Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Với 5 Đề thi giữa kì 1 môn Văn 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Toán, Khoa học tự nhiên, Tin học, Tiếng Anh 6. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Cánh diều – Đề 1
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6
Trường THCS……… | ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn Ngữ văn lớp 6 Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
SỰ TÍCH CÂY VÚ SỮA
Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi, không nghe lời mẹ. Một lần, bị mẹ mắng, cậu giận mẹ bỏ đi. Cậu la cà, dạo chơi khắp nơi, mẹ cậu ở nhà lo lắng không biết cậu ở đâu nên rất buồn. Bà ngày ngày mẹ ngồi ở bậc cửa ngóng con trở về.
Thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu mất. Không biết cậu đã đi bao lâu. Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ.
– Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bảo vệ mình, về với mẹ thôi.
Cậu vội tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu gọi mẹ:
– Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá ! – Cậu gục xuống, ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.
Kỳ lạ thay, cây xanh đó bỗng run rẩy. Từ các cành lá, những đài hoa be bé trổ ra, nở trắng như mây. Hoa tàn, quả xuất hiện, lớn nhanh, da căng mịn, xanh óng ánh. Cây nghiêng cành, một quả to mọng rơi vào tay cậu bé.
Cậu bé cắn một miếng thật to, câu thốt lên:
– Chát quá!
Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cậu thốt lên:
– Cứng quá!
Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẻ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.
Cậu bé ghé môi hứng lấy dòng sữa ngọt ngào, thơm ngon như sữa mẹ.
Cây rung rinh cành lá, thì thào:
– Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.
Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ.
Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây. Cây xòa cành ôm cậu, rung rinh cành lá như tay mẹ âu yếm vỗ về đứa con thân yêu.
Cậu kể cho mọi người nghe chuyện về người mẹ và nỗi ân hận của mình…
Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.
(Nguồn : https://www.cotich.net)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Truyện Sự tích cây vú sữa thuộc thể loại nào?
A. Truyện cổ tích.
B. Truyện đồng thoại.
C. Truyền thuyết.
D. Thần thoại.
Câu 2. Câu chuyện trong tác phẩm được kể bằng lời của ai?
A. Lời của nhân vật cậu bé.
B. Lời của người kể chuyện.
C. Lời của nhân vật người mẹ.
C. Lời của cây vú sữa.
Câu 3. Vì sao cậu bé bỏ nhà ra đi?
A. Vì ham chơi, không nghe lời mẹ.
B. Vì thích la cà, dạo chơi.
C. Vì bị mẹ mắng, cậu giận mẹ.
D. Vì không thích ở nhà.
Câu 4. Thành ngữ nào sau đây diễn tả cuộc sống khi được mẹ chăm sóc?
A. Cơm no áo ấm.
B. Ăn cần ở kiệm.
C. Ăn đói mặc rách.
D. Ăn chay nằm đất.
Câu 5. Nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của người mẹ?
A. Vì cậu bé không nghe lời.
B. Vì lo lắng không biết cậu bé ở đâu.
C. Vì quá đau buồn và kiệt sức.
D. Vì mãi trông ngóng cậu bé trở về.
Câu 6. Điều gì khiến cậu bé oà lên khóc?
A. Cậu đói, rét và bị bắt nạt.
B. Đi lâu cậu nhớ đến mẹ.
C. Lâu quá cậu mới được ăn.
D. Cậu hiểu được ý câu nói của cây.
Câu 7. Giải thích nào phù hợp với chi tiết: Nước mắt cậu rơi xuống gốc cây.
A. Cậu bé về nhà không thấy mẹ.
B. Cảm thấy thân cây như bàn tay mẹ.
C. Nhìn thấy mặt lá đỏ hoe.
D. Vì cậu không còn ai chăm sóc.
Câu 8. Nhận xét nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây vú sữa?
A. Khuyên nhủ con phải biết vâng lời mẹ.
B. Giải thích nguồn gốc cây vú sữa.
C. Phê phán việc không nghe lời mẹ.
D. Sự hối hận của người con.
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc tác phẩm.
Câu 10. Em có nhận xét gì về sự hoá thân thành cây xanh người mẹ trong truyện?
II. VIẾT (4.0 điểm)
Em hãy kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết bằng lời văn của mình.
Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | B | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 |
– HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. – Lí giải được lí do nêu bài học ấy. |
1,0 |
|
10 |
– Nêu lí do dẫn đến sự hoá thân của người mẹ. – Đánh giá ý nghĩa, giá trị tư tưởng, nghệ thuật của chi tiết này. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện cổ tích hoặc truyền thuyết. |
0,25 |
|
|
c. Kể lại câu chuyện HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
||
|
– Sử dụng ngôi kể phù hợp. – Giới thiệu truyện. – Thuật lại các sự kiện chính trong truyện: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. – Cảm nghĩ về câu chuyện đã kể. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, lối kể sáng tạo. |
0,5 |
Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một trải nghiệm của bản thân. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Bản đặc tả đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
Nhận biết: – Nhận biết thể loại truyện cổ tích, lời người kể chuyện. – Nhận biết được chi tiết tiêu biểu. Thông hiểu: – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua cử chỉ, hành động, ý nghĩ. – Hiểu và lí giải được chủ đề của văn bản. – Xác định được nghĩa thành ngữ thông dụng. Vận dụng: – Rút ra được bài học từ văn bản. – Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa của văn bản. |
3 TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. |
1TL* |
|||
Tổng |
|
3 TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
Đề thi giữa kì 1 môn Ngữ Văn 6 sách Cánh diều – Đề 2
Ma trận đề thi giữa học kì 1 Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
1. Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích). |
4 |
0 |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một truyện dân gian |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
20 |
5 |
20 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
25% |
35% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
Ghi chú: Phần viết có 01 câu bao hàm cả 4 cấp độ. Các cấp độ được thể hiện trong Hướng dẫn chấm.
Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
Nhận biết: – Nhận biết được thể loại, những dấu hiệu đặc trưng của thể loại truyện cổ tích; chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. (1) – Nhận biết được người kể chuyện và ngôi kể. (2) Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. (3) – Lí giải được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu (4) – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ. (5) – Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản. (6) – Hiểu được nghĩa của từ láy, loại trạng ngữ. (7) Vận dụng: – Rút ra được bài học từ văn bản. (8) – Nhận xét, đánh giá được ý nghĩa, giá trị tư tưởng hoặc đặc sắc về nghệ thuật của văn bản. (9) |
4 TN |
4 TN |
2 TL |
|
2 |
Viết |
Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc cổ tích. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba, kể bằng ngôn ngữ của mình trên cơ sở tôn trọng cốt truyện của dân gian. |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
1TL* |
Tổng |
|
4 TN |
4 TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
25 |
35 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
Đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6
PHÒNG GD&ĐT QUẬN………… |
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024 |
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG
Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng.
Đến một hôm, khi đi ngang qua một ngôi chùa, em xin nhà sư trụ trì được vào thắp hương cầu phúc cho mẹ. Lời cầu xin của em khiến trời nghe cũng phải nhỏ lệ, đất nghe cũng cúi mình. Lời cầu xin đó đến tai Đức Phật từ bi, Người cảm thương tấm lòng hiếu thảo đó của em nên đã tự mình hóa thân thành một nhà sư. Nhà sư đi ngang qua chùa và tặng em một bông hoa trắng rồi nói:
– Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất.
Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng.
(Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản – Sách Ngựa Gióng)
Lựa chọn đáp án đúng nhất:
Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? (1)
A. Truyện cổ tích
B. Truyện đồng thoại
C. Truyền thuyết
D. Thần thoại
Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? (2)
A.Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba
Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? (1)
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? (1)
A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo
B. Biểu tượng cho sự sống và lòng kiên trì
C. Biểu tượng cho sự sống và tình yêu thương
D. Biểu tượng cho sự sống và ước mơ cao đẹp
Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? (4)
A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động
B. Vì em nghĩ bông hoa nhiều cánh sẽ đẹp hơn
C. Vì em bé muốn mẹ sống lâu bên mình
D. Vì em thích bông hoa nhiều cánh
Câu 6. Trong câu văn“Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: (7)
A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
B. làm lụng chăm chỉ công việc đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
C. làm lụng chăm chỉ việc nhà và đồng áng trong hoàn cảnh khó khăn
D. làm lụng vất vả, lo toan việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn
Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? (7)
A. Trạng ngữ chỉ mục đích
B. Trạng ngữ chỉ nơi chốn
C. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
D. Trạng ngữ chỉ thời gian
Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? (6)
A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa
B. Ca ngợi tình mẫu tử
C. Ca ngợi tình cảm gia đình
D. Ca ngợi tình cha con
Thực hiện yêu cầu:
Câu 9. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc câu chuyện trên. (8)
Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? (9)
II. VIẾT (4.0 điểm)
Hãy kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em.
Đáp án đề thi giữa kì 1 Ngữ Văn 6 năm 2022 – 2023
Phần | Câu | Nội dung | Điểm |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | |
1 | A | 0,5 | |
2 | B | 0,5 | |
3 | B | 0,5 | |
4 | A | 0,5 | |
5 | C | 0,5 | |
6 | D | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 |
– HS nêu được cụ thể bài học; ý nghĩa của bài học. – Lí giải được lí do nêu bài học ấy. |
1,0 |
|
10 |
HS tự rút ra trách nhiệm về nhận thức và hành động của bản thân đối với cha mẹ. |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. |
0,25 |
|
|
c. Kể lại một truyện truyền thuyết bằng lời văn của em. HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Sử dụng ngôi kể phù hợp. – Giới thiệu được câu chuyện truyền thuyết định kể. – Giới thiệu được nhân vật chính, các sự kiện chính trong truyền thuyết: bắt đầu – diễn biến – kết thúc. – Ý nghĩa của truyện truyền thuyết. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
>> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều