn tin gạ gẫm, đe doạ, đợi bạn nữ trên đường đi học về để chọc ghẹo…), em sẽ làm gì?
A. Gặp và nhắc nhở người đã quấy rối bạn nữ.
B. Né tránh, coi như chưa từng biết việc này để giữ an toàn cho bản thân.
C. Động viên bạn nữ không nên sợ hãi dẫn đến giấu giếm việc bị quấy rối, nhanh chóng báo với ba mẹ, thầy cô về mức độ bị quấy rối để được giúp đỡ.
D. Tìm cách xa lánh bạn nữ để tránh việc bị quấy rối cùng.
Câu 8. Khi có một người bạn mới quen qua mạng xã hội ngỏ ý cho em một số tiền lớn để làm một việc trái với nội quy nhà trường và quy định của pháp luật, em sẽ làm gì?
A. Không nhận lời nhưng giới thiệu cho một bạn khác trong lớp làm để kiếm tiền.
B. Nhận lời làm một lần duy nhất để có được số tiền, sau đó không làm nữa và cắt đứt liên lạc với người này.
C. Từ chối ngay và cắt đứt liên hệ với người này. Cảnh báo với các bạn khác trong lớp, trong trường về người bạn này, cách thức tiếp cận của người bạn này để các bạn khác đề phòng. Tìm cách báo cho ba mẹ, thầy cô hoặc cơ quan công an để được giúp đỡ.
D. Suy nghĩ về lời đề nghị và chưa vội từ chối, vì có thể nhận lời sau.
Câu 9. Em cần làm gì để góc học tập luôn gọn gàng, sạch sẽ?
A. Thường xuyên sắp xếp sách vở, đồ dùng cá nhân ngăn nắp, gọn gàng, đúng chỗ quy định.
B. Khi nào ba mẹ kiểm tra hoặc có khách đến nhà thì mới dọn dẹp cho ngăn nắp, sạch sẽ.
C. Để những vật dùng hay được dùng ở vị trí dễ nhìn thấy, dễ lấy. Còn những thứ ít được dùng có thể sắp xếp ở vị trí nào cũng được.
D. Để vật dụng khắp mọi nơi để dễ dàng lấy bất cứ lúc nào.
Câu 10. Khi cả nhóm em được giao một bài tập khó thì em sẽ làm gì để cùng giải quyết với các bạn khác trong nhóm?
A. Thảo luận với các bạn, lên kế hoạch và phân công nhiệm vụ rõ ràng để mỗi bạn đảm nhận mỗi việc, tránh việc đùn đẩy để hoàn thành tốt bài tập được giao.
B. Không quan tâm vì đây là bài tập nhóm, có những bạn khác sẽ làm.
C. Làm sơ sài, qua loa cho xong phần việc của mình.
D. Chỉ chọn nhiệm vụ, phần việc dễ dàng so với năng lực của bản thân.
Câu 11. Em đã rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ trong lao động và cuộc sống hằng ngày như thế nào?
A. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng, né tránh những việc khó khăn, nặng nhọc.
B. Chỉ làm những việc nhẹ nhàng khi có thời gian.
C. Chỉ bắt tay vào làm việc khi có hứng thú.
D. Thường xuyên tự giác tham gia làm việc nhà. Không ngại những việc khó. Luôn cố gắng, kiên trì để hoàn thành mọi công việc đã nhận.
Câu 12. Nếu như trong lớp em có một bạn có hoàn cảnh khó khăn (nhà rất nghèo, mỗi ngày phải đi bộ đi học 2 km vì không có xe đạp), bạn này lại là hàng xóm của em thì em sẽ làm gì?
A. Không có việc làm cụ thể để giúp đỡ vì đã có cô giáo chủ nhiệm, ban cán sự lớp và các bạn khác trong lớp.
B. Tìm cách giúp đỡ bạn những việc nhỏ như: chủ động chở bạn đi học hàng ngày, vận động các bạn trong lớp và tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của thầy cô và các mạnh thường quân để ủng hộ cho bạn một chiếc xe đạp.
C. Né tránh thời gian đi học của bạn để không phải chở bạn đi cùng, tránh ảnh hưởng đến việc riêng của bản thân.
D. Không giao tiếp nhiều với bạn để tránh việc phải giúp đỡ.
PHẦN II. TỰ LUẬN.( 7,0 điểm)
Câu 1.(2,0 điểm)
a. Em hãy nêu 3 nét nổi bật, đáng tự hào của Trường THCS Nguyễn Hữu Tiến nơi em đang theo học.
b. Cảm xúc và suy nghĩ của em khi được học tập dưới mái trường THCS Nguyễn Hữu Tiến.
Câu 2.(3,0 điểm) Em hãy chia sẻ cách em thường dùng để giải toả cảm xúc tiêu cực. Hãy kể lại cảm nhận của em khi đó.
Câu 3.(2,0 điểm) Em hãy chia sẻ kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
PHẦN I. TRẮC NGHIỆM.( 3,0 điểm).
Mỗi câu đúng 0,25
CâuĐáp án | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 | 11 | 12 |
B | A | B | D | D | B | C | C | A | A | D | B |
PHẦN II. TỰ LUẬN.
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
– Nêu được 3 nét nổi bật, tự hào của trường mình. + Lịch sử nhà trường. + Thành tích dạy và học. + Thầy cô, bạn bè… + …. – Nêu được ít nhất 2 cảm xúc, suy nghĩ của em khi được theo học dưới mái trường này: Yêu quý, tự hào…. |
1,0
1,0 |
2 |
– Nêu được ít nhất 3 cách để giải toả cảm xúc tiêu cực của bản thân. – Nêu được ít nhất 2 suy nghĩ, cảm nhận của em khi giải toả được cảm xúc tiêu cực ấy. |
1,5 1,5 |
3 |
Kể được ít nhất 3 việc em đã làm trong kế hoạch rèn luyện tính kiên trì, chăm chỉ của bản thân. |
2,0 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Hoạt động trải nghiệm 7
TT |
Tên chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Trường học của em |
Tự hào trường em |
4 |
1(a) |
3 |
1(b) |
3,75 |
||||
Giữ gìn trường lớp gọn gàng |
|||||||||||
Hoà đồng và hợp tác với các bạn |
|||||||||||
2 |
Em đang trưởng thành |
Khám phá bản thân |
3 |
2 |
0 |
1* |
0 |
1* |
|||
Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân |
|||||||||||
Tổng |
1,75 |
1,0 |
1,25 |
1 |
0 |
3 |
0 |
2 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
27,5% |
22,5% |
30% |
20% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
50% |
50% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA ½ HỌC KÌ I
MÔN HĐTN LỚP 7 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 60 PHÚT
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1. |
Trường học của em |
Tự hào trường em. Giữ gìn trường lớp gọn gàng. Hoà đồng và hợp tác với các bạn |
*. Nhận biết: Giới thiệu được những nét nổi bật, tự hào về nhà trường, thầy cô, bạn bè. *. Thông hiểu: Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường. *. Vận dụng: Rèn luyện được đức tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập, làm việc, vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể. Đánh giá mức độ đạt được mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ của học sinh sau khi tham gia các chủ đề của hoạt động trải nghiệm trong Học kỳ I (Em với nhà trường; Khám phá bản thân; Trách nhiệm của bản thân; Rèn luyện bản thân). Đánh giá kết quả rèn luyện các năng lực và phẩm chất đã xác định ở từng chủ đề, đặc biệt là năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực lập kế hoạch và tổ chức thực hiện, năng lực tự chủ, giải quyết vấn đề và phẩm chất chân ái, trung thực, trách nhiệm, chăm chỉ. |
4 TN
1* |
3 TN
1* |
||
2 |
Em đang trưởng thành |
Khám phá bản thân. Nhận biết khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân |
*. Nhận biết: Nhận được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. *. Thông hiểu: Hiểu và rèn luyện được thói quen bản thân. *. Vận dụng: Rèn luyện được đức tính kiên trì, sự chăm chỉ trong học tập, làm việc, vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người, không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính , dân tộc, địa vị xã hội. |
3TN |
2TN |
1* |
1* |
Tổng |
7 TN 1* |
5TN 1* |
1* |
1* |
|||
Tỉ lệ % |
27,5% |
22,5% |
30% |
20% |
|||
Tỉ lệ chung (%) |
50% |
50% |
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7
Đề kiểm tra giữa kì 1 Văn 7 Cánh diều
I. ĐỌC HIỂU
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CỦA HÒN ĐÁ
Có một học trò hỏi thầy mình rằng:
– Thưa thầy, giá trị của cuộc sống là gì ạ?
Người thầy lấy một hòn đá trao cho người học trò và dặn:
– Con đem hòn đá này ra chợ nhưng không được bán nó đi, chỉ cần để ý xem người ta trả giá bao nhiêu.
Vâng lời thầy, người học trò mang hòn đá ra chợ bán. Mọi người không hiểu tại sao anh lại bán một hòn đá xấu xí như vậy. Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng. Người học trò mang hòn đá về và than thở:
– Hòn đá xấu xí này chẳng ai thèm mua. Cũng may có người hỏi mua với giá một đồng thầy ạ.
Người thầy mỉm cười và nói:
– Tốt lắm, ngày mai con hãy mang hòn đá vào tiệm vàng và bán cho chủ tiệm, nhớ là dù chủ cửa hàng vàng có mua thì cũng không được bán.
Người học trò rất bất ngờ khi chủ tiệm vàng trả giá hòn đá là 500 đồng. Anh háo hức hỏi thầy tại sao lại như vậy. Người thầy cười và nói:
– Ngày mai con hãy đem nó đến chỗ bán đồ cổ. Nhưng tuyệt đối đừng bán nó, chỉ hỏi giá mà thôi.
Làm theo lời thầy dặn, sau một hồi xem xét thì anh vô cùng ngạc nhiên khi chủ hiệu trả giá hòn đá là cả gia sản hiện có. Anh vẫn nhất quyết không bán và vội về kể lại với thầy. Lúc này người thầy mới chậm rãi nói:
– Hòn đá thực chất chính là một khối ngọc cổ quý giá, đáng cả một gia tài, và giá trị cuộc sống cũng giống như hòn đá kia, có người hiểu và có người không hiểu. Với người không hiểu và không thể cảm nhận thì giá trị cuộc sống chẳng đáng một xu, còn với người hiểu thì nó đáng giá cả một gia tài. Hòn đá vẫn vậy, cuộc sống vẫn thế, điều duy nhất tạo nên sự khác biệt là sự hiểu biết của con và cách con nhìn nhận cuộc sống.
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:
A. Biểu cảm
B. Miêu tả
C. Tự sự
D. Nghị luận
Câu 2. Chủ đề của văn bản trên là:
A. Giá trị cuộc sống
B. Lòng biết ơn
C. Đức tính trung thực
D. Lòng hiếu thảo
Câu 3. Câu chuyện trong tác phẩm là lời kể của ai?
A. Người học trò
B. Người kể chuyện
C. Hòn đá
D. Người thầy
Câu 4. Vì sao người thầy trong câu chuyện lại yêu cầu học trò của mình mang hòn đá xấu xí đi hỏi giá mà lại không bán?
A. Để người học trò hiểu được giá trị to lớn của hòn đá.
B. Để người học trò biết được hòn đá là một viên ngọc quý, tuyệt đối không được bán.
C. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá thông qua cách định giá của những người hiểu và không hiểu về nó, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận về cuộc sống.
D. Để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá. Tuy bề ngoài xấu xí nhưng thực chất nó là một khối ngọc quý đáng giá cả một gia tài.
Câu 5. Những từ nào sau đây là từ láy bộ phận?
A. Xem xét, nhìn nhận, xấu xí
B. Than thở, xem xét, háo hức
C. Háo hức, xem xét, nhìn nhận
D. Xấu xí, than thở, háo hức
Câu 6. Chi tiết tiêu biểu trong văn bản trên là:
A. Hòn đá
B. Người học trò
C. Người thầy
D. Chủ tiệm đồ cổ
Câu 7. Cụm từ ngồi cả ngày trong câu văn: Ngồi cả ngày, một người bán rong thương tình đã đến hỏi và trả giá hòn đá một đồng là thành phần mở rộng câu bởi?
A. Trạng ngữ
B. Cụm danh từ
C. Cụm động từ
D. Cụm tính từ
Câu 8. Tác dụng của điệp từ bán, mua trong văn bản trên có tác dụng gì?
A. Thể hiện công việc mà người học trò phải làm theo lời dặn của thầy, qua đó phê phán sự thiếu chủ động, thiếu tích cực trong cách sống, cách làm việc của cậu học trò.
B. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy để người học trò nhận ra giá trị của hòn đá, từ đó rút ra bài học về cách nhìn nhận cuộc sống.
C. Thể hiện sự thiếu chủ động, tích cực của người học trò trong học tập và cuộc sống.
D. Thể hiện công việc của người học trò làm theo lời dặn của thầy, qua đó nhấn mạnh giá trị của hòn đá.
Câu 9. Thông điệp mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên là gì?
II. VIẾT (4,0 điểm)
Em hãy trình bày ý kiến về việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 7
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
A |
0,5 |
|
3 |
B |
0,5 |
|
4 |
C |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
A |
0,5 |
|
7 |
C |
0,5 |
|
8 |
B |
0,5 |
|
9 |
HS viết đoạn văn 8-10 dòng nêu được cụ thể thông điệp, lí do chọn thông điệp. HS có thể lựa chọn những thông điệp sau: – Mỗi người có một cách “định giá” khác nhau về thành công hay hạnh phúc. Hãy tôn trọng sự lựa chọn của mỗi người và làm cho đời mình trở nên giá trị theo cách của mình. Chỉ có bạn mới quyết đinh được cuộc sống của bạn. – Hãy trân trọng những gì mình đang có bởi cuộc sống tốt đẹp hay không là do cách bạn suy nghĩ và cảm nhận. |
2,0 |
|
II |
|
LÀM VĂN |
4,0 |
a. Hình thức: Viết đúng hình thức bài văn nghị luận, đủ bố cục 3 phần, trình bày sạch đẹp, khoa học, diễn đạt lưu loát. |
0,5 |
||
b. Nội dung: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. * Thân bài: Lần lượt trình bày ý kiến theo một trình tự hợp lí. HS có thể trình bày những ý kiến sau: – Ý kiến 1: Tình hình dịch bệnh Covid 19 hiện nay và việc thực hiện 5K của người dân. + Lí lẽ 1.1: Tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp Dẫn chứng: (….) + Lí lẽ 1.2: Thực trạng về việc thực hiện 5K của người dân: Giải thích 5K là gì. Dẫn chứng (…) – Ý kiến 2: Tác dụng của việc thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Thực hiện tốt 5K sẽ giúp phòng tránh dịch bệnh cho bản thân và những người xung quanh. + Dẫn chứng: Phòng tránh dịch bệnh cho bản thân: Phòng tránh dịch bệnh cho những người xung quanh: – Ý kiến 3: Tác hại của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: gây ra tình trạng dịch bệnh lây lan cho bản thân và những người xung quanh => tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, khó lường,… + Dẫn chứng: – Ý kiến 4: Nguyên nhân của việc không thực hiện tốt 5K + Lí lẽ: Ý thức của mỗi người chưa tốt khi thực hiện theo khuyến cáo của Bộ y tế. + Dẫn chứng: => Bày tỏ suy nghĩ của bản thân. * Kết bài: – Khẳng định lại tầm quan trọng của việc thực hiện tốt 5K trong thời đại dịch Covid 19. – Liên hệ bản thân. |
0,5 2,5 0,5 |
Ma trận đề thi giữa kì 1 Văn 7
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1. |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
– Nhận biết được đề tài, chi tiết tiêu biểu trong văn bản. – Nhận biết được ngôi kể, đặc điểm của lời kể trong truyện; sự thay đổi ngôi kể trong một văn bản. – Nhận biết được tình huống, cốt truyện, không gian, thời gian trong truyện ngắn. – Xác định được từ láy, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ). – Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc. – Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ. – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân. |
3 TN |
5TN |
1TL |
|
2 |
Viết |
Viết bài văn nghị luận |
Viết được bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống. Nêu được vấn đề và suy nghĩ, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến. |
1TL* |
|||
Tổng |
|
3 TN |
5 TN |
1 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (3 điểm – Mỗi lựa chọn đúng được 0,25 điểm)
Lựa chọn đáp án em cho là đúng nhất:
Câu 1. Những giá trị vật chất, tinh thần mà người dân ở một vùng đất cụ thể tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác được gọi là:
A. truyền thống quê hương.
B. truyền thống gia đình.
C. truyền thống dòng họ.
D. truyền thống dân tộc.
Câu 2. Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây?
A. Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
B. Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
C. Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
D. Luôn có trách nhiệm với quê hương.
Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống cần cù lao động?
A. Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh P thường bỏ cuộc.
B. K luôn đạt thành tích cao trong học tập vì sự nỗ lực của bản thân.
C. Anh T được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ và sáng tạo.
D. Q hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.
Câu 4: Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Truyền thống quê hương.
B. Phong tục tập quán.
C. Truyền thống gia đình.
D. Nét đẹp bản địa.
Câu 5. Di sản văn hoá là:
A. sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
B. sản phẩm tỉnh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
C. sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D. sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 6 Di sản văn hoá vật thể là:
A. sản phẩm tỉnh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
B. sản phẩm phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
C. sản phẩm vật thể, phi vật thể có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
D. sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học.
Câu 7. Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
A. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,…
B. tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,…
C. di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,…
D. Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm kinh tế có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết
Câu 8. Di sản văn hoá bao gồm:
A. di sản văn hoá tỉnh thần và di sản văn hoá vật thể.
B. di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể.
C. di sản văn hoá vật chất và di sản văn hoá tỉnh thần.
D. di sản văn hoá thể chất và di sản văn hoá tinh thần.
Câu 9: Quan tâm là thường xuyên chú ý đến
A. mọi người và sự việc xung quanh.
B. những vấn đề thời sự của xã hội.
C. những người thân trong gia đình.
D. một số người thân thiết của bản thân.
Câu 10: Chia sẻ là sự cho đi hay giúp đỡ người khác lúc khó khăn, hoạn nạn theo
A. khả năng của mình.
B. nhu cầu của mình.
C. mong muốn của mình.
D. nguyện vọng của mình.
Câu 11: Nhận định nào dưới đây đúng khi bàn về sự chia sẻ?
A. Chỉ những người giàu có mới biết chia sẻ.
B. Chia sẻ giúp gắn kết mối quan hệ giữa người với người.
C. Chia sẻ là cho hết những gì mà bản thân có.
D. Người biết chia sẻ luôn luôn phải chịu thiệt hơn người khác.
Câu 12: Thường xuyên chú ý đến mọi người và sự việc xung quanh là nội dung của khái niệm nào sau đây?
A. Quan tâm.
B. Chia sẻ.
C. Đồng cảm.
D. Thấu hiểu.
Phần II. Phần tự luận (7 điểm)
Câu 1 (3 điểm): Em hãy liệt kê những việc nên làm để giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Câu 2 (3 điểm):)
A và N là bạn học cùng lớp và ở gần nhà nhau. N bị ốm phải nghỉ học nhiều ngày. Hết giờ học, A sang nhà đưa vở cho bạn chép và giải thích những chỗ khó hiểu để N có thể theo kịp bài học trên lớp. H cùng lớp thấy vậy cho rằng A làm thế không đúng vì việc học là nhiệm vụ của học sinh, N phải tự tìm hiểu và hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình.
a) Em có nhận xét gì về việc làm của bạn A?
b) Theo em, ý kiến của bạn H như vậy có đúng không? Tại sao?
Câu 3 (1 điểm):
Trong giờ kiểm tra môn Giáo dục công dân, N không thuộc bài, H ngồi cạnh đã đưa bài cho N chép.
Theo em, việc làm của H có phải là quan tâm, giúp đỡ bạn không? Vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Giáo dục công dân 7
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm
CÂU |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đ/A |
A |
B |
C |
A |
B |
D |
B |
B |
A |
A |
B |
A |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
Tìm hiểu về truyền thống của quế hương mình. Tham gia các lễ hội truyền thống, sinh hoạt văn hoá của địa phương, quê hương. Phê phán những việc làm trái ngược với truyền thống tốt đẹp của quê hương. Tiếp nối những truyền thống tốt đẹp của quê hương bằng những việc làm như: chăm chỉ học tập, tham gia các câu lạc bộ về nghề truyền thông, âm nhạc, nghệ thuật truyền thống,.. Tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hoá truyền thống. |
3,0 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) |
a) Việc làm của bạn A đã thể hiện bạn là một người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ với nối khó khăn của bạn bè. A hiểu cho nỗi khó khăn mà N đang trải qua và sẵn sàng, chịu khó giúp đỡ bạn vượt qua. b) Ý kiến của H như vậy là không đúng. Bởi vì việc bị ốm phải nghỉ học đã là một sự thiệt thòi rất lớn đối với N. Nếu như không có A giúp đỡ, giảng giải những kiến thức mới, thì N sẽ rất khó để theo kịp tiến độ học và sẽ bị tụt lùi so với các bạn. |
3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) |
Việc làm của H không phải là quan tâm giúp đỡ bạn. Bởi vì việc H đưa bài cho N chép vào giờ kiểm tra sẽ khiến cho N ỷ lại vào H, do vậy những giờ kiểm tra sau N sẽ phụ thuộc vào H và tiếp tục không học bài. Lâu dần hình thành cho N thói quen dựa dẫm vào người khác mà không nỗ lực tự học bằng chính khả năng của bản thân, như vậy là H đang gián tiếp tạo thói quen xấu cho N. |
1,0 điểm |
Đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7 Cánh diều
Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
UBND QUẬN ………… TRƯỜNG THCS …………
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I MÔN: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ 7 Thời gian làm bài: 60 phút ( Đề thi gồm 20 câu, 02 trang) |
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
Câu 1. Châu Âu có diện tích
A. trên 9 triệu km2
B. trên 10 triệu km2
C. trên 11 triệu km2
D. trên 12 triệu km2
Câu 2. Phần lớn lãnh thổ châu Âu nằm trong đới khí hậu nào?
A. Đới ôn hòa
B. Đới lạnh.
C. Đới nóng.
D. Cả 3 đới.
Câu 3. Khu vực địa hình nào chiếm phần lớn diện tích châu Âu?
A. Cao nguyên.
B. Núi già.
C. Núi trẻ.
D. Đồng bằng.
Câu 4: Các sông lớn ở châu Âu là
A.Đa – nuyp, Rai- nơ và U-ran.
B.Đa -nuyp, Rai- nơ và Von- ga.
C.Đa – nuyp, Von- ga và U-ran.
D.Rai- nơ, Von- ga và U-ran.
Câu 5: Năm 2020, số dân của châu Âu khoảng
A.747 triệu người.
B.757 triệu người.
C.767 triệu người.
D.777 triệu người.
Câu 6: Đô thị hóa ở châu Âu có đặc điểm là:
A. tỉ lệ dân thành thị thấp.
B. đô thị hóa nông thôn kém phát triển.
C. các đô thị mở rộng và nối liền nhau tạo thành các dải đô thị.
D. châu lục có mức đô thị hóa thấp.
Câu 7: Phần đất liền của Châu Á nằm::
A.hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
B.gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, hoàn toàn ở bán cầu Đông.
C.hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
D.gần hoàn toàn ở bán cầu Bắc, gần hoàn toàn ở bán cầu Đông.
Câu 8: Phần đất liền của châu Á tiếp giáp với các châu lục nào?:
A. châu Âu và châu Phi
C. châu Âu và châu Mỹ
B. châu Đại Dương và châu Phi
D. châu Mỹ và châu Đại Dương.
Câu 9: Nội dung nào không phản ánh đúng việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã?
A. Thủ tiêu bộ máy nhà nước cũ, thành lập nhiều vương quốc mới.
B. Xâm chiếm đất đai của người La Mã.
C. Phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giec-man.
D. Duy trì tôn giáo nguyên thủy của người Giéc- man.
Câu 10: Đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu là gì?
A. Mỗi lãnh địa là một cơ sở kinh tế đóng kín, tự cấp tự túc.
B. Mỗi lãnh địa có quân đội, luật pháp, tòa án riêng…
C. Trong lãnh đại có sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
D. Thường xuyên có sự trao đổi hành hóa với bên ngoài lãnh địa.
Câu 11: Người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển là?
A. B. Đi – a – xơ.
B. C. Cô – lôm – bô.
C. Va-x cô đơ Ga – ma.
D. Ph.Ma – gien – lăng.
Câu 12: Nội dung nào sau đây nhận xét đúng về phong trào văn hóa Phục hưng?
A. Diễn ra trên nhiều lĩnh vực khác nhau.
B. Phê phán thành tựu Lịch sử – Địa lí.
C. Chỉ diễn ra trên lĩnh vực nghệ thuật.
D. Đề cao Giáo hội Thiên chúa giáo.
Câu 13: Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng là do?
A. Giai cấp tư sản muốn giành được địa vị xã hội tương ứng với thế lực kinh tế.
B. Giai cấp tư sản muốn có được tiềm lực kinh tế tương ứng với địa vị xã hội.
C. Giai cấp tư sản muốn thủ tiêu văn hóa của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã.
D. Giai cấp tư sản dựa vào các cuộc chiến tranh nông dân để chống lại chế độ phong kiến.
Câu 14: Nội dung nào sau đây là một trong những biến đổi chính về kinh tế trong xã hội Tây Âu từ đầu thế kỉ XVI?
A. Các nhà hàng hải tiến hành các cuộc phát kiến địa lí.
B. Bước đầu xuất hiện các thành thị trung đại.
C. Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
D. Diễn ra tình trạng địa chủ rào đất cướp ruộng.
Câu 15: Ý nào dưới đây không phải là nội dung của phong trào cải cách tôn giáo?
A. Ủng hộ việc làm giàu của giai cấp tư sản
B. Phê phán những giáo lí giả dối của Giáo hội.
C. Đòi bỏ bớt những nghi lễ tốn kém.
D. Đề cao công lao của Giáo hoàng.
Câu 16: Chính sách lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân dưới thời Đường gọi là chế độ?
A. Công điền.
B. Quân điền.
C. Doanh điền.
D. Tịnh điền
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm):
a) Đô thị hóa ở châu Âu có những đặc điểm chính như thế nào?(1,0 điểm).
b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho biết một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu.(0,5 điểm).
Câu 2 (1,5 điểm)
Đặc điểm địa hình, khí hậu của châu Á có ý nghĩa như thế nào đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên?
Câu 3 (1 điểm)
Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVI, theo em hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao?
Câu 4 (2,0 điểm)
Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX lịch sử Trung Quốc đã trải qua những triều đại nào? Liên hệ với lịch sử Việt Nam đã được học, đọc, em hãy cho biết triều đại phong kiến nào đã xâm lược nước ta?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
D |
B |
A |
C |
C |
A |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
A |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Hướng dẫn chấm |
Biểu điểm |
Câu 1( 1,5 điểm): a) Đặc điểm chính của đô thị hóa ở châu Âu. (1,0 điểm) – Quá trình đô thị hóa xuất hiện từ rất sớm (thế kỉ XIX) và gắn liền với công nghiệp hóa. – Ở các vùng công nghiệp lâu đời có các cụm và các dải đô thị. – Quá trình đô thị hóa nông thôn phát triển tạo nên các đô thị vệ tinh. – Mức độ đô thị hóa cao, khoảng 75% dân số châu Âu sống ở đô thị (năm 2020) b) Cách ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu (0,5 điểm) – Trồng rừng và bảo vệ rừng. – Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch ở mức tối đa và phát triển các nguồn năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường như: năng lượng gió, thủy triều, mặt trời… (Nếu HS đưa các giải pháp khác phù hợp vẫn cho điểm tối đa) |
0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm 0,25 điểm |
Câu 2 ( 1,5 điểm) – Ý nghĩa: + Địa hình núi cao hiểm trở chiếm tỉ lệ lớn trong tổng diện tích, gây khó khăn cho giao thông, sản xuất và đời sống. Địa hình bị chia cắt mạnh => khi khai thác cần chú ý vấn đề chống xói mòn, sạt lở đất. + Khí hậu châu Á phân hoá đa dạng thành nhiều đới cũng là nơi thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn. Khí hậu châu Á phân hoá tạo nên sự đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và hình thức du lịch ở các khu vực khác nhau. + Châu Á là nơi chịu nhiều tác động của thiên tai và biến đồi khí hậu. Vì vậy, cần có các biện pháp để phòng chống thiên tại và ứng phó với biến đổi khí hậu. |
0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
Câu 3 ( 1,0 điểm) Trong các hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí, hệ quả quan trọng nhất là: – “Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển,…” vì: + Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu buôn bán giữa Tây Á và Địa Trung Hải bị người Ả Rập độc chiếm => Vấn đề cấp thiết phải tìm ra con đường thương mại mới giữa phương Đông và châu Âu. + Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, thị trường mới, thúc đẩy hàng hải quốc tế phát triển, tăng cường giao lưu giữa các châu lục,… => Đáp ứng đúng mục tiêu đã đặt ra. Câu 4 ( 2,0 điểm) Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX lịch sử Trung Quốc đã trải qua những triều đại: – Nhà Đường (618-907); thời kì Ngũ đại ( 907-960); Tống ( 960-1279); Nguyên ( 1279-1368); Minh ( 1368-1644); Thanh ( 1644-1911). Liên hệ với lịch sử Việt Nam đã được học, đọc, các triều đại phong kiến đã xâm lược nước ta là: – Nhà Đường , Nhà Nam Hán, nhà Tống, Nguyên- Mông, nhà Minh, nhà Thanh . |
0,5 điểm 0,25 điểm 0, 25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm |
—-Hết—
Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng
|
Vận dụng cao
|
|
|||
Phân môn Địa lí |
|||||||
1 |
Châu Âu (3,0 điểm) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU |
6 TN |
1 TL(a) |
1TL(b) |
30% |
|
2 |
Châu Á (2,0 điểm)
|
– Đặc điểm tự nhiên |
2 TN |
1TL |
20% |
||
Tỉ lệ |
20%
|
15% |
10% |
5% |
50% |
||
Phân môn Lịch sử
|
1 |
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (2,75điểm) |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 2. Các cuộc phát kiến địa lí 3. Văn hoá Phục hưng 4. Cải cách tôn giáo 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại |
7 TN |
1 TL |
30% |
||
2 |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ( 2,25điểm) |
– Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX. |
1 TN |
0,5 TL(a) |
0,5 TL(b) |
20% |
|
Tỉ lệ |
20% |
10% |
15% |
5% |
50 % |
||
Tổng hợp chung |
40% |
25% |
25% |
10% |
100% |
Bản đặc tả
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
|
|
|
|
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Phân môn Địa lí |
|||||||
1 |
Châu Âu (3,0 điểm) |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu – Đặc điểm tự nhiên – Đặc điểm dân cư, xã hội – Phương thức con người khai thác, sử dụng và bảo vệ thiên nhiên – Khái quát về Liên minh châu Âu (EU |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. – Xác định được trên bản đồ các sông lớn . – Trình bày được đặc điểm các đới thiên nhiên: đới lạnh; đới ôn hòa. – Trình bày được đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Vận dụng – Phân tích được một trong những đặc điểm đặc điểm của cơ cấu dân cư, di cư và đô thị hoá ở châu Âu. Vận dụng cao Tìm hiểu và đưa ra biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu ở châu Âu. |
6 TN |
1 TL(a) |
1 TL(b) |
|
2 |
Châu Á (2,0 điểm) |
– Đặc điểm tự nhiên châu Á. |
Nhận biết – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. Thông hiểu – Hiểu được đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. |
2TN |
1 TL |
||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a) TL |
1 câu (b) TL |
|||
Tỉ lệ % |
|
20 |
15 |
10 |
5 |
||
Phân môn Lịch sử |
|||||||
1 |
Tây Âu từ thế kỉ V đến nửa đầu thế kỉ XVI (2,75điểm) |
1. Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu 2. Các cuộc phát kiến địa lí 3. Văn hoá Phục hưng 4. Cải cách tôn giáo 5. Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại |
Nhận biết -HS biết được việc làm của người Giec-man khi tràn vào lãnh thổ La Mã. – Học sinh biết được đặc điểm nổi bật về kinh tế của lãnh địa phong kiến ở Tây Âu. – HS biết được ai là người đầu tiên thực hiện chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. – HS biết nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của phong trào văn hóa Phục hưng, biết được lĩnh vực đạt thành tựu rực rỡ nhất trong phong trào văn hóa Phục hưng. – Biết được nội dung của phong trào cải cách tôn giáo. – Biết được các giai cấp mới đươc hình thành trong xã hội Tây Âu thời Trung đại. Vận dụng cao: – Đánh giá được hệ quả quan trọng nhất của các cuộc phát kiến địa lí. |
7 TN |
1 TL |
||
2 |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (2,25điểm) |
– Khái lược tiến trình lịch sử của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX . |
Thông hiểu – Các triều đại của Trung Quốc Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIX . Vận dụng: – Liên hệ liệt kê được các triều đại của Trung Quốc đã sang xâm lược Việt Nam .
|
1 TN |
1 TL (a) |
1 TL (b) |
|
Số câu/ loại câu |
|
8 câu TNKQ |
1 câu TL (a) |
1 câu TL (b) |
1 câu TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
10 |
15 |
5 |
||
Tổng hợp chung |
|
40% |
25% |
25% |
10% |
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 Cánh diều