Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 gồm 8 đề thi sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh diều, Chân trời sáng tạo, có đáp án kèm theo. Qua đó, giúp thầy cô tham khảo để xây dựng đề thi giữa kì 1 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024 (Sách mới)

Với 8 Đề kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách mới, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024 sắp tới. Bên cạnh đó, có thể tham khảo đề thi giữa kì 1 môn Toán, Tiếng Anh. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 3 năm 2023 – 2024

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống

    Trường: Tiểu học………….
    Họ và tên: …………………
    Lớp : ……………..

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ 1
    MÔN: Tiếng việt khối 3
    Năm học: 2023 – 2024
    Thời gian: 40 phút

    I. ĐỌC THẦM:

    HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA

    1. Ngày xưa, có một nông dân người Chăm rất siêng năng. Về già, ông để dành được một hũ bạc. Tuy vậy, ông rất buồn vì người con trai lười biếng. Một hôm, ông bảo con:

    – Cha muốn trước khi nhắm mắt thấy con kiếm nổi bát cơm. Con hãy đi làm và mang tiền về đây!

    2. Bà mẹ sợ con vất vả, liền dúi cho một ít tiền. Anh này cầm tiền đi chơi mấy hôm, khi chỉ còn vài đồng mới trở về đưa cho cha. Người cha vứt ngay nắm tiền xuống ao. Thấy con vẫn thản nhiên, ông nghiêm giọng:

    – Đây không phải tiền con làm ra.

    3. Người con lại ra đi. Bà mẹ chỉ dám cho ít tiền ăn đi đường. Ăn hết tiền, anh ta đành tìm vào một làng xin xay thóc thuê. Xay một thúng thóc được trả công hai bát gạo, anh chỉ dám ăn một bát. Suốt ba tháng, dành được chín mươi bát gạo, anh bán lấy tiền.

    4. Hôm đó, ông lão đang ngồi sưởi lửa thì con đem tiền về. Ông liền ném luôn mấy đồng vào bếp lửa. Người con vội thọc tay vào lửa lấy ra. Ông lão cười chảy nước mắt:

    – Bây giờ cha tin tiền đó chính tay con làm ra. Có làm lụng vất vả, người ta mới biết quý đồng tiền.

    5. Ông đào hũ bạc lên và bảo:

    – Nếu con lười biếng, dù cha cho một trăm hũ bạc cũng không đủ. Hũ bạc tiêu không bao giờ hết chính là đôi bàn tay con.

    TRUYỆN CỔ TÍCH CHĂM

    Chọn đáp án đúng nhất và khoanh tròn:

    Câu 1: Ông Lão người Chăm buồn về chuyện gì ? 0.5đ

    a. Buồn về con trai lười biếng.
    b. Ông buồn vì gia đình ông nghèo
    c. Ông buồn vì ông đã già.
    d. Ví đứa con trai hư hỏng.

    Câu 2: Ông Lão muốn con trai của mình như thế nào? 0.5đ

    a. Muốn con trai trở thành một chàng trai to khỏe mạnh
    b. Muốn con trai trở thành một người con hiếu thảo.
    c. Muốn con trai trở thành người siêng năng, chăm chỉ, tự mình kiếm nổi bát cơm.
    d. Muốn con trai trở thành người giàu có.

    Câu 3: Em hiểu câu: “Tự mình kiếm nổi bát cơm” nghĩa là thế nào? 0.5đ

    a. Tự mình đi nấu cơm ăn.
    b. Tự mình làm, tự nuôi sống bản thân mình và sống không được dựa vào bố mẹ.
    c. Tự mình nấu ăn.
    d. Tự đi kiếm bát cơm để ăn.

    Câu 4: Qua câu chuyện này em rút ra được bài học gì? Bản thân em có biết quý trọng đồng tiền không? Em đã tiết kiệm tiền như thế nào? 1đ

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    …………………………………………………………………………………………………………………………….

    Câu 5. Dòng nào dưới đây ghi đúng các từ chỉ đặc điểm: 0.5đ

    Xanh mát, rực rỡ, thông minh, hiền lành.

    Xanh mát, thông minh, rực rỡ, vui đùa.

    rực rỡ, thông minh, lễ phép, chạy nhảy.

    Xanh mát, thông minh, rực rỡ, ca múa.

    Câu 6. Nối cột A với cột B Cho phù hợp. 0.5đ

    A B
    2. Mẫu câu Ai là gì? a. Bạn Vi là lớp trưởng của lớp em.
    3. Mẫu câu Ai làm gì? b. Ông em hiền như bụt.
    d. Mẹ đan cho em chiếc áo len thật đẹp.

    Câu 7: Viết vào mỗi cột ít nhất 3 từ theo yêu cầu sau : 1đ

    Chỉ công việc làm ở nhà

    Chỉ cách làm việc ở nhà

    …………………..

    ………………….

    …………………..

    ………………….

    .………………….

    ………………….

    …………………..

    ………………….

    Câu 8: Điền dấu câu thích hợp vào ô trống? 0.5đ

    Vườn nhà em trồng rất nhiều loại cây ăn quả ☐ cây táo ☐ cây mít, cây chôm chôm và cây bưởi☐

    Câu 9. Đặt câu có hình ảnh so sánh về sự vật với sự vật. 1đ

    ………………………………………………………………………………

    II. ĐỌC THÀNH TIẾNG

    Em hãy bốc thăm đọc 1 trong 4 bài sau:

    1. Nhớ lại buổi đầu đi học
    2. Con đã lớn thật rồi
    3. Bài tập làm văn
    4. Chú gấu Mi – sa

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3

    I. Đọc và trả lời

    Con heo đất

    Tôi đang mong bố mua cho tôi một con rô bốt. Nhưng bố lại mang về một con heo đất. Bố chỉ vào cái khe trên lưng nó, bảo:

    – Con cho heo ăn nhé! Con lớn rồi, nên học cách tiết kiệm.

    Từ đó, mỗi lần bố mẹ cho tiền ăn quà, mua sách, có chút tiền lẻ thừa ra, tôi lại được gửi heo giữ giúp. Tết đến, có tiền mừng tuổi, tôi cùng dành cho heo luôn. Bố mẹ bảo:

    – Chừng nào bụng con heo đầy tiền, con sẽ đập con heo ra, lấy tiền mua rô bốt.

    Thật ra con heo cũng dễ thương. Mũi nó mát lạnh và nó mỉm cười khi tôi cho tiền vào lưng nó. Nó mỉm cười cả khi tôi chẳng có đồng nào. Tôi thực sự yêu thương nó.

    Thấm thoắt một năm đã trôi qua. Một hôm, bố tôi vào phòng, lật con heo, lắc mạnh và bảo:

    – Bụng nó đầy ứ rồi. Con đập vỡ nó được rồi đấy!

    Tôi sao nỡ làm vậy! Tôi nói với bố:

    – Con không cần rô bốt nữa!

    Rồi tôi năn nỉ bố mẹ cho giữ lại con heo. Cuối cùng, bố mẹ cũng chiều ý tôi. Thế là con heo đất còn làm bạn với tôi thêm một thời gian nữa.

    Theo ÉT-GA KE-RÉT (Hoàng Ngọc Tuấn dịch)

    Câu 1: Bạn nhỏ mong bố mẹ mua cho đồ chơi gì?

    A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.
    B. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con heo đất
    C. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một chú ngựa con

    Câu 2. Con heo đất đã đồng hành với bạn nhỏ được bao lâu rồi?

    A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua
    B. Thấm thoắt hai năm đã trôi qua
    C. Thấm thoắt ba năm đã trôi qua

    Câu 3. Tìm trong truyện trên những từ chỉ các bộ phận của con heo đất

    A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt
    B. lưng, miệng, bụng, chân
    C. Mũi, lưng, miệng, bụng

    II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

    1. Chính tả

    Nghe – viết đoạn văn sau:

    Có lần, cô giáo ra cho chúng tôi một đề văn ở lớp: “Em đã làm gì để giúp đỡ mẹ?”.

    Tôi loay hoay mất một lúc, rồi cầm bút và bắt đầu viết: “Em đã nhiều lần giúp đỡ mẹ. Em quét nhà và rửa bát đĩa. Đôi khi, em giặt khăn mùi soa.”.

    Đến đấy, tôi bỗng thấy bí. Quả thật, ở nhà, mẹ thường làm mọi việc. Thỉnh thoảng, mẹ bận, định bảo tôi giúp việc này việc kia, nhưng thấy tôi đang học, mẹ lại thôi.

    2. Bài tập: Điền vào chỗ trống l hoặc n:

    Trên sân, các em nhỏ tung tăng …..ô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót …..íu …..o. Có …..ẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, …..ên ai cũng vui tươi, háo hức.

    3. Tập làm văn

    Đề bài: Viết một đoạn văn kể chuyện em nuôi con heo đất.

    Đáp án đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3

    I. Đọc và trả lời

    Câu 1:

    A. Bạn nhỏ mong bố mua cho bạn một con rô bốt.

    Câu 2.

    A. Thấm thoắt một năm đã trôi qua

    Câu 3.

    A. Mũi, lưng, miệng, bụng, chân, tai, mắt

    II. Bài tập về chính tả, luyện từ và câu, tập làm văn

    1. Chính tả

    2. Điền như sau:

    Trên sân, các em nhỏ tung tăng nô đùa. Ai cũng vui vẻ, sung sướng. Trên cành cao, chú chim nhỏ cũng nhảy nhót, hót líu lo. Có lẽ vì hôm nay là ngày tựu trường, nên ai cũng vui tươi, háo hức.

    3. Món quà năm mới mà em yêu thích nhất là chú heo đất đáng yêu được bố mẹ tặng. Con heo đất của em có màu xanh nước biển, bụng nó tròn vo, nó có chiếc mũi hếch lên và miệng nó mỉm cười. Đặc biệt heo đất của em còn có thể phát bài Con heo đất của Xuân Mai cực hay. Khi được bố mẹ cho tiền tiêu vặt hay tiền mua đồ dùng học tập còn thừa, em đều nhét vào lưng heo đất. Nhờ nuôi heo đất mà em đã tiết kiệm được tiền để mua chiếc xe đạp.

    Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt 3 sách Chân trời sáng tạo

    Phần 1: Đọc hiểu

    Đọc thầm đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

    Hoa và cỏ đứng bên nhau hiền lành nhìn các bạn nhỏ chạy nhảy, nô đùa. Thỉnh thoảng, đám hoa cỏ cũng rung nhè nhẹ khi một cơn gió tràn qua. Rồi cơn gió lớn hơn, đám cỏ nghiêng ngả xô vào nhau. Những hạt giống nhỏ theo gió bay đi. Gió qua rồi, đám cỏ quay trở lại trật tự hiền lành. Nhìn sâu dưới chân có thấy được cả những mầm non nhỏ như những chú kiến đang ngơ ngác trước những bước chân học trò tung tăng đùa giỡn.

    (Trích Hoa cỏ sân trường – Võ Diệu Thanh)

    Hãy đánh dấu vào ô trống đứng trước câu trả lời đúng:

    a) Dòng nào sau đây nói đúng về khoảng cách giữa hoa và cỏ?

    ☐ hoa và cỏ cách nhau khá xa
    ☐ hoa và cỏ đứng bên nhau
    ☐ hoa và cỏ đứng rất sát nhau
    ☐ hoa và cỏ đứng cách nhau bởi hàng rào

    b) Từ nào chỉ đặc điểm của hoa và cỏ?

    ☐ hiền dịu
    ☐ hiền lành
    ☐ hiền hậu
    ☐ hiền từ

    c) Mỗi khi có gió tràn qua, hoa và cỏ làm gì?

    ☐ rung nhè nhẹ
    ☐ bay theo gió
    ☐ tung tăng đùa giỡn
    ☐ ngủ say sưa

    d) Những mầm non nhỏ dưới chân giống như con vật gì?

    ☐ con nai vàng ngơ ngác
    ☐ con mèo con ngơ ngác
    ☐ con kiến đang ngơ ngác
    ☐ bạn học sinh ngơ ngác

    e) Dòng nào sau đây không phải là từ chỉ đặc điểm?

    ☐ hiền lành
    ☐ nô đùa
    ☐ nhè nhẹ
    ☐ ngơ ngác

    Phần 2: Luyện tập

    Câu 1: Nhìn – viết:

    Sát hàng rào là một thế giới của những cây đuôi lươn dáng mềm, lá dài như những dải lụa. Cạnh đấy, những bụi cỏ may nở những cánh hoa li ti. Hàng xóm của hoa là những bụi cỏ đã kết từng hạt nhỏ như hạt bụi.

    Câu 2: Chọn hai loại trái cây mà em yêu thích rồi điền các từ ngữ về loại quả đó vào bảng sau (theo mẫu):

    Tên quả

    Hình dáng

    Màu sắc

    Mùi vị

    M: Dưa hấu

    tròn, to

    vỏ xanh, ruột đỏ

    ngọt mát

    Câu 3:

    a) Ở trường em có những câu lạc bộ nào? Em thích câu lạc bộ nào nhất?

    b) Hãy hoàn thành mẫu đơn sau đây để xin vào câu lạc bộ mà em yêu thích:

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    …, ngày … tháng … năm …

    ĐƠN XIN GIA NHẬP SINH HOẠT CÂU LẠC BỘ

    Kính gửi:……………………………………………………………………………

    Em tên là:………………………………………………………………………….

    Ngày sinh: Nam/nữ:……………………………………………………………

    Lý do:……………………………………………………………………………….

    Em xin hứa sẽ thực hiện đúng nội quy của Câu lạc bộ

    Em xin trân trọng cảm ơn!

    Người làm đơn
    (Kí và ghi rõ họ tên)

    >> Mời các bạn tải file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *