Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Đề thi Lịch sử giữa kì 1 lớp 10 năm 2023 – 2024 bao gồm 10 đề thi giữa kì 1 có đáp án hướng dẫn giải chi tiết, chính xác và bảng ma trận đề thi. Thông qua đề thi giữa kì 1 Lịch sử 10 quý thầy cô có thêm nhiều tài liệu tham khảo để ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 10 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 10 Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 10 bao gồm đề thi sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và Cánh diều được biên soạn rất đa dạng với mức độ câu hỏi khác nhau. Hi vọng qua tài liệu này sẽ là người bạn đồng hành giúp các em học sinh lớp 10 dễ dàng ôn tập, hệ thống kiến thức, luyện giải đề, rồi so sánh kết quả thuận tiện hơn. Vậy sau đây là trọn bộ 10 đề thi giữa kì 1 Lịch sử 10 năm 2023 – 2024 mời các bạn cùng theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi giữa kì 1 môn Vật lí 10, bộ đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 10.

Bộ đề kiểm tra Sử 10 giữa học kì 1 năm 2023 – 2024

    Đề thi giữa kì 1 Sử 10 Cánh diều

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Toàn bộ những gì đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại một cách khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người được gọi là

    A. hiện thực lịch sử.
    B. nhận thức lịch sử.
    C. sự kiện tương lai.
    D. khoa học lịch sử.

    Câu 2. Một trong những chức năng cơ bản của Sử học là

    A. khôi phục hiện thực lịch sử thông qua miêu tả và tưởng tượng.
    B. tải tạo biến cố lịch sử thông qua thí nghiệm.
    C. khôi phục hiện thực lịch sử một cách chính xác, khách quan.
    D. cung cấp tri thức cho các lĩnh vực khoa học tự nhiên.

    Câu 3. Những nguyên tắc cơ bản cần đặt lên hàng đầu của Sử học là gì?

    A. Chính xác, kịp thời, nhân văn.
    B. Khách quan, trung thực, tiến bộ
    C. Trung thực, công bằng, tiến bộ.
    D. Công bằng, trung thực, khách quan.

    Câu 4. Truyền thuyết “Thánh Gióng” được xếp vào loại hình sử liệu nào dưới đây?

    A. Sử liệu hiện vật.
    B. Sử liệu gốc.
    C. Sử liệu thành văn.
    D. Sử liệu lời nói – truyền khẩu.

    Câu 5. Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là

    A. tri thức lịch sử.
    C. hiện thực lịch sử.
    C. tiến trình lịch sử.
    D. phương pháp lịch sử.

    Câu 6. Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc

    A. phân loại các nguồn sử liệu.
    B. lập thư mục các nguồn sử liệu.
    C. sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.
    D. xử lý thông tin và sử liệu.

    Câu 7. Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử

    A. liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
    B. chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
    C. rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
    D. giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.

    Câu 8. Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để

    A. điều chỉnh hiện tại và định hướng những việc sẽ xảy ra trong tương lai.
    B. tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại một cách chân thực, sinh động.
    C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
    D. giải quyết tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống hiện tại.

    Câu 9. Sử học có mối liên hệ đặc biệt gần gũi với các ngành khoa học xã hội và nhân văn nào sau đây?

    A. Toán học, Ngôn ngữ học, Nhân học, Khoa học chính trị.
    B. Triết học, Địa lí nhân văn, Văn hoá học, Công nghệ thông tin.
    C. Chính trị học, Tâm lý học, Vật lí học, Ngôn ngữ học, Xã hội học.
    D. Khảo cổ học, Nhân học, Văn học, Địa lí nhân văn, Triết học.

    Câu 10. Lĩnh vực nào sau đây hỗ trợ hiệu quả cho Sử học trong việc tìm kiếm dấu vết của những nền văn minh cổ xưa thông qua quan sát từ không gian?

    A. Thực tại ảo.
    B. Công nghệ viễn thám.
    C. Sinh học.
    D. Trí tuệ nhân tạo.

    Câu 11. Những thông tin của các ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ, có thể hỗ trợ Sử học thực hiện được nhiệm vụ nào sau đây?

    A. Ghi chép sự đóng góp của từng ngành cho sự phát triển kinh tế.
    B. Cung cấp thông tin hoạt động cho ngành Sử học và Dân tộc học.
    C. Khôi phục, mô tả lịch sử hình thành và phát triển của từng ngành.
    D. Tạo nên sự chuyển biến cho từng ngành để cùng hội nhập quốc tế.

    Câu 12. Để khôi phục lại lịch sử các trận đánh trên sông Bạch Đằng (các năm 938, 981 và 1288), các nhà sử học có thể sử dụng kết quả nghiên cứu của những lĩnh vực cơ bản nào sau đây?

    A. Khảo cổ học, Văn học, Địa lí nhân văn.
    B. Nhân học, Sinh học, Địa lí nhân văn.
    C, Văn học, Tâm lí học, Nhân học.
    D. Khảo cổ học, Sinh học, Hoá học.

    Câu 13. Giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc

    A. kiểm kê định kì.
    B. bảo tồn.
    C. xây dựng, khai thác.
    D. trùng tu, làm mới.

    Câu 14. Ngành nghề nào dưới đây không thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa?

    A. Thể thao mạo hiểm.
    B. Xuất bản.
    C. Điện ảnh.
    D. Nghệ thuật biểu diễn.

    Câu 15. Các loại hình di sản văn hoá đóng vai trò như thế nào đối với việc nghiên cứu lịch sử?

    A. Là yếu tố có thể kiểm tra tính xác thực của thông tin.
    B. Là tài liệu tham khảo quan trọng, không thể thay thế.
    C. Là nguồn sử liệu thành văn đáng tin cậy.
    D. Là nguồn sử liệu quan trọng đặc biệt.

    Câu 16. Trong việc phát triển du lịch, yếu tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan trọng?

    A. Kết quả hoạt động trong quá khứ của ngành du lịch.
    B. Hoạt động sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp.
    C. Những giá trị về lịch sử, văn hoá truyền thống.
    D. Sự đổi mới, xây dựng lại các công trình di sản.

    Câu 17. Những nền văn minh nào sau đây phát triển liên tục từ thời kì cổ đại đến thời kì trung đại?

    A. Văn minh Ai Cập và văn minh Phục hưng.
    B. Văn minh Hy Lạp và văn minh La Mã.
    C. Văn minh Ấn Độ và văn minh Trung Hoa.
    D. Văn minh Ai Cập và văn minh Ấn Độ.

    Câu 18. Trạng thái tiến bộ cả về vật chất và tinh thần của xã hội loài người được gọi là

    A. văn hóa.
    B. văn minh.
    C. mông muội.
    D. dã man.

    Câu 19. Những yếu tố cơ bản nào có thể giúp xác định một nền văn hoá bước sang thời kì văn minh?

    A. Có chữ viết, nhà nước ra đời.
    B. Có sự xuất hiện của con người.
    C. Công cụ lao động bằng sắt xuất hiện.
    D. Xây dựng các công trình kiến trúc.

    Câu 20. Văn hoá và văn minh đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra

    A. trong tiến trình lịch sử.
    B. kể từ khi có chữ viết và nhà nước.
    C. trong giai đoạn phát triển thấp của xã hội.
    D. kể từ khi con người xuất hiện cho đến hiện nay.

    Câu 21. Phát minh về kĩ thuật nào sau đây của người Trung Hoa có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành hàng hải?

    A. La bàn.
    B. Thuốc súng.
    C. Kĩ thuật in.
    D. Làm giấy.

    Câu 22. Một trong những thành tựu văn minh của cư dân Ấn Độ thời cổ – trung đại là

    A. tượng Phật ở chùa Lạc Sơn.
    B. hệ thống chữ số từ 0 đến 9.
    C. hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
    D. Kim tự tháp và tượng nhân sư.

    Câu 23. Các con sông lớn là cơ sở hình thành những nền văn minh phương Đông thời kì cổ – trung đại vì

    A. đã tạo nên những đồng bằng rộng lớn, bồi đắp phù sa màu mỡ.
    B. khí hậu tại các khu vực này thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
    C. nền kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
    D. có các hải cảng, nước sâu và kín gió, thuận lợi cho thương mại.

    Câu 24. Ở Ai Cập cổ đại, sự ra đời của chữ tượng hình có ý nghĩa như thế nào?

    A. Phản ánh trình độ tư duy cao của cư dân Ai Cập.
    B. Là văn tự để lưu giữ và truyền bá kinh Phật.
    C. Là cơ sở để cư dân Ai Cập giỏi về hình học.
    D. Biểu hiện của tính chuyên chế ở mức cao.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Phân tích, làm rõ mối quan hệ gắn bó, tương tác hai chiều giữa sử học với sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa.

    Câu 2 (2,0 điểm): Chỉ ra những nét tương đồng về cơ sở hình thành của các nền văn minh phương Đông thời kì cổ – trung đại.

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-A

    2-C

    3-B

    4-D

    5-A

    6-D

    7-C

    8-C

    9-D

    10-B

    11-C

    12-A

    13-B

    14-A

    15-D

    16-C

    17-C

    18-B

    19-A

    20-A

    21-A

    22-B

    23-A

    24-A

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    – Vai trò của sử học đối với ngành công nghiệp văn hóa:

    + Cung cấp những tri thức liên quan đến ngành (về quá trình hình thành, phát triển và biến đổi; về vị trí, vai trò của ngành trong đời sống xã hội, )

    + Hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng cho ngành Công nghiệp văn hoá (đề tài phim ảnh, các loại hình giải trí thời trang… gắn với quảng bá di sản văn hoá).

    + Nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển bền vững (kết hợp giữa bảo tồn các giá trị lịch sử, văn hoá với phát triển kinh tế, xã hội).

    – Tác động của ngành công nghiệp văn hóa đối với sử học:

    + Cung cấp thông tin, nguồn tri thức của ngành cho việc nghiên cứu lịch sử (về quá trình ra đời thực trạng triển vọng, vị trí và đóng góp của ngành đối với xã hội,…).

    + Thúc đẩy sử học phát triển (quảng bá các giá trị lịch sử, văn hoá truyền thống,… của các cộng đồng, cũng như tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại).

    + Góp phần lưu giữ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá trong cộng đồng (thông qua ngành để giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá,…)

    Câu 2 (2,0 điểm):

    – Điều kiện tự nhiên: các nền văn minh ở phương Đông đều được hình thành ở lưu vực các dòng sông lớn – nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho đời sống sinh hoạt và sản xuất.

    – Cơ sở kinh tế:

    + Nền tảng kinh tế căn bản là sản xuất nông nghiệp

    + Thủ công nghiệp và thương nghiệp được coi trọng, giữ vai trò là ngành kinh tế bổ trợ cho nông nghiệp.

    – Cơ sở xã hội: dân cư trong xã hội phân chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

    – Cơ sở chính trị: nhà nước được tổ chức theo thể chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vua có quyền lực tối cao và tuyệt đối.

    Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VDC

    Số CH

    TG

    % tổng

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    TN

    TL

    1

    Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học

    Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    6

    4

    4

    3

    10

    7

    15,6%

    Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

    1

    10

    1

    10

    22,2%

    2

    Chủ đề 2. Vai trò của Sử học

    Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

    8

    6

    5

    3

    13

    9

    20%

    3

    Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại

    Bài 5. Khái niệm văn minh.

    2

    1

    3

    3

    1

    15

    5

    1

    19

    42,2%

    Tổng

    16

    11

    12

    9

    1

    10

    1

    15

    28

    2

    45

    100%

    Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

    40

    30

    20

    10

    70

    30

    Tỉ lệ chung

    70%

    30%

    100%

    BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I

    MÔN: LỊCH SỬ LỚP 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 PHÚT

    TT

    Nội dung

    kiến thức

    Đơn vị

    kiến thức

    Mức độ kiến thức, kĩ năng

    cần kiểm tra, đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học

    Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    – Trình bày được Lịch sử, lịch sử loài người là gì.

    – Mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    – Khái niệm sử học và đối tượng của sử học

    6

    – Phân biệt được điểm giống và khác nhau giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    – Hiểu được nội dung của hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    4

    Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

    – Phân tích được sự cần thiết của học tập, khám phá lịch sử suốt đời và Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử.

    1

    2

    Chủ đề 2. Vai trò của Sử học

    Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

    – Nêu được công tác bảo vệ, bảo quản, tu bổ, phục hồi di sản, điều cốt lõi trong bảo vệ di sản, giá trị của di sản, Di sản văn hoá vật, Di sản thiên nhiên thể gồm những loại nào, Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá, vai trò của du lịch văn hóa

    8

    – Nhận dạng được những di sản văn hóa, vật thể, phi vật thể, thiên nhiên được UNESCO công nhận.

    – Phân biệt được vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa

    5

    – Phân tích được giá trị lịch sử của di sản được giữ gìn thông qua việc bảo tồn; vai trò của những giá trị về lịch sử, văn hóa truyền thống đối với việc phát triển du lịch;

    3

    Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại

    Bài 5. Khái niệm văn minh. .

    – Nêu được khái niệm văn hóa

    – Biết được những tiêu chuẩn cơ bản để nhận diện nền văn minh

    2

    – Hiểu được khái niệm văn minh.

    – Phân biệt được những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh

    – Hiểu được ý nghĩa của những thành tựu văn minh Ai Cập cổ đại

    3

    Rút ra được những thành tựu của nền văn minh Ai Cập

    1

    Tỉ lệ % từng mức độ nhận thức

    40

    30

    20

    10

    Tỉ lệ chung

    70

    30

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10 Chân trời sáng tạo

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Lịch sử là

    A. khoa học dự đoán về tương lai.
    B. những gì đang diễn ra ở hiện tại.
    C. những gì đã diễn ra trong quá khứ.
    D. những gì sẽ diễn ra trong tương lai.

    Câu 2. Rìu tay Núi Đọ (Thanh Hóa) thuộc loại hình sử liệu nào?

    A. Sử liệu truyền miệng.
    B. Sử liệu đa phương tiện.
    C. Sử liệu thành văn.
    D. Sử liệu hiện vật.

    Câu 3. Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau:
    “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.

    A. Sử học.
    B. Lịch sử.
    C. Tri thức lịch sử.
    D. Hiện thực lịch sử.

    Câu 4. Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là

    A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
    B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
    C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
    D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.

    Câu 5. Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?

    A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.
    B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.
    C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.
    D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.

    Câu 6. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

    A. Là thước đo giá trị của mọi phát minh khoa học – công nghệ.
    B. Phục dựng lịch sử phát triển của các ngành khoa học và công nghệ.
    C. Là nền tảng dẫn tới mọi phát minh khoa học và công nghệ hiện đại.
    D. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.

    Câu 7. Nhà sử học vận dụng tri thức của các ngành khoa học khác để nghiên cứu lịch sử nhằm

    A. tìm hiểu một cách toàn diện và sâu sắc về quá khứ của loài người.
    B. chứng minh tính xác thực và khoa học của các nguồn tư liệu lịch sử.
    C. chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa khoa học với đời sống xã hội.
    D. xác định mối quan hệ giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác?

    A. Là đối tượng nghiên cứu duy nhất của các ngành.
    B. Dự báo xu hướng vận động và phát triển của các ngành.
    C. Cung cấp thông tin về bối cảnh hình thành và phát triển.
    D. Xác định nhân tố tác động đến quá trình hình thành, phát triển.

    Câu 9. Di sản văn hoá là những sản phẩm tinh thần, vật chất, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có giá trị

    A. lịch sử, văn hoá, khoa học.
    B. khoa học, kinh tế, chính trị.
    C. kinh tế, giáo dục, văn hoá.
    D. khoa học, kinh tế, văn hoá.

    Câu 10. Sử học có vai trò nào dưới đây đối với sự phát triển của một số ngành nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hoá?

    A. Phát huy, quảng bá các giá trị của lịch sử, văn hoá dân tộc.
    B. Thúc đẩy tri thức lịch sử và văn hoá nhân loại phát triển.
    C. Giáo dục các thế hệ, tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hoá.
    D. Cơ sở hình thành ý tưởng và nguồn cảm hứng hoạt động.

    Câu 11. Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng không nhằm mục đích nào dưới đây?

    A. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội.
    B. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
    C. Xóa bỏ những giá trị văn hóa xưa, tiếp thu thành tựu văn minh của nhân loại.
    D. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản Việt Nam.

    Câu 12. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa Sử học với sự phát triển của ngành du lịch?

    A. Quan hệ gắn bó, tác động qua lại.
    B. Tách rời, không liên quan đến nhau.
    C. Chỉ Sử học tác động đến công nghiệp văn hóa.
    D. Chỉ công nghiệp văn hóa tác động đến Sử học.

    Câu 13. Bốn trung tâm văn minh lớn ở phương Đông thời kì cổ đại là

    A. Ấn Độ, Trung Hoa, A-rập và Ai Cập.
    B. Trung Hoa, Ai Cập, Lưỡng Hà và La Mã.
    C. Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà và Ấn Độ.
    D. Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ và Trung Hoa.

    Câu 14. Một trong những tiêu chí đánh dấu con người bước vào thời đại văn minh là khi có

    A. công cụ đá.
    B. công cụ đồng thau.
    C. tiếng nói.
    D. chữ viết.

    Câu 15. Tầng lớp nào dưới đây là lực lượng lao động chính của xã hội Ai Cập cổ đại?

    A. Quý tộc.
    B. Nông dân công xã.
    C. Nô lệ.
    D. Nông nô.

    Câu 16. Đứng đầu nhà nước Ai Cập cổ đại được gọi là

    A. thiên tử.
    B. Pha-ra-ông.
    C. hoàng đế.
    D. En-xi.

    Câu 17. Cư dân Ai Cập sống tập trung ở đồng bằng ven sông lớn vì ở đây có

    A. lãnh thổ rộng lớn, đất đai mềm xốp, dễ canh tác.
    B. khí hậu ấm áp, giao thông thuận tiện để buôn bán.
    C. địa hình bằng phẳng, đất đai màu mỡ, dễ canh tác.
    D. khí hậu ấm nóng, không có lũ lụt, thiên tai, hạn hán.

    Câu 18. Người Trung Quốc cổ đại viết chữ trên nguyên liệu gì?

    A. Giấy, lụa.
    B. Mai rùa, thẻ tre, trúc.
    C. Đất sét.
    D. Giấy pa-py-rút.

    Câu 19. “Con đường Tơ lụa” là con đường trao đổi buôn bán từ Trung Quốc sang

    A. Ấn Độ.
    B. Ai Cập.
    C. Trung Đông.
    D. châu Âu.

    Câu 20. Nhận định nào dưới đây không đúng về giá trị của Nho giáo ở Trung Quốc?

    A. Hệ tư tưởng của giai cấp thống trị thời phong kiến.
    B. Góp phần đào tạo nhân tài phục vụ cho đất nước.
    C. Giáo dục nhân cách, đạo đức cho con người.
    D. Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.

    Câu 21. Công trình kiến trúc phòng thủ nào sau đây được xây dựng bởi nhiều triều đại phong kiến Trung Quốc?

    A. Lăng Ly Sơn.
    B. Vạn Lý Trường Thành.
    C. Lăng mộ Tần Thủy Hoàng.
    D. Quảng trường Thiên An Môn.

    Câu 22. Công trình nào dưới đây tiêu biểu cho kiến trúc Phật giáo của Ấn Độ?

    A. Stu-pa San-chi (Sanchi).
    B. Đền Kha-giu-ra-hô (Khajuraho).
    C. Lăng Ta-giơ Ma-han.
    D. Tháp Ku-túp Mi-na (Qutb Minar).

    Câu 23. Phát minh chữ số tự nhiên và số 0 là thành tựu của quốc gia nào sau đây?

    A. Ai Cập.
    B. Ấn Độ.
    C. Trung Quốc.
    D. Lưỡng Hà.

    Câu 24. Tư tưởng tôn giáo nào là cơ sở cho sự phân biệt đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại?

    A. Phật giáo.
    B. Bà La Môn giáo.
    C. Thiên Chúa giáo.
    D. Ấn Độ giáo.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Qua câu danh ngôn “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống” của Xi-xê-rô, em hiểu thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Sử học?

    Câu 2 (2,0 điểm): Em hãy điền vào chỗ trống trong bảng dưới đây để phân biệt văn hoá và văn minh.

    VĂN HOÁ

    VĂN MINH

    KHÁC NHAU

    …………………………………………………

    …………………………………………………….

    ĐẶC ĐIỂM

    – Bề dày …………………………………….

    – Có tính ……………………………………

    – Bề dày ………………………………………

    – Có tính ……………………………………..

    MỐI QUAN HỆ

    – ………………………………………… ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì ………………………………………….. ra đời

    – ………………………..là quá trình tích luỹ những sáng tạo ……………………………………ra đời sẽ thúc đẩy ……………………….. phát triển.

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-C

    2-D

    3-C

    4-A

    5-A

    6-B

    7-A

    8-A

    9-A

    10-D

    11-C

    12-A

    13-D

    14-D

    15-B

    16-B

    17-C

    18-B

    19-D

    20-D

    21-B

    22-A

    23-B

    24-B

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    – Chức năng của sử học:

    + Chức năng khoa học: cung cấp tri thức khoa học nhằm khôi phục, miêu tả, giải thích hiện tượng lịch sử một cách chính xác, khách quan.

    + Chức năng xã hội: giúp con người tìm hiểu các quy luật phát triển của xã hội loài người trong quá khứ, từ đó nhận thức hiện tại và dự đoán tương lai.

    + Chức năng giáo dục: thông qua những tấm gương lịch sử, bài học lịch sử.

    – Nhiệm vụ của sử học:

    + Rút ra bài học kinh nghiệm phục vụ cuộc sống hiện tại.

    + Góp phần bồi dưỡng nhân sinh quan và thế giới quan khoa học, nâng cao trình độ nhận thức của con người.

    + Góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức và phát triển nhân cách con người.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    VĂN HOÁ

    VĂN MINH

    KHÁC NHAU

    – Là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo từ khi xuất hiện cho đến nay.

    – Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

    ĐẶC ĐIỂM

    – Bề dày: xuất hiện đồng thời cùng với lịch sử loài người.

    – Có tính dân tộc

    – Bề dày: xuất hiện khi con người bước vào giai đoạn phát triển cao (thường là khi nhà nước và và chữ viết ra đời)

    – Có tính quốc tế

    MỐI QUAN HỆ

    – Văn hóa ra đời trước, phát triển đến trình độ nào đó thì văn minh ra đời.

    – Văn minh là quá trình tích luỹ những sáng tạo văn hóa. Văn minh ra đời sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển.

    Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Sử 10

    TT

    Chương/

    chủ đề

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Chương 1. Lịch sử và sử học, vai trò của sử học

    Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.

    1

    1

    1 câu

    (2đ)

    Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống.

    1

    2

    Bài 3. Sử học với các lĩnh vực khoa học khác

    1

    2

    Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại

    2

    2

    2

    Chương 2. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ – trung đại

    Bài 5. Khái quát lịch sử văn minh thế giới cổ – trung đại

    1

    1

    1 câu

    (2đ)

    Bài 6. Văn minh Ai Cập cổ đại.

    2

    1

    Bài 7. Văn minh Trung Hoa cổ – trung đại

    2

    2

    Bài 8. Văn minh Ấn Độ cổ – trung đại

    2

    1

    Tổng số câu hỏi

    12

    0

    12

    0

    0

    1

    0

    1

    Tỉ lệ

    30%

    30%

    20%

    20%

    Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 10 Kết nối tri thức

    Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10

    TRƯỜNG THPT …….
    TỔ SỬ- ĐỊA- GDCD- TD-QP

    ——————–
    (Đề thi có 02 trang)

    KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: LỊCH SỬ 10
    Thời gian làm bài: 45P

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây!

    Câu 1. Hiện thực lịch sử được hiểu là

    A. quá trình con người tái hiện lại quá khứ.
    B. những hiểu biết của con người về quá khứ.
    C. những nghiên cứu về quá khứ loài người.
    D. tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.

    Câu 2. Nhận thức lịch sử được hiểu là

    A. những hiểu biết của con người về hiện thực lịch sử.
    B. tất cả những hoạt động của con người trong quá khứ.
    C. ngành khoa học nghiên cứu về lịch sử xã hội loài người.
    D. một phương pháp nghiên cứu, tìm hiểu về lịch sử.

    Câu 3. Các viên quan chép sử trong câu chuyện Thôi Trữ giết vua sẵn sàng đón nhận cái chết để bảo vệ nguyên tắc nào khi phản ánh lịch sử?

    A. Khách quan.
    B. Trung thực.
    C. Khách quan, trung thực.
    D. Nhân văn, tiến bộ.

    Câu 4. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của hiện thực lịch sử?

    A. Là nhận thức của con người về quá khứ.
    B. Phụ thuộc vào ý muốn của con người.
    C. Tồn tại hoàn toàn khách quan.
    D. Có thể thay đổi theo thời gian.

    Câu 5. Nội dung nào sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?

    A. Cho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
    B. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
    C. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
    D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.

    Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?

    A. Đọc sách lịch sử.
    B. Tham quan di tích lịch sử.
    C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
    D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.

    Câu 7. Cần phải học tập và khám phá lịch sử vì học lịch sử giúp chúng ta

    A. thay đổi được những sự kiện, hiện tượng xảy ra trong quá khứ.
    B. dự đoán được quy luật phát triển của vạn vật trên Trái Đất.
    C. hiểu được cội nguồn của bản thân, gia đình, quê hương.
    D. sáng tạo và làm phong phú thêm hiện thực lịch sử.

    Câu 8. Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dẫn sau là gì? để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.

    (Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, Sđd, tr. 101)

    “Dân ta phải biết sử ta/ Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.

    (Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)

    A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
    B. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
    C. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
    D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.

    Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vai trò của Sử học đối với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ?

    A. Tái hiện toàn diện và đầy đủ lịch sử của từng ngành khoa học.
    B. Cung cấp mọi kiến thức chuyên sâu của các ngành khoa học.
    C. Là cơ sở dẫn tới mọi phát minh khoa học công nghệ hiện đại.
    D. Là thước đo giá trị của các phát minh khoa học và công nghệ.

    Câu 10. Ngành Địa lí – Địa chất có vai trò như thế nào đối với Sử học?

    A. Cung cấp các phương pháp phân tích, định lượng nhằm xử lí số liệu.
    B. Cung cấp tri thức về quá trình làm ra lịch và cách tính thời gian.
    C. Cung cấp dữ liệu nghiên cứu về lịch sử khu vực, vùng miền.
    D. Trình bày và tái hiện lịch sử một cách sinh động và hấp dẫn.

    Câu 11. Sử học và các ngành khoa học tự nhiên có mối quan hệ như thế nào?

    A. Chỉ Sử học tác động đến các ngành khoa học.
    B. Quan hệ tương hỗ, tác động qua lại với nhau.
    C. Luôn tách rời và không có quan hệ với nhau.
    D. Quan hệ một chiều, không tác động qua lại.

    Câu 12. Khi nghiên cứu lịch sử, nhà sử học sử dụng những tri thức, phương pháp nghiên cứu và thành tựu của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn nhằm

    A. thay đổi hiện thực lịch sử theo nhận thức của con người.
    B. giúp nhận thức lịch sử trở nên chính xác, đầy đủ và sâu sắc.
    C. chứng tỏ sự lệ thuộc của Sử học vào cách ngành khoa học khác.
    D. chứng minh sự phát triển độc lập của các ngành khoa học xã hội.

    Câu 13. Nội dung nào dưới đây không phù hợp khi giải thích vì sao sử học là một khoa học có tính liên ngành?

    A. Sử học là môn khoa học cơ bản, chi phối toàn bộ các môn khoa học khác.
    B. Sử học nghiên cứu về đời sống của loài người với nhiều lĩnh vực khác nhau.
    C. Sử học sử dụng thông tin và phương pháp của nhiều ngành khoa học khác nhau.
    D. Thành tựu của các ngành khoa học khác giúp tăng hiệu quả nghiên cứu lịch sử.

    Câu 14. “Di sản văn hoá là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do một cộng đồng người sáng tạo và tích luỹ trong một quá trình lịch sử lâu dài được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau”. Như vậy, di sản văn hoá không gồm loại nào sau đây?

    A. Di sản văn hoá vật thể.
    B. Di sản văn hoá phi vật thể.
    C. Di sản thiên nhiên hoặc di sản hỗn hợp.
    D. Những sản phẩm được tạo ra trong cuộc sống hiện tại.

    Câu 15. Lĩnh vực/loại hình nào sau đây không thuộc công nghiệp văn hoá?

    A. Điện ảnh.
    B. Thời trang.
    C. Xuất bản.
    D. Thể thao mạo hiểm.

    Câu 16. Sử học có vai trò như thế nào trong sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hoá?

    A. Cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo.
    B. Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
    C. Cung cấp nguồn tài chính cho công nghiệp văn hoá
    D. Cung cấp nguồn đề tài cho công nghiệp văn hoá.

    Câu 17. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng mối quan hệ giữa lịch sử và văn hóa với ngành du lịch?

    A. Có mối quan hệ tương tác hai chiều.
    B. Chỉ có lịch sử tác động lên ngành du lịch.
    C. Tồn tại độc lập, không liên quan đến nhau.
    D. Chỉ ngành du lịch mới tác động đến lịch sử.

    Câu 18. Trong hoạt động bảo tồn di sản cần phải đảm bảo một số yêu cầu như: tính nguyên trạng, giữ được yếu tố gốc cấu thành di tích”, đảm bảo tính xác thực”, “giá trị nổi bật” và dựa trên cơ sở các cứ liệu và phương pháp khoa học,… Các yêu cầu đó thể hiện điểm chung cốt lõi là gì?

    A. Cần giữ được tính nguyên trạng của di sản.
    B. Phải nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội.
    C. Bảo tồn trên cơ sở phát triển phù hợp với thời đại mới.
    D. Cần đảm bảo những giá trị lịch sử của di sản trên cơ sở khoa học.

    Câu 19. Công trình kiến trúc nổi tiếng nhất của cư dân Ai Cập cổ đại là

    A. Lăng Ta-giơ Ma-han.
    B. Kim tự tháp.
    C. Đại bảo tháp San-chi.
    D. Vạn lí trường thành.

    Câu 20. Tôn giáo nào dưới đây không được khởi nguồn từ Ấn Độ?

    A. Hồi giáo.
    B. Phật giáo.
    C. Hin-đu giáo.
    D. Bà La Môn giáo.

    Câu 21. Mặt hàng nổi tiếng trong quan hệ buôn bán với nước ngoài của người Trung Quốc thời kì cổ – trung đại là gì?

    A. Các loại lâm thổ sản.
    B. Vàng, bạc.
    C. Tơ lụa, gốm sứ.
    D. Hương liệu.

    Câu 22. Một đặc trưng quan trọng của xã hội Ấn Độ thời kì cổ – trung đại là gì?

    A. Xã hội chia thành nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.
    B. Người A-ri-a gốc Trung Á chiếm đại bộ phận trong xã hội.
    C. Sự tồn tại lâu dài và gây ảnh hưởng sâu sắc của chế độ đẳng cấp.
    D. Không tồn tại chế độ đẳng cấp, mọi cư dân trong xã hội đều bình đẳng.

    Câu 23. Ý nào dưới đây không đúng về vai trò của sông Nin đối với Ai Cập cổ đại?

    A. Tạo ra “Vùng đất đen” phì nhiêu, màu mỡ.
    B. Cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất.
    C. Quy tụ hai bên bờ nhiều thành phố và làng mạc.
    D. Thuận lợi cho việc xây dựng nhiều bến cảng lớn.

    Câu 24. Trong các nền văn minh cổ đại ở phương Đông, các nền văn minh Trung Hoa và Ấn Độ có điểm gì khác so với văn minh Ai Cập?

    A. Sáng tạo ra chữ viết riêng của dân tộc mình.
    B. Tiếp tục phát triển sang thời kì trung đại.
    C. Đạt nhiều thành tựu rực rỡ trên các lĩnh vực.
    D. Hình thành trên lưu vực các dòng sông lớn.

    II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm): Thông qua một ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa một lĩnh vực/ ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.

    Câu 2 (2,0 điểm): Khái niệm văn minh, văn hóa giống và khác nhau như thế nào? Nêu một ví dụ để chứng minh.

    Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10

    I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

    Mỗi đáp án đúng được 0,25 điểm

    1-D

    2-A

    3-C

    4-C

    5-C

    6-C

    7-C

    8-B

    9-A

    10-C

    11-B

    12-B

    13-A

    14-D

    15-D

    16-A

    17-A

    18-D

    19-B

    20-A

    21-C

    22-C

    23-D

    24-B

    ii. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

    Câu 1 (2,0 điểm):

    * Lưu ý:

    Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

    * Một số ví dụ tham khảo:

    – Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học tự nhiên: trong tác phẩm “ Chiếc nút áo của Napoleon – 17 phân tử thay đổi lịch sử”, bằng những hiểu biết khoa học về nguyên tố thiếc (Sn), hai tác giả Penny Le Couteur Jay Burreson đã đưa ra một cách luận giải, một nhận thức lịch sử thú vị về nguyên nhân dẫn đến thất bại của đội quân do Napoleon chỉ huy khi tiến quân xâm lược nước Nga (vào năm 1812). Theo hai tác giả này: nút áo của đội quân hơn 700.000 người do Napoleon chỉ huy đều được làm từ bằng thiếc. Tuy nhiên, thiếc lại có thể biến thành bột vụn ở nhiệt độ dưới -30°C. Trong khi đó, nhiệt độ -30°C lại là nền nhiệt bình thường của mùa đông ở Nga. Vì phải chịu lạnh do không thể “cài nút áo” được, đội quân của Napoleong ngày càng suy yếu và thất bại thảm hại dưới cái lạnh khủng khiếp trong cuộc xâm lược này.

    – Ví dụ về mối liên hệ giữa sử học với ngành khoa học xã hội và nhân văn: tác phẩm Bình Ngô Đại cáo của Nguyễn Trãi vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học, tư tưởng:

    + Giá trị lịch sử được thể hiện ở việc: sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lơi, Nguyễn Trãi thừa lệnh của chủ tưởng Lê Lợi soạn thảo ra bản Bình Ngô Đại cáo để bố cáo thiên hạ. Tác phẩm này đã tổng kết lại cuộc khởi nghĩa quật cường của dân tộc Đại Việt: từ những ngày khổ cực, đau thương dưới ách thống trị của nhà Minh; những ngày gian lao trên núi Chí Linh đến các chiến thắng lẫy lừng như Tốt Động – Chúc Động; Chi Lăng – Xương Giang…

    + Giá trị văn học : Bình Ngô Đại cáo là một văn bản chính luận được đánh giá cao về hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực, thể hiện sâu sắc và sinh động những vấn đề có ý nghĩa trọng đại của quốc gia dân tộc.

    + Giá trị tư tưởng : Bình Ngô Đại cáo thể hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, nhân nghĩa, yêu chuộng hòa bình của nhân dân Việt Nam.

    Câu 2 (2,0 điểm):

    * So sánh khái niệm văn minh, văn hóa ( Mỗi ý trả lời đúng được 0,5 điểm)

    Văn hóa

    Văn minh

    Giống nhau

    – Đều là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong tiến trình lịch sử.

    Khác nhau

    Bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra từ khi xuất hiện cho đến nay

    Là những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong giai đoạn phát triển cao của xã hội.

    * Ví dụ : (Mỗi ví dụ đúng được 0,25 điểm)

    – Việc Người tối cổ phát minh ra cách lấy lửa là biểu hiện của văn hóa (vì ở thời nguyên thủy, con người vẫn ở trong trạng thái dã man, trình độ tổ chức xã hội còn rất thấp).

    Công trình Đấu trường La Mã vừa là biểu hiện của văn hóa, vừa là biểu hiện của văn minh. Vì:

    + Đây là sản phẩm vật chất do con người sáng tạo ra (biểu hiện của văn hóa).

    + Đấu trường Cô-li-dê ra đời vào khoảng thế kỉ I khi mà người La Mã đã xây dựng cho mình một đế chế hùng mạnh, rộng lớn, nền văn hóa La Mã cổ đại đã có sự phát triển cao (đây chính là biểu hiện của văn minh).

    * Lưu ý:

    Học sinh trình bày theo qua điểm/ sở thích của cá nhân.

    – Giáo viên linh hoạt trong quá trình chấm bài.

    Ma trận đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 10

    TT

    Nội dung kiến thức

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VDC

    Số CH

    TG

    % tổng

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    Số CH

    Thời gian

    TN

    TL

    1

    Chủ đề 1. Lịch sử và Sử học

    Bài 1. Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử

    6

    4

    4

    3

    10

    7

    15,6%

    Bài 2. Tri thức lịch sử và cuộc sống

    1

    10

    1

    10

    22,2%

    2

    Chủ đề 2. Vai trò của Sử học

    Bài 4. Sử học với một số lĩnh vực, ngành nghề hiện đại.

    8

    6

    5

    3

    13

    9

    20%

    3

    Chủ đề 3. Một số nền văn minh thế giới thời kì cổ-trung đại

    Bài 5. Khái niệm văn minh. Một số nền văn minh Phương Đông thời kì cổ – trung đại

    2

    1

    3

    3

    1

    15

    5

    1

    19

    42,2%

    Tổng

    16

    11

    12

    9

    1

    10

    1

    15

    28

    2

    45

    100

    …………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề kiểm tra Sử 10 giữa học kì 1

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *