Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

TOP 3 Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô dễ dàng xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

Với 3 Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 2 KNTT, còn giúp các em luyện giải đề, nắm chắc cấu trúc đề thi để ôn thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024 hiệu quả. Chi tiết mời thầy cô và các em theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 1

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GD & ĐT …..
    TRƯỜNG ……

    ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HKI
    NĂM HỌC 2023 -2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
    Thời gian: 90 phút

    A. Đọc.

    I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

    1. Cho HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài đọc sau :

    STT Nội dung đọc Trang
    1 Làm việc thật là vui Tr 20 – SGK tập 1
    2 Cây xấu hổ Tr 31 – SGK tập 1
    3 Cầu thủ dự bị Tr 34 – SGK tập 1
    4 Cái trống trường em Tr 48 – SGK tập 1
    5 Yêu lắm trường ơi Tr 55 – SGK tập 1

    2. Giáo viên cho học sinh trả lời 1 câu hỏi liên quan tới nội dung bài đọc.

    II. Đọc hiểu: (5 điểm)

    1: Đọc văn bản

    Những quả đào

    Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

    2. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng.

    Câu 1: (M1) Người ông giành những quả đào cho ai?

    A. Người vợ
    B. Các con
    C. Những đứa cháu

    Câu 2: (M1) Ông nhận xét gì về bạn Việt?

    A. Thích làm vườn
    B. Người nhân hậu
    C. Bé dại

    Câu 3: (M1) Trong 3 đứa trẻ ai là người có lòng tốt?

    A. Việt
    B. Vân
    C. Xuân

    Câu 4: (M2) Từ nào chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu”:

    A. Nhân hậu
    B. Người
    C. Việt

    Câu 5: (M2) Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: ông, làm vườn, cậu bạn, trồng, cháu, ăn.

    – Từ chỉ người

    – Từ chỉ hoạt động

    Câu 6: (M3) Em hãy viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    B. Viết.

    1. Nghe – viết (5 điểm):

    Chiếc bút mực

    Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà.

    2. Viết đoạn (5 điểm)

    Đề bài: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.

    Gợi ý:

    – Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?

    – Em tham gia cùng với ai, ở đâu?

    – Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Kiến thức

    Đáp án

    Thang

    điểm

    I. Kiểm tra đọc

    10

    1. Đọc thành tiếng.

    (5 điểm)

    – Đọc to, rõ ràng, đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút.

    5

    – Đọc to, rõ ràng, đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; nhưng phát âm 2-3 tiếng còn chưa đúng.

    4

    – Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

    3

    – Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc chưa đảm bảo; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

    2

    – Đọc rõ ràng. Tốc độ đọc chưa đảm bảo còn đánh vần. Phát âm còn ngọng, sai một số tiếng.

    1

    – Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc

    0,5

    – Các trường hợp còn lại

    ( Không chấm điểm đối với học sinh không biết đọc)

    2. Kiểm tra đọc hiểu.

    (5 điểm)

    Câu 1. (M1)

    C. Những đứa cháu

    Câu 2. (M1).

    B. Người nhân hậu

    Câu 3. (M1)

    A. Việt

    Câu 4. (M2)

    A: Nhân hậu

    Câu 5. (M2)

    Từ chỉ người: ông, cháu, cậu bạn.

    Từ chỉ hoạt động: Trồng, ăn, làm vườn.

    Câu 6. (M3)

    HS viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    1

    1

    0,5

    0,5

    1

    1

    II. Kiểm tra viết

    1. Nghe viết

    (5 điểm)

    – Nghe viết đúng chính tả đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35- 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng quy định.

    5

    – Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 – 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 6 lỗi chính tả.

    4

    – Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 – 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 12 lỗi chính tả.

    3

    – Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 18 lỗi chính tả.

    2

    – Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 24 lỗi chính tả.

    1

    – Không chấm điểm đối với học sinh không biết viết.

    0

    2. Viết đoạn

    (5 điểm)

    – Viết được 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.

    5

    – Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    4

    – Viết được 3 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    3

    – Viết được 2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    2

    – Viết được 1-2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ý. Trình bày chưa đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai lỗi chính tả.

    1

    – Không chấm đối với học sinh không viết được hoàn chỉnh câu.

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GD&ĐT……..
    TRƯỜNG PTDTBT TH….

    MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I, LỚP 2 
    Năm học 2023- 2024

    Chủ đề (Mạch kiến thức, kĩ năng) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL TN TL

    Đọc hiểu văn bản: Đọc và hiểu được nội dung của văn bản, trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài học.

    Số câu

    4

    4

    Câu số

    1,2,3

    1,2,3

    Số điểm

    2.5

    2.5

    Kiến thức tiếng việt – Nhận biết câu chỉ người, hoạt động.
    – Nhận biết từ chỉ đặc điểm
    – Viết được 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    Số câu

    1

    1

    1

    1

    2

    Câu số

    4

    5

    6

    4

    5,6

    Số điểm

    0,5

    1

    1

    0,5

    1

    Tổng

    Số câu

    3

    1

    1

    1

    6

    1

    Số điểm

    2.5

    0.5

    1

    1

    4

    1

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 2

    Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GD& ĐT …….

    TRƯỜNG TIỂU HỌC ………..

    ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC: 2023 – 2024
    Môn: Tiếng ViệtKhối 2
    (Thời gian: bài 40 phút, không kể thời gian giao đề)

    Họ và tên học sinh:…………………………….Lớp:………………………….

    Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

    Cây xấu hổ

    Bỗng dưng, gió ào ào nổi lên. Có tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại.

    Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. Nó hé mắt nhìn: Không có gì lạ cả. Bấy giờ, nó mới mở bừng những con mắt lá. Qủa nhiên, không có gì lạ thật.

    Nhưng những cây cỏ xung quanh vẫn cứ xôn xao. Thì ra, vừa có một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh như tự tỏa sáng không biết từ đâu bay tới. Chim đậu một thoáng trên cành thanh mai rồi lại bay đi. Các cây cỏ xuýt xoa: biết bao nhiêu con chim đã bay qua đây, chưa có con nào đẹp đến thế.

    Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?

    Theo Trần Hoài Dương

    Câu 1: Nghe tiếng động lạ, cây xấu hổ đã làm gì?

    A. Cây xấu hổ co rúm mình lại.
    B. Cây xấu hổ vẫy cành lá.
    C. Cây xấu hổ hé mắt nhìn.
    D. Cây xấu hổ xôn xao.

    Câu 2: Cây cỏ xung quanh xôn xao về chuyện gì?

    A. Có con chim lạ bay đến.
    B. Một con chim xanh biếc, toàn thân lóng lánh không biết từ đâu bay tới rồi lại vội bay đi ngay.
    C. Có con chim chích chòe bay đến.

    Câu 3: Cây xấu hổ nuối tiếc điều gì?

    A. Vì chưa được bắt con chim.
    B. Vì cây xấu hổ nhút nhát.
    C. Vì chưa được nhìn thấy con chim xanh.

    Câu 4: Tiếng lá khô lướt trên cỏ như thế nào?

    A. Róc rách.
    B. Lạt xạt.
    C. Xôn xao.

    Câu 5: Toàn thân con chim thế nào?

    A. Lóng lánh.
    B. Lập lòe.
    C. Líu lo.

    Câu 6: Trong câu: “Cây xấu hổ co rúm mình lại.” Từ chỉ hoạt động là:

    A. Cây xấu hổ.
    B. Co rúm.
    C. Co rúm mình lại.

    Câu 7: Câu văn nào cho biết cây xấu hổ rất mong con chim xanh quay trở lại?

    ……………………………………………………………………………………………………………………….

    PHẦN 1:

    Câu 1: Nghe – viết:

    Em học vẽ

    Hôm nay trong lớp học
    Với giấy trắng, bút màu
    Nắn nót em ngồi vẽ
    Lung linh bầu trời sao.

    Vẽ ông trăng trên sao
    Rải ánh vàng đầy ngõ
    Vẽ cánh diều no gió
    Vi vu giữa trời xanh.

    PHẦN 2:

    Câu 1:

    a, Điền vào chỗ chấm c, k hay q:

    ….úc áo; …eo kiệt; tô …..anh; con ….ênh

    b, Điền vào chỗ chấm ang hay an:

    s…. trọng

    lan c……..

    cái th…….

    th… tổ ong

    Câu 2:

    a.

    Tìm 2 từ chỉ sự vật:………………………………………………………………………………

    Tìm 2 từ chỉ hoạt động:………………………………………………………………………………….

    Tìm 2 từ chỉ đặc điểm:…………………………………………………………………………………..

    b, Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    Câu 3: Viết 3 – 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    ……………………………………………………………………………………………………………………

    Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Câu 1: A

    Câu 2: B

    Câu 3: C

    Câu 4: B

    Câu 5: A

    Câu 6: B

    Câu 7:

    Càng nghe bạn bè trầm trồ, cây xấu hổ càng tiếc. Không biết bao giờ con chim xanh đó quay trở lại?

    Phần 1: Nghe – viết

    Phần 2:

    Câu 1:

    a, Điền vào chỗ chấm c, k hay q:

    Cúc áo Keo kiệt canh con kênh

    b, Điền vào chỗ chấm ang hay an:

    sang trọng

    lan can

    cái thang

    than tổ ong

    Câu 2:

    a.

    • Tìm 2 từ chỉ sự vật: ô tô, máy bay
    • Tìm 2 từ chỉ hoạt động: ăn, uống
    • Tìm 2 từ chỉ đặc điểm: vui vẻ, ngoan ngoãn

    b, Đặt một câu với từ ngữ vừa tìm được ở phần a.

    • Mẹ mới mua ô tô
    • Em đang ăn cơm
    • Bạn Hằng tính cách rất vui vẻ.

    Câu 3: Viết 3 – 4 câu về một đồ dùng học tập mà em yêu thích.

    Mẫu 1:

    Hôm qua, bạn Mai đã cho em một cục tẩy. Nó có hình chữ nhật và màu hồng. Bên ngoài, cục tẩy được bọc bởi một lớp giấy. Tẩy có mùi dâu rất thơm. Em rất thích món quà này. Nó sẽ giúp ích cho em trong học tập.

    Mẫu 2:

    Em vừa mua một chiếc thước kẻ mới. Nó được làm bằng gỗ và màu vàng. Chiều dài là 20cm, chiều ngang là 5cm. Mặt thước có in các vạch kẻ. Nó đã giúp em rất nhiều trong việc học tập. Em rất thích chiếc thước kẻ này.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống – Đề 3

    PHÒNG GD&ĐT……..
    TRƯỜNG TH……
    Họ và tên :………………………………..
    Lớp: 2

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I
    NĂM HỌC 2023-2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
    (Thời gian làm bài: 40 phút)

    I. TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

    A. Đọc thần bài

    MÓN QUÀ QUÝ

    Mẹ con nhà thỏ sống trong một cánh rừng. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn mẹ. Tết sắp đến, chúng bàn nhau chuẩn bị một món quà tặng mẹ. Món quà là một chiếc khăn trải bàn trắng tinh, được tô điểm bằng những bông hoa sắc màu lộng lẫy. Góc chiếc khăn là dòng chữ “ Kính chúc mẹ vui, khỏe” được thêu nắn nót bằng những sợi chỉ vàng.

    Tết đến, thỏ mẹ cảm động nhận món quà của đàn con hiếu thảo. Nó rất hạnh phúc, cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.

    B. Khoanh tròn vào chữ cái trước các câu trả lời đúng:

    Câu 1. Câu văn nào dưới đây tả sự vất vả của thỏ mẹ? (0,75)

    A. Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.
    B. Bầy thỏ con rất thương yêu và biết ơn thỏ mẹ.
    C. Thỏ mẹ cảm thấy những mệt nhọc tiêu tan hết.
    D.Thỏ mẹ thấy mệt mỏi vì làm lụng cả ngày.

    Câu 2. Để tỏ lòng thương yêu và biết ơn mẹ, bầy thỏ con đã làm gì? (0,75)

    A. Hái tặng mẹ những bông hoa lộng lẫy.
    B. Làm tặng mẹ một chiếc khăn trải bàn.
    C. Tặng mẹ một chiếc áo mới.
    D. Tặng mẹ bức tranh phong cảnh

    Câu 3. Món quà được tặng mẹ vào dịp nào? (0,5)

    A. Vào ngày sinh nhật
    B. Vào ngày chủ nhật
    C. Vào dịp tết.
    D. Vào dịp trung thu

    Câu 4. Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ màu sắc của vật? (0,5)

    A. hiếu thảo, hạnh phúc, ngoan ngoãn, vui tươi
    B. vàng, trắng tinh, da cam, xanh da trời.
    C. mệt nhọc, nắn nót, sạch sẽ, mềm mại.
    D. Mênh mông, rộng lớn, bao lao, bát ngát.

    Câu 5. Gạch dưới những từ chỉ sự vật trong câu: (0,5)

    Thỏ mẹ làm lụng quần quật suốt ngày để nuôi đàn con.

    II. TỰ LUẬN (7 điểm)

    1. Chính tả: Trình bày đoạn văn sau vào dòng kẻ bên dưới (1,5 điểm)

    Bố đi câu về, không một lần nào là chúng tôi không có quà. Mở thúng câu ra là cả một thế giới dưới nước: cà cuống, niềng niễng đực, niềng niễng cái bò nhộn nhạo.
    …………………………………………………………………………………………………………………
    …………………………………………………………………………………………………………………
    …………………………………………………………………………………………………………………

    a) Điền g hay gh vào chỗ chấm (0.75)

    – Con ………..ẹ, ……..ấp giấy, ….ọn gàng

    b) Chọn từ trong ngoặc đơn để điên vào chỗ chấm(0.75)

    – Ngọn………….. ( gió/ dó), …………… vở ( mở/ mỡ), ngăn …………… ( lắp/ nắp)

    2. Sắp xếp các từ để được câu đúng (1,0 điểm)

    Gọn gàng, cô dặn, để, sách vở, phải
    …………………………………………………………………………………………………………………

    3. Nối từ ngữ ở cột A với từ ngữ ở cột B để được câu đúng (1,5 điểm)

    A

    Bàn tay của bé

    Hàng cây được trồng

    Lời cô nói

    B

    ngọt ngào

    mũm mĩm

    thẳng tắp

    4. Viết một bài văn ngắn kể về việc em đã làm ở nhà.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *