Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 10 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều
Với 10 Đề thi giữa kì 2 môn Văn 6 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Khoa học tự nhiên, Toán 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:
Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 1
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 90 phút
I. Đọc – hiểu: (6,0 điểm)
Đọc bài thơ “Con yêu mẹ” (Xuân Quỳnh) và thực hiện các yêu cầu:
– Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
– Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới!
– Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con tìm đi
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ
– Hà Nội còn là rộng quá
Các đường như nhện giăng tơ
Nào những phố này phố kia
Gặp mẹ làm sao gặp hết!
– Con yêu mẹ bằng trường học
Suốt ngày con ở đấy thôi
Lúc con học, lúc con chơi
Là con cũng đều có mẹ
– Nhưng tối con về nhà ngủ
Thế là con lại xa trường
Còn mẹ ở lại một mình
Thì mẹ nhớ con lắm đấy
Tính mẹ cứ là hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó
– À mẹ ơi có con dế
Luôn trong bao diêm con đây
Mở ra là con thấy ngay
Con yêu mẹ bằng con dế.
Chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi từ 1 đến 8 rồi viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy bài làm. (4,0 điểm)
Câu 1. Phương thức biểu đạt của bài thơ Con yêu mẹ là gì?
A. Biểu cảm
B. Miêu tả và biểu cảm
C. Biểu cảm đan xen tự sự và miêu tả
D. Biểu cảm và tự sự
Câu 2. Bài thơ là lời trò chuyện của ai với ai?
A. Ông mặt trời với con đường
B. Con với mẹ
C. Mặt đất với con dế
D. Ông trời với mặt đất
Câu 3. Hình ảnh nào không được nhắc đến trong bài thơ?
A. ông trời
B. trường học
C. con dế
D. vầng trăng
Câu 4. Thành phần trạng ngữ trong câu thơ “Suốt ngày con ở đấy thôi” dùng để
A. chỉ thời gian.
B. chỉ nơi chốn.
C. chỉ nguyên nhân.
D. mục đích.
Câu 5. Dấu hiệu hình thức nào cho biết cụm từ in đậm trong câu thơ “Nào những phố này phố kia” là cụm danh từ?
A. Có phần phụ trước là lượng từ.
B. có phần phụ trước là phó từ.
C. Có phần phụ trước là phó từ chỉ thời gian.
D. Có phần phụ sau là tính từ.
Câu 6. Từ “đường” trong câu thơ “Các đường như nhện giăng tơ” (Xuân Quỳnh, Con yêu mẹ) và từ “đường” trong câu “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật, Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây) là hiện tượng:
A. Từ đồng âm.
B. Từ đồng nghĩa.
C. Từ trái nghĩa.
D. Từ đa nghĩa.
Câu 7. Biện pháp điệp ngữ trong câu thơ: “Lúc con học, lúc con chơi/ Là con cũng đều có mẹ” có tác dụng gì?
A. Khắc họa nỗi nhớ mong của con về mẹ
B. Con lo lắng khi con phải xa mẹ
C. Thể hiện tình yêu thương của con dành cho mẹ
D. Nhấn mạnh con luôn có mẹ ở bên
Câu 8. Câu thơ Trời rất rộng lại rất cao/Mẹ mong, bao giờ con tới! thể hiện điều gì?
A. Khoảng cách mẹ xa con rộng lớn như bầu trời
B. Miêu tả bầu trời cao rộng như tình mẹ
C. Mẹ nhớ mong, khao khát gặp con
D. Nỗi nhớ của con về mẹ
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 9. (1,0 điểm) Em hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ.
Câu 10. (1,0 điểm) Vì sao người con lại lựa chọn “yêu mẹ bằng con dế” ? Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về tình mẫu tử?
II. Viết: (4,0 điểm)
Trong ca dao có câu:
Bạn bè là nghĩa tương thân,
Khó khăn, thuận lợi ân cần có nhau.
Bạn bè là nghĩa trước sau,
Tuổi thơ cho đến bạc đầu không phai
Bằng những trải nghiệm thực tế, hãy kể lại một lần em đã giúp đỡ bạn vươn lên trong học tập hoặc cuộc sống.
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Phần | Câu | Nội dung | Điểm | |
I | ĐỌC HIỂU | 6,0 | ||
1 | C | 0,5 | ||
2 | B | 0,5 | ||
3 | D | 0,5 | ||
4 | A | 0,5 | ||
5 | A | 0,5 | ||
6 | B | 0,5 | ||
7 | D | 0,5 | ||
8 | C | 0,5 | ||
9 |
– Biện pháp tu từ: HS có thể chỉ ra một trong hai biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ là: So sánh, hoặc điệp ngữ: (0,25 điểm) + So sánh: “Con yêu mẹ” bằng “ông trời, Hà Nội, trường học, cái gì gần hơn (cái đó), con dế”, so sánh ngang bằng, từ so sánh là “bằng”; so sánh “Các đường” với “nhện giăng tơ”, so sánh ngang bằng, từ so sánh “như”. + Điệp ngữ: “Con yêu mẹ bằng” được điệp đi điệp lại 5 lần. – Phân tích được tác dụng của biện pháp so sánh hoặc điệp ngữ: (0,75 điểm) + Về nội dung: (0,5 điểm) nhấn mạnh và thể hiện sâu sắc tình yêu thương tha thiết, cháy bỏng, cao đẹp, … mà con dành cho mẹ. Từ đó, ca ngợi tình cảm mẹ con sâu nặng, gần gũi, bền chặt. + Về hình thức: (0,25 điểm) hình ảnh thơ cụ thể, sinh động, hấp dẫn (so sánh, điệp ngữ); tạo sự liên kết, tạo giọng điệu tha thiết, sâu lắng, xúc động trước tình cảm mẹ con cao đẹp (điệp ngữ). |
1,0 |
||
10 |
– Giải thích vì sao con yêu mẹ “bằng con dế”: Hs đưa ra các lí lẽ giải thích được vì sao người con “yêu mẹ bằng con dế” như: + “con dế” ở trong “bao diêm” là thứ đồ chơi yêu thích mà con luôn mang ở bên mình. (0,25 điểm) + Con không chọn yêu mẹ bằng những cái lớn lao như “ông trời” (vì rộng lắm không bao giờ hết), hay xa cách, rộng quá như “Hà Nội”, cũng không chọn yêu mẹ bằng “trường học” (vì tối con phải xa mẹ) mà yêu mẹ bằng “con dế” bởi lúc nào con cũng có mẹ ở bên. (0,25 điểm) => Khẳng định: Tình yêu thương con dành cho mẹ được thể hiện bằng một mong ước rất đỗi bình dị, nhỏ bé, nhưng thực tế, ý nghĩa. Mong ước giản dị, chân thành mà cao đẹp đó cho thấy tình yêu thương tha thiết, sâu nặng, bền chặt mà con dành cho mẹ. – Suy nghĩ về tình mẫu tử: Từ nội dung, ý nghĩa văn bản và những trải nghiệm thực tế hs nêu được suy nghĩ của mình về tình mẫu tử, như: + Tình mẫu tử là thứ tình cảm sâu nặng, bền chặt nhất đối với mỗi người. + Tình mẫu tử gần gũi, gắn bó, cao cả, thiêng liêng, bất diệt. + Phải biết trân trọng và giữ gìn tình mẫu tử ngày càng trở nên thắm thiết hơn. + Tình mẫu tử giúp ta sống nhân ái, đoàn kết, là cội nguồn của tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước. + Tình mẫu tử giúp con người biết nuôi dưỡng những ước mơ cao đẹp. + … |
0,5 0,5 |
||
II |
VIẾT |
4,0 |
||
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự. |
0,25 |
|||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề: trải nghiệm về một lần giúp đỡ bạn vươn lên trong học tập, hoặc cuộc sống. |
0,25 |
|||
c. Kể lại việc làm đó: HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: – Sử dụng ngôi kể thứ nhất xưng “tôi” hoặc “em”, “chúng em”. Phân biệt được lời thuật truyện và lời thoại của nhân vật. (0,5 điểm) – Giới thiệu được nhân vật và sự việc: giúp đỡ bạn nào, giúp đỡ bạn việc gì ? (0,5 điểm) – Đảm bảo cốt truyện chặt chẽ, lô gic: Sự việc xảy ra ở đâu, vào thời gian nào ? Động cơ giúp đỡ bạn là gì ? Sự việc diễn ra như thế nào ? Các nhân vật có những lời nói, hành động, cử chỉ, việc làm, suy nghĩ,… như thế nào ? (1,5 điểm) – Suy nghĩ về việc làm của mình, từ đó rút ra bài học từ trải nghiệm. (0,5 điểm) |
3,0 |
|||
d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,25 |
|||
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. |
0,25 |
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ (Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả) |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60% |
2 |
Viết |
Văn tự sự: Kể lại một trải nghiệm của bản thân |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40% |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100% |
||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Thơ (Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả) |
– Nhận biết: Hs nhận biết được những đặc điểm cơ bản của văn bản thơ (có yếu tố tự sự và miêu tả). + Câu 1: Phương thức biểu đạt + Câu 2: Lời thoại của nhân vật + Câu 3: Những hình ảnh thể hiện cảm xúc trong bài thơ – Thông hiểu: + Câu 4: hiểu được tác dụng của thành ngữ trong câu + Câu 5: Phân tích được đặc điểm của cụm danh từ + Câu 6: So sánh, giải thích được hiện tượng từ đồng âm + Câu 7: Phân tích được tác dụng của biện pháp điệp ngữ trong câu văn + Câu 8: Hiểu được ý nghĩa của câu thơ – Vận dụng: + Câu 9: Phân tích được giá trị biểu đạt của biện pháp tu từ. + Câu 10: Giải thích được ý nghĩa của chi tiết (yếu tố tự sự); đưa ra các ý kiến riêng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ trước vấn đề có liên quan đến chủ đề văn bản. |
3 TN |
5 TN |
2 TL |
|
2 |
Viết |
Văn tự sự (kể lại một trải nghiệm của bản thân) |
– Nhận biết: đúng kiểu bài văn tự sự, ngôi kể thứ nhất, bố cục ba phần, xác định được yêu cầu của đề bài – Thông hiểu: Xác định được cốt truyên, sắp xếp các sự việc theo một trình tự hợp lí – Vận dụng: xây dựng được các chi tiết truyện, có kĩ năng viết văn tự sự – Vận dụng cao: kể chuyện sáng tạo, xây dựng được tình huống hấp dẫn, đảm bảo tính hoàn chỉnh của văn bản. Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; người kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể |
1 TL |
|||
Tổng |
3 TN |
5 TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
40% |
30% |
10% |
|||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 2
2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (6,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau:
“Ngày xưa có một người tên là Yết Kiêu ở làng Hạ Bì làm nghề đánh cá. Một hôm, ông ta đi dọc theo bờ biển về làng bỗng thấy trên bãi có hai con trâu đang ghì sừng húc nhau dưới bóng trăng khuya. Sẵn đòn ống, ông cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó. Tự dưng hai con trâu chạy xuống biển rồi biến mất. Ông rất kinh ngạc đoán biết là trâu thần. Khi nhìn lại đòn ống thì thấy có mấy cái lông trâu dính vào đấy. Ông mừng quá bỏ vào miệng nuốt đi.
Từ đó sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. Đặc biệt là có tài lội nước. Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
Hồi ấy có quân giặc ở nước ngoài sang cướp nước ta. Chúng cho một trăm chiếc tàu lớn tiến vào cửa biển Vạn Ninh vây bọc, bắt tất cả thuyền bè, đốt phá chài lưới. Đi đến đâu, chúng cướp của giết người gây tang tóc khắp mọi vùng duyên hải. Chiến thuyền nhà vua ra đối địch bị giặc đánh đắm mất cả. Nhà vua rất lo sợ, sai rao trong thiên hạ ai có cách gì lui được giặc dữ sẽ phong cho quyền cao chức trọng.
Yết Kiêu bèn tìm đến tâu vua rằng: “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”. Vua hỏi: “Nhà ngươi cần bao nhiêu người? bao nhiêu thuyền bè?”. “Tâu bệ hạ” – ông đáp – “Chỉ một mình tôi cũng có thể đương được với chúng nó”. Nhà vua mừng lắm, liền phong cho ông làm Đô thống cẩm thủy quân đánh giặc”.
(Nguồn: https//truyen-dan-gian/yet-kieu.html)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc thể loại gì?
A. Truyện đồng thoại
B. Truyện cổ tích
C. Truyện truyền thuyết
D. Truyện ngụ ngôn
Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là:
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 3. Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ ba
C. Ngôi thứ hai
D. Ngôi thứ nhất số nhiều
Câu 4. Đoạn trích trên đã kể về sự việc nào?
A. Hoàn cảnh xuất hiện và thân thế của Yết Kiêu
B. Chiến công phi thường của Yết Kiêu
C. Công trạng đánh giặc của Yết Kiêu
D. Tài năng xuất chúng của Yết Kiêu
Câu 5. Cụm từ “quyền cao chức trọng” có nghĩa là gì?
A. Người có của ăn, của để và luôn được mọi người kính nể
B. Người có chức sắc cao, quyền thế lớn, có địa vị cao trong xã hội cũ
C. Người giàu có nhưng không có chức quyền, vị thế, không được lòng người
D. Người có uy tín trước mọi người, được mọi người tôn vinh.
Câu 6. Nghĩa của từ “lo sợ” là:
A. Lo lắng và có phần sợ hãi.
B. Không lo lắng
C. Không sợ hãi
D. Vui vẻ.
Câu 7. Điền vào chỗ chấm (….):
Chi tiết “cầm xông lại phang mạnh mấy cái vào mình chúng nó” của Yết Kiêu đã thể hiện tấm lòng………..
Câu 8. Dòng nào nêu chính xác nhất về nhân vật Yết Kiêu được gợi lên qua đoạn trích trên.
A. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, thích thể hiện năng lực bản thân trước mọi người.
B. Yết Kiêu là người giỏi bơi lội, nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên.
C. Yết Kiêu là người không một ai dám đương địch, nhưng không thích thể hiện tài năng bản thân trước mọi người.
D. Yết Kiêu là người có sức khỏe và tài năng hơn người, có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm.
Câu 9. Chỉ ra ít nhất một chi tiết kì ảo có trong đoạn trích trên liên quan đến nhân vật Yết Kiêu. Theo em chi tiết đó có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10. Từ câu nói của Yết Kiêu “Tôi tuy tài hèn sức yếu nhưng cũng quyết cho lũ chúng nó vào bụng cá”, em hãy viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) trả lời câu hỏi: Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực gì ?
PHẦN II: VIẾT VĂN (4,0 điểm)
Hãy kể lại một trải nghiệm đáng nhớ bên cạnh người thân hoặc gia đình em.
2.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Câu | Nội dung | Điểm | |||||
PHẦN I. ĐỌC HIỂU | |||||||
1 | C | 0,5 | |||||
2 | B | 0,5 | |||||
3 | B | 0,5 | |||||
4 | A | 0,5 | |||||
5 | B | 0,5 | |||||
6 | A | 0,5 | |||||
7 | Dũng cảm | 0,5 | |||||
8 | D | 0,5 | |||||
9 |
– Hs chỉ cần chỉ ra một chi tiết kì ảo: + Nhờ nhặt được và nuốt mấy cái lông trâu mà sức khỏe của Yết Kiêu vượt hẳn mọi người, không một ai dám đương địch. + Mỗi lần ông lặn xuống biển bắt cá, người ta cứ tưởng như ông đi trên đất liền. Nhiều khi ông sống ở dưới nước luôn sáu bảy ngày mới lên. – Ý nghĩa: + Làm cho câu chuyện thêm lung linh, kì ảo; thể hiện trí tưởng tượng bay bổng của người xưa. + Các chi tiết này nhằm “thần thánh hóa” năng lực chiến đấu tài giỏi của người anh hùng; tăng sự tôn kính, ngưỡng vọng với người đã được phong thần hóa thánh. |
1,0 |
|||||
10 |
Để cống hiến, giúp ích cho cộng đồng em thấy bản thân mình cần phải rèn luyện những phẩm chất, năng lực: – Biết tự hào về lịch sử và truyền thống yêu nước của dân tộc. – Có ước mơ, khát vọng cao đẹp. – Cần phải rèn luyện phẩm chất: Dũng cảm, dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải. – Chăm chỉ, tự chủ, sáng tạo trong học tập… 1,0 |
1,0 |
|||||
PHẦN II. VIẾT VĂN
|
|||||||
Yêu cầu về nội dung |
a. Mở bài: Giới thiệu về người thân và sự việc, tình huống người thân để lại ấn tượng sâu sắc trong em. b. Thân bài: – Lý do xuất hiện trải nghiệm. – Diễn biến của trải nghiệm: + Thời gian, địa điểm diễn ra trải nghiệm. + Ngoại hình, tâm trạng: khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười… + Hành động, cử chỉ: trò chuyện, giúp đỡ… + Tình cảm, cảm xúc: yêu quý, trân trọng, biết ơn… c. Kết bài: – Bài học nhận ra sau trải nghiệm. – Thái độ, tình cảm đối với người thân sau trải nghiệm.
|
0,5
0,5
2,5
0,5 |
|||||
Tiêu chí và mức độ đánh giá |
Mức độ |
||||||
Mức 5 (Xuất sắc)
|
Mức 4 (Giỏi)
|
Mức 3 (Khá)
|
Mức 2 (Trung bình) |
Mức 1 (Yếu)
|
|||
Chọn được trải nghiệm để kể
|
Lựa chọn được trải nghiệm sâu sắc |
Lựa chọn được trải nghiệm có ý nghĩa |
Lựa chọn được trải nghiệm để kể |
Lựa chọn được trải nghiệm để kể nhưng chưa rõ ràng |
Chưa có trải nghiệm để kể |
||
0,5 điểm |
0,5đ |
0,4đ |
0,3đ |
0,2đ |
0,1đ |
||
Nội dung của trải nghiệm |
Nội dung trải nghiệm phong phú, hấp dẫn, sự kiện, chi tiết rõ ràng, thuyết phục. |
Nội dung trải nghiệm phong phú; các sự kiện chi tiết, rõ ràng. |
Nội dung trải nghiệm tương đối đầy đủ; sự kiện, chi tiết khá rõ ràng. |
Nội dung trải nghiệm còn sơ sài; các sự kiện, chi tiết chưa rõ ràng, hay vụn vặt. |
Chưa rõ nội dung trải viết tản mạn, vụn vặt; chưa có sự kiện hay chi tiết rõ ràng, cụ thể. |
||
1,25 điểm |
1,25đ |
1đ |
0,75đ |
0,5đ |
0,25đ |
||
Bố cục, tính liên kết của văn bản |
Trình bày rõ bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic, thuyết phục. |
Trình bày rõ bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết được liên kết chặt chẽ, logic. |
Trình bày được bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết thể hiện được mối liên kết nhưng đôi chỗ chưa chặt chẽ. |
Chưa thể hiện được bố cục của bài văn Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết chặt chẽ, xuyên suốt. |
Chưa thể hiện được bố cục của bài văn; Các sự kiện, chi tiết chưa thể hiện được mối liên kết rõ ràng. |
||
0,5 điểm |
0,5đ |
0,4đ |
0,3đ |
0,2đ |
0,1đ |
||
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm để kể |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể một cách thuyết phục bằng các từ ngữ phong phú, sinh động. |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng các từ ngữ phong phú, phù hợp. |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ rõ ràng. |
Thể hiện cảm xúc trước trải nghiệm được kể bằng một số từ ngữ chưa rõ ràng. |
Chưa thể hiện được cảm xúc trước trải nghiệm được kể. |
||
0,5 điểm |
0,5đ |
0,4đ |
0,3đ |
0,2đ |
0,1đ |
||
Thống nhất về ngôi kể |
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. |
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất, nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. |
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng đôi chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. |
Dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất nhưng nhiều chỗ chưa nhất quán trong toàn bộ câu chuyện. |
Chưa biết dùng người kể chuyện ngôi thứ nhất. |
||
0,25 điểm |
0,25đ |
0,2đ |
0,15đ |
0,1đ |
0đ |
||
Diễn đạt |
Hầu như không mắc lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp |
Mắc rất ít lỗi diễn đạt nhỏ |
Bài viết còn mắc một số lỗi diễn đạt nhưng không trầm trọng. |
Bài viết còn mắc khá nhiều lỗi diễn đạt. |
Bài viết còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt |
||
0,5 điểm |
0,5đ |
0,4đ |
0,3đ |
0,2đ |
0,1đ |
||
Trình bày |
Trình bày đúng quy cách VB; sạch đẹp, không gạch xoá |
Trình bày đúng quy cách VB; rõ ràng, không gạch xoá. |
Trình bày đúng quy cách VB; chữ viết rõ ràng, có ít chỗ gạch xoá. |
Trình bày quy cách VB còn đôi chỗ sai sót; chữ viết khoa học, có một vài chỗ gạch xoá. |
Chưa trình bày đúng quy cách của VB; chữ viết khó đọc, có nhiều chỗ gạch xoá |
||
0,25 điểm |
0,25đ |
0,2đ |
0,15đ |
0,1đ |
0đ |
||
Sáng tạo |
Bài viết có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. |
Bài viết có ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo. |
Bài viết chưa thể hiện rõ ý tưởng hoặc cách diễn đạt sáng tạo. |
Bài viết không có ý tưởng và cách cách diễn đạt sáng tạo. |
Bài viết không có ý tưởng và cách diễn đạt sáng tạo. |
||
0,25 điểm |
0,25đ |
0,2đ |
0,1đ |
0đ |
0đ |
2.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng
|
%Tổng điểm |
|||||||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||||||||
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TN KQ |
TL |
Thời gian |
TNKQ |
TL |
Thời gian |
TN |
TL |
Thời gian |
|
|||
1
|
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích)./Truyện đồng thoại, truyện ngắn |
4 |
0 |
|
4 |
0 |
|
0 |
2 |
|
0 |
|
|
8 |
2 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một trải nghiệm của bản thân./ Kể lại một truyền thuyết hoặc truyện cổ tích. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
1 |
40 |
||||||
Tổng |
20 |
5 |
|
20 |
15 |
|
0 |
30 |
|
0 |
10 |
|
8 |
3 |
|
|
||
Tỉ lệ % |
25% |
|
35% |
|
30% |
|
10% |
|
|
|
|
100% |
||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
|
|
|
2.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị KT |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
VD cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện dân gian (truyền thuyết, cổ tích).. |
Nhận biết: – Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết được ngôi kể. Thông hiểu: – Hiểu được nghĩa của từ, cụm từ. – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. – Nêu được chủ đề của văn bản. Vận dụng: – Trình bày được các chi tiết kì ảo trong văn bản và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó. – Trình bày được bài học vận dụng cho bản thân từ nội dung của văn bản. |
4TN |
4TN |
2TL |
|
Truyện đồng thoại, truyện ngắn |
Nhận biết: – Nhận biết được thể loại, phương thức biểu đạt, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết được ngôi kể. Thông hiểu: – Hiểu được nghĩa của từ, nghĩa của thành ngữ, công dụng của dấu câu. – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. – Nêu được chủ đề của văn bản. Vận dụng: – Trình bày được các chi tiết kì ảo trong văn bản và nêu ý nghĩa của chi tiết kì ảo đó. – Trình bày được bài học vận dụng cho bản thân từ nội dung của văn bản. |
||||||
2 |
Viết |
Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân bằng ngôi kể phù hợp. Sử dụng ngôi kể thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc của bản thân về trải nghiệm đó. |
1TL* |
|||
Tổng |
3 TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
|||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
60 |
40 |
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 3
3.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II
Môn: Ngữ văn 6
Năm học : 2023 – 2024
I .ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau:
DỰA VÀO BẢN THÂN
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.
“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.
“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.
“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”
“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.
Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.
“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con – Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”
(Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)
Thực hiện các yêu cầu
Câu 1. Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất
B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba
D. Kết hợp nhiều ngôi kể
Câu 2. Các nhân vật xuất hiện trực tiếp trong câu chuyện là ai?
A. Ốc sên mẹ, sâu róm
B. Ốc sên con, giun đất
C. Ốc sên con, ốc sên mẹ
D. Sâu róm, giun đất
Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh.” là từ đồng âm đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?
A. Vì chị có xương và bò rất nhanh
B. Vì chị biến thành bướm
C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị
D. Vì chị giống ốc sên
Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?
A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.
B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.
C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.
D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.
Câu 6. Ai sẽ bảo vệ giun đất?
A. Người mẹ.
B. Bầu trời.
C. Chiếc bình.
D. Lòng đất.
Câu 7. Hãy nối các đáp án ở cột (A) phù hợp với các đáp án ở cột (B)
(A) Từ ngữ | (B) Loại từ |
1. Bảo vệ | a. Từ thuần Việt |
2. Ốc sên | b. Từ mượn ngôn ngữ Ấn-Âu |
c.Từ Hán Việt |
Câu 8. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?
A. Phải dựa vào trời đất.
B. Phải dựa vào người mẹ.
C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.
D. Phải dựa vào chính mình.
Câu 9. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?
Câu 10. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?
II. VIẾT ( 4.0 điểm)
Kể về một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân (một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới; một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự; một hoạt động thiện nguyện mà em tham gia,…)
3.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
|
ĐỌC HIỂU |
6,0 |
1 |
C |
0,5 |
|
2 |
C |
0,5 |
|
3 |
A |
0,5 |
|
4 |
B |
0,5 |
|
5 |
D |
0,5 |
|
6 |
D |
0,5 |
|
7 |
1+c; 2+a |
0,5 |
|
8 |
D |
0,5 |
|
9 |
Bài học: không nên bi quan, ỷ lại, phải biết tự lập, dựa vào chính mình để có thể thành công |
1,0 |
|
10 |
Nêu được một số hành động của bản thân: có ý thức tự học, biết giúp đỡ gia đình,… |
1,0 |
|
II |
|
VIẾT |
4,0 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn tự sự |
0,25 |
|
|
b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Kể về một trải nghiệm của bản thân |
0,25 |
|
|
c. Kể lại trải nghiệm HS có thể triển khai cốt truyện theo nhiều cách, nhưng cần đảm bảo các yêu cầu sau: |
||
|
*Về nội dung – Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ của bản thân. – Trình bày chi tiết về thời gian, không gian, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện. – Trình bày chi tiết những nhân vật liên quan. – Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng. – Ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân. * Về nghệ thuật – Sử dụng ngôi kể thứ nhất. – Kết hợp kể và miêu tả, biểu cảm. |
2.5 |
|
|
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. |
0,5 |
|
|
e. Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời kể sinh động, sáng tạo. |
0,5 |
3.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
1
|
Đọc hiểu
|
Truyện ngắn |
3 |
0 |
5 |
0 |
0 |
2 |
0 |
|
60 |
2 |
Viết |
Kể lại một trải nghiệm của bản thân. |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
0 |
1* |
40 |
Tổng |
15 |
5 |
25 |
15 |
0 |
30 |
0 |
10 |
100 |
||
Tỉ lệ % |
20 |
40% |
30% |
10% |
|||||||
Tỉ lệ chung |
60% |
40% |
3.4. Bảng đặc tả đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu
|
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Đọc hiểu |
Truyện ngắn |
Nhận biết: – Nhận biết các chi tiết tiêu biểu, nhân vật, đề tài, cốt truyện, lời người kể chuyện và lời nhân vật. – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba. – Nhận ra từ đơn, từ phức (từ láy, từ ghép); từ đa nghĩa, từ đồng âm, các thành phần của câu. Thông hiểu: – Tóm tắt được cốt truyện. – Nêu được chủ đề của văn bản. – Phân tích được tình cảm, thái độ của người kể chuyện thể hiện qua ngôn ngữ, giọng điệu. – Hiểu và phân tích được tác dụng của việc lựa chọn ngôi kể, cách kể chuyện. – Phân tích được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ của nhân vật. – Giải thích được nghĩa thành ngữ thông dụng, yếu tố Hán Việt thông dụng; nêu được tác dụng của các biện pháp tu từ (ẩn dụ, hoán dụ), công dụng của dấu chấm phẩy, dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. Vận dụng: – Trình bày được bài học về cách nghĩ, cách ứng xử do văn bản gợi ra. – Chỉ ra được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật trong hai văn bản. |
3 TN |
5TN |
2TL |
|
2 |
Viết |
Kể lại một trải nghiệm của bản thân. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: Viết được bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân; sử dụng ngôi kể chuyện ngôi thứ nhất chia sẻ trải nghiệm và thể hiện cảm xúc trước sự việc được kể. |
1TL* |
|||
Tổng |
|
3 TN |
5TN |
2 TL |
1 TL |
||
Tỉ lệ % |
|
20 |
40 |
30 |
10 |
||
Tỉ lệ chung |
|
60 |
40 |
4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 4
4.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Kĩ năng | Mức độ nhận thức | Tổng | % Tổng điểm | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Tỉ lệ % | TG (phút) | Số câu hỏi | TG (phút) | |||
1 |
Đọc hiểu |
15 |
5 |
10 |
5 |
10 |
10 |
0 |
0 |
4 |
20 |
40 |
3 |
Viết bài văn tự sự |
25 |
10 |
20 |
15 |
10 |
25 |
10 |
20 |
1 |
70 |
60 |
Tổng |
40 |
15 |
30 |
20 |
20 |
35 |
10 |
20 |
5 |
90 |
100 |
|
Tỉ lệ % |
40 |
30 |
20 |
10 |
100 |
|||||||
Tỉ lệ chung |
70 |
30 |
100 |
4.2. Bảng đặc tả kĩ thuật đề kiểm tra giữa kì 2 môn Ngữ văn 6
TT | Nội dung kiến thức, kĩ năng | Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra đánh giá | Số câu hỏi theo mức độ nhận thức | Tổng | |||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | ||||
1 |
Đọc hiểu Ngữ liệu: Thơ lục bát |
Nhận biết: – Nhận diện thể loại VB – Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.Về không gian, thời gian. – Nhận biết biện pháp tu từ ẩn dụ, từ láy. Thông hiểu: Tác dụng phương thức biểu đạt của bài thơ. – Vận dụng: Biết cách sử dụng từ, biện pháp tu từ và phương thức biểu đạt trong thơ. |
2.5 |
1 |
0.5 |
4 |
|
2 |
Làm văn tự sự, kể chuyện đời thường |
Nhận biết: – Xác định được kiểu bài tự sự, câu chuyện cần kể. – Xác định được bố cục bài văn, nhân vật, sự việc, ngôi kể…. Thông hiểu: – Tạo được tình huống của câu chuyện, xây dựng được cốt truyện. – Trình bày được các sự việc chính theo trình tự thời gian, không gian, tâm lí nhân vật. – Hiểu được vai trò của các yếu tố miêu tả, biểu cảm trong văn tự sự. Vận dụng: – Vận dụng kiến thức về văn tự sự để viết bài văn với cốt truyện tự xây dựng theo yêu cầu của đề bài. Vận dụng cao: – Lựa chọn sự việc chi tiết và sắp xếp diễn biến câu chuyện một cách nghệ thuật; diễn đạt sáng tạo, có giọng điệu riêng để bài văn kể chuyện được hấp dẫn, lôi cuốn. |
1 |
4.3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
PHÒNG GD&ĐT……. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 – 2024 |
I. ĐỌC HIỂU (4 điểm)
ĐỀ BÀI: Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Dòng sông mới điệu làm sao
Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha
Trưa về trời rộng bao la
Áo xanh sông mặc khác nào mới may
Chiều chiều thơ thẩn áng mây
Cài lên màu áo hây hây ráng vàng
Đêm thêu trước ngực vầng trăng
Trên nền nhung tím trăm ngàn sao lên …
(Trích “Dòng sông mặc áo” – Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 1. (0.5 điểm). Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt của bài thơ.
Câu 3. (1.5 điểm). Bài thơ miêu tả vẻ đẹp của dòng sông qua các thời điểm nào? Tác dụng?
Câu 4. (1.5 điểm). Bài thơ sử dụng chủ yếu biện pháp nghệ thuật nào? Hãy chỉ rõ các từ ngữ thể hiện biện pháp nghệ thuật đó.
II. LÀM VĂN (6.0 điểm).
Câu 5. (6,0 điểm) Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua.
4.4. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm)
TT | Nội dung | Điểm |
1 | – Thể thơ: lục bát. | 0. 5 |
2 | – Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm. | 0. 5 |
3 |
– Miêu tả qua 4 thời điểm: Sáng, trưa, chiều, tối (chỉ rõ các từ ngữ thể hiện các thời điểm đó… Nắng lên, Trưa về, Chiều chiều Đêm, trăng, sao). – Tác dụng: Làm hiện lên một dòng sông quê rất đẹp, vẻ đẹp đó thay đổi theo những thời điểm trong cả đêm ngày. |
1.5 |
4 |
– Biện pháp tu từ: Nhân hóa, sử dụng từ láy. – Chỉ rõ từ ngữ thể hiện). Dòng sông – điệu, mặc áo. Mây- thơ thẩn. Đêm – thêu…) Từ láy, thướt tha, chiều chiều, thơ thẩn, hây hây. |
1.5 |
II. LÀM VĂN (6,0 điểm)
|
Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. |
|
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài tự sự – Mở bài, giới thiệu được câu chuyện. – Thân bài, kể được diễn biến câu chuyện |
0,25 |
||
– Kết bài, nêu được ý nghĩa câu chuyện. |
|||
b. Xác định đúng nội dung đề yêu cầu Kể lại một kỉ niệm sâu sắc mà em đã trải qua. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng yêu cầu của đề: 0,5 điểm. |
0,5 |
||
c. Triển khai câu chuyện thành các sự việc Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt, đảm bảo các yêu cầu sau: |
|||
* Giới thiệu nhân vật (0,25 điểm), hoàn cảnh nảy sinh câu chuyện (0,25 điểm). |
0,5 |
||
* Kể diễn biến câu chuyện: – Sự việc mở đầu. – Sự việc phát triển. – Sự việc cao trào. – Sự việc kết thúc. Hướng dẫn chấm: – Học sinh kể đầy đủ, sâu sắc các sự việc và có cảm xúc: 3,5 điểm. – Học sinh kể chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2 điểm – 2,5 điểm. – Kể sơ sài, không có tình huống cao trào, chưa có cảm xúc: 1 điểm – 1, 5 điểm. |
3, 5 |
||
* Ý nghĩa câu chuyện hoặc cảm nghĩ của người viết Hướng dẫn chấm: – Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. – Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. |
0,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: – Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. |
0,25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về câu chuyện,có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng kiến thức về thể loại tự sự,trong quá trình kể biết làm nổi bật ý nghĩa câu chuyện,biết liên hệ với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. – Đáp ứng được đầy đủ yêu cầu : 0,5 điểm. – Đáp ứng được một phần yêu cầu: 0,25 điểm. |
0,5 |
||
Tổng điểm |
10,0 |
5. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Cánh diều – Đề 5
5.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Nội dung | MỨC ĐỘ NHẬN THỨC | Tổng số |
|||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | |||
Mức độ thấp | Mức độ cao | ||||
I. Đọc- hiểu: Ngữ liệu: Thơ có yếu tố tự sự và miêu tả |
– Nhận diện thể thơ – Phát hiện từ láy |
-Viết câu văn có chủ ngữ là cụm danh từ |
-Viết đoạn văn cảm nhận về một đoạn thơ. |
|
|
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
Số câu: 2 Số điểm: 1,0 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 2,0 20% |
|
Số câu: 4 Số điểm: 4 Tỉ lệ %: 40 |
II. Viết Văn tự sự |
Viết một bài văn kể chuyện |
|
|||
Số câu Số điểm Tỉ lệ % |
|
|
|
Số câu: 1 Số điểm: 60% |
Số câu: 1 Số điểm: 6.0 Tỉ lệ %: 60 |
Tổng số câu Tổng điểm Phần % |
Số câu: 2 Số điểm: 1,0 10% |
Số câu: 1 Số điểm: 1,0 10% |
Số câu: 1 Số điểm:2.0 20% |
Số câu: 2 Số điểm: 6 60% |
Số câu: 5 Số điểm: 10 100% |
5.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Trường THCS………………….. |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM 2023 – 2024 |
PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (5.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 tới câu 4:
MẦM NON
Dưới vỏ một cành bàng
Còn một vài lá đỏ
Một mầm non nho nhỏ
Còn nằm nép lặng im
…
Chợt một tiếng chim kêu:
– Chíp chiu chiu! Xuân đến!
Tức thì trăm ngọn suối
Nối róc rách reo mừng
Tức thì ngàn chim muông
Nổi hát ca vang dậy
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…
(Võ Quảng)
Câu 1 (0.5 điểm): Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2 (0.5 điểm): Liệt kê bốn từ láy được sử dụng trong bài thơ.
Câu 3 (1 điểm): Viết một câu văn nêu nội dung chính của đoạn thơ trên (trong đó có sử dụng chủ ngữ là một cụm danh từ, gạch chân dưới chủ ngữ đó).
Câu 4 (2 điểm): Viết đoạn văn (khoảng 6 – 8 câu) nêu cảm nhận của em về bốn câu thơ cuối của bài thơ:
Mầm non vừa nghe thấy
Vội bật chiếc vỏ rơi
Nó đứng dậy giữa trời
Khoác áo màu xanh biếc…
II. TẬP LÀM VĂN (6.0 điểm)
Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
5.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6
Câu | Yêu cầu | Điểm | |
I. Đọc hiểu | |||
1 (1.0 điểm). |
– Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ năm chữ
|
0,5đ |
|
2 (1.0 điểm). |
Ghi lại các 4 từ láy có trong đoạn thơ trên: Nho nhỏ, lim dim, hối hả, thưa thớt,… |
Đúng 2 từ được 0,25 điểm. Đúng 1 từ không cho điểm. |
|
3 (1.0 điểm). |
– Ví dụ: Sự ra đời của một mầm non nho nhỏ khi mùa xuân đến đã được khắc hoạ thật sinh động trong bài thơ này. |
1,0đ |
|
4 (2.0 điểm). |
– Hình thức: 0.5 điểm (đúng hình thức đoạn văn 6 – 8 câu, không sai chính tả, dùng từ, diễn đạt). HS có thể trình bày một số ý cơ bản như: – Biện pháp nghệ thuật: nhân hoá. – Tác dụng: Khiến cho hình ảnh của mầm non trở nên gần gũi, sống động, có hồn như một loài vật trải qua giấc ngủ đông dài đằng đẵng nay mùa xuân đến vội bật tung lớp chăn xù xì, xám xịt, khô héo để hiên ngang đứng dậy giữa đất trời, khoác chiếc áo màu xanh biếc căng đầy sức sống. – Hình ảnh mầm non “đứng dậy” rồi “khoác áo màu xanh biếc” là một hình tượng đẹp và khoẻ, tượng trưng cho sức sống mùa xuân, vẻ đẹp thanh xuân và tinh khôi của thiên nhiên. |
2,0đ |
|
Phần II. Viết Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. |
|||
a. Yêu cầu Hình thức |
– Thể loại: Tự sự – Ngôi kể: Thứ 1. – Bố cục đầy đủ, mạch lạc. – Diễn đạt rõ ràng, biết hình thành các đoạn văn hợp lí. Không mắc lỗi về câu. – Rất ít lỗi chính tả. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. |
1.0 đ |
|
b. Yêu cầu nội dung
|
a. Mở bài: – Giới thiệu chuyến đi. |
0,5đ |
|
b. Thân bài: Kể lại diễn biến chuyến đi đáng nhớ. – Sử dụng các từ ngữ thể hiện được trình tự thời gian hoặc diễn biến sự việc, các từ láy, từ tượng hình, tượng thanh để đặc tả được các sự việc, hiện tượng, hoạt động được đề cập, chú ý các từ liên kết giữa các phần, các đoạn. – Thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ của bản thân một cách chân thực, tự nhiên. |
3,0đ |
||
c. Kết bài: Kết thúc và nêu cảm nghĩ |
0,5đ |
||
Tổng điểm |
10,0đ |
…
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!