Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 năm 2023 – 2024 bao gồm 19 đề có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi. Đề kiểm tra giữa kì 2 Khoa học tự nhiên 7 được áp dụng với cả 3 bộ sách Kết nối tri thức, Chân trời sáng tạo và sách Cánh diều.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Khoa học tự nhiên 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 năm 2023 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi giữa học kì sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Vậy sau đây là TOP 19 đề kiểm tra KHTN 7 giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sách mới, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 7, đề thi giữa kì 2 môn Toán 7.
Bộ đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 năm 2023 – 2024 (Sách mới)
Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Cánh diều
Đề thi KHTN lớp 7 giữa kì 2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) |
A. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu sau:
Câu 1. Đường sức từ là những đường cong được vẽ theo quy ước nào sau đây?
A. Có chiều đi từ cực Nam tới cực Bắc bên ngoài thanh nam châm.
B. Có độ mau thưa tùy ý.
C. Bắt đầu từ cực này và kết thúc ở cực kia của nam châm.
D. Có chiều đi ra từ cực Bắc, đi vào từ cực Nam ở bên ngoài thanh nam châm.
Câu 2. Chọn đáp án sai về từ trường Trái Đất.
A. Trái Đất là một nam châm khổng lồ.
B. Theo quy ước, cực từ bắc ở gần cực Bắc địa lí của Trái Đất.
C. Cực Nam địa lí trùng từ cực Nam.
D. Cực Bắc địa lí và từ cực Bắc không trùng nhau.
Câu 3. Đâu là nguyên liệu lấy vào trong quá trình trao đổi chất ở người?
A. Oxygen.
B. Carbon dioxide.
C. Chất thải.
D. Năng lượng nhiệt.
Câu 4. Chuyển hóa năng lượng là:
A. tập hợp các biến đổi hóa học trong tế bào của cơ thể sinh vật.
B. sự trao đổi chất giữa cơ thể sinh vật với môi trường đảm bảo sự duy trì sự sống.
C. sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác .
D. dạng năng lượng được dữ trữ trong các liên kết hóa học của các chất hữu cơ.
Câu 5. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể sinh vật là gì?
A. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
B. Xây dựng, duy trì, sửa chữa các tế bào mô, cơ quan của cơ thể.
C. Loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 6.
Trong thí nghiệm phát hiện tinh bột trong lá cây, nếu lấy phần lá xanh bị bịt băng giấy đen trên cây và nhỏ dung dịch iodine lên thì vị trí đó có chuyển thành màu xanh tím không? Vì sao?
A. Không vì tại vị trí đó không nhận được ánh sáng nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
B. Không vì tại vị trí đó không nhận được nước nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
C. Không vì tại vị trí đó không nhận được nhiệt độ thích hợp nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
D. Không vì tại vị trí đó không nhận được khí oxygen nên không có khả năng quang hợp tạo tinh bột.
Câu 7. Cho các bước:
1. Lấy hai tấm kính, đổ nước lên toàn bộ bề mặt tấm kính Sau đó, đặt mỗi câu cây lên một tấm kính ướt, dùng hai chuông thuỷ tinh (hoặc hộp nhựa trong suốt) úp vào mỗi chậu cây.
2. Đặt hai chậu cây khoai lang vào chỗ tối trong 3 – 4 ngày.
3. Sau 4 – 6 giờ, ngắt lá của mỗi cây để thử tinh bột bằng dung dịch iodine.
4. Trong chuông A đặt thêm một cốc nước vôi trong. Đặt cả hai chuông thí nghiệm ra chỗ có ánh sáng.
Thứ tự các bước thí nghiệm chứng minh carbon dioxide cần cho quang hợp là:
A. 1,2,3,4
B. 4,3,2, 1.
C. 2,1,4.,3
D. 3,4, 2,1
Câu 8. Quá trình hô hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm:
A. năng lượng, carbon dioxide, nước.
B. oxygen, glucose.
C. carbon dioxide, oxygen, glucose.
D. năng lượng, nước, glucose.
Câu 9. Mùa thu hoạch lúa để sử dụng thóc lâu dài bà con nông dân thường tiến hành phơi (hong) thóc bằng nhiệt độ cao (phơi nắng, sấy khô). Theo em, các bác nông dân đã vận dụng biện pháp nào để bảo quản lương thực, thực phẩm?
A. Bảo quản lạnh
B. Bảo quản khô
C. Bảo quản trong điều kiện nồng độ carbon dioxide cao
D. Bảo quản trong điều kiện nồng độ oxygen thấp
Câu 10. Phát biểu nào đúng về chức năng chính của khí khổng?
A. Khí khổng phân bố chủ yếu ở biểu bì mặt dưới của lá, một số loài ở cả biểu bì mặt trên lá.
B. Mỗi khí khổng có 2 tế bào hình hạt đậu, xếp úp vào nhau tạo nên khe khí khổng.
C. Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước cho cây.
D. Quá trình trao đổi khí ở thực vật diễn ra cả ban ngày lẫn ban đêm.
Câu 11. Thành phần hóa học của nước gồm:
A. 1 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen
B. 1 nguyên tử oxygen và 2 nguyên tử hidrogen
C. 2 nguyên tử oxygen và 1 nguyên tử hidrogen
D. 1 nguyên tử oxygen và 1 phân tử hidrogen.
Câu 12. Cho các chất sau:
1. Carbohydrate (tinh bột, đường, chất xơ…)
2. Protein (chất đạm)
3. Lipid (chất béo)
4. Khí carbon dioxide
5. Vitamin
6. Chất thải
7. Chất khoáng và nước.
Các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể sinh vật là gì?
A. 1, 2, 3, 4, 5
B. 1, 2, 3, 5, 7
C. 1, 2, 4, 6, 7
D. 1, 2, 5, 6, 7.
Câu 13. Khẳng định nào sau đây đúng khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quá trình quang hợp?
A. Chỉ xảy ra hoạt động trao đổi chất, không có sự chuyển hoá năng lượng.
B. Trao đổi chất diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho chuyển hoá năng lượng.
C. Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng luôn diễn ra đồng thời.
D. Chuyển hoá năng lượng diễn ra trước để cung cấp nguyên liệu cho trao đổi chất.
Câu 14. Nói về hô hấp tế bào, điều nào sau đây không đúng?
A. Đó là quá trình chuyển đổi năng lượng rất quan trọng của tế bào.
B. Đó là quá trình phân giải các chất hữu cơ thành CO2 và H2O và đồng thời giải phóng năng lượng.
C. Hô hấp tế bào diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhu cầu năng lượng của tế bào.
D. Quá trình hô hấp tế bào chủ yếu diễn ra trong nhân tế bào.
Câu 15. Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là gì?
A. Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B. Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C. Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
D. Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
Câu 16. Khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước hết tìm kiếm ở đó có nước hay không, vì:
A. nước được cấu tạo từ các nguyên tố quan trọng là oxygen và hydrogen.
B. nước là thành phần chủ yếu của mọi tế bào và cơ thể sống, giúp tế bào tiến hành chuyển hoá vật chất và duy trì sự sống.
C. nước là dung môi hoà tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào.
D. nước là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.
B. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
Câu 17. (1,0 điểm): Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen. Em hãy viết phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp?
Câu 18. (1,0 điểm): Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây. Em hãy giải thích ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 19. (1,0 điểm): Quan sát hình ảnh sau:
Hãy vẽ một số đường sức từ trong khoảng giữa hai nam châm đặt gần nhau và dùng mũi tên để chỉ chiều đường sức từ trong các trường hợp này?
Câu 20. (1,0 điểm): Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?
Câu 21. (1,0 điểm): Vì sao sau khi chạy, cơ thể nóng dần lên, toát mô hôi và nhịp thở tăng lên?
Câu 22. (1,0 điểm): Khi tìm hiểu về trao đổi khí ở người, nhóm của An và Hoa thắc mắc rằng có các biện pháp luyện tập nào để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh?
An cho rằng để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh chỉ cần thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, Hoa lại cho rằng chỉ cần tập hít thở sâu là được. Theo em, ý kiến của 2 bạn có đúng không? Hãy giải thích vì sao?
Đáp án đề thi giữa kì 2 KHTN 7
I. TRẮC NGHIỆM: 4,0 điểm (Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
C |
A |
C |
D |
A |
C |
A |
B |
C |
B |
B |
C |
D |
C |
B |
II. TỰ LUẬN: 6,0 điểm
ĐÁP ÁN |
ĐIỂM |
Câu 17. (1,0 điểm) Phương trình tổng quát dạng chữ của quá trình quang hợp:
( Thiếu ánh sáng/ diệp lục -> Không cho điểm) |
1,0 |
Câu 18. (1,0 điểm) Vào những ngày nắng nóng hoặc trời rét đậm, người làm vườn thường che nắng hoặc chống rét (ủ ấm gốc) cho cây: – Che nắng: giúp giảm cường độ ánh sáng và nhiệt độ đảm bảo cây không bị “đốt nóng” quá mức khiến các hoạt động sinh lí của cây bị ảnh hưởng (khi cây bị “đốt nóng”, cường độ quang hợp giảm, thoát hơi nước mạnh,…). – Chống rét (ủ ấm gốc): giúp hỗ trợ nhiệt độ của cây không xuống quá thấp dưới mức chịu đựng của cây. → Hai biện pháp trên đều giúp cây phát triển tốt trong những điều kiện nhiệt độ không thuận lợi. |
0,5
0,5 |
Câu 19. (1,0 điểm)
|
1,0 |
Câu 20. (1,0 điểm) Khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính để tránh từ trường của chúng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định hướng của la bàn, gây ra sai sót. |
1,0 |
Câu 21. (1,0 điểm) Vì khi chạy cần năng lượng, để có nguồn năng lượng này thì quá trình hô hấp tế bào tăng nên cần thêm lượng khí oxygen và tăng đào thải khí carbon dioxide đồng thời sinh ra nhiệt khiến cơ thể nóng dần lên, toát mồ hôi. |
1,0 |
Câu 22. (1,0 điểm) – Ý kiến của 2 bạn chưa hoàn toàn đúng. Vì: +Tập thể dục và hít thở sâu giúp cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là hệ hô hấp (làm tăng dung tích của phổi) → Góp phần đáp ứng nhu cầu hô hấp, cung cấp đủ oxygen cho mọi tế bào trong cơ thể thực hiện hô hấp tế bào để sản sinh ra năng lượng sống. +Ngoài ra, tập thể dục và hít thở sâu còn giúp tăng thể tích khí lưu thông qua phổi, không khí mới được vào sâu tận phế nang thay thế cho khí lưu đọng trong phổi → Tăng cường trao đổi chất, cơ thể khỏe mạnh. |
0,25 0,5
0,25 |
Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7
Thời điểm kiểm tra: Kiểm tra giữa học kì II khi kết thúc chủ đề 8. Bài 24: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật.
Thời gian làm bài:60 phút.
Hình thức kiểm tra:Kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận (tỉ lệ 40% trắc nghiệm, 60% tự luận).
Cấu trúc:
– Mức độ đề: 40% Nhận biết; 30% Thông hiểu; 20% Vận dụng; 10% Vận dụng cao.
– Phần trắc nghiệm: 4,0 điểm, (gồm 16 câu hỏi: 12 câu nhận biết, 4 câu thông hiểu; mỗi câu 0,25 điểm);
– Phần tự luận: 6,0 điểm (Nhận biết: 1,0 điểm; Thông hiểu: 2,0 điểm; Vận dụng: 2,0 điểm; Vận dụng cao: 1,0 điểm).
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số ý/câu |
Điểm số |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Từ trường (4 tiết) |
1 |
|
|
1 |
|
|
1 |
1 |
1,25 |
||
2. Từ trường Trái Đất (4 tiết) |
1 |
1 |
|
|
|
|
1 |
1 |
1,25 |
||
3.Vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật (3 tiết) |
3 |
|
|
|
|
|
|
3 |
0,75 |
||
4. Quang hợp ở thực vật (4 tiết) |
1 |
|
|
1 |
|
|
|
|
1 |
1 |
1,25 |
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp (2 tiết) |
|
1 |
|
|
|
|
1 |
|
1,0 |
||
6. Thực hành về quang hợp ở cây xanh (2 tiết) |
2 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
0,5 |
|
7. Hô hấp tế bào (4 tiết) |
1 |
|
1 |
1 |
|
|
|
1 |
2 |
1,5 |
|
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào (2 tiết) |
1 |
|
1 |
|
|
|
2 |
0,5 |
|||
9. Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết) |
1 |
|
|
1 |
|
1 |
1 |
1,25 |
|||
10. Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật (2 tiết) |
2 |
1 |
|
|
|
3 |
0,75 |
||||
Số câu/ý: |
1 |
12 |
2 |
4 |
2 |
0 |
1 |
0 |
6 |
16 |
22 |
Số điểm: |
1 |
3 |
2 |
1 |
2 |
0 |
1 |
0 |
6 |
4 |
10 |
Tổng số điểm |
4,0 điểm |
3,0 điểm |
2,0 điểm |
1,0 điểm |
10 điểm |
10 điểm |
Xem thêm bản đặc tả đề thi trong file tải về
Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Kết nối tri thức
Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau:
Câu 1. Ánh sáng là:
A. một chất
B. Một dòng chảy
C. Một dạng năng lượng
D. Một luồng khí .
Câu 2. Trong môi trường trong suốt và đồng tính ánh sáng truyền theo:
A. Đường cong
B. Đường thẳng
C. Đường gấp khúc.
D. Đường tròn
Câu 3. Trong các môi trường sau, môi trường nào là trong suốt và đồng tính?
A. Thủy tinh
B. Nước cô ca
C. Nước mía
D. Nước đường
Câu 4. Khi tia sáng chiếu tới mặt phản xạ của gương phẳng thì tia sáng sẽ :
A. Đi xuyên qua gương
B. Bị hấp thụ trong gương
C. Hấp thụ một phần, phản xạ một phần.
D. Phản xạ lại toàn phần
Câu 5.chiếu 1 tia sáng tới bề mặt một vật ta thu được phản xạ khuếch tán khi:
A. Chỉ có một tia phản xạ theo 1 hướng nhất định.
B. Không thu được tia phản xạ nào
C. Thu được nhiều tia phản xạ theo nhiều hướng
D. Tia sáng xuyên qua vật
Câu 6. Đơn chất là chất:
A. Cấu tạo từ một chất
B. Cấu tạo từ hai chất
C. Cấu tạo từ ba chất
D. Cấu tạo từ bốn chất
Câu 7. Nước có công thức cấu tạo là:
A. HO
B. HO
C. HO
D. HO
Câu 8. Một nguyên tố liên kết với bao nhiêu nguyên tử H thì nguyên tố đó có hóa trị:
A. Lớn hơn số nguyên tử H
B. Nhỏ hơn số nguyên tử H
C. Bằng số nguyên tử H
D. Gấp đôi số nguyên tử H
Câu 9. Trong công thức NH thì nguyên tố N có hóa trị là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 10. Trong công thức HO, tỉ lệ phần trăm của khối lượng H là:
A. 10%
B. 11,1%
C. 2%
D. 3 %
Câu 11: Thực vật trên cạn hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
B. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
C. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
D. Qua các tế bào mạch dẫn của cây
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 13. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính:
A. Học được
B. Bẩm sinh
C. Hỗn hợp
D.Vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp
Câu 14: Tập tính động vật là:
A. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
B. Chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
C. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
D. Chuỗi phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại
Câu 15: Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của:
A. các hệ cơ quan trong cơ thể
B. cơ thể do tăng kích thước và số lượng tế bào
C. các mô trong cơ thể
D. các cơ quan trong cơ thể
Câu 16: Biến thái là sự thay đổi:
A. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B.Từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
C. Đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứngD. Từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng
B. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 17 (1,0 điểm):
Nêu tính chất ảnh của vật qua gương phẳng?
Câu 18 (1 điểm).
Dựng ảnh của vật dạng một mũi tên đặt song song với gương phẳng.
Câu 19 (1,0 điểm):
Dựa vào bảng tuần hoàn các NTHH, hãy chỉ ra hóa trị của các nguyên tố hóa học sau: Na, Cl, Fe, K, I, Mg, Ba, C, Cu, H
Câu 20.(1,5 điểm).
So sánh quá trình trao đổi chất của động vật và thực vật?
Câu 21(1,5 điểm).
Nêu các ứng dụng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật vào thực tiễn?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
(Mỗi câu lựa chọn đáp án đúng được 0,2 đ)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | C | B | A | D | C | A | B | C |
Câu | 9 | 10 | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 |
Đáp án | D | B | A | A | B | D | B | C |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
|||||||||||||||||||||||
17 (1,0đ) |
– Ảnh của 1 vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo không hứng được trên màn chắn. -Có kích thước bằng vật và đối xứng với vật qua gương ( khoảng cách từ 1 điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ 1 điểm thuộc ảnh đến gương) |
1,0 |
|||||||||||||||||||||||
18 (1,0đ) |
1,0 |
||||||||||||||||||||||||
19 (1,0đ) |
|
1 ,0 |
|||||||||||||||||||||||
20 (1,5đ) |
Giống nhau: -Hoạt động theo cơ chế khuếch tán ( sự chênh lệch nồng độ CO2, O2 giữa cơ thể với môi trường ngoài).
|
0 , 5 1 ,0 |
|||||||||||||||||||||||
21 (1,5đ) |
+ Đưa ra các biện pháp kĩ thuật chăm sóc phù hợp, xác định thời điểm thu hoạch,… Ví dụ: Cung cấp nhiều nước, phân đạm cho cây lúa vào giai đoạn lúa đẻ nhánh và giảm nước, không bón phân đạm vào giai đoạn lúa chín. + Điều khiển điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ, nước nhằm kích thích ra hoa sớm, tăng hiệu suất tạo quả. Ví dụ: Chiếu sáng trên 16 giờ cho hoa lay ơn ra hoa đẹp và to hơn và bền hơn. + Trồng cây đúng mùa vụ, luân canh. Ví dụ: Trồng bắp cải vào mùa đông,… + Sử dụng các chất kích thích làm cho cây ra rễ, tăng chiều cao, rút ngắn thời gian sinh trưởng, tăng năng suất,… Ví dụ: Sử dụng vitamin B1 để làm cây ra rễ nhanh,… |
0,375 0,375 0,375 0,375 |
Ma trận đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7
Chủ đề |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Tổng điểm (%) |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
1. Ánh sáng(11 tiết |
1 |
3 |
|
2 |
|
|
1 |
|
2 |
5 |
32,5% |
2. Phân tử – Liên kết hóa học (8 tiết) |
|
3 |
|
2 |
1 |
|
|
|
1 |
5 |
22,5% |
3. Trao đổi chất. Chuyển hóa năng lượng ở sinh vật. Cảm ứng ở sinh vật. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật.(14 tiết) |
|
5 |
1 |
1 |
1 |
|
|
|
2 |
6 |
45% |
Tổng câu |
|
10 |
1 |
5 |
2 |
|
1 |
|
6 |
20 |
|
Tổng điểm |
1 |
2,75 |
2,0 |
1,25 |
2,0 |
|
1,0 |
|
6,0 |
4,0 |
10,0 (100%) |
% điểm số |
37,5% |
32,5% |
20% |
10% |
60% |
40% |
100% |
Đề kiểm tra giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
Đề thi giữa kì 2 KHTN 7 Chân trời sáng tạo
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG THCS …… |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: Khoa học tự nhiên 7 Thời gian: 60 phút (không kể thời gian giao đề) Đề bán trắc nghiệm |
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.
Câu 1: Đưa cực Bắc của một thanh nam châm lại gần một đầu của thanh kim loại, ta thấy hai thanh hút nhau. Đưa cực Bắc của thanh nam châm lại gần đầu còn lại của thanh kim loại, ta thấy hai thanh vẫn hút nhau. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Thanh kim loại là một nam châm.
B. Thanh kim loại làm bằng đồng.
C. Thanh kim loại làm bằng sắt.
D. Thanh kim loại làm bằng kẽm.
Câu 2: Cho hai thanh nam châm thẳng đặt gần nhau có đường sức từ như hình vẽ. Đầu A, B của hai thanh nam châm tương tác với nhau như thế nào?
A. Đẩy nhau.
B. Hút nhau.
C. Không hút, không đẩy.
D. Không xác định được.
Câu 3: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh nam châm như hình sau:
Cực Bắc của nam châm là
A. Ở 2.
B. Ở 1.
C. Nam châm thử định hướng sai.
D. Không xác định được.
Câu 4: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:
Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
Câu 5: Phát triển ở sinh vật là
A. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan của cơ thể.
B. những biến đổi của cơ thể sinh vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh sản, phân chia và phát triển hình thái các cơ quan của cơ thể.
C. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về kích thước và khối lượng tế bào.
D. quá trình tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự biến đổi diễn ra trong vòng đời của sinh vật.
Câu 6: Cơ sở cho sự sinh trưởng của thực vật là
A. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô biểu bì.
B. sự biệt hóa các tế bào thuộc mô phân sinh.
C. sự phân chia của các tế bào thuộc mô biểu bì.
D. sự phân chia của các tế bào thuộc mô phân sinh.
Câu 7: Mỗi sinh vật trong quá trình sống đều trải qua các giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau. Người ta gọi đó là
A. quá trình sinh trưởng và phát triển.
B. vòng đời.
C. sinh trưởng.
D. phát triển.
Câu 8: Kiểu phát triển của động vật qua biến thái hoàn toàn là
A. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí rất khác với con trưởng thành.
B. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái, sinh lí gần giống với con trưởng thành.
C. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái gần giống với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí rất khác con trưởng thành.
D. kiểu phát triển mà con non có đặc điểm hình thái rất khác với con trưởng thành còn có đặc điểm sinh lí gần giống con trưởng thành.
Câu 9: Phát biểu nào đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?
A. Vòng đời của tất cả các động vật đều trải qua các giai đoạn giống nhau.
B. Ở động vật, quá trình sinh trưởng sẽ thúc đẩy sự phát triển.
C. Ở động vật, quá trình phát triển tạo tiền đề cho sự sinh trưởng.
D. Giai đoạn phôi của động vật có thể diễn ra trong trứng hoặc trong cơ thể con cái.
Câu 10: Nhân tố bên trong điều khiển sinh trưởng và phát triển ở động vật là
A. thức ăn.
B. nước.
C. ánh sáng.
D. vật chất di truyền.
Câu 11: Ý nghĩa của sự phân tầng của thực vật trong rừng mưa nhiệt đới đối với thực vật là
A. giúp thực vật thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.
B. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn nước tối ưu nhất.
C. đảm bảo cho thực vật tận dụng được nguồn ánh sáng tối ưu nhất.
D. giúp các cây ưa sáng sử dụng nguồn không khí loãng trên cao.
Câu 12: Mỗi loài sinh vật thích hợp với một điều kiện nhiệt độ nhất định gọi là giới hạn sinh thái về nhiệt độ, nếu nằm ngoài giới hạn sinh thái về nhiệt độ đó thì
A. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ đạt mức tối đa.
B. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ bị ảnh hưởng.
C. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ dừng lại lập tức.
D. quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật sẽ tăng dần đều.
Câu 13: Để tận dụng diện tích canh tác và nguồn ánh sáng trong quá trình gieo trồng người ta đã trồng xen kẽ cây mía và cây bắp cải. Biện pháp này được gọi là
A. xen canh.
B. luân canh.
C. tăng vụ.
D. gối vụ.
Câu 14: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng của động vật?
A. Thức ăn làm tăng tốc độ của hoạt động cảm ứng ở động vật.
B. Thức ăn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cơ thể động vật.
C. Thức ăn cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào.
D. Thức ăn cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 15: Một bạn học sinh thắc mắc, nhà bạn ấy và nhà ông bà nội đã trồng hai cây bưởi, cả hai nhà đều đã chăm sóc rất kĩ lưỡng và thực hiện đúng quy định theo khuyến cáo của các chuyên gia nông nghiệp. Tuy nhiên, quả bưởi của nhà bạn khi thu hoạch chỉ đạt trung bình từ 1 – 1,2 kg/quả. Trong khi đó, quả bưởi của nhà ông bà nội trồng khi thu hoạch đạt trung bình từ 2 – 2,5 kg/quả. Theo em, yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến kết quả trên?
A. Giống bưởi mà nhà bạn học sinh và nhà ông bà trồng khác nhau.
B. Tỉ lệ nước được tưới hằng ngày khác nhau.
C. Ánh sáng nhận được hằng ngày khác nhau.
D. Khoáng chất từ đất khác nhau.
Câu 16: Ở chim, việc ấp trứng có tác dụng
A. bảo vệ trứng không bị kẻ thù lấy đi.
B. tăng mối quan hệ giữa bố, mẹ và con.
C. tạo nhiệt độ thích hợp trong thời gian nhất định giúp hợp tử phát triển.
D. tăng tỉ lệ sống của trứng đã thụ tinh.
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Có một đoạn dây điện chạy trong nhà, không dùng các dụng cụ đo trực tiếp mắc vào dòng điện, em hãy nêu một cách đơn giản để xác định xem có dòng điện chạy qua dây dẫn hay không?
Câu 2 (2 điểm): Nêu vị trí, vai trò của mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên đối với sự sinh trưởng của cây.
Câu 3:
a) (1,5 điểm) Hãy lấy một ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật?
b) (0,5 điểm) Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?
Đáp án đề thi KHTN giữa kì 2 lớp 7
Phần I. Trắc nghiệm (4 điểm)
1. C |
2. B |
3. B |
4. C |
5. A |
6. D |
7. B |
8. A |
9. D |
10. D |
11. C |
12. B |
13. A |
14. A |
15. A |
16. C |
Phần II. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Đưa la bàn lại gần dây điện, nếu la bàn lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì có dòng điện chạy qua dây dẫn và ngược lại, nếu kim la bàn không lệch khỏi phương Bắc – Nam ban đầu thì không có dòng điện chạy qua dây dẫn.
Câu 2: (2 điểm)
– Mô phân sinh đỉnh nằm ở vị trí đỉnh của thân, cành và rễ; có chức năng làm gia tăng chiều dài của thân, cành và rễ.
– Mô phân sinh bên phân bố theo hình trụ và hướng ra phía ngoài của thân; có chức năng làm tăng độ dày (đường kính) của thân, rễ, cành.
Câu 3: (2 điểm)
a) Ví dụ để chỉ ra ảnh hưởng của chất dinh dưỡng đến sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật: Gà Đông Tảo khi được chăm sóc tốt, đủ dinh dưỡng, không cần dùng thuốc tăng trọng, gà mái có thể nặng tới 5 – 6 kg trong thời gian khoảng 5 – 6 tháng, tuy nhiên, nếu chăm sóc không tốt, gà mái chỉ có thể đạt tối đa 3 kg/con.
b) Vì những ngày mùa đông có nhiệt độ thấp, cơ thể gia súc mất nhiều năng lượng để làm ấm cơ thể, do đó, gia súc non cần nhiều thức ăn hơn để vừa đảm bảo đủ năng lượng cho hoạt động giữ ấm vừa đủ năng lượng, nguyên liệu cho hoạt động sinh trưởng và phát triển bình thường.
Ma trận đề thi giữa kì 2 KHTN 7
Tên bài |
MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ |
Tổng số ý/ câu |
Tổng % điểm |
||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
Tự luận |
Trắc nghiệm |
||
Chủ đề 6. Từ |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
3 |
|||
Chủ đề 9. Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật. |
1 |
7 |
1 |
4 |
1 |
1 |
3 |
12 |
7 |
||
Tổng số ý/câu |
1 |
8 |
1 |
5 |
1 |
2 |
1 |
1 |
4 |
16 |
100 % |
………….
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 KHTN 7 năm 2023- 2024