Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 10 năm 2023 – 2024 gồm 7 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Địa lý 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 7 Đề thi giữa kì 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề trắc nghiệm kết hợp tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 10, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10.

Bộ đề thi giữa kì 1 Địa lý 10 năm 2023 – 2024 (Có đáp án, ma trận)

    Đề thi giữa kì 1 Địa lý 10 Chân trời sáng tạo

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lý 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Địa lí giúp các em có được những hiểu biết cơ bản về

    A. khoa học xã hội.
    B. khoa học địa lí.
    C. khoa học tự nhiên.
    D. khoa học vũ trụ.

    Câu 2. Các nhà máy điện thường được biểu hiện bằng phương pháp

    A. bản đồ – biểu đồ.
    B. chấm điểm.
    C. kí hiệu.
    D. đường chuyển động.

    Câu 3. Phương pháp đường chuyển động dùng để thể hiện các đối tượng

    A. di chuyển theo các hướng bất kì.
    B. phân bố theo những điểm cụ thể.
    C. tập trung thành vùng rộng lớn.
    D. phân bố, phân tán, lẻ tẻ, rời rạc.

    Câu 4. Trước khi sử dụng bản đồ, phải nghiên cứu kĩ

    A. tỉ lệ bản đồ.
    B. tên bản đồ.
    C. phần chú giải.
    D. ảnh trên bản đồ.

    Câu 5. Hệ thống GPS thường được kết nối với bản đồ nào sau đây để tạo thành hệ thống bản đồ trực tuyến?

    A. Bản đồ kinh tế.
    B. Bản đồ tự nhiên.
    C. Bản đồ số.
    D. Bản đồ quân sự.

    Câu 6. GPS do quốc gia nào sau đây xây dựng, vận hành và quản lí?

    A. Trung Quốc.
    B. Liên bang Nga.
    C. Hoa Kì.
    D. Nhật Bản.

    Câu 7. Đặc điểm của lớp Manti dưới là

    A. không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
    B. cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
    C. có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.
    D. hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.

    Câu 8. Phát biểu nào sau đây đúng với lớp Manti dưới?

    A. Vật chất không lỏng mà ở trạng thái rắn.
    B. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
    C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
    D. có vị trí ở độ sâu từ 2900 đến 5100 km.

    Câu 9. Giờ mặt trời còn được gọi là giờ

    A. GMT.
    B. khu vực.
    C. múi.
    D. địa phương.

    Câu 10. Các địa phương có cùng một giờ quốc tế khi nằm trong cùng một

    A. múi giờ.
    B. kinh tuyến.
    C. vĩ tuyến.
    D. khu vực.

    Câu 11. Biểu hiện nào sau đây là kết quả của vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

    A. Núi uốn nếp.
    B. Các địa luỹ.
    C. Các địa hào.
    D. Lục địa nâng.

    Câu 12. Vận động nội lực theo phương nằm ngang không làm

    A. thành núi uốn nếp.
    B. những nơi địa luỹ.
    C. những nơi địa hào.
    D. lục địa nâng lên.

    Câu 13. Bồi tụ là quá trình

    A. chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.
    B. di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
    C. tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.
    D. phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

    Câu 14. Địa hình nào sau đây do nước chảy tràn trên mặt tạo nên?

    A. Các rãnh nông.
    B. Khe rãnh xói mòn.
    C. Thung lũng sông.
    D. Thung lũng suối.

    Câu 15. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến địa lí tổng hợp là

    A. nông nghiệp, du lịch.
    B. khí hậu học, địa chất.
    C. quy hoạch, GIS.
    D. dân đô, đô thị học.

    Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng với ý nghĩa của phương pháp kí hiệu?

    A. Xác định được vị trí của đối tượng.
    B. Thể hiện được quy mô của đối tượng.
    C. Biểu hiện động lực phát triển đối tượng.
    D. Thể hiện được tốc độ di chyển đối tượng.

    Câu 17.Nhận định nào sau đây không phải là vai trò của bản đồ trong học tập?

    A. Xác định vị trí địa lí, hình dạng và quy mô của một lãnh thổ.
    B. Biết được sự phân bố dân cư và các trung tâm công nghiệp.
    C.Biết mối liên hệ giữa các yếu tố tự nhiên trong một lãnh thổ.
    D. Nghiên cứu thời tiết, khí hậu để xác định lịch thời vụ hợp lí.

    Câu 18. GPS là một hệ thống các vệ tinh bay xung quanh

    A. Mặt Trăng.
    B. Mặt Trời.
    C. Sao Thủy.
    D. Trái Đất.

    Câu 19. Để biết được cấu trúc của Trái Đất, người ta dựa chủ yếu vào

    A. nguồn gốc hình thành của Trái Đất.
    B. kết quả nghiên cứu ở đáy biển sâu.
    C. những mũi khoan sâu trong lòng đất.
    D. sự thay đổi của các sóng địa chấn.

    Câu 20. Ngày nào sau đây ở bán cầu Bắc có thời gian ban ngày ngắn nhất, thời gian ban đêm dài nhất trong năm?

    A. 21/3.
    B. 22/6.
    C. 23/9.
    D. 22/12.

    Câu 21. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

    A. năng lượng của bức xạ Mặt Trời.
    B. năng lượng ở trong lòng Trái Đất.
    C. năng lượng do con người gây ra.
    D. năng lượng từ các vụ nổ thiên thể.

    Câu 22. Nguồn năng lượng sinh ra ngoại lực chủ yếu là của

    A. sự phân huỷ các chất phóng xạ.
    B. sự dịch chuyển các dòng vật chất.
    C. các phản ứng hoá học khác nhau.
    D. bức xạ từ Mặt Trời đến Trái Đất.

    Câu 23. Dãy núi trẻ Hi-ma-lay-a ở châu Á được hình thành do sự tiếp xúc của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

    A. Mảng Âu-Á và mảng Thái Bình Dương.
    B. Mảng Âu-Á và mảng Phi-lip-pin.
    C. Mảng Âu-Á và mảng Ấn Độ-Ôxtrâylia.
    D. Mảng Âu-Á và mảng Nam Cực.

    Câu 24. Nguyên nhân chủ yếu gây ra phong hoá lí học chủ yếu do

    A. sự thay đổi của nhiệt độ, sự đóng băng của nước.
    B. các hợp chất hoà tan trong nước, khí, axit hữu cơ.
    C. tác động của sinh vật như vi khuẩn, nấm, rễ cây.
    D. tác động của hoạt động sản xuất và của sinh vật.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 (2,5 điểm). Em hãy phân biệt những phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ theo bảng sau:

    Phương pháp

    Đối tượng biểu hiện

    Cách thức thể hiện

    Phương pháp kí hiệu

    Phương pháp đường chuyển động

    Phương pháp chấm điểm

    Câu 2 (1,5 điểm). Em hãy cho biết hiện tượng đứt gãy diễn ra như thế nào. Nguyên nhân xảy ra hiện tượng đó.

    Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

    1.B 2.C 3.A 4.C 5.C 6.C 7.C 8.A
    9.D 10.A 11.D 12.D 13.C 14.A 15.C 16.D
    17.D 18.D 19.D 20.D 21.B 22.D 23.C 24.A

    II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    CÂU

    NỘI DUNG

    ĐIỂM

    1

    Phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

    Phương pháp

    Đối tượng biểu hiện

    Cách thức thể hiện

    Phương pháp kí hiệu

    Các đối tượng địa lí phân bố theo những điểm cụ thể như: các sân bay, các nhà máy điện, các trung tâm công nghiệp, các mỏ khoáng sản, các loại cây trồng…

    Đặt các kí hiệu chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. Phương pháp kí hiệu biểu hiện được vị trí phân bố, số lượng, cấu trúc, chất lượng,… của đối tượng địa lí.

    Phương pháp đường chuyển động

    Các đối tượng địa lí di chuyển trong không gian như các loại gió, dòng biển, các luồng di dân, sự trao đổi hàng hoá,…

    Thể hiện được hướng di chuyển, khối lượng, tốc độ,… của các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các mũi tên có độ dài, ngắn, dày, mảnh khác nhau.

    Phương pháp chấm điểm

    Biểu hiện các đối tượng phân bố không đều trong không gian như: các điểm dân cư, cơ sở chăn nuôi,…

    Mỗi chấm điểm có một giá trị nhất định. Phương pháp chấm điểm thể hiện được giá trị, số lượng, mức độ phân bố,… của đối tượng địa lí.

    1,0

    0,75

    0,75

    2

    – Hiện tượng đứt gãy

    + Cường độ tách dãn yếu thì đá chỉ nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên các khe nứt.

    + Khi sự dịch chuyển diễn ra với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trồi lên, có bộ phận sụt xuống, hình thành các địa bào, địa luỹ…

    – Nguyên nhân: Do ở những vùng đá cứng vận động thẳng đứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như thẳng đứng hay nằm ngang.

    0,75

    0,75

    Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lí 10

    Tên bài

    Mục tiêu

    (Kiến thức và kĩ năng)

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Bài mở đầu: Môn Địa lí và định hướng nghề nghiệp

    – Khái quát được đặc điểm cơ bản của môn Địa lí.

    – Xác định được vai trò của môn Địa lí đối với đời sống.

    – Xác định được những ngành nghề có liên quan đến kiến thức địa lí.

    1

    1

    Một số phương pháp biểu hiện đối tượng địa lí trên bản đồ

    Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: kí hiệu, đường chuyển động, chấm điểm, khoanh vùng, bản đồ – biểu đồ.

    2

    1

    1

    Phương pháp sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống

    Sử dụng được bản đồ trong học tập địa lí và đời sống.

    1

    1

    Một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống

    Xác định và sử dụng được một số ứng dụng của GPS và bản đồ số trong đời sống.

    2

    1

    Trái Đất. Thuyết kiến tạo mảng

    – Trình bày được nguồn gốc hình thành Trái Đất, đặc điểm của vỏ Trái Đất, các vật liệu cấu tạo vỏ Trái Đất.
    – Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng vận dụng để giải thích được nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.

    2

    1

    1

    Hệ quả địa lí các chuyển động của Trái Đất

    – Phân tích được hệ quả địa lí các chuyển động chính của Trái Đất: chuyển động tự quay (sự luân phiên ngày, đêm, giờ trên Trái Đất); chuyển động quanh Mặt Trời (các mùa trong năm, ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ).
    – Liên hệ được thực tế địa phương về các mùa trong năm và chênh lệch thời gian ngày, đêm.

    2

    1

    Thạch quyển, nội lực

    – Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
    – Trình bày khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực.
    – Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.
    – Nhận xét và giải thích được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ.

    2

    1

    1

    Ngoại lực

    Trình bày khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra ngoại lực, tác động của ngoại lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.

    2

    1

    1

    Tổng

    14

    0

    8

    0

    2

    1

    0

    1

    Đề thi giữa kì 1 Địa lý 10 Kết nối tri thức

    Đề thi giữa học kì 1 môn Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Kiến thức về địa lí tự nhiên định hướng ngành nghề nào sau đây?

    A. Quản lí đô thị.
    B. Quản lí đất đai.
    C. Kĩ sư trắc địa.
    D. Quản lí xã hội.

    Câu 2. Phương pháp nào sau đây thường được sử dụng để biểu hiện diện tích và sản lượng lúa của các tỉnh nước ta trong cùng một thời gian?

    A. Kí hiệu.
    B. Kí hiệu theo đường.
    C. Chấm điểm.
    D. Bản đồ – biểu đồ.

    Câu 3. Để thể hiện vùng trồng thuốc lá của nước ta, có thể sử dụng phương pháp

    A. khoanh vùng.
    B. kí hiệu.
    C. bản đồ – biểu đồ.
    D. đường đẳng trị.

    Câu 4. Đối với bản đồ số, việc xác định vị trí phải dựa vào

    A. bản đồ.
    B. hướng bắc.
    C. GPS.
    D. tọa độ.

    Câu 5. Ứng dụng nổi bật nhất của GPS là

    A. định tính.
    B. định vị.
    C. định lượng.
    D. định luật.

    Câu 6. Nhân Trái Đất còn có tên gọi khác là

    A. SiAl.
    B. Nife.
    C. Magiê.
    D. Sima.

    Câu 7. Vỏ Trái Đất ở đại dương có độ dày là

    A. 5km.
    B. 50km.
    C. 30km.
    D. 15km.

    Câu 8. Các múi giờ trên Trái Đất được đánh số thứ tự theo hướng tây đông từ múi số

    A. 0 đến 23.
    B. 1 đến 24.
    C. 24 đến 1.
    D. 23 đến 0.

    Câu 9. Để tính giờ địa phương, cần căn cứ vào

    A. ánh nắng nhiều hay ít tại địa phương đó.
    B. độ cao và độ to nhỏ của Mặt Trời ở nơi đó.
    C. độ cao của mặt Trời tại địa phương đó.
    D. độ to nhỏ của Mặt Trời tại địa phương đó.

    Câu 10. Theo thuyết kiến tạo mảng, mảng kiến tạo nào sau đây là mảng kiến tạo nhỏ?

    A. Bắc Mĩ.
    B. Phi-lip-pin.
    C. Âu-Á.
    D. Nam Cực.

    Câu 11. Tác động nào sau đây làm cho biển tiến và biển thoái?

    A. Lục địa nâng lên, hạ xuống.
    B. Các lớp đá mềm bị uốn nếp.
    C. Các lớp đá cứng bị đứt gãy.
    D. Động đất, núi lửa hoạt động.

    Câu 12. Phong hoá Địa lí là

    A. sự phá huỷ đá thành các khối vụn; làm biến đổi màu sắc, thành phần hoá học.
    B. việc giữ nguyên đá, nhưng làm biến đổi màu sắc, thành phần, tính chất hoá học.
    C. việc giữ nguyên đá và không làm biến đổi thành phần khoáng vật và hoá học.
    D. sự phá huỷ đá thành các khối vụn mà không làm biến đổi thành phần hoá học.

    Câu 13. Địa hình nào sau đây không phải do gió tạo nên?

    A. Hố trũng thổi mòn.
    B. Bề mặt đá rỗ tổ ong.
    C. Ngọn đá sót hình nấm.
    D. Cao nguyên băng hà.

    Câu 14. Nhóm nghề nghiệp liên quan đến tự nhiên tổng hợp là

    A. nông nghiệp, du lịch.
    B. khí hậu học, địa chất.
    C. môi trường, tài nguyên.
    D. dân đô học, đô thị học.

    Câu 15. Trong phương pháp kí hiệu, sự khác biệt về quy mô của các đối tượng được thể hiện bằng

    A. các kí hiệu có kích thước khác nhau.
    B. màu sắc khác nhau của các kí hiệu
    C. các kí hiệu có hình dạng khác nhau.
    D. các kí hiệu tượng hình khác nhau.

    Câu 16. Việc tính toán khoảng cách các địa điểm nhằm mục đích nào sau đây?

    A. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động lên kế hoạch cho việc đi lại.
    B. Tính toán thời gian, lựa chọn phương tiện, chủ động đi lại và cung đường cần đi.
    C. Tính toán thời gian, lựa chọn hướng di chuyển, chủ động kế hoạch cho việc đi lại.
    D. Tính toán thời gian, lựa chọn bản đồ, chủ động kế hoạch và sắp xếp phương tiện.

    Câu 17. Cấu trúc của Trái Đất theo thứ tự từ trong ra ngoài gồm có các lớp

    A. nhân, lớp Manti, vỏ lục địa, vỏ đại Dương.
    B. nhân, vỏ đại Dương, vỏ lục địa, lớp manti.
    C. nhân, lớp Manti, vỏ đại Dương, vỏ lục địa.
    D. nhân, vỏ lục địa, lớp Manti, vỏ đại Dương.

    Câu 18. Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh một lần duy nhất trong năm là

    A. chí tuyến.
    B. cực Bắc.
    C. vòng cực.
    D. xích đạo.

    Câu 19. Nhận định nào dưới đây đúng với đặc điểm của tầng đá trầm tích?

    A. Do các vật liệu vụn, nhỏ bị nén chặt tạo thành.
    B. Là tầng nằm dưới cùng trong lớp vỏ Trái Đất.
    C. Phân bố thành một lớp liên tục từ tây sang đông.
    D. Có độ dày rất lớn, có nơi độ dày đạt tới 50km.

    Câu 20. Biểu hiện rõ rệt nhất của vận động theo phương thẳng đứng là

    A. các thiên tai ở vùng biển xảy ra thường xuyên hơn.
    B. sự nâng cao địa hình ở các vùng núi được uốn nếp.
    C. sự mở rộng của các đồng bằng hạ lưu các sông lớn.
    D. sự thay đổi mực nước biển, đại dương ở nhiều nơi.

    Câu 21. Phát biểu nào sau đây đúng với quá trình phong hoá?

    A. Chuyển dời các vật liệu khỏi vị trí của nó.
    B. Di chuyển vật liệu từ nơi này đến nơi khác.
    C. Tích tụ (tích luỹ) các vật liệu đã bị phá huỷ.
    D. Phá huỷ và làm biến đổi tính chất vật liệu.

    Câu 22. Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

    A. kinh tuyến giữa.
    B. điểm cực đông.
    C. biên giới quốc gia.
    D. vị trí của thủ đô.

    Câu 23. Trên bản đồ kinh tế – xã hội, các đối tượng địa lí thường được thể hiện bằng phương pháp đường chuyển động là

    A. nhà máy, đường giao thông.
    B. các luồng di dân, hướng vận tải.
    C. đường biên giới, điểm khai thác khoáng.
    D. trạm biến áp, đường dây tải điện.

    Câu 24. Sự hình thành của dãy núi trẻ Rôc-ki ở Bắc Mĩ do tác động của hai mảng kiến tạo nào sau đây?

    A. Mảng Bắc Mĩ và mảng Âu-Á.
    B. Mảng Bắc Mĩ và mảng Nam Mĩ.
    C. Mảng Bắc Mĩ và mảng Phi.
    D. Mảng Bắc Mĩ và mảng Na-xca.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 (2,0 điểm). Nêu sự khác nhau của nội lực và ngoại lực (về khái niệm, nguyên nhân).

    Câu 2 (2,0 điểm). Tại sao có sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất? Nếu Trái Đất chỉ chuyển động quanh Mặt Trời mà không tự quay quanh trục thì trên Trái Đất hiện tượng ngày đêm sẽ diễn ra như thế nào?

    Đáp án đề thi giữa kì 1 Địa 10

    I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

    1.B

    2.D

    3.A

    4.C

    5.B

    6.B

    7.A

    8.A

    9.C

    10.B

    11.A

    12.A

    13.D

    14.C

    15.A

    16.A

    17.C

    18.A

    19.A

    20.D

    21.D

    22.C

    23.B

    24.B

    II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    CÂU

    NỘI DUNG

    ĐIỂM

    1

    * Nội lực

    – Nội lực là lực sinh ra trong lòng Trái Đất, liên quan tới nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

    – Nguyên nhân sinh ra nội lực là do: sự phân huỷ của các chất phóng xạ; Các phản ứng hóa học tỏa nhiệt; Chuyển động tự quay của Trái Đất; Sự sắp xếp vật chất theo tỉ trọng,…

    * Ngoại lực

    – Ngoại lực là lực diễn ra trên bề mặt Trái Đất như tác động của gió, mưa, nước chảy, sóng biển, băng, sinh vật và con người.

    – Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực do nguồn năng lượng bức xạ Mặt Trời.

    1,0

    1,0

    2

    * Sự luân phiên ngày đêm

    Do có hình khối cầu, nên Trái Đất luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa còn một nửa chưa được chiếu sáng, sinh ra ngày và đêm. Trái Đất tự quay quanh trục, dẫn đến tất cả mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại lần lượt chìm trong bóng tối, gây nên hiện tượng ngày đêm luân phiên.

    * Giải thích

    – Nếu Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời thì ở Trái Đất vẫn có ngày và đêm.

    – Thời gian ban ngày và ban đêm là 6 tháng.

    – Với thời gian ngày – đêm kéo dài như vậy trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại sự sống vì phần ban ngày trong 6 tháng sẽ rất nóng do bị Mặt Trời đốt nóng liên tục, còn phần ban đêm trong 6 tháng sẽ rất lạnh do không được Mặt Trời chiếu đến.

    1,0

    1,0

    Ma trận đề thi giữa kì 1 Địa lý 10

    Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Địa lý lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Địa lí 10 Cánh diều

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM

    Câu 1. Ở cấp Trung học phổ thông môn Địa lí thuộc nhóm môn nào sau đây?

    A. Khoa học xã hội.
    B. Khoa học tự nhiên.
    C. Kinh tế vĩ mô.
    D. Xã hội học.

    Câu 2. Môn Địa lí được học ở

    A. tất cả các cấp học phổ thông.
    B. tất cả các môn học ở tiểu học.
    C. cấp trung học, chuyển nghiệp.
    D. cấp tiểu học, trung học cơ sở.

    Câu 3. Dạng kí hiệu nào sau đây không thuộc phương pháp kí hiệu?

    A. Hình học.
    B. Chữ.
    C. Điểm.
    D. Tượng hình.

    Câu 4. Bản đồ là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong

    A. nông nghiệp, công nghiệp.
    B. quân sự, hàng không.
    C. đời sông hàng ngày.
    D. giáo dục, du lịch.

    Câu 5. Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ

    A. nam đến bắc.
    B. đông sang tây.
    C. bắc đến nam.
    D. tây sang đông.

    Câu 6. Cấu trúc của Trái Đất gồm các lớp nào sau đây?

    A. Vỏ Trái Đất, lớp Manti, nhân Trái Đất.
    B. Vỏ đại dương, lớp Manti, nhân Trái Đất.
    C. Vỏ lục địa, lớp Manti, nhân Trái Đất.
    D. Vỏ đại dương, Manti trên, nhân Trái Đất.

    Câu 7. Kinh tuyến được chọn để làm đường chuyển ngày quốc tế là

    A. 90o.
    B. 120o.
    C. 150o.
    D. 180o.

    Câu 8. Múi giờ có đường chuyển ngày quốc tế chạy qua mang số

    A. 9.
    B. 12.
    C. 10.
    D. 11.

    Câu 9. Vỏ Trái Đất và phần trên của lớp Manti được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau, còn được gọi là

    A. sinh quyển.
    B. khí quyển.
    C. thạch quyển.
    D. thủy quyển.

    Câu 10. Theo thứ tự từ dưới lên, các tầng đá ở lớp vỏ Trái Đất lần lượt là

    A. tầng badan, tầng đá trầm tích, tầng granit.
    B. tầng đá trầm tích, tầng granit, tầng badan.
    C. tầng badan, tầng granit, tầng đá trầm tích.
    D. tầng granit, Tầng đá trầm tích, tầng badan.

    Câu 11. Các quá trình ngoại lực bao gồm có

    A. phong hoá, nâng lên, vận chuyển, bồi tụ.
    B. phong hoá, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ.
    C. phong hoá, hạ xuống, vận chuyển, bồi tụ.
    D. phong hoá, uốn nếp, vận chuyển, bồi tụ.

    Câu 12. Cường độ phong hoá xảy ra mạnh nhất ở

    A. bề mặt Trái Đất.
    B. tầng khí đối lưu.
    C. ở thềm lục địa.
    D. lớp man ti trên.

    Câu 13. Học Địa lí có vai trò tạo cơ sở vững chắc để

    A. người học tiếp tục theo học các ngành nghề liên quan.
    B. người học có kiến thức cơ bản về khoa học và xã hội.
    C. người học có khả năng nghiên cứu khoa học về vũ trụ.
    D. người học khám phá bản thân, môi trường và thế giới.

    Câu 14. Học Địa lí giúp người học hiểu biết hơn về

    A. quá khứ, hiện tại và kinh tế của địa phương.
    B. quá khứ, hiện tại và định hướng nghề nghiệp.
    C. quá khứ, hiện tại và sự hình thành trái đất.
    D. quá khứ, hiện tại và tương lai của toàn cầu.

    Câu 15. Ở vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo không bao giờ là

    A. có xảy ra các loại hoạt động kiến tạo.
    B. những vùng ổn định của vỏ Trái Đất.
    C. có nhiều hoạt động núi lửa, động đất.
    D. có những sống núi ngầm ở đại dương.

    Câu 16. Các đô thị thường được biểu hiện bằng phương pháp

    A. bản đồ – biểu đồ.
    B. đường chuyển động.
    C. kí hiệu.
    D. chấm điểm.

    Câu 17. Hướng gió thường được biểu hiện bằng phương pháp

    A. đường chuyển động.
    B. kí hiệu.
    C. bản đồ – biểu đồ.
    D. chấm điểm.

    Câu 18. Phát biểu nào sau đây không đúng với lớp Manti trên?

    A. Hợp với vỏ Trái Đất thành lớp vỏ cứng.
    B. Không lỏng mà ở trạng thái quánh dẻo.
    C. Cùng với vỏ Trái Đất thành thạch quyển.
    D. Có vị trí ở độ sâu từ 700 đến 2900 km.

    Câu 19. Khu vực nào sau đây trong năm có từ một ngày đến sáu tháng luôn là toàn đêm?

    A. Từ Xích đạo đến chí tuyến.
    B. Từ chí tuyến đến vòng cực.
    C. Từ vòng cực đến cực.
    D. Từ cực đến chí tuyến.

    Câu 20. Những ngày nào sau đây ở mọi nơi trên Trái Đất có thời gian ngày và đêm dài bằng nhau?

    A. 21/3 và 23/9.
    B. 23/9 và 22/6.
    C. 21/3 và 22/12.
    D. 22/6 và 21/3.

    Câu 21. Phát biểu nào sau đây không đúng với vận động nội lực theo phương thẳng đứng?

    A. Xảy ra chậm và trên một diện tích lớn.
    B. Hiện nay vẫn tiếp tục xảy ra một số nơi.
    C. Làm cho lục địa nâng lên hay hạ xuống.
    D. Gây ra các hiện tượng uốn nếp, đứt gãy.

    Câu 22. Dạng địa hình nào sau đây được xem là kết quả của quá trình phong hoá hoá học là chủ yếu?

    A. Bậc thềm sóng vỗ.
    B. Bán hoang mạc.
    C. Hang động đá vôi.
    D. Địa hình phi-o.

    Câu 23. Biểu hiện nào sau đây đúng với phong hoá vật lí?

    A. Các đá nứt vỡ do nhiệt độ thay đổi đột ngột.
    B. Hoà tan đá vôi do nước để tạo ra hang động.
    C. Rễ cây làm cho các lớp đá rạn nứt, đổi màu.
    D. Xói mòn đất do dòng chảy nước tạm thời.

    Câu 24. Nơi nào sau đây trong năm có sáu tháng luôn là toàn ngày?

    A. Xích đạo.
    B. Chí tuyến.
    C. Cực.
    D. Vòng cực.

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 (2,0 điểm). Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy:

    – Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực.

    – Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

    Câu 2 (2,0 điểm). Tại sao quá trình bóc mòn và bồi tụ do dòng nước ở nước ta phát triển mạnh? Các quá trình này tác động đến địa hình nước ta như thế nào?

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Địa lí 10

    I. TRẮC NGHIỆM (mỗi câu 0,25 điểm)

    1.A 2.A 3.C 4.C 5.D 6.A 7.D 8.B
    9.C 10.C 11.B 12.A 13.A 14.D 15.B 16.C
    17.A 18.D 19.C 20.A 21.D 22.C 23.A 24.C

    II. TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    CÂU

    NỘI DUNG

    ĐIỂM

    1

    – Giờ địa phương

    + Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

    + Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

    – Giờ khu vực

    + Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực).

    + Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở Anh).

    1,0

    1,0

    2

    – Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nền nhiệt cao quanh năm và mưa lớn với mạng lưới sông ngòi dày đặc.

    + Nền nhiệt, ẩm cao làm đất đá dễ bị phong hóa, bóc mòn do nước hoặc gió.

    + Mạng lưới sông ngòi dày đặc -> Vận chuyển mạnh mẽ các vật liệu bóc mòn đến các khu vực thấp bồi tụ nên các dạng địa hình mới.

    – Bóc mòn và bồi tụ đã góp phần tạo nên những dạng địa hình mới và sự đa dạng của địa hình ở Việt Nam. Đó là đồi núi cao, cao nguyên, đồng bằng hạ lưu sông, vịnh, cồn cát, bãi cát, đầm phá,…

    1,0

    1,

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 1 lớp 10 môn Địa lý năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *