Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo năm 2023 – 2024 bao gồm 6 đề kiểm tra có đáp án giải chi tiết kèm theo ma trận, bảng đặc tả đề thi. Thông qua đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo giúp các bạn có thêm nhiều tư liệu học tập, ôn luyện đề tốt hơn.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 10 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

TOP 6 Đề kiểm tra học kì 2 Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo được biên soạn bám sát nội dung chương trình trong sách giáo khoa tập 2. Thông qua đề thi Ngữ văn 10 giữa học kì 2 sẽ giúp quý thầy cô giáo xây dựng đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức và kỹ năng, nhanh chóng biên soạn đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm: đề thi giữa kì 2 Toán 10 Chân trời sáng tạo, đề thi giữa kì 2 môn Địa lí 10 Chân trời sáng tạo.

Bộ đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 Chân trời sáng tạo

    1. Đề thi giữa kì 2 Văn 10 Chân trời sáng tạo – Đề 1

    1.1 Đề thi giữa kì 2 Văn 10

    SỞ GD&ĐT…………

    TRƯỜNG THPT……

    (Đề gồm có 02 trang)

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

    NĂM HỌC 2023-2024

    Môn: NGỮ VĂN – Lớp 10

    Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề)

    I. ĐỌC HIỂU (6. 0 điểm)

    Đọc văn bản:

    Sang thu

    Hữu Thỉnh

    Bỗng nhận ra hương ổi
    Phả vào trong gió se
    Sương chùng chình qua ngõ
    Hình như thu đã về

    Sông được lúc dềnh dàng
    Chim bắt đầu vội vã
    Có đám mây mùa hạ
    Vắt nửa mình sang thu

    Vẫn còn bao nhiêu nắng
    Đã vơi dần cơn mưa
    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứng tuổi

    (Từ chiến hào đến thành phố, NXB Văn học, 1991)

    Lựa chọn đáp án đúng:

    Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ?

    A. Tự sự
    B. Biểu cảm
    C. Nghị luận
    D. Thuyết minh

    Câu 2: Bài thơ Sang thu được viết theo thể thơ nào?

    A. Lục bát
    B. Ngũ ngôn
    C. Song thất lục bát
    D. Thất ngôn tứ tuyệt

    Câu 3: Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu bằng:

    A. Một mùi hương
    B. Một cơn mưa
    C. Một đám mây
    D. Một cánh chim

    Câu 4: Hai câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ- Hình như thu đã về” sử dụng phép tu từ nào?

    A. Nhân hóa
    B. Ẩn dụ
    C. Hoán dụ
    D. Điệp từ

    Câu 5: Từ “chùng chình” được hiểu thế nào?

    A. Đi rất chậm, dò từng bước một
    B. Đi rất nhanh, vừa đi vừa nghiêng ngả
    C. Ngập ngừng như không muốn đi
    D. Ẩn giấu nhiều điều không muốn nói

    Câu 6: Ý nào sau đây nêu được nét đặc sắc nhất về nghệ thuật của bài thơ trên?

    A. Sử dụng câu ngắn gọn, chính xác
    B. Sử dụng đa dạng, phong phú phép so sánh, ẩn dụ
    C. Sáng tạo những hình ảnh quen thuộc mà vẫn mới mẻ, gợi cảm
    D. Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa, triết lý

    Câu 7: Trong bài thơ trên, hình ảnh thiên nhiên vào thời điểm giao mùa hạ- thu có đặc điểm gì?

    A. Sôi động, náo nhiệt
    B. Bình lặng, ngưng đọng
    C. Xôn xao, rộn ràng
    D. Nhẹ nhàng, giao cảm

    Trả lời các câu hỏi

    Câu 8: Cho biết cảm xúc của nhân vật trữ tình trong bài thơ?

    Câu 9: Thông điệp mà nhà thơ gửi găm trong hai câu thơ:

    Sấm cũng bớt bất ngờ
    Trên hàng cây đứng tuổi

    Câu 10: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) cảm nhận về thời khắc sang thu ở quê hương em.

    II. VIẾT (4. 0 điểm)

    Đọc đoạn văn sau:

    . . . . Sơn xúng xính rủ chị ra chợ chơi. Nhà Sơn ở quay lưng vào chợ, cạnh một dãy nhà lá của những người nghèo khổ mà Sơn quen biết cả vì họ vẫn vào vay mượn ở nhà Sơn. Sơn biết lũ trẻ con các gia đình ấy chắc bây giờ đương đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo.

    Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

    Đến cuối chợ đã thấy lũ trẻ đang quây quần chơi nghịch. Chúng nó thấy chị em Sơn đến đều lộ vẻ vui mừng, nhưng chúng vẫn đứng xa, không dám vồ vập. Chúng như biết cái phận nghèo hèn của chúng vậy, tuy Sơn và chị vẫn thân mật chơi đùa với, chứ không kiêu kỳ và khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

    Thằng Cúc, con Xuân, con Tý, con Túc sán gần giương đôi mắt ngắm bộ quần áo mới của Sơn. Sơn nhận thấy chúng ăn mặc không khác ngày thường, vẫn những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Nhưng hôm nay, môi chúng nó tím lại và qua những chỗ áo rách, da thịt thâm đi. Mỗi cơn gió đến, chúng lại run lên, hàm răng đập vào nhau.

    Thằng Xuân đến mó vào chiếc áo của Sơn, nó chưa thấy cái áo như thế bao giờ. Sơn lật vạt áo thâm, chìa áo vệ sinh và áo dạ cho cả bọn xem. Một đứa tắc lưỡi, nói:

    – Cái áo này mặc thì nóng lắm. Chắc mua phải đến một đồng bạc chứ không ít, chúng mày nhỉ.

    Đứa khác nói:

    – Ngày trước thầy tao cũng có một cái áo như thế, về sau bán cho ông lý mất.

    Con Túc ngây ngô giương đôi mắt lên hỏi Sơn:

    – Cái này cậu mua tận Hà Nội phải không?

    Sơn ưỡn ngực đáp:

    – Ở Hà Nội, chứ ở đây làm gì có. Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một cái áo len nhiều tiền hơn nữa kia.

    Chị Lan bỗng giơ tay vẫy một con bé, từ nãy vẫn đứng dựa vào cột quán, gọi:

    – Sao không lại đây, Hiên? Lại đây chơi với tôi.

    Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hở cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

    – Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đâu không mặc? Con bé bịu xịu nói:

    – Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

    – Sao không bảo u mày may cho?

    Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

    – Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

    – Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

    Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. . . .

    (Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam, Văn học 8, tập 1, trang 56, NXB Giáo dục – 2001)

    Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của nhân vật Sơn trong đoạn văn trên.

    1.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 10

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I ĐỌC HIỂU 6,0
    1 A 0,5
    2 B 0,5
    3 A 0,5
    4 A 0,5
    5 C 0,5
    6 C 0,5
    7 D 0,5

    8

    – Nhân vật trữ tình có những cảm nhận hết sức tinh tế trước khoảnh khắc giao mùa sang thu

    – Cảm xúc của nhân vật trữ tình đi từ ngỡ ngàng bâng, khuâng đến sự nuối tiếc nhẹ nhàng vào khoảnh khắc chuyển giao kì diệu của đất trời.

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 0,5 điểm.

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

    0,5

    9

    Hàng cây đứng tuổi như con người từng trải, không còn thấy bất ngờ trước những vang động bất thường của cuộc sống.

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh trả lời tương đương như đáp án: 1,0 điểm.

    – Học sinh trả lời đúng 1 ý: 0,5 điểm.

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 điểm.

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

    1. 0

    10

    HS cảm nhận được phút giây giao mùa sang thu ở quê hương mình qua một và hình ảnh thiên nhiên cụ thể

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh trả lời như đáp án: 1,0 điểm.

    – Học sinh trả lời có nội dung phù hợp nhưng diễn đạt chưa tốt: 0,25 – 0,75 điểm.

    – Học sinh trả lời không thuyết phục hoặc không trả lời: 0,0 điểm.

    * Lưu ý: Học sinh có thể trả lời khác đáp án nhưng thuyết phục, diễn đạt nhiều cách miễn hợp lý là chấp nhận được.

    1. 0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

    Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề

    0,5

    b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.

    vẻ đẹp của nhân vật Sơn

    Hướng dẫn chấm:

    – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm.

    -Học sinh xác định đúng một nửa vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm

    – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm.

    0,5

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

    * Đặc điểm:

    – Sơn là một đứa trẻ được yêu thương

    – Sơn là một đứa trẻ hòa đồng, thân thiện

    – Sơn là một đứa trẻ thương người

    * Nghệ thuật: Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc

    Hướng dẫn chấm:

    – Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 điểm.

    – Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu: 1,0 điểm – 1,75 điểm.

    – Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm – 0,75 điểm.

    2. 0

    * Đánh giá chung:

    – Vẻ đẹp của nhân vật Sơn cũng chính là tấm lòng nhân hậu của nhà văn

    – Phong cách viết truyện ngắn Thạch Lam

    – Khẳng dịnh ý nghĩa của tình yêu thương trong cuộc sống

    Hướng dẫn chấm:

    – Trình bày được 2 ý: 0,5 điểm.

    – Trình bày được 1 ý; 0,25 điểm.

    0,5

    d. Chính tả, ngữ pháp

    Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

    Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.

    0,25

    e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.

    0,25

    I + II

    10

    1.3 Ma trận đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/

    đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    Truyện ngắn/ Thơ/ Văn nghị luận.

    3

    0

    4

    1

    0

    2

    0

    0

    60

    2

    Viết

    Viết được một văn bản nghị luận về tác phẩm truyện/ thơ.

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    15

    5

    25

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    20%

    40%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    BẢNG ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II

    Thời gian làm bài: 90 phút

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/

    Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    Thơ

    Nhận biết:

    – Nhận biết được thể thơ, từ ngữ, vần, nhịp, các biện pháp tu từ trong bài thơ.

    – Nhận biết được phong cách ngôn ngữ, phương thức biểu đạt.

    – Nhận biệt được bố cục, những hình ảnh tiểu biểu, các yếu tố tự sự, miêu tả được sử dụng trong bài thơ.

    Thông hiểu:

    – Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.

    – Hiểu được nội dung chính của văn bản.

    – Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.

    – Hiểu được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ…

    Vận dụng:

    – Trình bày được những cảm nhận sâu sắc và rút ra được những bài học ứng xử cho bản thân.

    – Đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống; qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu.

    3 TN

    4TN 1TL

    2 TL

    0

    2

    Viết

    Viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện.

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được một văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện.

    1*

    1*

    1*

    1TL*

    Tổng 3 TN 4TN 1TL 2 TL 1 TL
    Tỉ lệ % 20 40 30 10
    Tỉ lệ chung 60 40

    2. Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 10 – Đề 2

    2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 10

    Phần 1: Đọc hiểu văn bản (6 điểm)

    Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu:

    Dì Hảo chẳng nói năng gì. Dì nghiến chặt răng để cho khỏi khóc nhưng mà dì cứ khóc. Chao ôi! Dì Hảo khóc. Dì khóc nức nở, khóc nấc lên, khóc như người ta thổ. Dì thổ ra nước mắt. Nhưng đã vội phí nước mắt làm gì nhiều đến thế. Vì dì còn phải khóc hơn thế nhiều, khi hắn chán chửi, bỏ nhà mà đi, bỏ dì bơ vơ, đau ốm, để tìm cơm rượu. Trách làm gì hắn, cái con người bắt buộc phải tàn nhẫn ấy? Hắn phải ăn, phải uống, phải vui thú, đó là đời của hắn. Dì Hảo què liệt không còn những cái ấy để mà cho. Không, dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy. Cũng như dì đã không trách bà tôi đã làm ngơ không cấp đỡ cho dì. Bà tôi có còn giàu như trước nữa đâu? Người đã già, đã ốm yếu, và khổ cực thay! Đã nghèo như lúc còn hăm hai. Cái cơ nghiệp người gây dựng thầy tôi buôn bán thua lỗ, chúng tôi học hành tổn phí nhiều, đã tan tác đi theo gió bốn phương. Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở.

    (Trích Dì Hảo –Tuyển tập truyện ngắn Đôi mắt, Nam Cao, NXB VH, 2017, tr. 208)

    Thực hiện các yêu cầu sau:

    Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên.

    A. Tiểu thuyết
    B. Kịch
    C. Truyện ngắn
    D. Truyền kì.

    Câu 2: Xác định nhân vật chính trong văn bản.

    A. Dì Hảo
    B. Hắn
    C. Dì Hảo và Hắn
    D. Người kể chuyện

    Câu 3: Chọn đáp án đúng nhất thể hiện dì Hảo không trách người chồng tàn nhẫn của mình?

    A. “Dì có trách chi con người tàn nhẫn ấy.”
    B. “Trách làm gì hắn…”
    C. “Dì còn phải khóc hơn thế nhiều.”
    D. “Cũng như dì đã không trách bà tôi…”

    Câu 4: Tìm những từ ngữ diễn tả tâm trạng của dì Hảo?

    A. Khóc, nấc
    B. Nghiến chặt răng; khóc
    C. Nghiến chặt răng; khóc; nấc
    D. Nghiến chặt răng; khóc; nấc; thổ ra

    Câu 5: Tác dụng của phép điệp trong văn bản?

    A. Nhấn mạnh nỗi cô đơn của dì Hảo
    B. Nhấn mạnh vào tiếng khóc của dì Hảo
    C. Nhấn mạnh nỗi bất hạnh của dì Hảo
    D. Nhấn mạnh hoàn cảnh nghèo khó của dì Hảo

    Câu 6: Chủ để của văn bản là gì?

    A. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trước Cách mạng tháng Tám
    B. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ sau Cách mạng tháng Tám
    C. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ thời hiện đại
    D. Nỗi bất hạnh của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám

    Câu 7: Đoạn văn: Cũng như dì đã không trách…….. và khổ cực thay! sử dụng những kiểu câu nào?

    A. Câu trần thuật, câu nghi vấn
    B. Câu trần thuật, câu cảm thán.
    C. Câu nghi vấn, câu cảm thán
    D. Câu trần thuật, câu cảm thán, câu hỏi tu từ

    Câu 8: Tình cảnh của dì Hảo giúp anh/chị hiểu gì về thân phận người nông dân trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng?

    Câu 9: Anh/chị hiểu như thế nào về câu văn Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở trong đoạn trích?

    Câu 10: Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy nêu nhận xét về nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao.

    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Hãy viết bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc về nghệ thuật của trích đoạn truyện sau:

    “Đêm giao thừa, bên cạnh nồi bánh chưng sôi sình sịch, bõ già đang chăm chú canh nồi kẹo mạch nha. Cụ Kép dặn bõ già phải cẩn thận xem lửa kẻo lơ đễnh một chút là khê mất nồi kẹo.

    Hai ông ấm, con trai cụ Kép, người lớn tuổi đứng đắn như thế, mà lại ngồi gần đấy, phất giấy vào những nan lồng. Thực là hai đứa trẻ con đang ngồi nghịch với lồng bàn giấy. Họ trịnh trọng ngồi dán hồ, vuốt giấy. Ông cụ Kép đứng kèm bên, mỗi lúc lại nhắc:

    – Này Cả, thầy tưởng miệng lồng bàn, con nên đan to hơn miệng chậu. Con chạy ra, lấy cái que đo lại lợi chậu xem. Nếu rộng thì hỏng hết. Đo lợi chậu Mặc lan thôi.

    Hai ông ấm, ngồi phất được đến mười cái lồng bàn giấy. Họ rất vui sướng vì họ tin đã làm toại được sở thích của cha già. Cụ Kép co ro chạy từ nồi mạch nha, qua đám lồng bàn giấy, đến cái rổ đá cuội đã ráo nước thì cụ ngồi xổm xuống, ngồi lựa lấy những viên đá thật trắng, thật tròn, để ra một mẹt riêng. Ông ấm cả, ông ấm hai lễ mễ bưng những chậu Mặc lan vào trong nhà. Cả ba ông con đều nhặt những hòn cuội xấu nhất, méo mó, xù xì trải xuống mặt đất những chậu lan gần nở. Mỗi lần có một người đụng mạnh vào rò lan đen, cụ Kép lại xuýt xoa như có người châm kim vào da thịt mình.

    Nồi kẹo đã nấu xong nhưng phải đợi đến gần cuối canh hai kẹo mới nguội.

    Bây giờ thêm được bõ già đỡ một tay nữa, cả ba ông con đều lấy những hòn cuội để riêng ban nãy ra mẹt, đem dúng đá cuội vào nồi kẹo, quấn kẹo bọc kín lấy đá, được viên nào liền đem đặt luôn vào lồng chậu hoa. Những viên đá bọc kẹo được đặt nhẹ nhàng lên trên lượt đá lót lên nền đất chậu hoa.

    Úp xong lồng bàn giấy lên mười chậu Mặc lan thì vừa cúng giao thừa.

    Ba ông con, khăn lượt áo thâm lạy trước bàn thờ đặt ngoài trời. Năm nay, trời giao thừa lành.

    Cả một buổi sớm, cụ Kép phải bận ở đình làng. Trước khi ra đình cụ đã dặn bõ già ở nhà phải sửa soạn cho đủ để đến quá trưa, cụ và vài cụ nữa đi việc đình làng về sẽ cùng uống rượu thưởng hoa.

    Bõ già đã bày ra giữa sân bốn cái đôn sứ Bát Tràng mầu xanh quan lục. Trước mặt mỗi đôn, bõ già đặt một án thư nhỏ, trên đó ngất nghểu hai chậu lan còn lù lù chiếc lồng bàn úp, và một hũ rượu da lươn lớn có nút lá chuối khô. Bõ già xếp đặt trông thạo lắm. Trong mấy năm nay, đầu mùa xuân nào bõ già cũng phải ít ra là một lần, bày biện bàn tiệc rượu Thạch lan hương như thế. Bõ già hôm nay lẩm bẩm phàn nàn với ông ấm hai:

    – Năm nay cụ nhà uống rượu sớm quá và lại uống ban ngày. Mọi năm, cứ đúng rằm tháng giêng mới uống. Vả lại uống vào chiều tối. Đốt đèn lồng, treo ở ngoài vườn, trông vào bữa rượu hoa, đẹp lắm cậu ạ […]

    Phía ngoài cổng, có tiếng chó sủa vang.

    Bõ già nhìn ra thấy bốn cụ tiến vào đã quá nửa lòng ngõ duối. Cụ nào cũng cầm một cây quạt thước, chống một chiếc gậy tre càng cua hay trúc đùi gà. Uống xong tuần nước, cụ Kép mời ba cụ ra sân uống rượu. Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một.

    Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây. Bốn cụ và bõ già đánh hơi mũi: những cặp mắt kém cỏi đăm đăm nhìn kỹ vào khoảng không trong vắt như có ý theo dõi luồng hương thơm đang thấm nhập dần vào các lớp khí trời. Cơn gió nhẹ pha loãng hương thơm đặc vào không gian.

    – Dạ, xin rước các cụ.

    Dứt tiếng cụ Kép, tất cả bốn cụ đề úp lòng bàn tay vào nhau thi lễ và giơ tay chỉ thẳng vào giữa mời nhau ai cao tuổi xin nhắp chén trước đi. Tiệc rượu bắt đầu. Bõ già kính cẩn chắp tay đứng sau lưng chủ, có vẻ cũng thèm say lắm.[…].

    Sau mấy câu phê bình về tiệc rượu, tỏ ra mình là người biết thưởng thức những vị thanh lương đạm bạc, bốn cụ đều xoay câu chuyện sang phía thơ văn.

    Cụ Tú người cùng làng với cụ Kép mở đầu câu chuyện làm thơ.

    – Sớm nay, đệ đã khai bút rồi. Đệ nghĩ dược một đôi câu đối. Để các cụ chữa cho mấy chữ. Chiều nay sẽ viết luôn vào giấy hồng điều để xin phép dán thêm vào cổng nhà.

    Ba cụ cùng cạn chén một lúc, cùng nói một lúc:

    – Cụ Tú hãy cạn luôn ba chén rồi hãy đọc đôi câu đối mới. Câu đối của cụ còn ai mà hạch nổi chữ nào. Cụ nói gì mà khiêm tốn vậy… Chúng tôi xin nghe.

    Chờ cụ Tú dặng hắng lấy giọng, mỗi cụ đều bỏ vào mồm những viên kẹo mạch nha đá cuội ướp hương lan. Những nhân đá đánh vào răng kêu lách cách. Mỗi ông già đọc một đôi câu đối.

    Rồi chén rượu ngừng là một lời thơ ngâm trong trẻo. Cứ thế cho tàn hết buổi chiều. […].

    Trích truyện ngắn Hương cuội, Vang bóng một thời – Nguyễn Tuân.

    2.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 10

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0.5

    2

    A

    0.5

    3

    A

    0.5

    4

    D

    0.5

    5

    C

    0.5

    6

    D

    0.5

    7

    D

    0.5

    8

    Thân phận bất hạnh của người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng

    0.5

    9

    Câu văn Người chỉ có thể đem đến cho dì Hảo mỗi ngày một xu quà, và rất nhiều nước mắt. Và rất nhiều lời than thở ý nói: Dì Hảo chỉ nhận được 1 chút vật chất nhỏ bé còn nỗi khổ đau bất hạnh thì gấp nhiều lần

    1.0

    10

    Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nam Cao: Khắc họa diễn biến tâm lí phức tạp, hướng vào mọi biểu hiện, mọi chuyển biến trong thế giới nội tâm của con người, sử dụng những thủ pháp và phương tiện khác nhau để miêu tả tâm lí nhân vật….

    1.0

    II

    VIẾT

    4,0

    a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể

    0,25

    b.Xác định đúng vấn đề nghị luận

    Phân tích nét đặc sắc về chủ đề và một số yếu tố nghệ thuật của đoạn trích truyện ngắn

    0,25

    c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

    HV có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần giới thiệu được truyện kể; xác định đúng chủ đề và phân tích, đánh giá ý nghĩa, giá trị của chủ đề; phân tích, đánh giá được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật như: cốt truyện, tình huống, sự kiện, nhân vật, lời thoại, điểm nhìn…và tác dụng của chúng trong việc thể hiện chủ đề.

    Sau đây là một số hướng gợi ý:

    – Giới thiệu về đoạn truyện và nêu định hướng của bài viết: Là đoạn trong truyện ngắn “Hương cuội” của Nguyễn Tuận, được Nguyễn Tuân viết trước Cách mạng tháng Tám, miêu tả không khí gần Tết của gia đình cụ Kép. Cụ cùng con cháu quây quần sửa sang nơi thờ, rửa lá dong, nấu bánh chưng, chăm chút cho vườn lan nở đúng dịp Tết, nấu kẹo mạch nha, uống rượu bình thơ, thưởng thức cái không khí êm đềm của màu xuân.

    0,25

    – Chủ đề của truyện: Từ việc dựng lại tập tục đón Tết của gia đình cụ Kép nhà văn ca ngợi nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, những nét đẹp một thời vang bóng nay đã dần bị lãng quên trước cái xô bồ của thời buổi Tây tàu lố lăng.

    0,5

    – Một số đặc sắc về nghệ thuật:

    + Đề tài độc đáo: một phong tục đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt: uống rượu thạch lan hương ngày Tết.

    + Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh: Nguyễn Tuân đã giúp người đọc hình dung được không khí rất đặc trưng của những ngày Tết cổ truyển Việt Nam.

    + Lối kể chuyện tỉ mỉ, tinh tế: Mọi công việc chuẩn bị cho ngày Tết đều được nhà văn miêu tả tỉ mỉ: Bữa tiệc rượu đặc biệt thanh tịnh được mở đầu rất ấn tượng: “Bõ già vòng tay vái các cụ và đợi các cụ yên vị rồi thì khom khom mở từng chiếc lồng bàn giấy một. Một mùi hương lan bị bỏ tù trong bầu không khí lồng bàn giấy phất từ đêm qua, đến bây giờ vội tản bay khắp vườn cây…

    + Hệ thống ngôn từ độc đáo: nhà văn đã sử dụng hệ thống từ cổ, từ Hán Việt một cách đắc địa. Những từ cổ này được kết hợp hài hòa, chặt chẽ với những cảnh, những người trong quá khứ, tạo nên một hiệu quả đặc biệt. Việc sử dụng hệ thống ngôn từ độc đáo như trên vừa thể hiện dụng ý của nhà văn lại vừa nói lên một cách đầy đủ nhất sự hiểu biết sâu rộng, cặn kẽ của nhà văn về nhiều phương diện như lịch sử, văn hóa và xã hội.

    + Xây dựng kiểu nhân vật tài hoa, tài tử

    0,75

    – Nhận xét nét đặc sắc về nghệ thuật và chủ đề của tác phẩm:

    Nhà văn phải là người có vốn sống phong phú, có sự hiểu biết sâu sắc và yêu mến biết bao nhiêu những phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc mới có thể viết được những trang văn tinh tế đượm tấm lòng trìu mến

    0,25

    – Nêu tác động của tác phẩm với bản thân

    0,25

    d. Chính tả, ngữ pháp

    0,25

    e. Sáng tạo

    0,25

    ………….

    Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa học kì 2 Văn 10

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *