Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 tuyển chọn 6 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục công dân 8 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo
TOP 6 Đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 8 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 6 đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi.
Bộ đề thi giữa kì 1 GDCD 8 Chân trời sáng tạo (Có đáp án, ma trận)
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo – Đề 1
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào chữ cái của câu trả lời em cho là đúng nhất:
Câu 1. Câu “ Lá lành đùm lá rách” nói về truyền thống nào của dân tộc ?
A. Đoàn kết
B. Hiếu học
C. Yêu nước
D. Cần cù
Câu 2. Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ:
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3. Truyền thống dân tộc là những giá trị:
A. vật chất.
B. tinh thần.
C. của cải
D. tài sản
Câu 4. Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình:
A. phát triển của mỗi cá nhân
B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình.
D. thúc đẩy kinh tế – xã hội.
Câu 5. Tượng nữ thần tự do là biểu tượng văn hóa của quốc gia nào?
A. Hàn Quốc
B. Trung Quốc
C. Nhật Bản
D. Hoa Kì
Câu 6. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng:
A. tính cách của các dân tộc.
B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.
C. giá trị đồng tiền của dân tộc.
D. dân số của mỗi dân tộc.
Câu 7. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hóa, xã hội của các dân tộc khác là biểu hiện của
A. sính ngoại.
B. học hỏi lẫn nhau.
C. ham học hỏi.
D. học hỏi các dân tộc khác.
Câu 8. Việc tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác phải chú ý đến điều gì?
A. Học hỏi các mặt tích cực phải chọn lọc và phù hợp với bản sắc dân tộc mình.
B. Chỉ học hỏi mặt tiêu cực.
C. Học hỏi cả mặt tích cực và hạn chế.
D. Chỉ học hỏi mặt tích cực và không cần chọn lọc.
Câu 9. Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động
A. sáng tạo
B. cần cù
C. hết mình.
D. hiệu quả.
Câu 10. Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn
A. dựa dẫm, lười nhác.
B. lười biếng, ỷ nại.
C. ỷ nại, dựa dẫm.
D. suy nghĩ, tìm tòi.
Câu 11. Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng:
A. chờ đợi kết quả người khác.
B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.
C. sao chép kết quả người khác.
D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè
Câu 12. Câu “ Năng nhặt, chặt bị” nói về đức tính nào của con người?
A. sáng tạo trong lao động
B. nghiêm túc trong lao động
C. cẩn thận trong lao động
D. cần cù trong lao động
II. PHẦN TỰ LUẬN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm).
Biết mình đang trong diện gọi nhập ngũ đợt này, anh H đã tìm mọi cách để mình không trúng tuyển, H muốn đi làm kiếm tiền giúp bố mẹ. Thấy vậy có người cho rằng H là người con có hiếu. Nhưng cũng có người cho rằng H làm như vậy là không đúng. Vì mọi thanh niên đến tuổi đều phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, đó là truyền thống của dân tộc.
Em đồng ý với ý kiến nào? tại sao?
Câu 2 (2,0 điểm).
Cách đây 25 năm, UNESCO đã lấy ngày 16-11 hằng năm là Ngày Quốc tế Khoan dung, với sự tham gia của 185 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam. Theo đó, các quốc gia cam kết “Tôn trọng, chấp nhận và hiểu đúng sự đa dạng, phong phú các nền văn hóa của thế giới, những hình thức tự biểu hiện và những khả năng thể hiện cá tính của con người”. UNESCO cũng khuyến nghị, các quốc gia, các dân tộc cần công nhận một thực tế là con người khác nhau về hình dáng bên ngoài, địa vị, lời nói, cách ứng xử và các giá trị, song đều có quyền được sống trong hòa bình và duy trì cá tính của riêng mình.
Đoạn thông tin trên đã nêu bật tầm quan trọng của việc tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của các quốc gia. Theo em việc tôn trọng sự đa dạng trong văn hóa của các quốc gia có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3 (3,0 điểm).
Trong giờ làm việc nhóm, bạn A nói riêng với bạn B: “Nhóm mình có bạn H học giỏi nên chúng mình không cần suy nghĩ hay làm gì đâu, vì đã có bạn H làm hết rồi”.
a) Theo em, lời nói của bạn A như vậy có đúng không? Vì sao?
b) Nếu em là bạn B, em sẽ nói gì với A?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8
I. Phần trắc nghiệm (3,0 điểm).Mỗi câu đúng được 0,25 điểm.
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
Đáp án |
A |
A |
B |
A |
D |
A |
D |
A |
B |
D |
B |
D |
II. Phần tự luận (7,0 điểm).
Câu |
Nội dung đạt được |
Điểm |
Câu 1 2,0 điểm |
– Học sinh bày tỏ quan điểm đúng: Đồng ý với quan điểm cho rằng anh H tìm cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự là sai vì: + Thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mỗi công dân VN để góp phần bảo vệ tổ quốc + Việc quy định độ tuổi tham gia NVQS đã được quy định trong Hiến pháp + Anh H làm như vậy là không đúng với truyền thống yêu nước, nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc của dân tộc. Thực hiện NVQS là trách nhiệm thiêng liêng, đáng tự hào của mỗi công dân VN với tổ quốc.
|
0,5 0,5 0,5 0,5 |
Câu 2 2,0 điểm |
Học sinh nêu được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng các dân tộc, các nền văn hóa trên thế giới: + Giúp mỗi cá nhân luôn sẵn sàng học hỏi để có thể hòa nhập và phát triển, trở thành công dân toàn cầu… |
1,0 |
+ Phát huy được bản sắc của dân tộc mình và mở rộng các quan hệ giao lưu, hợp tác… |
1,0 |
|
Câu 3 3,0 điểm |
HS có nhiều cách xử lí tình huống khác nhau, cần đảm bảo các ý: a) Lời nói của bạn A chưa đúng. Vì: lời nói và hành động của A đã thể hiện thái độ lười biếng, ỷ lại vào người khác, thiếu sự tích cực và tự giác trong quá trình học tập. |
1,5 |
b) Nếu là bạn B, em sẽ nói với A rằng: “H có kết quả học tập tốt, nhưng chúng ta không nên ỷ lại vào cậu ấy, vì đây là nhiệm vụ học tập chung của cả nhóm, chúng ta nên tích cực hợp tác, trao đổi, đưa ra ý kiến để cùng hoàn thành nhiệm vụ này”. |
1,5 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Số câu |
Tổng điểm |
||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
1 |
Giáo dục đạo đức |
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
4 câu |
1 câu |
4 câu |
1 câu |
3.0 |
||||||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
4 câu |
1 câu |
4 câu |
1 câu |
3.0 |
||||||||
3. Lao động cần cù, sáng tạo |
4 câu |
1/2 câu |
1/2 câu |
4 câu |
1 câu |
4.0 |
|||||||
Tổng |
12 |
|
|
2 |
|
1/2 |
|
1/2 |
12 |
3 |
10
|
||
Tỉ lệ % |
30% |
40% |
20% |
10% |
30% |
70% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
70% |
30% |
100% |
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA :
TT |
Mạch nội dung |
Nội dung |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1
|
Giáo dục đạo đức
|
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
Nhận biết: – Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Thông hiểu: – Nhận diện được giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam. – Đánh giá được hành vi, việc làm của bản thân và những người xung quanh trong việc thể hiện lòng tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam. |
4 TN |
1 TL |
||
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. |
4 TN |
1 TL |
||||
3. Lao động cần cù, sáng tạo |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. – Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: – Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. – Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. Vận dụng cao: Thể hiện được sự cần cù, sáng tạo trong lao động của bản thân. |
4 TN |
1/2 TL |
1/2 TL |
|||
Tổng |
|
12 |
2 |
1/2 |
1/2 |
||
Tỉ lệ % |
|
30 |
40 |
20 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
70 |
30 |
Đề thi giữa kì 1 môn GDCD 8 Chân trời sáng tạo – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDCD 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Truyền thống dân tộc là những giá trị có đặc trưng như thế nào của mỗi quốc gia dân tộc?
A. Tốt đẹp.
B. Hủ tục.
C. Lạc hậu.
D. Xấu xa.
Câu 2: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ
A. thế hệ này sang thế hệ khác.
B. đất nước này sang đất nước khác.
C. vùng miền này sang vùng miền khác.
D. địa phương này sang địa phương khác.
Câu 3: Truyền thống dân tộc là những giá trị
A. vật chất.
B. tinh thần.
C. của cải.
D. tài sản
Câu 4: Đối với sự phát triển của con người, truyền thống dân tộc góp phần vào quá trình
A. phát triển của mỗi cá nhân.
B. hội nhập của đất nước.
C. duy trì hạnh phúc gia đình.
D. thúc đẩy kinh tế – xã hội.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây không kế thừa, phát huy truyền thông tốt đẹp của dân tộc?
A. Tự hào về những giá trị truyền tốt đẹp của dân tộc.
B. Gìn giữ truyền thống tốt đẹp cùng những hủ tục lạc hậu.
C. Trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
D. Học tập, thực hành theo những chuẩn giá trị truyền thống.
Câu 6: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc thể hiện ở việc chúng ta tiếp thu những đặc trưng nào của các dân tộc?
A. Giá trị tốt đẹp.
B. Mọi hệ giá trị.
C. Hủ tục lạc hậu.
D. Phong tục lỗi thời.
Câu 7: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng
A. tính cách của các dân tộc.
B. tư tưởng bá quyền của dân tộc.
C. giá trị đồng tiền của dân tộc.
D. dân số của mỗi dân tộc.
Câu 8: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới là tôn trọng
A. truyền thống của các dân tộc.
B. hủ tục của các dân tộc.
C. vũ khí của các dân tộc.
D. tiền bạc của mỗi dân tộc.
Câu 9: Quá trình lao động chăm chỉ, chịu khó làm việc một cách thường xuyên, phấn đấu hết mình vì công việc là lao động
A. cần cù.
B. sáng tạo.
C. hết mình.
D. hiệu quả.
Câu 10: Một trong những biểu hiện của lao động sáng tạo là luôn luôn
A. suy nghĩ, tìm tòi.
B. lười biếng, ỷ nại.
C. ỷ nại, dựa dẫm.
D. dựa dẫm, lười nhác.
Câu 11: Một cá nhân lao động sáng tạo thì trong công việc họ luôn luôn có xu hướng
A. chờ đợi kết quả người khác.
B. tìm tòi, cải tiến phương pháp.
C. sao chép kết quả người khác.
D. hưởng lợi từ việc làm của bạn bè
Câu 12: Người cần cù trong lao động sẽ luôn được mọi người
A. ghen ghét và căm thù.
B. yêu quý và tôn trọng.
C. xa lánh và hắt hủi.
D. tìm cách hãm hại.
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1 (3 điểm): Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hóa trên thế giới có ý nghĩa quan trọng, Em hãy bày tỏ quan điểm của mình về một số nhận định sau:
a) Tiếp thu văn hóa của dân tộc khác sẽ làm mất đi giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc mình.
b) Mọi dân tộc trên thế giới đều có quyền bình đẳng.
Câu 2 (3 điểm): Bạn V là học sinh lớp 8A và khá năng nổ trong học tập. Dù học trực tiếp hay trực tuyến, bạn V vẫn tham gia đầy đủ, nghiêm túc. Trong thời gian học trực tuyến, bạn V đã tự tìm hiểu các phần mềm ứng dụng để nâng cao hiệu quả học tập và chia sẻ với các bạn. Trong khi đó, bạn M là bạn học cùng lớp với bạn V, lại thường xuyên chơi điện tử trong các giờ học trực tuyến. Khi bạn V góp ý thì bạn M cho rằng: “Mình thấy bạn tốn thời gian tìm hiểu vô ích. Không cần thiết phải áp dụng các phẫn mềm thì vẫn học được mà. Học trực tuyến có ai kiểm tra kĩ đâu mà lo”.
Câu hỏi:
– Em có đồng ý với đánh giá của bạn M về bạn V không? Vì sao?
– Em có lời khuyên gì với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo trong lao động?
Câu 3 (1 điểm): Trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19, những giá trị tốt đẹp của văn hoá, con người Việt Nam ngày càng lan tỏa, chuyển hoá thành sức mạnh, tạo thành động lực để chúng ta vượt qua khó khăn, thực hiện “mục tiêu kép” vừa đẩy lùi được dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.
