Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024

Đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 3 đề thi giữa kì 1 có ma trận, đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương lớp 7 năm 2023 – 2024

TOP 3 Đề thi Giáo dục địa phương 7 giữa kì 1 được biên soạn rất đa dạng gồm cả cấu trúc đề 60% tự luận kết hợp 40% trắc nghiệm, 30% trắc nghiệm kết hợp 70% tự luận với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 7 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Anh 7, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7.

Bộ đề thi giữa kì 1 Giáo dục địa phương 7 năm 2023 – 2024

    Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 Hà Nội

    Đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

     I. Trắc nghiệm ( 4,0 điểm):

    Kẻ bảng và ghi lại đáp án đúng

    1. Trước khi dời đô về Đại La thì kinh đô của Đại Việt là:

    A.Phong Châu
    B.Hoa Lư
    C.Thăng Long
    D.Đông Đô

    2. Kế sách đánh giặc trong 3 cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên của nhân dân Thăng Long là:

    A.Đánh nhanh thắng nhanh
    B.Đánh du kích
    C.Vườn không nhà trống
    D.Phản công đuổi giặc

    3.Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào của Hà Nội đã được xây dựng vào thời Lý Trần?

    A. Văn Miếu Quốc Tử Giám, chùa Một cột
    B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
    C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ
    D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương

    4. Lý Công Uẩn dời đô về Đại La khi nào?

    A.Năm 1009
    B.Năm 1010
    C.Năm 1020
    D.Năm 1010

    5. Quốc gia Đại Việt tổ chức khoa thi đầu tiên tại kinh thành Thăng Long vào năm nào?

    A. Năm 1075
    B. Năm 1071
    C. Năm 1073
    D. Năm 1070

    6. Nhà nước phong kiến Việt Nam cho dựng bia đá khắc tên tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) từ bao giờ?

    A. Thế kỉ XI – triều Lý
    B. Thế kỉ X – triều Tiền Lê
    C. Thế kỉ XV – triều Lê sơ
    D. Thế kỉ XII – triều Trần

    7. Công trình được xây dựng ở Hà Nội từ đầu thế kỉ XI và ngày nay đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới là:

    A. Kinh thành Thăng Long
    B. Hoàng thành Thăng Long
    C. Thành nhà Hồ (Thanh Hóa)
    D. Kinh thành Huế

    8. Dưới thời Trần, người thầy giáo, nhà nho sinh ra ở vùng đất Hà Nội xưa được triều đình trọng dụng nhất là:

    A. Trương Hán Siêu.
    B. Phạm Sư Mạnh
    C. Nguyễn Trãi.
    D. Chu Văn An

    II. Tự luận ( 6,0 điểm):

    1. Thăng Long thời Lý được quy hoạch như thế nào ?

    2. Tại sao Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La?

    3. Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào? Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết ?

    …………………………….Hết…………………………………

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

    I. Trắc nghiệm khách ( 4,0 điểm)

    Câu hỏi

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    Đáp án

    B

    C

    B

    D

    A

    C

    B

    D

    II. Tự luận ( 6,0 điểm)

    Câu 1 ( 1,5 điểm):

    – Kinh thành Thăng Long xây dựng theo mô hình tam trùng thành quách: vòng ngoài là La thành, kế đến là Hoàng thành, giữa hai lớp thành này là nơi sinh sống của cư dân, trong cùng là Cấm thành là nơi ở của nhà vua.

    – Hoàng thành có bốn cửa: Đại Hưng, Tường Phù, Quảng Phúc và Diệu Đức.

    Câu 2 ( 1,5 điểm): Lý Công Uẩn dời đô về ( Đại La ) Thăng Long vì :

    – Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông, đất đai và hoa cỏ tươi tốt, màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đất nước

    – Vùng này mặt đất rộng mà bằng phẳng, thế đất cao mà sáng sủa, dân cư không khổ thấp trũng tối tăm, muôn vật hết sức tươi tốt, phồn vịnh. Xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, là chỗ tụ hội quan yếu bốn phương.

    => Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La (Thăng Long) thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.

    Câu 3 ( 3,0 điểm):

    * Giáo dục, thi cử của Thăng Long thời Trần được tổ chức như thế nào?

    – Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

    – Trường học ngày càng nhiều: trường công (lộ, phủ); trường tư (xã).

    – Các kì thi được tổ chức thường xuyên: định lệ thi, nội dung thi.

    * Kể tên một số danh nhân thời Trần mà em biết ?

    – Các vị anh hùng: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư…

    Ma trân đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

    TT

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng cao

    TN

    KQ

    TL

    TN

    KQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chủ đề 1: Lịch sử Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỷ XV

    3

    0

    2

    1

    0

    1

    2

    Chủ đề 2: Sự phát triển văn hóa của Hà Nội từ thế kỉ X đến thế kỷ XV

    3

    0

    0

    1

    0

    0

    Tổng

    Số câu: 6

    Số điểm: 3

    Số câu: 4

    Số điểm: 4

    Số câu: 1

    Số điểm: 3

    Đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục địa phương 7 Bắc Giang

    Đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP 7

    I. TRẮC NGHIỆM : ( 3,0 điểm) Mỗi câu 0,5 điểm.

    * Khoanh tròn một chữ cái A hoặc B,C,D vào câu trả lời đúng.

    Câu 1: Địa hình Bắc Giang có đặc điểm gì?

    A. Đồng bằng.
    B. Miền núi.
    C. Trung du.
    D. Trung du – miền núi.

    Câu 2 : Tỉnh Bắc Giang có hệ thống sông nào?

    A. sông Hồng, sông Thương, sông Cầu .
    B. sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu.
    C. sông Me Kông, sông Thương, sông Cầu.
    D. sông Đà, sông Thương, sông Cầu

    Câu 3. Tỉnh Bắc Giang có nhóm đất chính nào?

    A. Đất đỏ – vàng, đất phù sa, đất xám
    B. Đất bazan, đất phù sa, đất xám
    C. Đất cát, đất phù sa, đất xám
    D. Đất feralit, đất phù sa, đất xám

    Câu 4. Bắc Giang có gió mùa nào?

    A. Xuân – Hè
    B. Thu – Đông
    C. Mùa hè – Mùa đông
    C. Đông – Xuân

    Câu 5. Thực vật ở Bắc Giang như thế nào?

    A. Phong phú, đa dạng về số lương.
    B. Không có sinh vật.
    C. Có ít phân loài.
    D. Chỉ có ở phía đông.

    Câu 6 . Bắc Giang không có động vật nào?

    A. Chim
    B. Thú
    C. Cá nước ngọt
    D. Cá nước mặn.

    II. PHẦN TỰ LUẬN : (7,0 ĐIỂM)

    Câu 7. Nêu đặc điểm địa hình của tỉnh Bắc Giang? (2 điểm)

    Câu 8. ? Trình bày đặc điểm địa hình huyện ………….., tỉnh Bắc Giang? (3,0 điểm)

    Câu 9. Kể tên những giống cây ăn quả chủ yếu ở huyện ………….. ? (2 điểm).

    Đáp án đề thi GDĐP 7 giữa học kì 1

    I. TRẮC NGHIỆM: (6 câu X 0,5 = 3 đ)

    Câu hỏi 1 2 3 4 5 6
    Đáp án A X x
    B X
    C x
    D x X

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1. Địa hình của tỉnh Bắc Giang:

    – Đa dang, mang tính chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. (1 điểm).

    – Phân biệt rõ ràng phía đông và phía tây. (0,5 điểm)

    – Phía đông là miền núi, phía tây là trung du. (0,5 điểm)

    Câu 2. Đặc điểm địa hình huyện ………….., tỉnh Bắc Giang:

    – Huyện ………….. gồm có 28 xã và 1 thị trấn chia thành 2 khu vực rõ rệt, đó là vùng cao và vùng thấp (1 điểm).

    – Vùng cao là các xã: Xã Tân Sơn , Câm Sơn Sơn Xã Phong Minh, Xã Phong Vân, Xã Xa Lý, Xã Hộ Đáp, Xã Sơn Hải, Xã Phú Nhuận, Xã Mỹ An, Kim Sơn, Xã Tân Mộc, Xã Đèo Gia. (1 điểm)

    – Xã vùng thấp: – ………….., Xã Thanh Hải, Xã Kiên Lao, Xã Biên Sơn, Xã Kiên Thành, Xã Hồng Giang, Xã Tân Hoa, Xã Giáp Sơn, Xã Biển Động, Xã Quý Sơn, Xã Trù Hựu, Xã Phì Điền, Xã Tân Quang, Xã Đồng Cốc, , Xã Mỹ An, Xã Nam Dương, Xã Tân Mộc, Xã Phượng Sơn (1 điểm).

    Câu 3. Những cây ăn quả chủ yếu ở huyện ………….., tỉnh Bắc Giang: Vải, nhãn cam, bưởi, táo, .. (2 điểm).

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn GDĐP lớp 7

    Mức độ

    Nội dung

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng thp

    Vận dụng cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Bắc Giang

    Câu

    1,2,3,4

    2,0 đ

    7

    8

    2. Sự đa dạng của hệ thực vật, động vật ở Bắc Giang

    Câu 5,6

    1,0 đ

    9

    9

    Tổng cộng

    Số câu: 6

    Số điểm: 3

    Tổng: 30%

    Số câu: 1

    Số điểm: 2

    Tổng: 20%

    Số câu: 1

    Số điểm: 2

    Tổng: 20%

    Số câu: 1

    Số điểm: 3

    Tổng: 30%

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi Giáo dục địa phương 7 giữa học kì 1 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *