Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 gồm 8 đề thi sách Cánh diều, Chân trời sáng tạo, Kết nối tri thức với cuộc sống, có đáp án và bảng ma trận kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Với 8 Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách mới, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 sách mới

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GD & ĐT …..
    TRƯỜNG ……

    ĐỀ KHẢO SÁT GIỮA HKI
    NĂM HỌC 2023 -2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
    Thời gian: 90 phút

    A. Đọc.

    I. Đọc thành tiếng (5 điểm)

    1. Cho HS bốc thăm và đọc một đoạn trong các bài đọc sau :

    STT Nội dung đọc Trang
    1 Làm việc thật là vui Tr 20 – SGK tập 1
    2 Cây xấu hổ Tr 31 – SGK tập 1
    3 Cầu thủ dự bị Tr 34 – SGK tập 1
    4 Cái trống trường em Tr 48 – SGK tập 1
    5 Yêu lắm trường ơi Tr 55 – SGK tập 1

    2. Giáo viên cho học sinh trả lời 1 câu hỏi liên quan tới nội dung bài đọc.

    II. Đọc hiểu: (5 điểm)

    1: Đọc văn bản

    Những quả đào

    Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

    2. Trả lời câu hỏi bằng cách khoanh vào chữ cái trước đáp án đúng.

    Câu 1: (M1) Người ông giành những quả đào cho ai?

    A. Người vợ
    B. Các con
    C. Những đứa cháu

    Câu 2: (M1) Ông nhận xét gì về bạn Việt?

    A. Thích làm vườn
    B. Người nhân hậu
    C. Bé dại

    Câu 3: (M1) Trong 3 đứa trẻ ai là người có lòng tốt?

    A. Việt
    B. Vân
    C. Xuân

    Câu 4: (M2) Từ nào chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu”:

    A. Nhân hậu
    B. Người
    C. Việt

    Câu 5: (M2) Xếp các từ sau đây vào nhóm thích hợp: ông, làm vườn, cậu bạn, trồng, cháu, ăn.

    – Từ chỉ người

    – Từ chỉ hoạt động

    Câu 6: (M3) Em hãy viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    B. Viết.

    1. Nghe – viết (5 điểm):

    Chiếc bút mực

    Trong lớp, chỉ còn có Mai và Lan phải viết bút chì. Một hôm, cô giáo cho Lan được viết bút mực. Lan vui lắm, nhưng em bỗng òa lên khóc. Hóa ra, em quên bút ở nhà.

    2. Viết đoạn (5 điểm)

    Đề bài: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.

    Gợi ý:

    – Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?

    – Em tham gia cùng với ai, ở đâu?

    – Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    Kiến thức

    Đáp án

    Thang

    điểm

    I. Kiểm tra đọc

    10

    1. Đọc thành tiếng.

    (5 điểm)

    – Đọc to, rõ ràng, đúng các tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút.

    5

    – Đọc to, rõ ràng, đúng tiếng, từ, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ có dấu câu. Đảm bảo tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; nhưng phát âm 2-3 tiếng còn chưa đúng.

    4

    – Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc khoảng 30- 40 tiếng/phút; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

    3

    – Đọc to, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ có dấu câu. Tốc độ đọc chưa đảm bảo; Phát âm một số tiếng còn ngọng, chưa đúng.

    2

    – Đọc rõ ràng. Tốc độ đọc chưa đảm bảo còn đánh vần. Phát âm còn ngọng, sai một số tiếng.

    1

    – Trả lời được các câu hỏi liên quan đến bài đọc

    0,5

    – Các trường hợp còn lại

    ( Không chấm điểm đối với học sinh không biết đọc)

    2. Kiểm tra đọc hiểu.

    (5 điểm)

    Câu 1. (M1)

    C. Những đứa cháu

    Câu 2. (M1).

    B. Người nhân hậu

    Câu 3. (M1)

    A. Việt

    Câu 4. (M2)

    A: Nhân hậu

    Câu 5. (M2)

    Từ chỉ người: ông, cháu, cậu bạn.

    Từ chỉ hoạt động: Trồng, ăn, làm vườn.

    Câu 6. (M3)

    HS viết 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    1

    1

    0,5

    0,5

    1

    1

    II. Kiểm tra viết

    1. Nghe viết

    (5 điểm)

    – Nghe viết đúng chính tả đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35- 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; chữ viết sạch sẽ, rõ ràng, đúng quy định.

    5

    – Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 – 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 6 lỗi chính tả.

    4

    – Nghe viết đúng đoạn văn. Tốc độ viết khoảng 35 – 40 chữ/15 phút. Trình bày đúng hình thức đoạn văn; Chữ viết còn ẩu, sai không quá 12 lỗi chính tả.

    3

    – Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 18 lỗi chính tả.

    2

    – Nghe viết còn chậm, chưa đảm bảo tốc độ. Trình bày còn ẩu, chưa đúng hình thức đoạn văn. Sai không quá 24 lỗi chính tả.

    1

    – Không chấm điểm đối với học sinh không biết viết.

    0

    2. Viết đoạn

    (5 điểm)

    – Viết được 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết rõ ràng, đúng chính tả.

    5

    – Viết được 3-4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt mạch lạc, rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    4

    – Viết được 3 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    3

    – Viết được 2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt chưa rõ ý. Trình bày đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai chính tả.

    2

    – Viết được 1-2 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường theo các gợi ý. Diễn đạt còn lủng củng, chưa rõ ý. Trình bày chưa đúng hình thức một đoạn văn. Chữ viết còn ẩu, sai lỗi chính tả.

    1

    – Không chấm đối với học sinh không viết được hoàn chỉnh câu.

    Ma trận đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GD&ĐT……..
    TRƯỜNG PTDTBT TH….

    MA TRẬN MÔN TIẾNG VIỆT GIỮA HỌC KÌ I, LỚP 2
    Năm học 2023- 2024

    Chủ đề (Mạch kiến thức, kĩ năng) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Tổng
    TN TL TN TL TN TL TN TL

    Đọc hiểu văn bản: Đọc và hiểu được nội dung của văn bản, trả lời được các câu hỏi có liên quan đến bài học.

    Số câu

    4

    4

    Câu số

    1,2,3

    1,2,3

    Số điểm

    2.5

    2.5

    Kiến thức tiếng việt – Nhận biết câu chỉ người, hoạt động.
    – Nhận biết từ chỉ đặc điểm
    – Viết được 1 câu thể hiện tình cảm của em với ông bà của mình.

    Số câu

    1

    1

    1

    1

    2

    Câu số

    4

    5

    6

    4

    5,6

    Số điểm

    0,5

    1

    1

    0,5

    1

    Tổng

    Số câu

    3

    1

    1

    1

    6

    1

    Số điểm

    2.5

    0.5

    1

    1

    4

    1

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Cánh diều

    TRƯỜNG TH ………

    BÀI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023 – 2024
    MÔN: TIẾNG VIỆT – LỚP 2
    (Thời gian làm bài: 40 phút)

    PHẦN I: ĐỌC HIỂU

    Bài 1: Đọc thầm bài:

    Chùm hoa giẻ

    Bờ cây chen chúc lá
    Chùm giẻ treo nơi nào?
    Gió về đưa hương lạ
    Cứ thơm hoài, xôn xao!

    Bạn trai vin cành hái
    Bạn gái lượm đầy tay
    Bạn trai, túi áo đầy
    Bạn gái, cài sau nón.

    Chùm này hoa vàng rộm
    Rủ nhau dành tặng cô
    Lớp học chưa đến giờ
    Đã thơm bàn cô giáo.

    Dựa vào nội dung bài đọc hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

    1. Dòng nào nêu đúng nghĩa câu thơ “Gió về đưa hương lạ”?

    a. Luồng gió lạ đem mùi hương đến.
    b. Gió về đem đến mùi hương thơm một cách lạ lùng.
    c. Gió về đem đến một mùi hương lạ, không quen.

    2. Những từ ngữ nào được dùng để tả mùi hương đặc biệt của hoa giẻ?

    a. chen chúc
    b. hương (thơm) lạ
    c. ngào ngạt
    d. thơm hoài
    e. xôn xao
    g. sực nức

    3. Những từ “bạn trai, bạn gái” được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm diễn tả điều gì?

    a. Hoa giẻ ít nên các bạn giành nhau hái.
    b. Các bạn tíu tít hái hoa giẻ một cách rất thích thú, vui vẻ.
    c. Các bạn trêu đùa nhau khi hái hoa giẻ.

    4. Chùm hoa giẻ vàng rộm được các bạn nhỏ dành tặng cô giáo cho thấy điều gì?

    a. Các bạn rất kính trọng và biết ơn cô giáo.
    b. Hoa giẻ có màu vàng rộm sẽ thơm.
    c. Hoa giẻ là loài hoa dành riêng để tặng thầy, cô giáo.

    5. Gạch dưới từ viết đúng chính tả.

    a. bàn tai/bàn tay
    b. bạn trai/bạn tray
    c. nhà mái/nhà máy

    6. Dòng nào nêu đúng bộ phận thứ nhất trả lời cho câu hỏi Cái gì? trong câu sau:

    Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ là một mùi hương rất quyến rũ.

    a. Mùi hương
    b. Mùi hương đặc biệt
    c. Mùi hương đặc biệt của hoa giẻ

    7. Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? trong câu sau:

    Chùm hoa giẻ đẹp nhất là chùm hoa được dành tặng cô giáo.

    Bài 2: Đặt một câu theo mẫu “ Ai là gì?”

    ………………………………………………………………………………………………

    Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ chỉ sự vật có trong câu sau:

    Sách, báo được đặt trong những chiếc túi vải, hộp thư sơn màu bắt mắt.

    Bài 4: Viết lời cảm ơn hoặc xin lỗi khi:

    a. Bạn ngồi cùng bàn cho em mượn cái thước kẻ.

    ……………………………………………………………………………………………..

    b. Em chưa làm bài tập, cô giáo nhắc nhở.

    ……………………………………………………………………………………………..

    PHẦN 2: VIẾT

    1. Chính tả: Nghe – viết :

    ……………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………..

    2. Tập làm văn: Em hãy viết đoạn văn về ngôi trường mơ ước của em

    ……………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………..

    ……………………………………………………………………………………………..

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 2 sách Chân trời sáng tạo

    Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 2

    PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

    TRƯỜNG TIỂU HỌC …………

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
    NĂM HỌC 2023 – 2024

    MÔN: Đọc hiểu – Đọc thành tiếng
    Thời gian làm bài: 40 phút (không kể thời gian giao đề)

    Họ và tên:……………………………………lớp:…………..

    Trường Tiểu học…………………………………………….

    (Đề gồm hai trang. Học sinh làm ngay vào đề này)

    I. Trắc nghiệm (7 điểm):

    Đọc bài văn và trả lời các câu hỏi sau:

    Những quả đào

    Một người ông có ba đứa cháu nhỏ. Một hôm, ông cho mỗi cháu một quả đào. Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò. Vân ăn xong vẫn còn thèm. Còn Việt thì không ăn mà mang đào cho cậu bạn bị ốm. Ông bảo: Xuân thích làm vườn, Vân bé dại, còn Việt là người nhân hậu.

    Câu 1: Người ông giành những quả đào cho ai?

    A. Người vợ

    B. Các con

    C. Những đứa cháu

    Câu 2: Trong bài, những bạn nào ăn quả đào ông cho?

    A. Xuân và Vân

    B. Xuân và Việt

    C. Xuân, Vân và Việt

    Câu 3: Ông nhận xét gì về bạn Việt?

    A. Thích làm vườn

    B. Bé dại

    C. Người nhân hậu

    Câu 4: Các từ “hạt, quả đào, trồng, vườn”. Từ chỉ hoạt động là:

    A, Hạt, quả đào

    B. trồng

    C. vườn, trồng

    Câu 5: Từ chỉ đặc điểm trong câu “Còn Việt là người nhân hậu” là:

    A, Nhân hậu

    B. người

    C. Việt

    Câu 6: Xuân đã làm gì với quả đào ông cho?

    A. Xuân để dành không ăn

    B. Ăn xong, Xuân đem hạt trồng vào một cái vò.

    C. Xuân cho bạn bị ốm

    D. Xuân để phần cho bà.

    Câu 7: Vì sao ông nhận xét Vân bé dại?

    A. Vì Vân là em út

    B. Vì Vân không thích ăn đào

    C. Vì ăn xong Vân vẫn còn thèm

    D. Vì ông quý Vân nhất.

    Câu 8: Gạch chân dưới từ chỉ sự vật trong câu:

    Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

    II. Phần ĐỌC THÀNH TIẾNG

    GV kiểm tra các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8 – SGK Tiếng việt 2 tập 1

    • Điểm đọc: 2 điểm
    • Điểm trả lời câu hỏi: 1 điểm.

    1. PHẦN 1:

    Câu 1 (4 điểm ): Nghe – viết:

    Cô giáo lớp em

    Sáng nào em đến lớp
    Cũng thấy cô đến rồi.
    Đáp lời “ Chào cô ạ!”
    Cô mỉm cười thật tươi.

    Cô dạy em tập viết
    Gió đưa thoảng hương nhài
    Nắng ghé vào cửa lớp
    Xem chúng em học bài.

    2. PHẦN 2:

    Câu 2 (6 điểm): Viết 3 – 4 câu kể về một việc em đã làm ở nhà.

    Gợi ý:

    • Em đã làm được việc gì?
    • Em làm việc đó thế nào?
    • Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó?

    ………………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………….

    Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt 2

    ĐÁP ÁN PHẦN ĐỌC HIỂU

    1 2 3 4 5 6 7
    C A C B A B C
    0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1 điểm 1 điểm 0,5 điểm 1 điểm

    Câu 8 (2 điểm ): Mỗi từ đúng được 0.5 điểm.

    Xuân ăn đào xong, đem hạt trồng vào một cái vò.

    Phần 1: Nghe- viết

    • Mỗi lỗi sai trừ 0,4 điểm
    • Các lỗi giống nhau trừ một lần.
    • GV tùy từng bài viết của học sinh để trừ điểm.

    Phần 2: Tập làm văn

    • Em đã làm được việc gì? (2 điểm)
    • Em làm việc đó thế nào? (2 điểm )
    • Nêu suy nghĩ của em khi làm xong việc đó? (2 điểm )
    • GV tùy từng mức độ để cho điểm học sinh (câu phải đủ ý, học sinh viết đủ số câu đạt điểm tối đa).

    Mẫu:

    Chiều chủ nhật tuần trước, em có một trải nghiệm thú vị. Em đã được giúp mẹ nấu ăn. Mẹ sẽ nấu món sườn xào chua ngọt, canh rau ngót và đậu rán. Em được phân công phụ trách việc nhặt rau. Em đã cẩn thận nhặt rau theo hướng dẫn của mẹ. Sau đó, em còn rửa rau giúp mẹ. Mẹ cảm thấy rất vui vì đã làm được một việc tốt.

    ….

    >> Tải file để tham khảo trọn Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *