Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024 tổng hợp 58 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

TOP 58 đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra giữa kì 2 lớp 12 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Ngoài ra các bạn xem thêm ma trận đề thi giữa kì 2 lớp 12.

TOP 58 Đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024 (Tất cả các môn)

    1. Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 12

    1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn 12

    SỞ GD & ĐT ………

    TRƯỜNG THPT …….

    ĐỀ CHÍNH THỨC

    (Đề có 1 trang)

    Họ và tên:…………………….…….

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II, NĂM HỌC 2023-2024

    MÔN: NGỮ VĂN Khối 12

    Thời gian làm bài: 90 phút

    (Không kể thời gian giao đề)

    Lớp…………………. SBD:…………………

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Đọc đoạn trích:

    Xe tôi chạy trên lớp sương bềnh bồng. Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc. Khung cửa xe phía cô gái ngồi lồng đầy bóng trăng. Không hiểu sao, lúc ấy, như có một niềm tin vô cớ mà chắc chắn từ trong không gian ùa tới tràn ngập cả lòng tôi. Tôi tin chắc người con gái đang ngồi cạnh mình là Nguyệt, chính người mà chị tôi thường nhắc đến. Chốc chốc tôi lại đưa mắt liếc về phía Nguyệt, thấy từng sợi tóc của Nguyệt đều sáng lên. Mái tóc thơm ngát, dày và trẻ trung làm sao! Bất ngờ, Nguyệt quay về phía tôi và hỏi một câu gì đó. Tôi không kịp nghe rõ vì đôi mắt tôi đã choáng ngợp như vừa trông vào ảo ảnh. Trăng sáng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt, làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên và đẹp lạ thường!

    Tôi vội nhìn thẳng vào đoạn đường đầy ổ gà, không dám nhìn Nguyệt lâu. Từng khúc đường trước mặt cũng thếp từng mảng ánh trăng…

    (Trích Mảnh trăng cuối rừng, Nguyễn Minh Châu –

    Truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội, 2003, tr. 54-55)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

    Câu 2. Chỉ ra hình ảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả trong đoạn trích.

    Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh trong câu văn: “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.”

    Câu 4. Anh/chị hãy nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích.

    II. LÀM VĂN (7,0 điểm)

    Câu 1 (2,0 điểm)

    Anh/Chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của lí tưởng sống đối với thanh niên.

    Câu 2 (5,0 điểm)

    Phân tích hành động của Mị được miêu tả trong đoạn trích sau để thấy sức sống mãnh liệt của nhân vật:

    “Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng, Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt, nhưng Mị tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại… Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng, Mị chỉ thì thào được một tiếng “Đi ngay…”, rồi Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.

    Mị đứng lặng trong bóng tối.

    Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Nhưng Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy, chạy xuống tới lưng dốc, Mị nói, thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:

    – A Phủ cho tôi đi.

    A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:

    – Ở đây thì chết mất.”

    1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Văn 12

    I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    1

    Phương thức biểu đạt chính: tự sự

    Hướng dẫn chấm:

    Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm.

    – Học sinh trả lời sai hoặc không trả lời: không cho điểm.

    0,75

    2

    Hình ảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn trích:

    + Lớp sương bềnh bồng;

    + Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.

    Hướng dẫn chấm:

    Học sinh nêu được 2 ý như đáp án: 0,75 điểm.

    Học sinh chỉ nêu được 1 ý như đáp án: 0,5 điểm.

    0,75

    3

    + Hình ảnh so sánh: “mảnh trăng” được so sánh với “mảnh bạc”

    + Tác dụng: gợi vẻ đẹp trong sáng, lung linh của ánh trăng.

    Hướng dẫn chấm:

    HS trả lời như đáp án: 1,

    – HS nêu được tác dụng của biện pháp tu từ so sánh, không chỉ ra hình ảnh so sánh: 0,75đ

    – HS chỉ ra được hình ảnh so sánh, không nêu tác dụng: 0,25đ

    1,0

    4

    Nhận xét về nghệ thuật miêu tả nhân vật Nguyệt trong đoạn trích:

    + Chi tiết chọn lọc, chân thực.

    + Ngôn ngữ giàu tính biểu cảm.

    + Xây dựng hình tượng song hành: Nguyệt – trăng.

    + Bút pháp lãng mạn bay bổng.

    Hướng dẫn chấm:

    – HS nêu đúng 2 ý trong đáp án: 0,5đ

    – HS nêu đúng 1 ý trong đáp án: 0,25đ

    0,5

    II. LÀM VĂN (7.0 điểm)

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    1

    Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của lí tưởng sống đối với thanh niên.

    2,0

    a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

    HS có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành. Đảm bảo số lượng chữ phù hợp với yêu cầu (khoảng 150 chữ), không quá dài hoặc quá ngắn.

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: vai trò của lí tưởng sống

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận

    HS lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ được vấn đề cần nghị luận. Có thể theo hướng sau:

    Lí tưởng sống là mục đích sống đúng đắn, cao đẹp. Lí tưởng giúp thanh niên có phương hướng phấn đấu, phát huy hết năng lực và thực hiện được khát vọng của bản thân. Lí tưởng còn là động lực giúp thanh niên vượt qua những khó khăn, cám dỗ của cuộc sống hiện đại để học tốt, sống tốt, khẳng định giá trị của bản thân trong đời sống xã hội.

    Hướng dẫn chấm:

    Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lẽ dẫn chứng (0,75đ).

    Lập luận chưa chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5đ).

    Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25đ).

    * Lưu ý: HS có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.

    0,75

    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm:

    Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

    0,25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    Hướng dẫn chấm: HS huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân khi bàn luận; có cái nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục.

    – Đáp ứng được 02 yêu cầu trở lên: 0,5đ

    – Đáp ứng được 01 yêu cầu: 0,25đ

    0,5

    2

    Phân tích hành động của nhân vật Mị trong đoạn văn để thấy sức sống mãnh liệt của nhân vật

    5,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận:

    Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề gồm nhiều ý/ đoạn văn; Kết bài khái quát được vấn đề

    0,25

    b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị thể hiện qua hành động cứu người và tự cứu mình.

    Hướng dẫn chấm:

    – HS xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5đ

    – HS xác định chưa đầy đủ vấn đề cần nghị luận: 0,25đ

    0,5

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HS có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

    * Giới thiệu khái quát tác giả Tô Hoài, truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

    * Phân tích hành động của nhân vật Mị :

    + Hành động Mị cởi trói cho A Phủ: rút con dao nhỏ… cắt nút dây mây; thì thào “Đi ngay”…. Đây là một hành động bất ngờ, táo bạo nhưng quyết liệt và hợp lí. Nó phù hợp với nét tâm lí của Mị trong đêm mùa đông ấy.

    + Hành động tự cứu mình của Mị: vụt chạy ra, băng đi, đuổi kịp A Phủ, nói “cho tôi đi”… Hành động cũng bất ngờ, táo bạo nhưng vẫn hợp lí.

    + Hành động của nhân vật Mị được thể hiện qua ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo, tinh tế; bút pháp tả thực, chi tiết chọn lọc…

    * Nhận xét về sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị:

    Những hành động ấy có cơ sở là bản tính mạnh mẽ của Mị; là khi Mị thoát khỏi trạng thái vô cảm ngày thường. Hành động ấy là kết quả tất yếu của sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong trong con người Mị.

    Hướng dẫn chấm:

    – HS phân tích hành động của nhân vật và nhận xét về sức sống mãnh liệt của nhân vật một cách đầy đủ, sâu sắc: 2,0đ – 2,5đ

    – HS phân tích được hành động và sức sống mãnh liệt của nhân vật nhưng chưa thật đầy đủ, sâu sắc: 1,0đ – 1,75đ

    – HS cảm nhận và phân tích chung chung, chưa làm rõ các biểu hiện của hành động và sức sống nhân vật: 0,25đ – 0,75đ.

    0,5

    2,5

    * Đánh giá:

    + Hành động cứu người và tự cứu mình của Mị nói lên khát vọng sống mãnh liệt, bền bỉ cuối cùng đã chiến thắng ngục tù của chế độ phong kiến tàn bạo; bộc lộ vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật.

    + Diễn tả hành động và sức sống mãnh liệt của nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo sâu sắc.

    Hướng dẫn chấm:

    – HS đánh giá được 2 ý: 0,5đ

    – HS đánh giá được 1 ý: 0,25đ

    0,5

    d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.

    Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp

    0,25

    e. Sáng tạo

    Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    Hướng dẫn chấm: HS biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật vấn đề nghị luận; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc.

    – Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5đ

    – Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25đ

    0,5

    ————– Hết————

    2. Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 12

    2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lịch sử 12

    Câu 1. Trong chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, khi quân đội Việt Nam chiếm được cứ điểm Đông Khê thì cứ điểm nào của quân Pháp bị rơi vào tình thế bị cô lập?

    A. Lạng Sơn.
    B. Đông Khê
    C. Đình Lập.
    D. Cao Bằng.

    Câu 2. Nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 – 1975) là

    A. sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
    B. sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng.
    C. hậu phương miền Bắc được xây dựng vững chắc.
    D. tinh thần đoàn kết của nhân dân ba nước Đông Dương.

    Câu 3. Ý nào dưới đây là một trong những nội dung trong đường lối kháng chiến toàn quốc chống Pháp của Đảng (1946 – 1954)?

    A. Nhất trí.
    B. Thống nhất.
    C. Đoàn kết.
    D. Toàn dân.

    Câu 4. Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Nava (1953) trong chiến tranh xâm lược Đông Dương là

    A. kết thúc chiến tranh trong danh dự.
    B. tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.
    C. biến Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới.
    D. tiêu diệt bộ đội chủ lực của Việt Nam.

    Câu 5. Theo Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết ở hai miền Bắc – Nam lấy giới tuyến ở

    A. vĩ tuyến 16.
    B. vĩ tuyến 20.
    C. vĩ tuyến 38.
    D. vĩ tuyến 17.

    Câu 6. Điểm khác nhau chủ yếu giữa các chiến lược chiến tranh của Mĩ ở miền Nam Việt Nam những năm 1961-1975 là gì?

    A. Mở rộng về quy mô, địa bàn và phương tiện chiến tranh.
    B. Điều chỉnh vai trò của quân đội Mĩ và quân đội Sài Gòn.
    C. Đề cao vai trò của quân Mĩ, đồng minh Mĩ và cố vấn Mĩ.
    D. Sử dụng phương tiện chiến tranh và thủ đoạn thực hiện.

    Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu nhân dân Việt Nam cơ bản hoàn thành nhiệm vụ “đánh cho Mĩ cút” ?

    A. Chiến thắng Vạn Tường.
    B. Chiến thắng hai mùa khô.
    C. Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
    D. Hiệp định Pari được kí kết.

    Câu 8. Biểu hiện nào chứng tỏ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) của quân dân Việt Nam đã buộc Mĩ phải “trút bỏ gánh nặng chiến tranh lên vai chính quyền và quân đội Sài Gòn”?

    A. Tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại cuộc chiến tranh.
    B. Rút dần quân Mĩ, quân đồng minh về nước.
    C. Chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán ở Pari.
    D. Ngừng viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.

    Câu 9. Một trong những điểm khác biệt của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam so với với các mặt trận dân tộc thống nhất trước đó ở Việt Nam là

    A. tích cực lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị.
    B. đại diện cho nhân dân đấu tranh ngoại giao.
    C. đã tập hợp xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
    D. tích cực lãnh đạo nhân dân đấu tranh vũ trang.

    Câu 10. Công cuộc cải cách giáo dục từ năm 1950 ở Việt Nam không có phương châm nào sau đây?

    A. Phục vụ nhân dân.
    B. Phục vụ sản xuất.
    C. Phục vụ kháng chiến.
    D. Phục vụ dân sinh.

    Câu 11. Ở Việt Nam, phong trào Đồng Khởi (1959-1960) nổ ra trong hoàn cảnh cách mạng miền Nam đang

    A. chuyển dần sang đấu tranh chính trị.
    B. chuyển hẳn sang tiến công chiến lược.
    C. giữ vững và phát triển thế tiến công.
    D. gặp muôn vàn khó khăn tổn thất.

    Câu 12. Thực tiễn 30 năm chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) chứng tỏ kết quả đấu tranh ngoại giao

    A. luôn phụ thuộc vào tình hình quốc tế và sự dàn xếp của các cường quốc.
    B. không góp phần làm thay đổi so sánh lực lượng trên chiến trường.
    C. dựa trên cơ sở thực lực chính trị và quân sự mỗi giai đoạn chiến tranh.
    D. chỉ là phản ánh kết quả của đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.

    Câu 13. Chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam mở đầu cao trào “tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt”?

    A. An Lão.
    B. Vạn Tường.
    C. Ấp Bắc.
    D. Bình Giã.

    Câu 14. Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam lần đầu tiên được ghi nhận trong văn bản pháp lí quốc tế nào?

    A. Hiệp định Pari (1973).
    B. Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946).
    C. Hiệp định Giơnevơ (1954).
    D. Tạm ước (14/9/1946).

    Câu 15. Triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam, Mĩ tiến hành các cuộc hành quân “tìm diệt” vào

    A. vùng “đất thánh Việt cộng”.
    B. đồng bằng liên khu IV.
    C. cơ quan đầu não kháng chiến.
    D. Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

    Câu 16. Cuối năm 1974 – đầu năm 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam trong điều kiện lịch sử nào sau đây?

    A. Chính quyền và quân đội Sài Gòn bắt đầu khủng hoảng, suy yếu.
    B. So sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.
    C. Cách mạng miền Nam bắt đầu chuyển sang thế tiến công.
    D. Chính quyền và quân đội Sài Gòn đã đầu hàng hoàn toàn.

    Câu 17. “Phải tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí, kỹ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa” là quyết định của Bộ Chính trị Trung ương Đảng cho chiến dịch nào?

    A. Hồ Chí Minh.
    B. Tây Nguyên.
    C. Đường 14-Phước Long.
    D. Huế – Đà Nẵng.

    Câu 18. Thủ đoạn nào của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961-1965) nhằm hiện thực hóa âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”?

    A. Tăng nhanh lực lượng quân đội Sài Gòn.
    B. Tăng viện trợ cho chính quyền Sài Gòn.
    C. Lập bộ chỉ huy quân sự Mĩ ở miền Nam.
    D. Tiến hành dồn dân lập “ấp chiến lược”.

    Câu 19. Sự phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam trong giai đoạn 1961 – 1965 so với giai đoạn 1959 – 1960 được thể hiện ở điểm nào?

    A. Từ đấu tranh chính trị chuyển sang khởi nghĩa vũ trang.
    B. Từ giành chính quyền ở nông thôn chuyển sang làm chủ vùng đô thị.
    C. Từ đấu tranh quân sự chuyển sang đấu tranh quân sự kết hợp chính trị.
    D. Từ khởi nghĩa từng phần chuyển sang chiến tranh cách mạng.

    Câu 20. Trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược (1945 – 1975), nhân dân Việt Nam đã giành thắng lợi bằng việc

    A. lấy lực thắng thế, lấy ít thắng nhiều, chuyển bại thành thắng.
    B. lấy số lượng quân đông, ý chí mạnh thắng vũ khí chất lượng cao.
    C. dùng sức mạnh của nhiều nhân tố thắng sức mạnh quân sự và kinh tế.
    D. dùng sức mạnh vật chất thắng sức mạnh của ý chí và tinh thần.

    Câu 21. Nội dung nào dưới đây là một trong những ý nghĩa quan trọng của chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950?

    A. Đè bẹp ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
    B. Buộc Pháp phải rút quân về nước.
    C. Ta phát huy thế chủ động trên chiến trường.
    D. Mở ra bước phát triển mới cho kháng chiến.

    Câu 22. Phong trào “Đồng khởi” (1959 – 1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam không có ý nghĩa nào sau đây?

    A. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
    B. Chuyển cách mạng miền Nam lên thế tiến công.
    C. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ.
    D. Buộc Mĩ phải xuống thang chiến tranh, đến bàn đàm phán.

    Câu 23. Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2 – 1951) đã quyết định đưa Đảng ra hoạt động công khai với tên gọi

    A. Đảng Cộng sản Việt Nam.
    B. Đảng Cộng sản Đông Dương.
    C. Đảng Lao động Việt Nam.
    D. Đông Dương Cộng sản đảng.

    Câu 24. Đặc điểm nổi bật của tình hình miền Bắc Việt Nam sau Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là

    A. tàn tích phong kiến bị xóa b
    B. được hoàn toàn giải phóng.
    C. đặt dưới ách thống trị của Mĩ.
    D. hoàn thành khôi phục kinh tế.

    Câu 25. Mục đích chính của Mĩ và chính quyền Sài Gòn khi xây dựng “ấp chiến lược” ở miền Nam Việt Nam là gì?

    A. Tách dân ra khỏi cách mạng.
    B. Chiếm ruộng đất của nông dân.
    C. Phục vụ chính sách mị dân.
    D. Vơ vét nhân lực và vật lực.

    Câu 26. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng Lao động Việt Nam đã xác định cách mạng miền Nam có vai trò như thế nào với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?

    A. Quyết định nhất.
    B. Quyết định trực tiếp.
    C. Quan trọng nhất.
    D. Cơ bản nhất.

    Câu 27. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) đều

    A. là những trận quyết chiến chiến lược.
    B. tiêu diệt mọi lực lượng của đối phương.
    C. có sự kết hợp giữa tiến công và nổi dậy.
    D. có sự điều chỉnh phương châm tác chiến.

    Câu 28. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” được Mĩ được đề ra ở miền Nam Việt Nam sau khi thất bại trong chiến lược chiến tranh nào?

    A. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
    B. Chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”.
    C. Chiến lược “chiến tranh đơn phương”.
    D. Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

    Câu 29. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947 của quân dân Việt Nam đã đánh bại kế hoạch chiến tranh nào của thực dân Pháp?

    A. Kế hoạch Nava.
    B. Kế hoạch Rơve.
    C. Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh.
    D. Kế hoạch Đờ-lát đơ Tát-xi-nhi.

    Câu 30. Từ thu đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn cơ động chiến lược mạnh ở

    A. Nam Đông Dương.
    B. Điện Biên Phủ.
    C. đồng bằng Bắc Bộ.
    D. Ven biểnTrung Bộ.

    Câu 31. Thắng lợi nào của nhân dân Việt Nam đã đi vào lịch sử thế giới “như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”?

    A. Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
    B. Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 – 1975).
    C. Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
    D. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954).

    Câu 32. Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7 – 1973) xác định phương pháp của cách mạng miền Nam là tiến hành

    A. bạo lực cách mạng.
    B. đấu tranh công khai.
    C. đấu tranh chính trị.
    D. đấu tranh bất hợp pháp.

    Câu 33. Sự kiện nào sau đây báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng?

    A. Xe tăng của quân giải phóng tiến vào dinh Độc Lập.
    B. Tổng thống Dương Văn Minh bị bắt.
    C. Lá cờ cách mạng tung bay trên nóc dinh Độc Lập.
    D. Tỉnh Châu Đốc được giải phóng.

    Câu 34. Một trong những nội dung của kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi do Pháp đề ra trong chiến tranh xâm lược Đông Dương từ cuối năm 1950 là

    A. khóa chặt biên giới Việt – Trung
    B. tiến hành chiến tranh tổng lực.
    C. thiết lập hành lang Đông – Tây.
    D. tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai.

    Câu 35. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 để lại bài học lịch sử nào đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hiện nay?

    A. Kết hợp đấu tranh quân sự với ngoại giao.
    B. Lấy ít địch nhiều, lấy lực thắng thế.
    C. Tranh thủ sự ủng hộ của các cường quốc.
    D. Dự đoán đúng và chớp thời cơ chiến lược.

    Câu 36. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960) của nhân dân miền Nam Việt Nam nổ ra từ địa phương nào?

    A. Quảng Ngãi.
    B. Bình Định.
    C. Bến Tre.
    D. Ninh Thuận.

    Câu 37. Thủ đoạn hòa hoãn, thỏa hiệp với Liên Xô và Trung Quốc của Mĩ khi triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm mục đích nào sau đây?

    A. Buộc ta kí Hiệp định Pari theo điều khoản của Mĩ.
    B. Làm lung lay quyết tâm chiến đấu chống Mĩ của ta.
    C. Cô lập cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam.
    D. Chấm dứt vĩnh viễn viện trợ của bên ngoài cho ta.

    Câu 38. Nhận định nào nào sau đây không đúng về chiến thắng Đường 14 – Phước Long (1 – 1975)?

    A. Mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975.
    B. Là thực tiễn để thăm dò khả năng của quân đội Sài Gòn và sự can thiệp của Mĩ.
    C. Phản ánh tương quan thế, lực giữa ta và địch trên chiến trường.
    D. Là cơ sở để Bộ chính trị bổ sung, hoàn chỉnh kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam.

    Câu 39. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam (1945 – 1954) giành thắng lợi có tác động như thế nào đến thế giới?

    A. Đưa tới sự ra đời của Phong trào Không liên kết trên thế giới.
    B. Đưa tới sự giải trừ của chủ nghĩa thực dân trên toàn thế giới.
    C. Giáng đòn nặng nề vào tham vọng của chủ nghĩa thực dân mới.
    D. Mở đầu quá trình sụp đổ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ.

    Câu 40. Khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mĩ (1961 – 1965) được chứng tỏ qua chiến thắng nào của quân dân miền Nam Việt Nam?

    A. Vạn Tường.
    B. Đồng Xoài.
    C. Ba Gia.
    D. Ấp Bắc.

    2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sử 12

    1 D 6 B 11 D 16 B 21 D 26 B 31 B 36 C
    2 C 7 D 12 C 17 A 22 D 27 A 32 A 37 C
    3 D 8 B 13 B 18 A 23 C 28 A 33 C 38 A
    4 A 9 B 14 C 19 D 24 B 29 C 34 B 39 D
    5 D 10 A 15 A 20 C 25 A 30 C 35 D 40 D

    3. Đề thi giữa kì 2 môn Toán 12

    4. Đề thi giữa kì 2 Vật lí 12

    4.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 12

    Câu 1. Tia X được ứng dụng.

    A. để sấy khô, sưởi ấm.
    B. trong khoan cắt kim loại.
    C. trong chiếu điện, chụp điện.
    D. trong đầu đọc đĩa CD.

    Câu 2. Tia hồng ngoại là những bức xạ có

    A. khả năng ion hoá mạnh không khí.
    B. bản chất là sóng điện từ.
    C. bước sóng nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng đỏ.
    D. khả năng đâm xuyên mạnh, có thể xuyên qua lớp chì dày cỡ cm.

    Câu 3. Thực hiện thí nghiệm Y- âng bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng. Biết hai khe sáng cách nhau a, khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn quan sát là D, khoảng vân thu được là i. Hệ thức nào dưới đây đúng?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Câu 4. Một sóng điện từ có chu kỳ T, bước sóng và tốc độ truyền sóng trong chân không là c. Hệ thức nào dưới đây đúng?

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Câu 5. Trong chân không, bức xạ nào sau đây là bức xạ tử ngoại?

    A. 480nm.
    B. 630nm.
    C. 280nm.
    D. 930nm.

    Câu 6. Khi một điện tích điểm q dao động điều hòa thì xung quanh q sẽ tồn tại

    A. điện trường.
    B. trường tĩnh điện
    C. từ trường.
    D. điện trường biến thiên.

    Câu 7. Bộ phận nào sau đây là một trong ba bộ phận chính của máy quang phổ lăng kính

    A. Hệ tán sắc.
    B. Mạch tách sóng.
    C. Phần cảm.
    D. Phần ứng.

    Câu 8. Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?

    A. Chất khí ở áp suất lớn.
    B. Chất rắn.
    C. Chất khí ở áp suất thấp.
    D. Chất lỏng.

    Câu 9. Mạch dao động lí tưởng gồm tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có dộ tự cảm L. Trong mạch đang có dao động điện từ tự do với tần số f. Giá trị của f là

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Câu 10. Một ánh sáng đơn sắc không có tính chất nào sau đây ?

    A. Bị tán sắc khi đi qua lăng kính.
    B. Bị khúc xạ khi đi qua lăng kính.
    C. Có một màu xác định.
    D. Có một tần số xác định.

    Câu 11. Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, mạch tách sóng ở máy thu thanh có tác dụng

    A. đưa sóng cao tần ra loa.
    B. tách sóng âm ra khỏi sóng cao tần.
    C. tách sóng hạ âm ra khỏi sóng siêu âm.
    D.đưa sóng siêu âm ra loa.

    Câu 12. Sóng điện từ

    A. là sóng ngang.
    B. không truyền được trong chân không.
    C. là sóng dọc
    D. chỉ lan truyền trong môi trường rắn, lỏng.

    Câu 13. Sóng nào sau đây được dùng trong truyền hình bằng sóng vô tuyến điện?

    A. Sóng cực ngắn.
    B. Sóng dài.
    C. Sóng trung.
    D. Sóng ngắn.

    Câu 14. Khi thực nghiệm thí nghiệm Y-âng bằng ánh sáng đơn sắc, một học sinh đo được khoảng vân là 0,5mm. Khoảng cách giữa vân sáng bậc 1 đến vân tối thứ 3 (cùng bên so với vân trung tâm) là

    A.1,0 mm.
    B. 2,25mm.
    C. 2,0 mm.
    D. 1,5 mm.

    Câu 15. Sóng điện từ của kênh VOV giao thông có tần số 91MHz lan truyền trong không khí với tốc độ 3.108m/s. Bước sóng của sóng này

    A. 2,7m.
    B. 3,3m.
    C. 3,0m.
    D. 9,1m.

    Câu 16. Các hồ quang điện, đèn thuỷ ngân, và những vật bị nung nóng trên 3000oC đều là những nguồn phát tia nào mạnh trong các tia sau?

    A. Tia tử ngoại.
    B. Tia X (tia Ronnghen).
    C. Tia hồng ngoại
    D. Tia γ (tia gama).

    Câu 17. Quang phổ của một bóng đèn dây tóc khi nóng sáng thì sẽ

    A. xuất hiện dần các màu từ màu đỏ đến tím, không sáng hơn.
    B. hoàn toàn không thay đổi.
    C. vừa sáng dần lên, vừa xuất hiện dần các màu đến một nhiệt độ nào đó mới đủ 7 màu.
    D. sáng dần khi nhiệt độ tăng dần nhưng vẫn có đủ bảy màu.

    Câu 18. Sóng nào sau đây không là sóng điện từ

    A. Sóng phát ra từ anten của đài phát thanh.
    B. Sóng phát ra từ anten của đài truyền hình.
    C. Sóng phát ra từ lò vi sóng.
    D. Sóng phát ra từ loa phóng thanh.

    Câu 19. Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có

    A. màu tím và tần số 1,5f.
    B. màu cam và tần số f.
    C. màu cam và tần số 1,5f.
    D. màu tím và tần số f.

    Câu 20. Trong chân không, các bức xạ được sắp xếp theo thứ tự bước sóng giảm dần là

    A. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia X, tia tử ngoại.
    B. tia hồng ngoại, ánh sáng tím, tia tử ngoại, tia X.
    C. tia X, tia tử ngoại, ánh sáng tím, tia hồng ngoại.
    D. ánh sáng tím, tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia X.

    Câu 21. Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do với điện tích cực đại của tụ điện là Qo và cường độ dòng điện cực đại trong mạch là Io. Dao động điện từ tự do trong mạch có chu kì là

    Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Câu 22. Mạch dao động điện từ gồm tụ điện C = 16 nF và cuộn cảm L = 25 mH. Tần số góc dao động của mạch là

    A. ω=5.10-5 Hz.
    B. ω=5.104 rad/s.
    C. ω=200 rad/s.
    D. ω=200 Hz.

    Câu 23. Hai khe Y-âng cách nhau 3mm được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,60µm. Các vân giao thoa được hứng trên màn cách hai khe 2m. Tại N cách vân trung tâm 1,2 mm có

    A. vân sáng bậc 3
    B. vân sáng bậc 2.
    C. vân tối thứ 2.
    D. vân tối thứ 3.

    Câu 24. Một nguồn sáng điểm nằm cách đều hai khe Iâng và phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng = 0,6m. Khoảng cách hai khe a = 0,2 mm, khoảng cách từ các khe đến màn D = 1m. Khoảng cách giữa một vân sáng và một vân tối kề nhau là

    A. 1,5mm
    B. 0,015mm
    C. 0,15mm
    D. 15mm

    Câu 25. Mạch LC có điện tích trong mạch biến thiên điều hoà theo phương trình q = 4 sin2π.104t (µC). Tần số dao động của mạch là

    A. f =10 kHz.
    B. f = 2kHz.
    C. f = 2.
    D. f =10 Hz.

    Câu 26. Trong thí nghiệm Y-âng biết hai khe cách nhau 0,6 mm; hai khe cách màn 2 m; bước sóng dùng trong thí nghiệm 600 nm, x là khoảng cách từ M trên màn E đến vân sáng chính giữa. Khoảng vân là

    A. 1 mm.
    B. 2mm.
    C. 2,5 mm.
    D. 0,2mm.

    Câu 27. Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, khoảng cách giữa hai khe hẹp là 1 mm, khoảng cách từ hai khe đến màn bằng 2m. Ánh sáng chiều vào hai khe có bước sóng 0,5m. Khoảng cách từ vân sáng trung tâm đế vân sáng bậc 4 là.

    A. 2 mm.
    B. 3,6mm.
    C. 2,8mm.
    D. 4mm.

    Câu 28. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 2m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1 = 0,6m và 2 = 0,5m thì trên màn có những vị trí tại đó có vân sáng của hai bức xạ trùng nhau gọi là vân trùng. Trong khoảng giữa hai vân cùng màu với vân trung tâm có bao nhiêu vân đơn sắc củ ánh sáng 2 ?

    A. 6.
    B. 5.
    C. 4.
    D. 3.

    Câu 29. Trong thí nghiệm Iâng về giao thoa ánh sáng khoảng cách giữa hai khe là 1,5mm, khoảng cách từ hai khe đến màn là 1,5m. Nếu chiếu đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng 1=0,5m và 2 = 0,6m. Xác định khoảng cách giữa hai vân sáng bậc 4 ở cùng phía với nhau của hai bức xạ này.

    A. 4,0mm.
    B. 0,5mm.
    C. 0,4mm.
    D. 5,0mm.

    Câu 30. Trong một mạch dao động LC có tụ điện là 5F, có i = 0,05sin2000t(A). Biểu thức điện tích trên tụ là

    A. q=2.10-5sin(2000t-p/2)(C).
    B.q=2.10-5sin(2000t-p/4)(C).
    C. q=2,5.10-5sin(2000t-p/2)(C).
    D. q=2,5.10-5sin(2000t-p/4)(C).

    ………….Hết……………

    4.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Lý 12

    1- C;

    02. B;

    03. A;

    04. A;

    05. C;

    06. D;

    07. A;

    08. C;

    09. B

    ; 10. A

    11. B

    12. A;

    13. A;

    14. B;

    15. B;

    16. A;

    17. C;

    18. D;

    19. B;

    20. B;

    21. B;

    22. B;

    23. A;

    24. A;

    25. A;

    26. B; 2

    27. D;

    28. B;

    29. C;

    30. C;

    …………..

    5. Đề kiểm tra giữa kì 2 Hóa 12

    5.1 Đề thi giữa kì 2 Hóa 12

    TRƯỜNG THPT ………. .

    TỔ HÓA – SINH

    ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ II ( 2023 – 2024)

    Môn thi: HÓA HỌC Lớp 12

    Thời gian :45 phút; không kể phát đề

    Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1, C=12, O=16, Na=23, Mg=24, Al=27, S = 32, Cl =35,5, K=39, Fe=56, Ba=137.

    PHẦN TRẮC NGHIỆM: 7,0 điểm

    Câu 1: Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?

    A. 3CO +Fe2O3→ 2Fe + 3CO2.
    B. 2Al + Cr2O3 → 2Cr + Al2O3.
    C. ZnO+ H2 → Zn + H2O
    D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.

    Câu 2: Dãy các kim loại đều được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy là:

    A. Na,Ca, Al.
    B. Na, Ca, Cu.
    C. Na, Cu, Al.
    D. Fe, Ca, Al.

    Câu 3: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của kim loại kiềm là

    A. ns1.
    B. ns2.
    C. ns2np1.
    D. (n-1)dxnsy.

    Câu 4: Các kim loại nào sau đây đều là kim loại kiềm?

    A. Li,Cu.
    B. Rb, Cr.
    C. Ba, Li.
    D. K, Cs.

    Câu 5: Số oxi hóa của kim loại kiềm thổ trong hợp chất là

    A. +1.
    B. -1
    C. -2.
    D. +2.

    Câu 6: Xút ăn da có công thức phân tử là

    A. NaOH.
    B. NaHCO3.
    C. NaCl.
    D. Na2SO4.

    Câu 7: Cặp kim loại nào sau đây đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường?

    A. Mg, Ba.
    B. Ca, Be.
    C. Ba, Sr.
    D. Mg, Ca.

    Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, kim loại kiềm thổ thuộc nhóm

    A. IA.
    B. IIA.
    C. IIB.
    D. IIIA.

    Câu 9: Thành phần chính của đá vôi, đá phấn là

    A. CaSO4.
    B. CaCO3.
    C. Ca(OH)2.
    D. CaO.

    Câu 10: Cho dung dịch Na2CO3 tác dụng với dung dịch CaCl2 thì

    A. có kết tủa trắng tạo thành.
    B. có khí không màu thoát ra.
    C. có kết tủa trắng sau đó tan dần.
    D không có hiện tượng gì.

    Câu 11: Thạch cao nung có công thức là

    A. CaSO4. 2H2O.
    B. MgSO4. 7H2O.
    C. CaSO4
    D. CaSO4. H2O.

    Câu 12: Nước cứng là nước chứa nhiều các ion

    A. Cu2+vàFe3+.
    B. Al3+ và Fe3+.
    C. Na+ và K+.
    D. Ca2+ và Mg2+.

    Câu 13: Ở nhiệt độ thường, kim loại Al phản ứng với dung dịch NaOH thu được H2

    A. dung dịch NaCl.
    B. Al2O3.
    C. dung dịch NaAlO2.
    D. Al(OH)3.

    Câu 14: Ứng dụng nào sau đây không phải của Al?

    A. Làm trong nước đục.
    B. Chế tạo thiết bị trao đổi nhiệt.
    C. Làm dây cáp dẫn điện thay thế dây đồng.
    D. Dùng làm vật liệu chế tạo máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ.

    Câu 15: Criolit là một hợp chất của Al trong tự nhiên. Công thức của criolit là

    A. NaF. AlF3.
    B. CaF2. AlF3.
    C. 3NaF. AlF3.
    D. 3KF. AlF3.

    Câu 16: Tính chất nào sau đây là của Al?

    A. Có màu nâu đỏ.
    B. Có màu xám.
    C. Là kim loại nặng.
    D. Mềm, dễ kéo sợi.

    Câu 17: Có những vật bằng sắt được mạ bằng những kim loại khác nhau. Nếu các vật này đều bị sây sát sâu đến lớp sắt, thì vật nào bị gỉ sắt chậm nhất?

    A. Sắt tráng kẽm.
    B. Sắt tráng thiếc.
    C. Sắt tráng niken.
    D. Sắt tráng đồng.

    Câu 18: Phát biểu nào sau đây về kim loại kiềm là sai?

    A. Cần bảo quản trong dầu hỏa.
    B. Có nhiệt độ sôi thấp.
    C. Đều phản ứng với nước ở điều kiện thường.
    D. Là các kim loại nặng, có ánh

    Câu 19: Hiện tượng xảy ra khi cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4 là

    A. sủi bọt khí không màu.
    B. xuất hiện kết tủa màu đỏ.
    C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu xanh.
    D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ.

    Câu 20: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân?

    A, Ca(HCO3)2.
    B.CaO.
    C. Mg(HCO3)2.
    D. CaCO3.

    Câu 21: Dung dịch BaCl2 tác dụng được với dung dịch nào sau đây?

    A. KOH.
    B. HNO3.
    C.Na2SO4.
    D. NH3.

    Câu 22: Có thể dùng lượng dư dung dịch nào sau đây để làm mềm mẫu nước cứng chứa Ca(HCO3)2 và MgCl2?

    A. Ca(OH)2.
    B. HCl.
    C.NaCl.
    D. K2CO3.

    Câu 23: Hòa tan hoàn toàn 5,0 gam muối cacbonat của một kim loại nhóm IIA bằng dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 1,12 lít khí (đktc). Phân tử khối của muối cacbonat là

    A. 84.
    B. 197.
    C. 100.
    D.148.

    Câu 24: Dung dịch Al2(SO4)3 không tác dụng với dung dịch nào sau đây?

    A. HNO3.
    B.NaOH.
    C. BaCl2.
    D. NH3.

    Câu 25: Cho 9 gam hợp kim nhôm vào dung dịch NaOH đặc nóng (dư) thu được 10,08 lít khí (đktc), các thành phần khác của hợp kim không phản ứng. Thành phần phần trăm khối lượng của Al trong hợp kim là

    A. 75%.
    B. 80%.
    C.90%.
    D. 60%.

    ………..

    5.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Hóa học 12

    I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu trắc nghiệm đúng được 0,25 điểm

    Câu

    1

    2

    3

    4

    5

    6

    7

    8

    9

    10

    11

    12

    13

    14

    Đáp án

    D

    A

    A

    D

    D

    A

    C

    B

    B

    A

    D

    D

    C

    A

    Câu

    15

    16

    17

    18

    19

    20

    21

    22

    23

    24

    25

    26

    27

    28

    Đáp án

    C

    D

    A

    D

    C

    B

    C

    D

    C

    A

    C

    D

    D

    C

    II. TỰ LUẬN

    Xem đáp án giải chi tiết trong file tải về

    …………….

    Tải file về để xem trọn bộ đề thi giữa kì 2 lớp 12 năm 2023 – 2024

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *