Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới) là tài liệu cực kì hữu ích mà Download.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

TOP 3 Đề kiểm tra giữa kì 1 Lịch sử 11 gồm đề thi sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo vàKết nối tri thức. Tài liệu bao gồm đề kiểm tra, ma trận, có đáp án kèm theo. Thông qua đề thi giữa kì 1 lớp 11 môn Lịch sử giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình.

Lưu ý: Hiện tại đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 11 Kết nối tri thức và Chân trời sáng tạo chưa có đáp án. Chúng tôi sẽ cập nhật sớm nhất

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 Cánh diều

    Đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11

    TRƯỜNG THPT……….

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024

    LỊCH SỬ 11

    Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

    I TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Câu 1. Cuộc đấu tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ bùng nổ vào cuối thế kỉ XVIII dựa trên tiền đề kinh tế như thế nào?

    A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Bắc Mỹ bị kìm hãm bởi chế độ cai trị của thực dân Anh.
    B. Chế độ phong kiến chuyên chế đã cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.
    C. Phong trào “rào đất cướp ruộng” của quý tộc đã đẩy nông dân vào tình cảnh khổ cực.
    D. Sự tồn tại của chế độ nô lệ đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.

    Câu 2. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tình hình kinh tế nước Pháp vào cuối thế kỉ XVIII?

    A. Kinh tế công thương nghiệp phát triển mạnh theo hướng tư bản chủ nghĩa.
    B. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa bị kìm hãm bởi chế độ phong kiến chuyên chế.
    C. Nông nghiệp lạc hậu: năng suất cây trồng thấp; diện tích đất bỏ hoang nhiều,…
    D. Phong trào “rào đất cướp ruộng” diễn ra mạnh mẽ khiến 3 triệu nông dân mất đất.

    Câu 3. Tiền đề chính trị của cuộc Cách mạng tư sản Anh (thế kỉ XVII) là gì?

    A. Nhà nước phong kiến do vua Sác-lơ I đứng đầu thi hành nhiều chính sách tiến bộ.
    B. Sự tồn tại của nhà nước phong kiến chuyên chế gây bất mãn cho quần chúng nhân dân.
    C. Vua Sác-lơ I công khai ủng hộ các tín đồ Thanh giáo, gây bất mãn cho Giáo hội Anh.
    D. Chính sách cai trị của nhà nước quân chủ lập hiến đã xâm phạm quyền lợi của tư sản.

    Câu 4. Lực lượng nào sau đây thuộc Đẳng cấp thứ hai trong xã hội Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

    A. Giai cấp tư sản.
    B. Tăng lữ Giáo hội.
    C. Quý tộc phong kiến.
    D. Bình dân thành thị.

    Câu 5. Đọc đoạn tư liệu dưới đây và trả lời câu hỏi:

    Tư liệu: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mĩ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kì thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì áp bức thuộc địa” (Hồ Chí Minh Toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 9, tr.314).

    Câu hỏi: Nhận định trên của Chủ tịch Hồ Chính Minh đề cập đến vấn đề nào của các cuộc cách mạng tư sản?

    A. Tiền đề của cách mạng.
    B. Mục tiêu của cách mạng.
    C. Động lực của cách mạng.
    D. Hạn chế của cách mạng.

    Câu 6. Khẩu hiệu nổi tiếng nào dưới đây có nguồn gốc từ cuộc Cách mạng tư sản Pháp (cuối thế kỉ XVIII)?

    A. “Độc lập – Tự do – hạnh phúc”.
    B. “Tự do – Bình đẳng – Bác ái”.
    C. “Tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình”.
    D. “Thống nhất hoàn toàn hay là chết?”.

    Câu 7. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc (năm 1911)?

    A. Chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc.
    B. Mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc.
    C. Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
    D. Lật đổ triều đại Mãn Thanh, xác lập chế độ quân chủ lập hiến ở Trung Quốc.

    Câu 8. Vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, sự kiện nào dưới đây đã góp phần mở rộng phạm vi của chủ nghĩa tư bản ở khu vực châu Á?

    A. Nhật Bản tiến hành cải cách, canh tân đất nước.
    B. Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời.
    C. Cách mạng tháng Tám ở Việt Nam thành công.
    D. Duy tân Mậu Tuất (1898) ở Trung Quốc thành công.

    Câu 9. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về các tổ chức độc quyền ở các nước tư bản vào cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX?

    A. Là sự liên minh giữa các nhà tư bản lớn để tập trung sản xuất hoặc tiêu thụ hàng hóa.
    B. Đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển từ giai đoạn độc quyền sang tự do cạnh tranh.
    C. Không có khả năng chi phối đời sống kinh tế – chính trị của các nước tư bản.
    D. Chỉ hình thành các liên kết ngang giữa những xí nghiệp trong cùng một ngành kinh tế.

    Câu 10. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc là

    A. việc xuất khẩu tư bản (khác với xuất khẩu hàng hóa) đã có ý nghĩa quan trọng.
    B. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước và cao hơn là độc quyền xuyên quốc gia.
    C. lực lượng lao động có những chuyển biến về cơ cấu, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
    D. có sức sản xuất phát triển cao trên cơ sở thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ.

    Câu 11. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

    A. Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ yếu kém.
    B. Thiếu khả năng tự điều chỉnh và thích nghi với bối cảnh mới.
    C. Tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng mang tính toàn cầu.
    D. Thiếu kinh nghiệm và phương pháp quản lí kinh tế.

    Câu 12. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại?

    A. Khoảng cách giàu – nghèo được thu hẹp, các mâu thuẫn xã hội được giải quyết triệt để.
    B. Có sức sản xuất phát triển cao dựa trên thành tựu của cách mạng khoa học – công nghệ.
    C. Có bề dày kinh nghiệm, phương pháp quản lí kinh tế và hệ thống pháp chế hoàn chỉnh.
    D. Có khả năng điều chỉnh và thích nghi để tiêp tục tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.

    Câu 13. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây?

    A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại.
    B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh.
    C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền.
    D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh.

    Câu 14. Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính là một trong những đặc trưng của

    A. chủ nghĩa đế quốc.
    B. chủ nghĩa tư bản hiện đại.
    C. chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh.
    D. chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

    Câu 15. Sau khi được thành lập, Chính quyền Xô viết ở Nga đã ban hành

    A. Chính sách kinh tế mới (NEP).
    B. Sắc lệnh Ruộng đất.
    C. Chính sách Cộng sản thời chiến.
    D. Đạo luật Trung lập.

    Câu 16. Nhằm thủ tiêu những tàn tích của chế độ phong kiến, đem lại các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, ngày 26/10/1917 (theo lịch Nga), Chính quyền Nga Xô viết đã

    A. thông qua Chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
    B. phát động cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài.
    C. ban hành Sắc lệnh Hòa bình và Sắc lệnh Ruộng đất.
    D. ban hành Chính sách Cộng sản thời chiến.

    Câu 17. Đối với Liên Xô, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

    A. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế – xã hội.
    B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của học thuyết Mác – Lênin.
    C. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân các nước thuộc địa.
    D. Để lại bài học kinh nghiệm về mô hình nhà nước sau khi giành chính quyền.

    Câu 18. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết đối với Liên Xô?

    A. Giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc trên đất nước Xô viết.
    B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa.
    C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
    D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế – xã hội.

    Câu 19. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa quốc tế từ sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?

    A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
    B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa.
    C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
    D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế – xã hội.

    Câu 20. Đối với quốc tế, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa như thế nào?

    A. Làm thất bại ý đồ và hành động chia rẽ của các thế lực thù địch.
    B. Chứng minh tính khoa học, đúng đắn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
    C. Củng cố và tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
    D. Tạo điều kiện để các nước cộng hòa phát triển kinh tế – xã hội.

    Câu 21. Trong những năm 1918 – 1921, nhân dân Nga Xô viết đã tiến hành

    A. chính sách kinh tế mới do Lê-nin soạn thảo.
    B. xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
    C. cuộc chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
    D. tiến hành Chiến tranh Vệ quốc chống lại phát xít Đức.

    Câu 22. Sau thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga (1917), nhiệm vụ hàng đầu của Chính quyền Xô viết là

    A. đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước mới của những người lao động.
    B. huy động tối đa nhân tài, vật lực để phục vụ cho cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
    C. khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh và bảo vệ Tổ quốc.
    D. ban hành Hiến pháp mới và chiến đấu chống “thù trong giặc ngoài”.

    Câu 23. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu mốc hoàn thành của quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết?

    A. Nước Nga Xô viết thực hiện chính sách kinh tế mới (tháng 3/1921).
    B. Bản Hiệp ước Liên bang được thông qua (tháng 12/1922).
    C. Tuyên ngôn thành lập Liên bang Xô viết được thông qua (tháng 12/1922).
    D. Bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (tháng 1/1924).

    Câu 24. Sự ra đời của chính quyền Xô viết ở Nga gắn liền với sự kiện nào sau đây?

    A. Cách mạng tháng Hai ở Nga thành công (1917).
    B. Cách mạng tháng Mười ở Nga thành công (1917).
    C. Chính sách Cộng sản thời chiến được ban hành (1919).
    D. Chính sách Kinh tế mới (NEP) được ban hành (1921).

    II. TỰ LUẬN (4 Điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Trình bày sự thành lập của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết. Xác định vị trí và tên gọi của các nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết.

    Câu 2 (1,0 điểm) . Tại sao nói Anh là “đế quốc mà Mặt trời không bao giờ lặn”?

    Câu 3 (1,0 điểm). Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô đã để lại những bài học gì đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay?

    Đáp án đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11

    I. TRẮC NGHIỆM

    1A 2D 3C 4D 5D 6B 7d 8A
    9A 10 11C 12A 13A 14A 15B 16C
    17A 18B 19B 20B 23D 24B

    II. TỰ LUẬN

    Câu 1 

    Quá trình thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

    – Cách mạng tháng Hai (1917) đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng ở nước Nga lại xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại là: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết các đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính; mặt khác, vấn đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nga làm cách mạng.

    – Ngay trong đêm Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai được triệu tập. Đại hội đã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu; đồng thời ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc.

    – Trong những năm 1918 – 1920, quân đội 14 nước đế quốc (do Mỹ đứng đầu) đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).

    – Đến năm 1922, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.

    + Nga Xô viết có nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển; các nước Xô viết đồng minh khác vẫn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.

    + Các nước Cộng hòa Xô viết cũng chưa có sự thống nhất về các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục…..

    => Điều đó đặt ra yêu cầu phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.

    – Trước bối cảnh và những yêu cầu đó, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mátxcơva (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.

    – Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.

    ♦ Tên gọi các nước cộng hòa trong Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết

    – Tính đến năm 1940, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa xô viết bao gồm 15 nước cộng hòa là: (1) E-xtô-ni-a; (2) Lát-vi-a; (3) Lít-va; (4) Bê-lô-rút-xi-a; (5) U-crai-na; (6) Môn-đô-va; (7) Ác-mê-ni-a; (8) Gru-đi-a; (9) A-giéc-bai-gian; (10) Tuốc-mê-ni-a; (11) U-dơ-bê-ki-xtan; (12) Tát-gi-ki-xtan; (13) Kiếc-ghi-di-a; (14) Ca-dắc-xtan; (15) Nga.

    Câu 2 

    Đế quốc Anh thường nói là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn” vì vào thời kì nó đạt tới đỉnh cao quyền lực thì đã mở rộng lãnh thổ ra toàn thế giới và mặt trời luôn tỏa sáng trên một phần đế quốc của nó.

    Câu 3

    Sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu đã để lại bài học quan trọng nhất cho Việt Nam trong quá trình xây dựng Chủ nghĩa xã hội là: Luôn nhạy bén với biến đổi của tình hình nhưng không thay đổi nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 11 Chân trời sáng tạo

    Đề thi giữa kì 1 môn Lịch sử 11

    TRƯỜNG THPT……….

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC: 2023 – 2024

    LỊCH SỬ 11

    Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

    PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

    Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc thời kì nô dịch và thống trị của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến và ra đời nước

    A. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
    B. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Trung Hoa.
    C Trung Hoa Dân Quốc.
    D. Cộng hòa Trung Hoa.

    Câu 2. Các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp vào giai đoạn:

    A. Nửa sau thế kỉ XIX.
    B. Từ thế kỉ XIV đến thế cuối thế kỉ XV.
    C. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII.
    D. Từ thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX.

    Câu 3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (gọi tắt là Liên xô) được thành lập

    A. ngày 25/10/1917.
    B. ngày 30/12/1922.
    C. ngày 25/1/1918.
    D. ngày 1/10/1949.

    Câu 4. Ô. Crôm-oen là nhà lãnh đạo tiêu biểu của cuộc cách mạng tư sản ở:

    A. Pháp.
    B. Bắc Mỹ.
    C. Anh.
    D. Hà Lan.

    Câu 5. Giai cấp, tầng lớp nào bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc?

    A. Quý tộc.
    B. Lãnh chúa.
    C.Vua.
    D. Công nhân.

    Câu 6. Hình thức “các-ten” của các tổ chức độc quyền (lũng đoạn) có biểu hiện gì?

    A. Phân chia thị trường tiêu thụ, xác định quy mô sản xuất và giá cả ở Đức.
    B. Thống nhất về tiêu thụ sản phẩm ở Nga, Pháp.
    C. Thống nhất cả sản xuất và tiêu thụ vào tay một nhóm lũng đoạn ở Mỹ.
    D. Phân chia thị trường tiêu thụ ở Mỹ.

    Câu 7. Ngay khi thắng lợi, Chính quyền Xô viết đã ban hành

    A. Bản Hiến pháp đầu tiên
    B. Sắc lệnh Hòa bình.
    C. Bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
    D. Hiệp ước Liên bang.

    Câu 8. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc xếp đất nước nào là quốc gia có hệ thống giáo dục tốt nhất khu vực Mỹ La-tinh?

    A. Cu-ba.
    B. Tây Ban Nha.
    C. Cô-lôm-bi-a.
    D. Bồ Đào Nha.

    Câu 9. Mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại là:

    A. Lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, gạt bỏ những trở ngại trên con đường xác lập và phát triển chủ nghĩa tư bản.
    B. Thúc đẩy sự phát triển của kinh tế hàng hóa.
    C. Xây dựng nhà nước pháp quyền, là nhà nước dân chủ tư sản, dựa trên việc quản lí đất nước bằng pháp luật.
    D. Hướng đến một nền sản xuất tập trung, cải tiến kĩ thuật.

    Câu 10. Đất nước được mệnh danh là “Công xưởng thế giới”, đế quốc thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn” là:

    A. Đức.
    B. Anh.
    C. Pháp.
    D. Mỹ.

    Câu 11. Từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội Đông Âu có đặc điểm gì?

    A. Tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ.
    B. Quốc hữu hóa các xí nghiệp của tư bản, ban hành các quyền tự do dân chủ.C. Nhận được sự giúp đỡ của Liên xô, đạt được nhiều tiến bộ về công nghiệp hóa, điện khí hóa, phát triển
    nông nghiệp.
    D. Lâm vào suy thoái, khủng hoảng kinh tế – xã hội trầm trọng.

    Câu 12. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc?

    A. Giúp Trung Quốc thoát khỏi cuộc khủng hoảng.
    B. Làm cho nền kinh tế phát triển nhanh chóng, dẫn đầu thế giới.
    C. Vị thế quốc tế nâng cao trên trường quốc tế.
    D. Tạo điều kiện cho sự hội nhập quốc tế trên tất cả các linh vực.

    Câu 13. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về tiền đề của cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ?

    A. Trung tâm công – thương nghiệp, tài chính ở Bắc Mỹ là Mác – xây.
    B. Sự phát triển về kinh tế ở Tây Âu và Bắc Mỹ gặp nhiều rào cản từ phía nhà nước phong kiến hoặc chính sách cai trị hà khắc của chính quốc.
    C. Một bộ phận giai cấp quý tộc phong kiến phân hóa thành quý tộc mới.
    D. Thời đại Khai sáng bùng nổ ở châu Âu với tư tưởng mới hướng về giải phóng con người, thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng.

    Câu 14. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản?

    A. Tư bản Pháp ráo riết xâm lược thuộc địa ở châu Á, châu Phi và tham gia xâu xé Trung Quốc.
    B. Mỹ biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” của mình, mở rộng phạm vi xâm lược ra châu Á.
    C. Đức, I-ta-li thành lập các khối liên minh quân sự, chuẩn bị chiến tranh đế quốc.
    D. Mỹ với hệ thống thuộc địa rộng khắp nhất thế giới, đặc biệt là ở châu Á, châu Phi, chiếm 1/4 diện tích lục địa.

    Câu 15. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á?

    A. Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
    B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mông Cổ tiếp tục phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa, trở thành thành viên của Liên hợp quốc (1961).
    C. Sau chiến tranh giữa hai miền Nam – Bắc Triều Tiên (1950 -1953), nhân dân Nam Triều Tiên tiến hành công cuộc xây dựng chủ
    nghĩa xã hội
    D. Sau năm 1975, Lào chuyển sang thời kì phát triển kinh tế, xã hội nhằm xây dựng đất nước hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa.

    Câu 16. Công cuộc cải cách mở cửa ở cửa Trung Quốc trên lĩnh vực khoa học – kĩ thuật đã đạt được thành tựu gì?

    A.Bình quân tăng trưởng GDP từ năm 2020 đến năm 2021 là 5,1%, dẫn đầu thế giới.
    B. Chiến thắng trong cuộc chống nghèo đói.
    C. Phóng liên tiếp 5 con tàu “Thần Châu” vào không gian vũ trụ.
    D. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa.

    Câu 17. Kết quả của cuộc cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ là:

    A. Đập tan chế độ phong kiến chuyên chế, xây dựng nền cộng hòa dân chủ.
    B. Giành được quyền lực cho phe Nghị viện, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
    C. Thiết lập được quan hệ sản xuất mới.
    D. Giải phóng thuộc địa, lập ra nhà nước cộng hòa tư sản.

    Câu 18. Tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là:

    A. Giải quyết triệt để vấn nạn thất nghiệp, khoảng cách giàu – nghèo, xung đột sắc tộc, tôn giáo,…
    B. Nhiều cuộc phản kháng xã hội được giải quyết trong hòa bình.
    C. Nắm bắt được mạng lưới toàn cầu của các công ty xuyên quốc gia, chủ động liên kết chuỗi cung ứng toàn cầu.
    D. Những vấn đề an ninh phi truyền thống được các quốc gia có liên quan chung tay giải quyết.

    Câu 19. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô là:

    A. Các nước xã hội chủ nghĩa không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại, dẫn tới tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài.
    B. Mô hình chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu bao cấp, kế hoạch hóa có nhiều khuyết điểm.
    C. Các nhà lãnh đạo Đông Âu và Liên Xô phạm nhiều sai lầm, không giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị.
    D. Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước làm tình hình các nước xã hội chủ nghĩa nghĩa thêm rối loạn.

    Câu 20. Bằng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, đất nước nào đã biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau” của mình?

    A. Mỹ.
    B. Anh.
    C. Đức.
    D. I-ta-li-a.

    Câu 21. “Chúng tôi tin tưởng chắc chắn những chân lí sau đây, bản thân nó là những sự thật hiển nhiên, rõ ràng. Đó là mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa đã ban cho họ những quyền không ai có thể chối cãi được trong đó có quyền được Sống, quyền được Tự do và Mưu cầu hạnh phúc” là những tuyên bố đanh thép trong:

    A. Tuyên ngôn độc lập (cách mạng Mỹ).
    B. Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (cách mạng Pháp).
    C. Tuyên ngôn độc lập (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa).
    D. Tuyên ngôn Quốc tế Nhân Quyền (Liên Hiệp Quốc).

    Câu 22. Cho các nội dung sau:

    (1) Việc xuất khẩu tư bản trở thành đặc biệt quan trọng.

    (2) Sự hình thành những khối liên minh tư bản độc quyền chia nhau thế giới.

    (3) Việc các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới.

    (4) Là một hệ thống thế giới và mang tính toàn cầu.

    (5) Sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính.

    Có bao nhiêu nội dung đúng về các đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc?

    A. 2.
    B. 3.
    C. 4.
    D. 5.

    Câu 23. Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…” cho đoạn tư liệu dưới đây:

    “Giống như Mặt trời chói lọi, …………………chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên Trái đất”.

    A. Cách mạng tháng Mười Nga.
    B. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.
    C. Nhà nước Xô viết.
    D. Sắc lệnh Hòa bình.

    Câu 24. Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội vào:

    A. Giữa năm 1971.
    B. Đầu năm 1975.
    C. Năm 1976.
    D. Cuối năm 1978

    II. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (3,0 điểm).

    a. Nêu sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.

    b. Chọn và phân tích một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.

    Câu 2 (1,0 điểm). Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời có phải là một tất yếu của lịch sử không? Vì sao?

    Ma trận đề thi giữa kì 1 Lịch sử 11

    MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

    MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    CHỦ ĐỀ

    MỨC ĐỘ

    Tổng số câu

    Điểm số

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    VD cao

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    TN

    TL

    Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

    4

    1

    1

    6

    0

    1,5

    Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

    5

    1

    1 ý

    1

    1 ý

    7

    1

    4,75

    Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau chiến tranh thế giới thứ hai

    4

    1

    1

    1

    6

    1

    2,5

    Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

    3

    1

    1

    5

    0

    1,25

    Tổng số câu TN/TL

    16

    0

    4

    1 ý

    4

    1 ý

    0

    1

    24

    2

    28

    Điểm số

    4

    0

    1

    1 ý

    1

    1 ý

    0

    1

    6,0

    4,0

    10,0

    Tổng số điểm

    4,0 điểm

    40%

    3,0 điểm

    30%

    2,0 điểm

    20%

    1,0 điểm

    10%

    10 điểm

    100 %

    10 điểm

    BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

    MÔN: LỊCH SỬ 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    Nội dung

    Mức độ

    Yêu cầu cần đạt

    Số ý TL/

    Số câu hỏi TN

    Câu hỏi

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    TL

    (số ý)

    TN

    (số câu)

    I. CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN

    CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

    1

    13

    1. Một số vấn đề chung về cách mạng tư sản

    Nhận biết

    – Nêu được tầng lớp bị bóc lột, chèn ép bởi các chính sách cai trị hà khắc của lãnh chúa, quý tộc.

    – Nêu được mục tiêu chung của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ thời cận đại.

    – Nêu được nhà lãnh đạo cách mạng tư sản tiêu biểu Ô-crôm-oen thuộc đất nước nào.

    – Xác định được kết quả của cuộc cách mạng ở Nê-đéc-lan và các bang thuộc địa ở Bắc Mỹ.

    4

    C5, C9, C4, C17

    Thông hiểu

    – Xác định được thông tin không đúng khi nói về tiền đề của các cuộc cách mạng tư sản ở Tây Âu và Bắc Mỹ.

    1

    C13

    Vận dụng

    – Nêu được tên đoạn trích dẫn thuộc bản tư liệu lịch sử nào.

    1

    C21

    2. Sự xác lập và phát triển của chủ nghĩa tư bản

    Nhận biết

    – Xác định được giai đoạn các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nổ ra thắng lợi ở Nê-đéc-lan, Anh, Bắc Mỹ, Pháp.

    – Xác định được biểu hiện của hình thức “các-ten” của các tổ chức độc quyền (lũng đoạn).

    – Nêu được tên đất nước được mệnh danh là “Công xưởng thế giới”, đế quốc thực dân “Mặt trời không bao giờ lặn”.

    – Nêu được tiềm năng của chủ nghĩa tư bản hiện đại.

    – Nêu được tên đất nước dùng sức mạnh của đồng đô la và “cây gậy”, biến khu vực Mỹ La-tinh thành “sân sau của mình,

    5

    C2, C6, C10, C18, C20

    Thông hiểu

    – Xác định được thông tin không đúng khi nói về quá trình mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản.

    – Trình bày được sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản hiện đại.

    1 ý

    1

    C1a

    C14

    Vận dụng

    – Xác định được đặc trưng của chủ nghĩa đế quốc.

    – Phân tích được một thành tựu của chủ nghĩa tư bản hiện đại có tác động đến cuộc sống ngày nay.

    1 ý

    1

    C1b

    C22

    II. CHỦ NGHĨA XÃ HỘI TỪ NĂM 1917 ĐẾN NAY

    1

    11

    3. Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai

    Nhận biết

    – Nêu được thời gian thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết (gọi tắt là Liên xô).

    – Xác định được văn bản Chính quyền Xô viết ban hành ngay khi thắng lợi.

    – Xác định được đặc điểm công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu từ năm 1950 đến nửa đầu thập niên 1970.

    – Xác định được nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô.

    4

    C3, C7, C11, C19

    Thông hiểu

    – Xác định được thông tin không đúng khi nói về sự phát triển của chủ nghĩa xã hội ở châu Á.

    1

    C15

    Vận dụng

    Điền cụm từ thích hợp vào dấu “…” cho đoạn tư liệu.

    1

    C23

    4. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1991 đến nay

    Nhận biết

    – Xác định tên gọi của Trung Quốc sau cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.

    – Nêu được thành tựu về khoa học – kĩ thuật ở Trung Quốc

    – Nêu được thời gian Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

    3

    C1, C16, C24

    Thông hiểu

    – Xác định được thông tin không đúng khi nói về ý nghĩa công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc.

    1

    C12

    Vận dụng

    – Nêu được tên đất nước có hệ thống giáo dục tốt nhất khu vực Mỹ La-tinh do Liên hợp quốc bình chọn.

    1

    C8

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi Lịch sử 11 giữa kì 1 

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *