TOP 6 Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22, giúp các em học sinh tham khảo, luyện giải đề thật nhuần nhuyễn để nắm thật chắc cấu trúc đề thi giữa kì 1 năm 2023 – 2024.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22
Bộ đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô có thêm nhiều kinh nghiệm để xây dựng đề thi giữa học kì 1 năm 2023 – 2024 cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Toán lớp 5. Chi tiết mời thầy cô cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024
1. Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 1
1.1. Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TRƯỜNG TH…… |
KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
I. PHẦN ĐỌC:
Đọc thầm bài: “Tình mẹ” và làm các bài tập sau:
Tình mẹ
Mẹ tôi là công nhân. Mẹ lúc nào cũng đầu tắt mặt tối với bao công việc. Về đến nhà mẹ phải lo việc nội trợ trong gia đình. Nhìn mẹ vất vả mà tôi chẳng giúp gì được nhiều tôi càng thương mẹ nhiều hơn.
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm. Tôi còn nhớ lần tôi bị ốm nặng, trên khuôn mặt sạm nắng của mẹ chất chứa nỗi lo toan về tôi. Lúc ấy tôi thầm trách ông trời sao nỡ đối xử với mẹ tôi như vậy, mẹ đã vất vả quanh năm giờ đây lại phải lo lắng cho tôi nữa, tôi e mẹ sẽ kiệt sức mất. Mỗi lần tôi ngủ, đôi bàn tay chai gầy của mẹ nắm lấy bàn tay nhỏ bé của tôi, tôi cảm thấy ấm áp và như có thêm sức mạnh để chống lại căn bệnh quái ác kia. Mẹ tôi có một trái tim hiền hậu nhưng cũng mạnh mẽ vô cùng. Chính sự mạnh mẽ ấy đã giúp tôi chuyên tâm vào điều trị. Vào một ngày thu trong xanh, tôi được ra viện trở về với mái ấm gia đình của mình. Tôi thầm cảm ơn tình yêu thương của mẹ. Mẹ như ánh sáng mặt trời chiếu rọi mỗi khi tôi ở nơi tối tăm nhất của sự tuyệt vọng. Mẹ như con thuyền che chở và đưa tôi ra ngoài đại dương mênh mông xa xăm kia. Tôi yêu cái bóng dáng vội vã, yêu khuôn mặt sạm nắng, yêu đôi bàn tay chai gầy của mẹ. Hình như mọi thứ về mẹ đều đã in đậm trong trái tim tôi.
(Nguyễn Thị Dung)
Em hãy khoanh vào chữ cái trước những câu trả lời đúng (câu 1, 2, 3, 4, 5, 6).
Câu 1: Người mẹ trong bài làm nghề gì?
A. Công nhân
B. Nông dân
C. ở nhà nội trợ
D. Bác sĩ
Câu 2: Những chi tiết trong bài tả hình dáng người mẹ?
A. Dáng hao gầy, bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
B. Dáng hao gầy, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay nhỏ bé.
C. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay chai gầy.
D. Bóng dáng hao gầy, có một trái tim nhân hậu, đôi bàn tay nhỏ bé.
Câu 3: Tình cảm của người mẹ được so sánh với gì?
A. Như vầng trăng toả sáng cuộc đời con, như dòng suối mát ru con khôn lớn.
B. Như nước trong nguồn chảy ra, như ánh mặt trời chiếu rọi.
C. Như ánh sáng mặt trời, như con thuyền chở và đưa tôi rangoài đại dương …
D. Như nước trong nguồn chảy ra, như vầng trăng tỏa sáng cuộc đời con.
Câu 4: Người con yêu mẹ điểm nào?
A. Yêu nỗi vất vả đầu tắt mặt tối để chăm lo cho gia đình.
B. Yêu cái bóng dáng vội vã, khuôn mặt sạm nắng, đôi bàn tay chai gầy.
C. Yêu tình yêu thương của mẹ.
D. Yêu cái bóng dáng hao gầy, nỗi vất vả đầu tắt mặt tối.
Câu 5: Từ đồng nghĩa với từ “hiền hậu” là?
A. tàn bạo
B. lành lặn
C. hung ác
D. hiền lành
Câu 6: Tìm trong bài đọc một từ trái nghĩa với từ “khổng lồ”. Đó là từ:
A. nhỏ nhắn
B. nhỏ bé
C. nhỏ xíu
D. nhỏ nhoi
Câu 7: Em có suy nghĩ gì về hình ảnh của người mẹ trong bài đọc?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 8: Qua hình ảnh người mẹ ở trong bài, em sẽ làm gì để mẹ vui lòng?
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
Câu 9: Hãy phân tích các thành phần chính trong câu văn sau:
Những buổi sớm tinh mơ, khi tiếng gà gọi ông mặt trời còn chưa vang lên, cái bóng
dáng hao gầy của mẹ đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sang rồi vội vã đi làm.
Câu 10: Em hãy tìm câu ca dao (hay tục ngữ) nói về công lao của cha mẹ đối với
con cái trong gia đình và tình cảm của các con đối với cha mẹ.
II. Viết
1. Chính tả: (Nghe – viết): (2 điểm)
Bài viết: Bài: Kì diệu rừng xanh
(Viết từ: “Nắng trưa…. ….cảnh mùa thu)
2. Tập làm văn: (7 điểm)
Đề bài: Em hãy Tả một cảnh thiên nhiên ở địa phương mà em thích nhất.
1.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
I. PHẦN ĐỌC: (10 điểm)
1. Đọc thành tiếng: 3 điểm.
Học sinh bốc thăm đọc một đoạn văn bản (đọc hay, đọc diễn cảm) trong thời gian 3 đến 5 phút và trả lời được câu hỏi (3 điểm)
Học đọc chậm không đúng tốc độ ,tùy theo mức độ để cho điểm.
2. Đọc hiểu, kiến thức về từ câu: 7 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
Đáp án |
A |
A |
C |
B |
D |
B |
Điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
0,5 điểm |
1 điểm |
1 điểm |
Câu |
Đáp án |
Thang điểm |
7
|
Nỗi vất vả cực nhọc của người mẹ trong công việc, trong chăm sóc gia đình và tình yêu thương con vô bờ bến. |
1 điểm |
8 |
Ngoan ngoãn, chăm học để xứng đáng một người con ngoan trò giỏi là cháu ngoan Bác Hồ. |
0,5 điểm |
9 10 |
Chủ ngữ: cái bóng dáng hao gầy của mẹ Vị ngữ: đã trở dậy nấu cơm cho cả nhà ăn sáng rồi vội vã đi làm.
HS nêu được bài ca dao hoặc câu tục ngữ đúng với nội dung. |
1,0 điểm 0,5 điểm |
II. PHẦN VIẾT: (10 điểm)
1.Chính tả: 3 điểm
– Bài viết đúng chính tả, đúng tốc độ, chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ, trình bày sạch đẹp, viết đúng kỹ thuật độ cao con chữ và khoảng cách, viết liền nét … (một lỗi chính tả trừ 0,1 điểm)
– Viết xấu, sai kích thước, trình bày bẩn… toàn bài trừ không quá 0,5 điểm
2.Tập làm văn: 7 điểm
– Nội dung: đủ 3 phần (Mở bài, thân bài, kết bài)
- Mở bài: Giới thiệu cảnh em định tả, có ấn tượng gì với em …. ?(1 điểm)
- Thân bài: (4 điểm): ND 1,5 điểm; KN 1,5 điểm; Cảm xúc 1 điểm
- Kết bài: (1 điểm)
– Viết bài có sáng tạo (1 điểm)
– Tuỳ mức độ làm bài của HS mà Gv có thể ghi các mức điểm : 8;7;6; 5;4 ;3,….
1.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
STT |
Chủ đề |
Số câu Số điểm |
Mức 1 (Nhận biết) |
Mức 2 (Thông hiểu) |
Mức 3 (Vận dụng) |
Mức 4 (Vận dụng nâng cao) |
Tổng |
||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
|||
1 |
Đọc hiểu văn bản |
Số câu |
2 |
2 |
1 |
1 |
6 |
||||
Câu số |
1,2 |
3,4 |
7 |
8 |
|||||||
Số điểm |
1 |
1 |
1 |
0.5 |
4 |
||||||
2 |
Kiến thức về từ, câu |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
||||
Câu số |
5 |
6 |
9 |
10 |
|||||||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1 |
0,5 |
3 |
||||||
Tổng số câu |
3 |
3 |
2 |
2 |
10 |
||||||
Tổng số điểm |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
7 |
1. Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 theo Thông tư 22 – Đề 2
2.1. Đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
TRƯỜNG TIỂU HỌC……….
|
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I |
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng: (3.0 điểm)
* Hình thức kiểm tra:
Giáo viên chuẩn bị thăm có tên các bài tập đọc trong Sách TV 5- tập 1 dưới đây, yêu cầu học sinh đọc đoạn khoảng 100 tiếng/ phút trong bài tập đọc bốc thăm được. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh trả lời 1-2 câu hỏi ( do giáo viên nêu) trong nội dung đoạn vừa đọc. Trường hợp học sinh trả lời câu hỏi thứ nhất không được, giáo viên nêu tiếp câu hỏi thứ 2 và yêu cầu học sinh trả lời.
– Bài: “Thư gửi các học sinh” (trang 5)
Đọc đoạn: “Trong năm học tới đây … công học tập của các em.”
Câu hỏi: Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
– Bài “Nghìn năm văn hiến” (trang 15)
Đọc đoạn: “Đến thăm Văn Miếu … cụ thể như sau:”
Câu hỏi: Đến thăm Văn Miếu, khách nước ngoài ngạc nhiên vì điều gì?
– Bài “Bài ca về trái đất” (trang 41)
Đọc thuộc lòng khổ 1; 2: “Trái đất này … cũng quý cũng thơm!”
Câu hỏi: Hình ảnh trái đất có gì đẹp?
– Bài: “Một chuyên gia máy xúc” (trang 45)
Đọc đoạn: “ Chiếc máy xúc của tôi … giản dị, thân mật”
Câu hỏi: Dáng vẻ của A-lếch-xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý?
– Bài “Tác phẩm của Si-le và tên phát xít” trang 58. Đọc cả bài.
Đọc đoạn 2: “Tên sĩ quan … điềm đạm trả lời”
Câu hỏi: Vì sao tên sĩ quan Đức có thái độ bực tức với ông cụ người Pháp?
– Bài “Sự sụp đổ của chế độ a- pác- thai” trang 54.
Đọc đoạn 3: “Bất bình với … thế kỉ XXI”
Câu hỏi: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?
– Bài “Những người bạn tốt”. (trang 64)
Đọc đoạn 2: “Nhưng những tên cướp… …………….giam ông lại”
Câu hỏi: Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?
– Bài “Trước cổng trời”. (trang 80). Đọc 2 khổ thơ đầu.
Câu hỏi: Vì sao địa điểm trong bài thơ được gọi là “ cổng trời”?
– Bài “Đất Cà Mau”. (trang 89). Đọc đoạn đầu.
Câu hỏi: Mưa ở Cà Mau có gì khác thường?
– Bài “Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà” (trang 69)
Đọc thuộc lòng khổ thơ 1,2 : “ Trên sông Đà… lấp loáng sông Đà”
Câu hỏi: Tìm một hình ảnh đẹp trong bài thơ thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng bên sông Đà.
– Bài: “Kì diệu rừng xanh” (trang 75)
Đọc đoạn: “Sau một hồi … thần bí”
Câu hỏi: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn của vàng rợi”?
II. Đọc thầm và làm bài tập: (15 phút) 7.0 điểm
Cho văn bản sau:
ĐƯỜNG VÀO BẢN
Tôi sinh ra và lớn lên ở một ản hẻo lánh gần biên giới phía Bắc. Con đường từ huyện lị vào bản tôi rất đẹp.
Đoạn đường dành riêng cho dân bản tôi đi về phải vượt qua một con suối to. Nước suối bốn mùa trong veo, rào rạt. Nước trườn qua kẽ đá, lách qua những mỏm đá ngầm tung bọt trắng xóa. Hoa nước bốn mùa xòe cánh trắng như trải thảm hoa đón mời khách gần xa đi về thăm bản.
Những ngày nắng đẹp, người đi trên đường nhìn xuống suối sẽ bắt gặp những đàn cá nhiều màu sắc tung tăng bơi lội. Cá như vẽ hoa, vẽ lá giữa dòng…. Bên trên đường là sườn núi thoai thoải. Núi cứ vươn mình lên cao, cao mãi. Con đường men theo một bãi rừng vầu, cây mọc san sát, thẳng tắp, dày như ống đũa. Đi trên đường, thỉnh thoảng khách còn gặp những cây cổ thụ. Có cây trám trắng, trám đen thân cao vút như đến tận trời… Những con lợn ục ịch đi lại ở ven đường, thấy người, giật mình hộc lên những tiếng dữ dội rồi chạy lê cái bụng quét đất. Những con gà mái dẫn con đi kiếm ăn cạnh đường gọi nhau nháo nhác…
Con đường đã nhiều lần đưa tiễn người bản tôi đi công tác xa và cũng đã từng đón mừng cô giáo về bản dạy chữ. Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy, thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.
(Vi Hồng – Hồ Thủy Giang)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi 1, 2, 3, 7, 8 và trả lời câu hỏi 4, 5, 6, 9, 10.
Câu 1. Đoạn đường dành riêng cho dân bản đi về có gì đặc biệt? (0.5 điểm)
A. Phải vượt qua một con thác bọt tung trắng xóa
B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt
C. Phải băng qua sườn núi thoai thoải, hoa cỏ mọc đầy hai bên đường
D. Phải đi qua một con đường đầy hoa thơm, cỏ lạ, bướm bay rập rờn, chim hót líu lo
Câu 2. Con đường vào bản có những cảnh vật gì? (0.5 điểm)
A. Con suối, núi, rừng vầu, rừng trám, trâu bò
B. Con thác, núi, rừng trám, rừng vầu, lợn gà
C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà
D. Con thác, rừng thảo quả, lợn gà, hoa thơm
Câu 3. Những con vật nào được nhắc đến trong bài văn? (0.5 điểm)
A. Con vịt, con bò, con lợn
B. Con lợn, con chó, con sư tử
C. Con lợn, con cá, con gà mái
D. Con lợn, con bò, con trâu
Câu 4. Em hiểu gì về câu “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường thân thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.”? (0.5 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 5. Bài văn tả cảnh gì? (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Qua bài đọc, em cảm nhận được tình cảm của tác giả với quê hương mình như thế nào? (1 điểm)
Câu 7. Từ trái nghĩa với “hòa bình” là: (0,5 điểm)
A. Thanh bình
B. Bình yên
C. Chiến tranh
D. Thái bình
Câu 8. Từ “chạy” trong câu nào sau đây được dùng với nghĩa gốc? (0,5 điểm)
A. Bé chạy ra cổng đón mẹ đi chợ về.
B. Chiếc đồng hồ này chạy rất đúng giờ.
C. Tàu chạy băng băng trên đường ray.
D. Chiếc xe này chạy rất tốt.
Câu 9: Tìm và ghi lại 2 từ đồng nghĩa với từ “vàng rợi? ” (1 điểm)
…………………………………………………………………………………………………………
Câu 10. Đặt hai câu để phân biệt hiện tượng đồng âm với từ “chín” (1điểm)
a) …………………………………………………………………………….
b) ………………………………………………………………………
II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (15 phút) 2 điểm
Bãi dâu
Tôi đi giữa bãi dâu và có cảm giác như đang lội dưới lòng sông cạn. Cát ở rãnh luống mềm lún. Những cành dâu lá xôn xao đón lấy ánh nắng chói chang, làm cho lớp cát dưới chân tôi mát rượi. Những cành dâu lòe xòe theo gió như trăm nghìn cánh tay xòe ra, hứng lấy ánh nắng vàng rực, che mát cho khoai lang. Những dây khoai lang mập mạp kia lại có đủ sức đâm chồi lên mơn mởn, quấn quýt bên gốc dâu, giữ ấm cho dâu…
Theo Dương Thị Xuân Quý
2. Tập làm văn ( 35 phút) 8 điểm
Đề bài: Tả cảnh cánh đồng lúa vào buổi sáng.
Em hãy tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em thích.
Đề bài: Hãy tả lại một cảnh đẹp của quê em hoặc nơi em ở.
2.2. Đáp án đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức tiếng Việt
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
Kiểm tra theo hình thức cho học sinh bốc thăm. GV đánh giá, ghi điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm
- Đọc đúng tiếng, từ; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm
- Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc (do giáo viên nêu): 1 điểm
- Sai từ tiếng thứ 6 trở đi, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
– Câu 1: B. Phải vượt qua một con suối to, nước bốn mùa trong veo, rào rạt (0,5 điểm)
– Câu 2: C. Con suối, núi, rừng vầu, cây trám, lợn gà (0.5 điểm)
– Câu 3: C. Con lợn, con cá, con gà mái (0.5 điểm)
– Câu 4: Với câu kết bài “Nhưng dù ai đi đâu về đâu, khi bàn chân đã bén hòn đá, hòn đất trên con đường quen thuộc ấy thì chắc chắn sẽ hẹn ngày quay lại.” tác giả muốn nói rằng con đường vào bản và cảnh vật ở bản mình vô cùng hấp dẫn. Cảnh vật nơi đây với những con suối trong rào rạt bốn mùa, những đàn cá bơi lội, những hàng cây cao vút,… tất cả như níu chân du khách, hẹn ngày trở lại với bản làng thân yêu. (0.5 điểm)
– Câu 5: Tả cảnh vật trên con đường vào bản ở vùng núi phía Bắc. (1 điểm)
– Câu 6: Tác giả yêu vẻ đẹp trên con đường quen thuộc ở quê mình, tác giả nhớ nét giản dị, thơ mộng của vùng núi, nơi gắn bó và nuôi dưỡng bao thế hệ con người nơi đây….. (1 điểm)
– Câu 7: C. Chiến tranh (0.5 điểm)
– Câu 8: A. Bé chạy ra cổng đón mẹ đi chợ về. (0.5 điểm)
– Câu 9: Vàng tươi, vàng rực,…. (1 điểm)
– Câu 10: Học sinh đặt câu đúng yêu cầu để phân biệt hiện tượng đồng âm. (1 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 đ)
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả, viết văn. (10 điểm)
I. Chính tả (2 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểu chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định, viết sạch, đẹp: 1 điểm
– Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm
– Sai từ lỗi thứ 6 trở đi, mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
– Giáo viên linh hoạt đánh giá trong các trường hợp khác
* Lưu ý: nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn,… bị trừ 0,5 điểm toàn bài
II. Viết đoạn, bài (8 điểm)
Học sinh viết được nội dung theo yêu cầu của đề bài đủ ba phần; câu văn dùng từ đúng ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ: 8 điểm
– Mở bài: Giới thiệu được cảnh định tả. (1 điểm)
– Thân bài:
+ Đảm bảo nội dung: Tả bao quát, tả chi tiết cảnh (1,5 điểm)
+Kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu, mạch văn sáng trôi chảy (1,5 điểm)
+ Bài viết có cảm xúc (1 điểm )
– Kết bài: Nêu cảm nghĩ, tình cảm của mình đối với cảnh (1 điểm)
– Chữ viết rõ ràng, trình bày bài sạch sẽ (0,5 điểm)
– Dùng từ đặt câu tốt chính xác (0,5 điểm)
– Viết bài có sáng tạo (1 điểm)
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm cho phù hợp.
Tùy theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết có thể cho các mức điểm: 7,5 – 7 – 6,5 – 6 – 5,5 – 5 – 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5.
2.3. Ma trận đề thi giữa kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5
Mạch kiến thức, kĩ năng |
Số câu, số điểm |
Mức 1 |
Mức 2 |
Mức 3 |
Mức 4 |
Tổng |
Kiến thức tiếng Việt: – Hiểu nghĩa và sử dụng được một số từ ngữ (kể cả thành ngữ, tục ngữ, từ Hán Việt thông dụng) thuộc các chủ điểm đã học – Xác định được hình ảnh so sánh, hình ảnh nhân hóa trong bài. – Phân biệt được từ có nghĩa chuyển, từ đồng âm, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ trái nghĩa, đại từ. – Biết đặt câu để phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa và từ nhiều nghĩa. |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
04 |
Số điểm |
0,5 |
0,5 |
1 |
1 |
03 |
|
Đọc hiểu văn bản: – Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài đọc. – Hiểu nội dung của đoạn, bài đã đọc, hiểu ý nghĩa của bài. – Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra thông tin từ bài đọc. – Nhận xét được hình ảnh, nhân vật hoặc chi tiết trong bài đọc; biết liên hệ những điều đọc được với bản thân và thực tế. |
Số câu |
1 |
2 |
2 |
1 |
06 |
Số điểm |
0,5 |
1 |
1,5 |
1 |
04 |
|
TỔNG |
Số câu |
2 |
3 |
3 |
2 |
10 |
Số điểm |
1 |
1,5 |
2,5 |
2 |
7 |
2.4. Ma trận câu hỏi kiểm tra giữa kì 1 môn Tiếng Việt 5
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Mức 4 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||||
1 | Đọc hiểu văn bản | Số câu | 1 | 2 | 2 | 1 | 6 | ||||
Câu số | 1 | 2,3 | 4,5 | 6 | |||||||
2 | Kiến thức Tiếng Việt | Số câu | 1 | 1 | 1 | 1 | 4 | ||||
Câu số | 7 | 8 | 9 | 10 | |||||||
Tổng | Số câu | 2 | 3 | 3 | 2 | 10 |
…
>> Tải file để tham khảo trọn bộ đề thi giữa học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5 năm 2023 – 2024 theo Thông tư 22