Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021 có 5 đề thi có đáp án, bảng ma trận kèm theo, giúp các em học sinh lớp 6 ôn tập, luyện giải đề rồi so sánh đáp án thuận tiện hơn. Đồng thời cũng giúp củng cố lại những kiến thức đã học.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 – 2021
Đây là tài liệu vô cùng hữu ích giúp thầy cô có thêm kinh nghiệm trong việc ra đề thi giữa học kì 2 cho học sinh của mình. Bên cạnh đó, còn có thể tham khảo thêm bộ đề môn Toán, Ngữ Văn. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Download.vn:
Bộ đề thi giữa học kì 2 lớp 6 môn Sinh học năm 2020 – 2021
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 – Đề 1
Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6
Nội dung | Trong đó | Mức độ nhận thức | ||||||
Hiểu | Biết | Vận dụng | Tổng | |||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | |||
Chương VI: Hoa & SS hữ u tính. |
Câu 3: (3, 0 đ) |
1 câu: (3,0 đ) |
||||||
Chương VII: Quả và hạt |
Câu 1,6: (0,5 đ) |
Câu 2, 5: (0,5 đ) |
Câu 2: (2,0 đ) |
Câu 3: (0,5 đ) |
6 câu: (4,5 đ) |
|||
Chương VIII: Các nhóm thực vật. |
Câu 1: (2, 0 đ) |
Câu 4: (0,5 đ) |
2 câu: (2,5 đ) |
|||||
Tổng cộng |
2 câu: (1,0 đ) |
1 câu: (2,0 đ0 |
3 câu: (1,5 đ) |
1 câu: (2,0 đ) |
1 câu: (0,5 đ) |
1 câu: (3,0 đ) |
9 câu: (10,0 đ) |
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
UBND TP…………………….. |
KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 |
A. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm) Khoanh tròn vào một chữ cái (a, b, c, d) chỉ ý trả lời đúng nhất:
Câu 1: Các quả nào sau đây thuộc loại quả hạch?
A. Quả táo ta, xoài, mơ, dừa;
B. Quả mơ, ổi, mận, cà chua;
C. Quả xoài, chôm chôm, chanh, dừa;
D. Quả cóc, vú sữa, đu đủ, mướp.
Câu 2: Chất dự trữ của hạt một lá mầm chứa ở?
A. Lá mầm;
B. Phôi;
C. Vỏ hạt;
D. Phôi nhũ.
Câu 3: Các nhóm quả và hạt nào sau đây phát tán nhờ động vật:
A. Quả phượng, chi chi, me, đậu đen;
B. Quả ké đầu ngựa, dưa hấu, trinh nữ, thông;
C. Quả trâm bầu, ké đầu ngựa, đậu, mận;
D. Quả ổi, bằng lăng, chò, cải.
Câu 4: Cây rêu sinh sản bằng:
A. Bằng hạt;
B. Bằng lá mỏng;
C. Bằng bào tử;
D. Bằng thân ngắn.
Câu 5: Điều kiện để hạt nảy mầm là phải có đủ:
A. Đất và nước;
B. Nhiệt độ, không khí và nước;
C. Độ ẩm, nhiệt độ;
D. Không khí, ánh sáng.
Câu 6: Dựa vào đặc điểm hình thái của vỏ quả có thể chia các quả thành mấy nhóm chính:
A. Nhóm quả khô và nhóm quả thịt;
B. Nhóm quả mọng và nhóm quả có màu đỏ;
C. Nhóm quả có màu đẹp và nhóm quả hạch;
D. Nhóm quả khô nẻ và nhóm quả màu nâu.
B. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1: Tảo có lợi ích gì đối với đời sống con người và động vật? (2 điểm)
Câu 2: Nêu đặc điểm các loại quả khô? Cho 2 ví dụ? (2 điểm)
Câu 3: Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi ích gì? (3 điểm)
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
A. TRẮCNGHIỆM. (3 điểm)
(Mỗi câu đúng được 0,5 điểm)
B. TỰ LUẬN. (7 điểm)
Câu 1: (2đ)
- Cung cấp oxi, và là thức ăn cho động vật sống ở nước. (1,0 đ)
- Một số tảo làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc,… (1,0 đ)
Câu 2: (2đ)
– Quả khô chia thành 2 nhóm:
+ Quả khô nẻ: Khi chín khô, vỏ quả có khả năng tự tách ra. (0,75 đ)
VD: Quả bông, đậu bắp. (0,25 đ)
+ Quả khô không nẻ: Khi chín khô, vỏ quả không tự tách ra. (0,75 đ)
VD: Quả chò, quả thì là. (0,25 đ)
Câu 3: (3đ)
– Lợi ích:
- Khi ong lấy phấn hoa sẽ giúp cho hoa thụ phấn, làm tăng tỉ lệ đậu quả. (1,0đ)
- Ong diệt một số loài côn trùng có hại cho cây. (1,0đ)
- Tạo mật ong làm thức ăn bổ dưỡng cho con người. (1,0 đ)
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 – Đề 2
Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
Trường THCS…………… Lớp:……………………… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC 2020 – 2021 Thời gian làm bài 45 phút |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Hãy lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: (VD 1 – a)
Câu 1: Sau khi thụ tinh, bầu nhụy của hoa sẽ biến đổi và phát triển thành:
a. Hạt chứa noãn
b. Noãn chứa phôi
c. Quả chứa hạt
d. Phôi chứa hợp tử
Câu 2: Dựa vào đặc điểm của vỏ quả và hạt, loại quả nào dưới đây được xếp cùng nhóm với quả mơ?
a. Nho
b. Cà chua
c. Chanh
d. Xoài
Câu 3: Phôi của hạt bưởi có bao nhiêu lá mầm?
a. 3
b. 1
c. 2
d. 4
Câu 4: Quả trâm bầu phát tán theo hình thức nào?
a. Phát tán nhờ nước
b. Phát tán nhờ nước
c. Phát tán nhờ động vật
d. Tự phát tán
Câu 5: Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất?
a. hạt lạc
b. Hạt bưởi
c. Hạt sen
d . Hạt vừng
Câu 6: Thực vật, bộ phận nào chuyên hóa với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng?
a. Hạt
c. Bó mạch
b. Lông hút
d. Chóp rễ
Câu 7: Loại tảo nào dưới đây có màu xanh lục?
a. Rong mơ
b. Tảo xoắn
c. Tảo nâu
d. Tảo đỏ
Câu 8: Rêu thường sống ở?
a. Môi trường nước
b. Nơi ẩm ướt
c. Nơi khô hạn
d. Môi trường không khí
Câu 9: Ở cây dương xỉ, nguyên tản được hình thành trực tiếp từ:
a. Bào tử
b. Túi bào tử
c. Giao tử
d. Cây rêu con
Câu 10: So với cây dương xỉ, hạt trần có đặc điểm nào ưu việt?
a. Có rễ thật
b. Sinh sản bằng hạt
c. Thân có mạch dẫn
d. Có hoa và quả
Câu 11: Rễ chùm không được tìm thấy ở cây nào dưới đây?
a. Rau dền
b. hành hoa
c. Lúa
d. Gừng
Câu 12: Nhóm nào dưới đây gồm hai loài thực vật có cùng kiểu gân lá?
a. Gai, tía tô
b. Râm bụt, mây
c. Bèo tây, trúc
d. Trầu không, mía
Câu 13: Trong các ngành thực vật hiện có, ngành nào bao gồm các đại diện có tổ chức cơ thể hoàn thiện nhất?
a. Ngành hạt trần
b. Ngành dương xỉ
c. Ngành hạt kín
d. Ngàng rêu
Câu 14: Khi chín, vỏ của quả nào dưới đây không có khả năng tự nứt ra?
a. Quả bông
b. Quả đậu đen
c. Quả me
d. Quả cải
II. TỰ LUẬN (3 Điểm)
Câu 1: Hãy phân biệt hạt hai lá mầm với hạt một lá mầm?
Câu 2: Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?
Câu 3: Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi vỏ quả chín?
Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Sinh học lớp 6 năm 2020 – 2021
Câu | Nội dung | Điểm | ||||||||||||||||||||||||||||
Phần I. Trắc nghiệm 7 điểm |
|
Mỗi ý đúng được 0,5 điểm | ||||||||||||||||||||||||||||
Tự luận 3 điểm Câu 1: |
– Cây hai lá mầm phôi của hạt có 2 lá mầm – Cây một lá mầm phôi của hạt có một lá mầm |
0,5 0,5 |
||||||||||||||||||||||||||||
Câu 2 | – Điều kiện bên ngoài: Độ ẩm, không khí, nhiệt độ, nước…. – Điều kiện bên trong: Chất lượng của hạt ( chắc, mẩy, không nứt) |
0,5 0,5 |
||||||||||||||||||||||||||||
Câu 3 | – Nếu để quả chín khô thì quả sẽ tự nứt ( nứt hai mảnh vỏ). Hạt sẽ rơi xuống đất nên không thu hoạch được. – Vì đỗ xanh, đỗ đen thuộc nhóm quả khô nẻ, khi chín khô thì chúng sẽ nẻ vỏ tung hạt ra ngoài để phát tán. |
0,5 0,5 |
Download file tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết.