Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024 tuyển chọn 10 đề kiểm tra có kèm theo hướng dẫn đáp án chi tiết đầy đủ. Thông qua đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi, ôn tập cho các em học sinh của mình.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024
TOP 10 Đề kiểm tra giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 gồm sách Kết nối tri thức, Cánh diều được biên soạn với nhiều mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 10 đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi.
TOP 10 Đề thi giữa kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 10 năm 2023 (Có đáp án)
Đề thi giữa học kì 1 GDKT&PL Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10
SỞ GD & ĐT ……….. TRƯỜNG THPT ………. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ I – NĂM HỌC 2023– 2024 MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT LỚP 10 Thời gian làm bài : 45 Phút; MÃ ĐỀ 101 |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7đ):
Câu 1: Các nhân tố cơ bản của thị trường là
A. tiền tệ, người mua, người bán.
B. hàng hoá, giá cả, địa điểm mua bán.
C. hàng hoá, tiền tệ, giá cả
D. hàng hoá, tiền tệ, người mua, người bán.
Câu 2: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không đúng về vai trò của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.
B. Ngân sách nhà nước duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước
C. Ngân sách nhà nước là công cụ để điều tiết thị trường.
D. Ngân sách nhà nước để đảm bảo nhu cầu chi tiêu của mọi người dân trong xã hội.
Câu 3: Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?
A. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập
B. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập
C. Sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng
D. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh.
Câu 4: Một trong những vai trò cơ bản của ngân sách nhà nước là góp phần
A. hoàn trả trực tiếp cho người dân.
B. phân chia mọi nguồn thu nhập.
C. chia đều sản phẩm thặng dư.
D. duy trì hoạt động bộ máy nhà nước
Câu 5: Nội dung nào dưới đây là vai trò của chủ thể sản xuất?
A. Sử dụng các yếu tố sản xuất để sản xuất.
B. Là cầu nối giữa tiêu dùng và phân phối.
C. Là cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
D. Tạo môi trường cho sự phát triển kinh tế.
Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, một trong những chức năng cơ bản của thị trường là chức năng
A. thừa nhận giá trị hàng hóa
B. đo lường giá trị hàng hóa
C. làm trung gian trao đổi.
D. biểu hiện bằng giá cả
Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, giá cả thị trường được hình thành thông qua việc thỏa thuận giữa các chủ thể kinh tế tại
A. quốc gia giàu có.
B. một cơ quan nhà nước
C. một địa điểm giao hàng.
D. thời điểm cụ thể.
Câu 8: Theo phạm vi của quan hệ mua bán, thị trường được phân chia thành thị trường
A. truyền thống và trực tuyến.
B. trong nước và quốc tế.
C. cung – cầu về hàng hóa
D. hoàn hảo và không hoàn hảo.
Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường không có chức năng cơ bản nào sau đây?
A. Điều tiết sản xuất.
B. Cung cấp thông tin.
C. Kích thích tiêu dùng.
D. Phương tiện cất trữ.
Câu 10: Chủ thể sản xuất là những người
A. hỗ trợ sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
B. sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ
C. phân phối hàng hóa, dịch vụ.
D. trao đổi hàng hóa, dịch vụ.
Câu 11: Số tiền phải trả cho một hàng hoá để bù đắp những chi phí sản xuất và lưu thông hàng hoá đó được gọi là
A. tiêu dùng sản phẩm.
B. phân phối sản phẩm.
C. giá cả hàng hoá
D. giá trị sử dụng
Câu 12: Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất ?
A. Lao động.
B. Tiêu dùng.
C. Sản xuất.
D. Phân phối.
Câu 13: Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của giá cả?
A. Giá cả thúc đẩy sự bất bình đẳng xã hội.
B. Cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều chỉnh.
C. Giá cả điều tiết hành vi của người tiêu dùng
D. Giá cả điều tiết quy mô sản xuất của các doanh nghiệp.
Câu 14: Một trong những quan hệ cơ bản của thị trường là quan hệ
A. hàng hóa – tiền tệ.
B. trung gian – nhà nước
C. phân phối – sản xuất.
D. sản xuất – tiêu dùng.
Câu 15: Sản xuất hàng hóa số lượng bao nhiêu, giá cả như thế nào do nhân tố nào sau đây quyết định?