– Em hãy trình bày giá trị của các truyền thống dân tộc Việt Nam được thể hiện trong đại dịch Covid – 19.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn GDCD 8
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | A | A | B | A | B | A | A | A | A | A |
Câu | 11 | 12 | ||||||||
Đáp án | B | B |
II. PHẦN TỰ LUẬN
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (3,0 điểm) |
– Ý kiến a) Không đồng tình. Vì: mỗi dân tộc đều có những cái hay, cái đẹp để chúng ta học hỏi. Việc học hỏi, tiếp thu có chọn lọc nét đẹp văn hóa của các dân tộc khác sẽ giúp chúng ta bổ sung, phát triển và làm phong phú thêm văn hóa của dân tộc mình. – Ý kiến b) Đồng tình. Vì: các dân tộc trên thế giới tuy có sự khác biệt nhất định về: màu da, ngoại hình, văn hóa,… song đều bình đẳng với nhau. |
3,0 điểm |
Câu 2 (3,0 điểm) |
Em không đồng tình với đánh giá của bạn M về bạn V. Vì: + Những việc làm của bạn V cho thấy bạn V đã có thái độ tích cực, luôn chăm chỉ, cần cù và sáng tạo trong học tập. Thái độ học tập đúng đắn ấy đã giúp bạn V đạt được kết quả cao, được thầy cô và bạn bè quý mến, đồng thời cũng giúp đỡ được nhiều bạn học sinh khác. Vì vậy, chúng ta nên cổ vũ, khuyến khích và học tập theo bạn V. + Những hành động và lời đánh giá của bạn M cho thấy, bạn M còn lười biếng, chưa chăm chỉ, nỗ lực và sáng tạo trong học tập. – Lời khuyên với những bạn chưa có thói quen cần cù, sáng tạo: + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động là những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần phải có và rèn luyện trong cuộc sống hằng ngày. + Cần cù và sáng tạo trong học tập, lao động sẽ giúp chúng ta đạt được nhiều thành công trong cuộc sống và nhận được sự yêu mến, quý trọng của mọi người. + Cần cù và sáng tạo không phải là khả năng thiên bẩm, đó là kết quả của sự rèn luyện. Do đó, chúng ta hãy rèn luyện những đức tính này ngay từ hôm nay, ngay từ những việc làm nhỏ nhất. |
3,0 điểm |
Câu 3 (1,0 điểm) |
– Trong đại dịch Covid-19, nhân dân Việt Nam đã phát huy nhiều truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như: yêu nước, dũng cảm, đoàn kết, tương thân tương ái,.. |
2,0 điểm |
Ma trận đề thi giữa kì 1 GDCD 8
TT |
Nội dung |
Mức độ nhận thức |
Tổng |
% Tổng |
||||||||||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||||||||||||
CH |
Điểm |
CH |
Điểm |
CH |
Điểm |
CH |
Điểm |
CH |
Điểm |
|||||||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
Bài 1: Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
5 |
1,3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
5 |
1 |
1,3 |
1 |
10 |
|||||||||
2 |
Bài 2: Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
3 |
0,8 |
1 |
0 |
3 |
0 |
0 |
3 |
1 |
0,8 |
3 |
30 |
|||||||||
3 |
Bài 3: Lao động cần cù, sáng tạo |
4 |
1 |
1 |
3 |
4 |
1 |
1 |
3 |
30 |
||||||||||||
Tổng |
12 |
0 |
3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
3 |
0 |
1 |
0 |
3 |
0 |
1 |
0 |
1 |
12 |
3 |
3 |
7 |
70 |
|
Tỷ lệ % |
30 |
30 |
30 |
10 |
15 |
10 |
BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I
TT |
Nội dung kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1 |
1. Tự hào về truyền thống dân tộc Việt Nam |
Nhận biết: – Nêu được một số truyền thống của dân tộc Việt Nam. – Kể được một số biểu hiện của lòng tự hào về truyền thống của dân tộc Việt Nam. Vận dụng cao: Thực hiện được những việc làm cụ thể để giữ gìn, phát huy truyền thống của dân tộc. |
5 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
2 |
2. Tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc |
Nhận biết: Nêu được một số biểu hiện sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. Thông hiểu: Giải thích được ý nghĩa của việc tôn trọng sự đa dạng của các dân tộc và các nền văn hoá trên thế giới. |
3 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
0 |
3 |
3. Lao động cần cù sáng tạo |
Nhận biết: – Nêu được khái niệm cần cù, sáng tạo trong lao động. – Nêu được một số biểu hiện của cần cù, sáng tạo trong lao động. Vận dụng: – Trân trọng những thành quả lao động; quý trọng và học hỏi những tấm gương cần cù, sáng tạo trong lao động. – Phê phán những biểu hiện chây lười, thụ động trong lao động. |
4 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
Tổng |
12 |
0 |
0 |
1 |
0 |
1 |
0 |
1 |