A. Người làm dịch vụ.
B. Thị trường.
C. Người sản xuất.
D. Nhà nước
Câu 16: Theo quy định của Luật ngân sách, Ngân sách nhà nước không gồm các khoản thu nào?
A. Thu nội địa
B. Thu từ đầu tư phát triển.
C. Thu từ dầu thô.
D. Thu viện trợ.
Câu 17: Trong các hoạt động của nền kinh tế, hoạt động sản xuất đóng vai trò là hoạt động
A. bình thường nhất.
B. thiết yếu nhất.
C. cơ bản nhất.
D. ít quan trọng.
Câu 18: Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:
A. Cơ chế thị trường.
B. Thị trường.
C. Kinh tế thị trường.
D. Giá cả thị trường.
Câu 19: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò
A. phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
B. là động lực kích thích người lao động.
C. là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
Câu 20: Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể nào dưới đây tiến hành các hoạt động mua hàng rồi bán lại cho các đại lý?
A. Chủ thể nhà nước
B. Chủ thể sản xuất.
C. Chủ thể tiêu dùng.
D. Chủ thể trung gian.
Câu 21: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, mặt tích cực của cơ chế thị trường thể hiện ở việc, các chủ thể kinh tế vì nhằm giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng
A. xả trực tiếp chất thải ra môi trường.
B. đầu tư đổi mới công nghệ.
C. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên.
D. bán hàng giả gây rối thị trường.
Câu 22: Theo Luật ngân sách nhà nước, nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền quyết định các khoản thu ngân sách.
B. Ngân sách nhà nước hướng tới mục tiêu giải quyết các quan hệ lợi ích chung
C. Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước phải theo Luật Ngân sách nhà nước
D. Nhà nước sẽ hoàn trả cho người dân những khoản mà họ đóng góp vào ngân sách
Câu 23: Trong nền kinh tế nước ta, chủ thể nào đóng vai trò quản lý toàn bộ nền kinh tế quốc dân?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể trung gian.
C. Chủ thể nhà nước
D. Chủ thể tiêu dùng.
Câu 24: Chủ thể tiêu dùng có vai trò như thế nào đối với nền kinh tế?
A. Tạo môi trường pháp lí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế.
B. Định hướng, tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Kết nối quan hệ mua – bán trong nền kinh tế.
D. Sử dụng các yếu tố sản xuất tạo ra sản phẩm.
Câu 25: Việc tạo lập và sử dụng ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở
A. ý chí của nhà nước
B. tác động của quần chúng
C. Luật Ngân sách nhànước
D. nguyện vọng của nhân dân.
Câu 26: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Quyết định phân phối thu nhập.
B. Điều tiết hoạt động trao đổi.
C. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
D. Động lực cho sản xuất phát triển.
Câu 27: Trong nền kinh tế hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực cơ chế thị trường?
A. Hủy hoại tài nguyên môi trường.
B. Giành thị trường có lợi để bán hàng.
C. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi
D. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ.
Câu 28: Nhà nước có quyền gì đối với các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
A. Quyền sở hữu
B. Quyền sử dụng
C. Quyền sở hữu và quyết định
D. Quyền quyết định
II. PHẦN TỰ LUẬN (3đ):
Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa…… được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm.
Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội?
b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?
Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng.
Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào?
—— HẾT ——
(Học sinh không được sử dụng tài liệu)
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10
I.Phần đáp án câu trắc nghiệm:
101 | 103 | 105 | 107 | 102 | 104 | 106 | 108 | |
1 | D | A | B | D | A | A | A | D |
2 | D | A | B | C | A | B | C | A |
3 | C | D | C | C | C | A | A | C |
4 | D | B | C | D | A | B | D | B |
5 | A | A | B | B | D | C | D | D |
6 | A | D | C | B | C | A | D | B |
7 | D | B | D | C | B | B | A | C |
8 | B | C | A | A | B | D | B | D |
9 | D | D | A | B | B | B | B | C |
10 | B | C | B | C | D | C | C | D |
11 | C | D | C | B | D | A | D | B |
12 | B | C | C | A | D | B | C | C |
13 | A | A | B | D | C | D | D | B |
14 | A | B | A | B | B | C | D | C |
15 | B | C | D | B | A | D | A | D |
16 | B | C | A | C | B | D | D | A |
17 | C | D | A | B | A | D | A | A |
18 | A | C | D | D | A | C | B | C |
19 | C | D | D | D | C | B | B | A |
20 | D | B | A | C | C | A | C | B |
21 | B | B | D | A | B | C | C | D |
22 | D | B | C | A | A | D | C | A |
23 | C | A | B | A | D | C | B | B |
24 | B | C | A | A | B | D | A | A |
25 | C | B | B | D | D | C | A | B |
26 | A | A | D | D | D | B | C | D |
27 | A | D | D | A | C | A | B | A |
28 | C | A | C | C | C | A | B | C |
II. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu |
Nội dung |
Điểm |
Câu 1 (VD) (2đ) |
Câu 1 (2 điểm): Hiện nay, việc tiêu dùng các sản phẩm được sản xuất từ nhựa trở nên phổ biến. Số lượng bao bì nhựa, túi nilon, ống hút nhựa…… được sử dụng ngày càng gia tăng dẫn đến lượng rác thải cũng tăng dần theo từng năm. Câu hỏi: a. Theo em, hoạt động tiêu dùng nêu trên có ảnh hưởng gì đến đời sống xã hội? b. Hãy đề xuất biện pháp khắc phục hạn chế của hoạt động tiêu dùng này?
|
|
a.Hoạt động tiêu dùng các sản phẩm làm từ nhựa gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của con người và những sinh vật sống trên trái đất. |
1.0 |
|
b. Cần có biện pháp giảm bớt việc sử dụng này như: thay đổi thói quen dùng sản phẩm nhựa bằng sử dụng các vật dụng làm từ chất liệu dễ phân huỷ như: gỗ, giấy,… – Không xả các loại rác thải nhựa, túi ni lon 1 cách bừa bãi ra môi trường. Có các chế tài xử lý vi phạm. -Tuyên truyền, vận động mọi người có ý thức trong việc hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon,.., có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.
|
1.0 |
|
|
||
|
||
Câu 2 (VDC) (1đ) |
Câu 2 (1 điểm): Tình huống: Gia đình P có cửa hàng kinh doanh những mặt hàng thời trang cao cấp. P muốn giúp mẹ chụp ảnh các mặt hàng, quảng cáo lên mạng xã hội để bán được nhiều hơn nhưng mẹ không đồng ý vi cho rằng những sản phẩm đang được bán trên mạng phần lớn là hàng có chất lượng không cao, nên những mặt hàng cao cấp của nhà mình không nên rao bán ở trên mạng. Nếu là P, em sẽ nói với mẹ thế nào? |
|
– Nói với mẹ: Trong thời đại ngày nay, thương mại điện tử đã trở thành 1 xu hướng phổ biến. Phần lớn người tiêu dùng tiếp cận với Internet, ngày càng có nhiều người có thói quen mua sắm qua mạng. Thực tế không phải mặt hàng nào bán trên mạng cũng có chất lượng không cao. Do vậy, để tăng lượng khách hàng nhằm bán được nhiều, bên cạnh việc quảng bá cho sản phẩm, tích cực tương tác với khách hàng, cần bán đúng mẫu mã, chất lượng như quảng cáo, giữ uy tín, tạo thương hiệu cho hàng hóa. |
1.0 |
|
|
Đề thi giữa kì 1 môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10 Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng các nhu cầu của con người được gọi là hoạt động
A. sản xuất.
B. tiêu dùng.
C. phân phối.
D. kinh tế.
Câu 2. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất (vốn, lao động, nguyên vật liệu,…) cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm (phân phối cho sản xuất) và phân chia kết quả sản xuất cho tiêu dùng được gọi là
A. phân phối.
B. điều tiết.
C. phân chia.
D. tiêu thụ.
Câu 3. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?
A. Hai.
B. Ba.
C. Bốn.
D. Năm.
Câu 4. Nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hoá được gọi là
A. thị trường.
B. doanh nghiệp.
C. bất động sản.
D. kinh tế.
Câu 5. Theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán
A. vật phẩm.
B. sản phẩm nông nghiệp.
C. hàng hoá.
D. lương thực.
Câu 6. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế như: quy luật cạnh tranh, cung cầu, giá cả, lợi nhuận,… chi phối hoạt động của các chủ thể kinh tế, đóng vai trò như bàn tay vô hình điều tiết
A. nền kinh tế.
B. thị trường.
C. quá trình sản xuất.
D. quá trình phân phối.
Câu 7. Cơ chế thị trường là hệ thống các quan hệ kinh tế mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của
A. người tiêu dùng.
B. các quy luật kinh tế.
C. người sản xuất.
D. quan hệ cung – cầu.
Câu 8. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện
A. các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
B. các hoạt động và tổ chức bộ máy Nhà nước.
C. vai trò và trách nhiệm của Nhà nước.
D. thẩm quyền và trách nhiệm của Nhà nước.
Câu 9. Chủ thể nào sau đây có quyền sở hữu và quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
A.Chủ tịch nước.
B. Chính phủ.
C. Quốc hội.
D. Nhà nước.
Câu 10. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là
A. thuế.
B. vốn đầu tư nước ngoài.
C. lệ phí.
D. phí.
Câu 11. Nếu quan hệ phân phối không phù hợp thì
A. phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. phân phối kìm hãm sản xuất và tiêu dùng.
C. phân phối bài trừ sản xuất.
D. sản xuất thúc đẩy phân phối phát triển.
Câu 12. Trong các hoạt động kinh tế, hoạt động nào đóng vai trò trung gian, kết nối người sản xuất với người tiêu dùng?
A. Hoạt động phân phối – trao đổi.
B. Hoạt động sản xuất – vận chuyển.
C. Hoạt động vận chuyển – tiêu dùng.
D. Hoạt động sản xuất – tiêu thụ.
Câu 13. Chủ thể sản xuất không bao gồm các nhà
A. đầu tư.
B. sản xuất.
C. kinh doanh.
D. tiêu dùng.
Câu 14. Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển của
A. kinh tế hàng hóa.
B. kinh tế tự cấp tự túc.
C. kinh tế bộ lạc.
D. kinh tế thời nguyên thủy.
Câu 15. Câu thành ngữ “quần ngư tranh thực” chỉ quy luật kinh tế nào?
A. Quy luật tiền tệ.
B. Quy luật cạnh tranh.
C. Quy luật cung – cầu.
D. Quy luật giá trị.
Câu 16. Cơ chế thị trường có ưu điểm: Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và
A. tăng trưởng kinh tế.
B. đa dạng sinh học.
C. phân hóa giai cấp.
D. khai hóa văn minh.
Câu 17. Ngân sách Nhà nước cần được cơ quan nào thông qua trước khi thi hành?
A. Quốc hội.
B. Nhà nước.
C. Chính phủ.
D. Viện kiểm sát.
Câu 18. Nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng biện pháp đánh thuế suất cao đối với một số hàng hoá, dịch vụ đặc biệt, nhằm điều tiết việc sản xuất và tiêu dùng xã hội cũng như nhập khẩu hàng hóa, từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước là thực hiện loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
D. Thuế nhập khẩu.
Câu 19. Chủ thể nào dưới đây đang tiến hành hoạt động sản xuất?
A. Anh Q mang chó ra chợ để bán.
B. Anh P đang cày bừa.
C. Chị Q đi chợ mua rau.
D. K đang nấu cơm giúp bố mẹ.
Câu 20. Phương án nào sau đây là đặc điểm của ngân sách nhà nước?
A. Ngân sách nhà nước mang tính pháp lí cao.
B. Chỉ có quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước.
C. Hoạt động thu, chi được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả trực tiếp.
D. Hướng tới mục tiêu giải quyết các mục tiêu chung trong xã hội.
Câu 21. Anh K có tổng thu nhập mỗi tháng là 20 triệu đồng, trừ các khoản miễn thuế và giảm trừ gia cảnh, anh K phải nộp thuế 150.000 đồng/ tháng. Trong trường hợp này, anh K đang thực hiện nghĩa vụ đóng loại thuế nào sau đây?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
C. Thuế thu nhập cá nhân.
D. Thuế bảo vệ môi trường.
Câu 22. Khách hàng L trước khi mua trang sức, sẽ lên mạng tham khảo các shop bán trang sức cùng loại. Tiếp theo đó là đọc qua phản hồi của người khác, cuối cùng mới ra shop chọn mua sản phẩm ưng ý nhất. Trường hợp này, khách hàng L đang thực hiện hoạt động kinh tế nào sau đây?
A. Tiêu dùng.
B. Phân phối.
C. Sản xuất.
D. Trao đổi.
Câu 23. Công ty T và công ty P cùng kinh doanh thủy hải sản. Công ty P trong quá trình sản xuất, kinh doanh luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, từ việc thu mua, chọn lọc, chế biến đều đảm bảo sản phẩm ngon nhất đến người tiêu dùng. Công ty T lại ngâm hóa chất được quảng cáo là không độc hại mà khi ngâm vào sẽ khiến cá, tôm, mực tăng trọng gấp rưỡi chỉ trong vòng vài giờ, mang lại lợi nhuận cao. Anh H đang mở cửa hàng buôn bán muốn nhập hàng từ một trong hai công ty. Sau khi tìm hiểu, anh H lựa chọn công ty T để kết hợp làm ăn vì giá cả phải chăng hơn. Trong trường hợp trên, những ai không thực hiện đúng trách nhiệm của công dân khi tham gia hoạt động kinh tế?
A. Anh H và công ty T.
B. Anh H và công ty P.
C. Công ty P và T.
D. Chỉ có công ty T.
Câu 24. Chủ chăn nuôi cá là ông H khi thấy sức tiêu thụ của các nước ngọt giảm mạnh đã chuyển sang nuôi các loại thủy hải sản khác để tăng thu nhập. Trong trường hợp trên, chức năng nào của thị trường đã được vận dụng?
A. Chức năng thông tin.
B. Chức năng định hướng.
C. Chức năng điều khiển.
D. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế.
II. TỰ LUẬN
Câu 1. Nêu khái niệm của tiêu dùng và vai trò của hoạt động tiêu dùng?
Câu 2. Em hãy so sánh sự khác nhau giữa thuế trực thu và thuế gián thu?
Đáp án đề thi giữa kì 1 Giáo dục kinh tế và Pháp luật 10
I. TRẮC NGHIỆM
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | A | C | A | C | A | B | A |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | A | B | A | D | A | B | A |
Câu | 17 | 18 | 19 | 20 | 21 | 22 | 23 | 24 |
Đáp án | A | C | A | A | C | A | A | D |
II. TỰ LUẬN
Câu 1.
– Khái niệm: Tiêu dùng là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
– Tác dụng: Tiêu dùng được coi là mục đích của sản xuất, ví như đơn đặt hàng của xã hội đối với sản xuất; Tiêu dùng còn giữ vai trò là căn cứ quan trọng để xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng, hình thức sản phẩm. Vì vậy, tiêu dùng tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng: thúc đẩy mở rộng sản xuất nên sản phẩm tiêu thụ được và ngược lại, sản xuất sẽ suy giảm khi sản phẩm khó tiêu thụ.
Câu 2.
– Khái niệm:
+ Thuế trực thu là thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập hoặc tài sản của người nộp thuế, người nộp thuế và người chịu thuế là một.
+Thuế gián thu là thuế điều tiết gián tiếp thông qua giá cả hàng hóa dịch vụ, người nộp thuế không là người chịu thuế.
– Mức độ tác động vào nền kinh tế
+ Thuế trực thu: Ít tác động vào giá cả thị trường (vì thường đánh vào kết quả kinh doanh, kết quả thu nhập sau một kỳ kinh doanh)
+ Thuế gián thu: Ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả thị trường (vì thuế được cộng vào giá bán hàng hóa dịch vụ)
– Mức độ quản lý
+ Thuế trực thu: Khó thu; dễ trốn thuế nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam, việc thanh toán chủ yếu bằng tiền mặt; nhà nước không kiểm soát được thu nhập thực tế của người nộp thuế.
+ Thuế gián thu: Dễ thu thuế vì được cầu thành giá bán hàng hóa, dịch vụ; người tiêu dùng nếu trình độ dân trí chưa cao thì không thấy được. Vì vậy hầu hết các nước nghèo, chậm phát triển thường coi thuế gián thu là nguồn thu chủ yếu; Trong lúc các nước phát triển lại lấy thuế trực thu là nguồn thu chính của ngân sách.
– Ưu điểm
+ Thuế trực thu: đảm bảo công bằng giữa những người chịu thuế
+ Thuế gián thu : dễ dàng cho cơ quan thuế thu thuế
– Nhược điểm
+ Thuế trực thu: khó thu thuế
+ Thuế gián thu: khó bảo đảm công bằng giữa những người nộp thuế.
………………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra giữa kì 1 GDKT&PL 10