Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo gồm 5 đề thi, có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.

Bạn đang đọc: Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 năm 2023 – 2024 sách Chân trời sáng tạo

Với 5 Đề thi giữa kì 2 môn Văn 6 CTST, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Công nghệ, Khoa học tự nhiên 6. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

Đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

    1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 1

    1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    ỦY BAN NHÂN DÂN TP……

    Trường THCS…………..

    ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2023 – 2024
    Môn: Ngữ Văn 6
    Thời gian làm bài: 70 phút
    (Không tính thời gian giao đề)

    I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

    Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

    KHÔNG CÓ GÌ TỰ ĐẾN ĐÂU CON

    Không có gì tự đến đâu con.
    Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
    Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
    Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
    Không có gì tự đến dẫu bình thường.
    Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
    Như con chim suốt ngày chọn hạt,
    Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
    Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
    Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
    Có roi vọt khi con hư và có lỗi
    Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
    Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu…
    Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
    Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
    Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
    Nhớ nghe con!

    – Nguyễn Đăng Tấn –

    Từ câu 1 đến câu 8: chọn đáp án đúng nhất

    Câu 1. Bài thơ “Không có gì tự đến đâu con”được viết theo thể thơ nào?

    A. Thơ 4 chữ
    B. Thơ 5 chữ
    C. Thơ tự do
    D. Thơ lục bát

    Câu 2. Hình ảnh nào sau đây không được nhắc đến trong bài thơ?

    A. Bầu trời
    B. Roi vọt
    C. Nụ xanh
    D. Dòng sông

    Câu 3. Những câu thơ sau đã sử dụng yếu tố gì?

    “Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
    Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi”

    A. Yếu tố miêu tả, nghị luận
    B. Yếu tố tự sự, nghị luận
    C. Yếu tố tự sự, biểu cảm
    D. Yếu tố nghị luận, biểu cảm

    Câu 4. Bài thơ trên gợi cho em nhớ đến chủ đề nào đã học?

    A. Gia đình thương yêu
    B. Những trải nghiệm trong đời
    C. Điểm tựa tinh thần
    D. Trò chuyện cùng thiên nhiên

    Câu 5. “Không có gì tự đến đâu con” là bài thơ bày tỏ tình cảm:

    A. của mẹ đối với con
    B. của tác giả đối với quê hương
    C. của cha mẹ đối với con
    D. của cháu đối với bà

    Câu 6. Cha mẹ muốn nhắn nhủ với con cái điều gì trong bài thơ?

    A. Hãy rèn luyện đức tính kiên trì, quyết tâm và nghị lực
    B. Không nên lơ là trong học tập, phải biết giúp đỡ cha mẹ
    C. Biết yêu thiên nhiên và sống chan hòa với thiên nhiên
    D. Phải biết yêu thương, hiếu thảo với ông bà cha mẹ

    Câu 7. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong hai câu thơ sau?

    “Như con chim suốt ngày chọn hạt,
    Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ”.

    A. Nhân hóa
    B. Hoán dụ
    C. Ẩn dụ
    D. So sánh

    Câu 8. Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

    Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
    Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa”.

    A. Muốn có được trái ngọt, hoa thơm, mùa màng bội thu phải chăm lao động
    B. Sự cần mẫn, kiên trì, quyết tâm vượt qua mọi gian khổ sẽ mang đến thành quả tốt đẹp
    C. Muốn có được trái ngọt, hoa thơm phải biết vun trồng, chăm sóc
    D. Mong con biết trồng các loài hoa và cây ăn quả trong vườn nhà

    Câu 9. Tác giả muốn gửi tới những người con thông điệp gì từ nội dung bài thơ?

    Câu 10. Qua bài thơ, em có suy nghĩ gì về tình cảm, trách nhiệm giữa những các thành viên trong gia đình với nhau?

    II. VIẾT (4.0 điểm)

    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Mây và Sóng” của tác giả Ta-go.

    1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2023-2024
    Môn: Ngữ văn lớp 6
    Thời gian làm bài: 70 phút
    (Không tính thời gian giao đề)

    Phần

    Câu

    Nội dung

    Điểm

    I

    ĐỌC HIỂU

    6,0

    1

    C

    0,5

    2

    D

    0,5

    3

    C

    0,5

    4

    A

    0,5

    5

    C

    0,5

    6

    A

    0,5

    7

    D

    0,5

    8

    B

    0,5

    9

    HS đưa ra được thông điệp phù hợp với nội dung bài thơ.

    – Biết rèn luyện đức tính kiên trì, mạnh mẽ, quyết tâm, nghị lực… trong hành trình trưởng thành của mình.

    – Những đức tính đó sẽ mang đến cho con thành quả tốt đẹp trong cuộc sống. Chính con sẽ là người tạo nên thành quả chứ nó không tự đến. Vì vậy không được ỷ lại và trông chờ vào sự giúp đỡ của cha mẹ hay người khác.

    1,0

    10

    HS có thể trình bày theo suy nghĩ của bản thân nhưng phải hợp lí.

    Gợi ý:

    + Tình cảm giữa những người thành viên trong gia đình là thứ tình cảm gắn bó ruột thịt không thứ gì có thể thay thế được.

    + Chúng ta nên trân trọng và luôn đối xử tốt, yêu thương chân thành, chia sẻ, quan tâm chăm sóc, nói lời yêu thương…. với người thân của mình.

    1,0

    II. VIẾT

    – Phần viết được 4.0 điểm, chấm theo rubrics đánh giá sản phẩm đoạn văn.

    Tiêu chí

    Mức điểm

    1. Cấu trúc đoạn văn

    1.5

    điểm

    0.75

    điểm

    0.5

    điểm

    0.25 điểm

    0

    điểm

    Đoạn văn đầy đủ 3 phần MĐ, TĐ, KĐ

    Đoạn văn không có câu mở đoạn và kết đoạn.

    Đoạn văn không có MĐ, TĐ, viết câu chung chung.

    Bài làm chỉ gồm 1 câu duy nhất.

    2. Nội dung đoạn văn

    Đảm bảo đầy đủ yêu cầu về nội dung của đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ Mây và Sóng

    1. Giới thiệu nhan đề, tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

    2. Trình bày cảm xúc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ theo một trình tự hợp lí; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ được trích từ bài thơ.

    3. Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

    4. Các câu văn cần được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

    5. Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

    Đảm bảo khá đầy đủ yêu cầu về nội dung của đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ Mây và Sóng (đảm bảo 3/5 yêu cầu, trong đó yêu cầu 1, 3,5 bắt buộc phải đạt )

    Đảm bảo tương đối yêu cầu về nội dung của đoạn văn trình bày cảm xúc của em về bài thơ Mây và Sóng (đảm bảo 2/5 yêu cầu, trong đó yêu cầu 3 bắt buộc phải đạt)

    Nội dung đoạn văn sơ sài; không theo trình tự hợp lí (đảm bảo 1/5 yêu cầu, trong đó yêu cầu 3 không đạt)

    Không rõ nội dung cụ thể, viết lan man.

    3. Thống nhất về sử dụng ngôi

    Dùng ngôi nhất để chia sẻ cảm xúc về bài thơ.

    Không dùng ngôi thứ nhất.

    4. Diễn đạt

    Vốn từ ngữ phong phú, biểu cảm; kiểu câu đa dạng.

    Sử dụng từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các câu.

    Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

    Vốn từ tương đối phong phú; kiểu câu khá đa dạng.

    Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết các câu với nhau ở 1 số chỗ.

    Mắc 3-5 lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

    Vốn từ nghèo nàn, câu đơn điệu.

    Chưa sử dụng từ ngữ để tạo sự liên kết các câu với nhau.

    Mắc rất nhiều lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.

    5. Trình bày

    Đoạn văn trình bày sạch sẽ; không gạch xóa.

    Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

    Đoạn văn trình bày khá sạch đẹp; chỉ gạch xóa ít.

    Đảm bảo khá yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

    Đoạn văn gạch xóa nhiều, không sạch đẹp.

    Không đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

    6. Sáng tạo

    Đoạn văn giàu cảm xúc, sinh động, sáng tạo.

    Đoạn văn ít cảm xúc, thiếu sáng tạo

    Đoạn văn khô khan, vốn từ nghèo nàn.

    1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    TT

    Kĩ năng

    Nội dung/đơn vị kiến thức

    Mức độ nhận thức

    Tổng

    % điểm

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    TNKQ

    TL

    1

    Đọc hiểu

    1. Truyện thơ

    4

    0

    4

    0

    0

    2

    0

    60

    2. Truyện

    2

    Viết

    Viết đoạn văn

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    0

    1*

    40

    Tổng

    20

    5

    20

    15

    0

    30

    0

    10

    100

    Tỉ lệ %

    25%

    35%

    30%

    10%

    Tỉ lệ chung

    60%

    40%

    1.4. Bản đặc tả đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    TT

    Chương/

    Chủ đề

    Nội dung/Đơn vị kiến thức

    Mức độ đánh giá

    Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    1

    Đọc hiểu

    Truyện thơ

    Nhận biết:

    – Nhận biết được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ.

    – Nhận biết được yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ

    – Nhận biết đựơc tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua văn bản.

    Thông hiểu:

    – Bước đầu nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh biện pháp tu từ.

    – Nhận biết được tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ

    – Nhận biết được ý nghĩa, tác dụng của các chi tiết tiêu biểu

    – Hiểu và nhận biết được chủ đề của văn bản.

    Vận dụng:

    – Rút ra được bài học từ văn bản.

    4TN

    4TN

    2TL

    Truyện

    Nhận biết:

    – Nhận biết ấn tượng chung về văn bản; nhận biết được chi tiết tiêu biểu, đề tài câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể tác phẩm.

    -Nhận biết được chủ đề của văn bản.

    – Nhận biết được người kể chuyện ngôi thứ nhất và người kể chuyện ngôi thứ ba.

    Thông hiểu:

    – Hiểu được đặc điểm nhân vật thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, ý nghĩ.

    – Hiểu được công dụng dấu ngoặc kép

    – Hiểu được từ đa nghĩa và từ đồng âm

    Vận dụng:

    – Rút ra được bài học từ văn bản.

    2

    Viết

    Viết được đoạn văn

    Nhận biết:

    Thông hiểu:

    Vận dụng:

    Vận dụng cao:

    Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài (đoạn) thơ.

    1TL*

    1TL*

    1TL*

    1TL*

    Tổng

    4TN

    4TN

    2 TL

    1 TL

    Tỉ lệ %

    20

    20

    20

    40

    Tỉ lệ chung

    40

    60

    2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 2

    2.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Phần I: Đọc hiểu (4,0 điểm)

    Cho đoạn văn:

    “Hiên là đứa con gái bên hàng xóm, bạn với Lan và Duyên. Sơn thấy chị gọi nó không lại, bước gần đến trông thấy con bé co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc có manh áo rách tả tơi, hờ cả lưng và tay. Chị Lan cũng đến hỏi:

    – Sao áo của mày rách thế Hiên, áo lành đầu không mặc?

    Con bé bịu xịu nói:

    – Hết áo rồi, chỉ còn cái này.

    – Sao không bảo u mày may cho?

    Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chi có nghề đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:

    – Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ.

    – Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.

    Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”…

    (Trích Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam – SGK Chân trời sáng tạo Ngữ văn 6 – HK2)

    Câu 1 (1,0 điểm). Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

    Câu 2 (2 điểm). Chỉ ra các câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên. Những suy nghĩ, cảm xúc ấy giúp em cảm nhận điều gì ở nhân vật?

    Câu 3 (1,0 điểm). Tại sao khi chị Lan về lấy áo cho Hiên, Sơn lại thấy lòng ấm áp, vui vui?

    Phần II: Viết (6,0 điểm)

    Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về sự sẻ chia trong cuộc sống.

    2.2. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Mức độ
    Lĩnh vực nội dung

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tổng số

    I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu: Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa

    – Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

    – Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu)

    Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)

    Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

    – Số câu

    – Số điểm

    – Tỉ lệ

    1

    3.0

    30 %

    1

    1.0

    10%

    1

    1.0

    10 %

    3

    5.0

    50%

    II. Làm văn

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

    – Số câu

    – Số điểm

    – Tỉ lệ

    1

    5.0

    50%

    1

    5.0

    50%

    Tổng số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    1

    3.0

    30%

    1

    1.0

    10%

    1

    1.0

    10%

    1

    5.0

    50%

    4

    10.0

    100%

    3. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 3

    3.1. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo

    Nội dung MỨC ĐỘ NHẬN THỨC Tổng số
    Nhận biết Thông hiểu Vận dụng
    Mức độ thấp Mức độ cao

    I. Đọc- hiểu:

    Ngữ liệu: Thơ 6 chữ

    – Nhận diện được thể loại, phương thức biểu đạt.

    – Chỉ ra được một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ

    – Xác định nghĩa của từ

    – Kể ra được những bài thơ cũng chủ đề.

    – Hiểu được tác dụng của biện pháp tu từ đặc sắc.

    – Giải thích được nghĩa của từ.

    – Hiểu được tình cảm của nhân vật trữ tình trong bài thơ.

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    3 (C1, 1/2 C2, 1/2 C3, C5)

    3

    30 %

    2 (1/2 C2, 1/2 C3, C4)

    2

    20%

    5

    5

    50%

    II. Làm văn

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

    Viết được đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

    Số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ %

    1

    10%

    1

    10%

    2

    20%

    1

    10%

    1

    5

    50%

    Tổng số câu

    Tổng điểm

    Phần %

    4

    40%

    3

    30%

    2

    20%

    1

    10%

    6

    10

    100%

    3.2. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (5 điểm)

    Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

    Con yêu mẹ

    – Con yêu mẹ bằng ông trời
    Rộng lắm không bao giờ hết

    – Thế thì làm sao con biết
    Là trời ở những đâu đâu
    Trời rất rộng lại rất cao
    Mẹ mong, bao giờ con tới!

    – Con yêu mẹ bằng Hà Nội
    Để nhớ mẹ con tìm đi
    Từ phố này đến phố kia
    Con sẽ gặp ngay được mẹ

    – Hà Nội còn là rộng quá
    Các đường như nhện giăng tơ
    Nào những phố này phố kia
    Gặp mẹ làm sao gặp hết!

    – Con yêu mẹ bằng trường học
    Suốt ngày con ở đấy thôi
    Lúc con học, lúc con chơi
    Là con cũng đều có mẹ

    – Nhưng tối con về nhà ngủ
    Thế là con lại xa trường
    Còn mẹ ở lại một mình
    Thì mẹ nhớ con lắm đấy

    Tính mẹ cứ là hay nhớ
    Lúc nào cũng muốn bên con
    Nếu có cái gì gần hơn
    Con yêu mẹ bằng cái đó

    – À mẹ ơi có con dế
    Luôn trong bao diêm con đây
    Mở ra là con thấy ngay
    Con yêu mẹ bằng con dế

    (Xuân Quỳnh, Lời ru trên mặt đất)

    Câu 1 (1 điểm): Bài thơ trên viết theo thể thơ nào? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

    Câu 2 (1 điểm): Chỉ ra một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong bài thơ và cho biết tác dụng?

    Câu 3 (1 điểm): Từ “đường” trong câu thơ: “Các đường như nhện giăng tơ” được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Em hãy giải thích nghĩa của nó?

    Câu 4 (1 điểm): Em thấy người con trong bài thơ là người như thế nào?

    Câu 5(1 điểm): Em biết những bài thơ nào cũng viết về chủ đề như bài thơ trên?

    II. PHẦN LÀM VĂN: (5 điểm)

    Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc của em về bài thơ trên.

    3.3. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    Câu hỏi Nội dung Điểm
    I. PHẦN ĐỌC HIỂU

    Câu 1

    – Bài thơ viết theo thể thơ 6 chữ.

    – Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

    0,5

    0,5

    Câu 2

    – Nghệ thuật đặc sắc: So sánh

    “Con yêu mẹ bằng ông trời”

    “Con yêu mẹ bằng Hà Nội”

    “Các đường như giăng tơ nhện”

    “Con yêu mẹ bằng trường học”

    “Con yêu mẹ bằng con dế”

    – Tác dụng: Cho thấy tình yêu ngây thơ, hồn nhiên, sâu sắc của đứa con dành cho mẹ. Từ các câu trên có thể thấy, những câu so sánh đều từ sự vật lớn đến sự vật nhỏ “ông trời”, “Hà Nội”, “trường học”, “con dế” và cảm xúc, sự nhìn nhận của con đối với các sự vật đó.

    (Hoặc HS có thể nêu nghệ thuật điệp ngữ: “Con yêu mẹ”: Nhấn mạnh tình yêu hồn nhiên, sâu sắc của con dành cho mẹ)…

    0,5

    0,5

    Câu 3

    – Từ “đường” được dùng với nghĩa gốc.

    – Giải nghĩa: Đường là lối đi nhất định được tạo ra để nối liền hai địa điểm, hai nơi.

    0,5

    0,5

    Câu 4

    Trong bài thơ “Con yêu mẹ” của Xuân Quỳnh, người con rất đáng được khen ngợi. Đó là một người con hiếu thảo, yêu thương, biết suy nghĩ cho mẹ, vì con là người yêu mẹ nhất trần đời. Các hình ảnh so sánh tình yêu của con dành cho mẹ tuy vẫn còn ngây ngô nhưng nó vẫn thể hiện được giá trị của tình yêu của con.

    1

    Câu 5

    Các bài thơ khác cùng chủ đề với bài thơ trên: “Mẹ” – Trần Quốc Minh, “ Mẹ ốm” – Trần Đăng Khoa; “Con nợ mẹ” – Nguyễn Văn Chung, “Mây và sóng” (Ra-bin-đờ-ra-nát Ta- go)…

    (HS nêu được 1 phương án đúng GV chấm 0,25đ, nêu được 2 phương án đúng chấm 0,5đ, từ 3 phương án đúng cho điểm tối đa (1đ))

    1

    II. PHẦN LÀM VĂN

    A. Yêu cầu về kĩ năng:

    – Học sinh biết cách viết và trình bày cảm xúc của bản thân dưới hình thức một đoạn văn.

    Nội dung: Ghi lại cảm xúc của em về bài thơ “Con yêu mẹ” của tác giả Xuân Quỳnh.

    – Độ dài khoảng 200 chữ.

    – Viết câu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi từ ngữ, ngữ pháp, chữ viết rõ.

    – Khuyến khích sự mới mẻ, sang tạo trong cảm nhận của HS.

    B. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải đảm bảo các ý chủ yếu dưới đây:

    I. Mở đoạn:

    – Giới thiệu tác giả và bài thơ

    – Nêu khái quát ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ

    II. Thân đoạn:

    Trình bày chi tiết cảm xúc của bản thân về bài thơ:

    + Chỉ ra nội dung cụ thể của bài thơ mà em yêu thích? Lí do mà em yêu thích?

    + Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật cụ thể của bài thơ, lí do mà em yêu thích?( Đặc biệt việc sử dụng yếu tố tự sự, miêu tả trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc).

    + Trong quá trình nêu cảm nghĩ có thể lồng cảm nghĩ về cả nội dung và nghệ thuật bằng cách: Trích dẫn dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cảm xúc trong bài thơ mà em ấn tượng nhất.

    + Cảm nhận cái hay, nét đặc sắc của việc sử dụng yếu tố tự sự và miêu tả trong thể hiện cảm xúc của người viết.

    III. Kết đoạn:

    Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ.

    – Nêu ý nghĩa của bài thơ đối với bản thân.

    *Cách cho điểm:

    – Đạt 3.5 – 5.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu; bố cục, nội dung rõ ràng, bộc lộ được cảm xúc, nêu được nghệ thuật độc đáo, từ gợi tả, gợi cảm. Bài làm không mắc quá 3 lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 1.5 – 3.0 điểm: Đoạn văn viết đúng yêu cầu, bố cục rõ ràng nhưng còn miêu tả lung túng. Bài làm không mắc quá nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 1.0 – 1.5 điểm: Bài có hiểu đề nhưng đoạn văn còn sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt, dùng từ, đặt câu.

    – Đạt 00.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp.

    0,25

    0,25

    1

    1

    1

    1

    0,25

    0,25

    4. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 4

    4.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    PHẦN I. ĐỌC – HIỂU: (4 điểm)

    Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

    … “Chị có chuyện này muốn nói với em, con chuột bạch của chị”, cô nói, “Cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi hôm nay ở bệnh viện rồi. Cụ ốm chỉ có hai ngày. Buổi sáng ngày thứ nhất, bác gác cổng thấy cụ ốm nặng trong căn phòng của cụ ở tầng dưới. Giày và áo quần của cụ ướt sũng và lạnh buốt. Chẳng ai hình dung nổi cụ đã ở đâu trong một đêm khủng khiếp như thế. Nhưng rồi người ta tìm thấy một chiếc đèn bão vẫn còn thắp sáng và một chiếc thang đã bị lôi ra khỏi chỗ để của nó, và vài chiếc bút lông rơi vung vãi, và một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn với nhau, và – em thân yêu ơi, em hãy nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng ở trên tường. Em có thấy làm lạ tại sao chẳng bao giờ nó rung rinh hoặc lay động khi gió thổi không? Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

    Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

    Câu 2. Hãy nêu nội dung của đoạn trích trên.

    Câu 3. Kết thúc truyện, nhân vật Xiu đã nói với Giôn-xi: “Ồ, em thân yêu, đó chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, – cụ vẽ nó ở đấy vào cái đêm chiếc lá cuối cùng đã rụng.”

    Hãy viết một đoạn văn ngắn (không quá 10 dòng), lý giải vì sao có thể nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác. (1,00đ)

    PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

    Viết đoạn văn trình bày cảm xúc của em về một bài thơ mà em đặc biệt ấn tượng.

    4.2. Đáp án đề thi giữa kì 2 môn Ngữ văn 6

    Câu 1.

    – Tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng

    – Tác giả: O Hen-ry

    Câu 2.

    – Nội dung chính: Cái chết của cụ Bơ-men và kiệt tác cụ để lại cứu sống Giôn-xi

    Câu 3.

    Chiếc lá cuối cùng là một kiệt tác bởi:

    – Chiếc lá vẽ giống y như thật, khiến cả hai họa sĩ là Giôn-xi và Xiu cũng không nhận ra.

    – Chiếc lá được vẽ bằng tình cảm yêu thương chân thành cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi

    – Chiếc lá là kiệt tác còn bởi nó đã mang lại niềm hi vọng, cứu sống một mạng người.

    PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6 điểm)

    Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã giúp người đọc hiểu thêm về tình mẫu tử thiêng liêng. Bên cạnh việc bộc lộ cảm xúc, những yếu tố tự sự và miêu tả cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Ta-go đã gửi gắm vào bài thơ một câu chuyện mà người kể chuyện là em bé, người nghe là mẹ. Con kể cho mẹ về cuộc trò chuyện với người trong mây và trong sóng. Em bé trong bài đã được mời gọi đến thế giới kỳ diệu ở “trên mây” và “trong sóng”. Với sự hiếu kỳ của một đứa trẻ, em đã cất tiếng hỏi: “Nhưng làm thế nào mình lên đó được?”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được?”. Nhưng khi em bé nhớ đến mẹ vẫn luôn chờ đợi mình ở nhà, em đã từng chối đầy kiên quyết: “Làm sao có thể rời mẹ mà đến được?”, “Làm sao có thể rời mẹ mà đi được?”. Tình yêu thương của đứa con dành cho mẹ đã được thể hiện qua những câu hỏi tưởng chừng ngây thơ mà rất sâu sắc. Em bé đã sáng tạo ra những trò chơi còn thú vị hơn của những người “trên mây” và “trong sóng”. Trong trò chơi đó, em sẽ là mây, là sóng tinh nghịch nô đùa; còn mẹ sẽ là vầng trăng, là bờ biển dịu hiền, ôm ấp và che chở con. Hình ảnh thơ được miêu tả tuy ngắn gọn nhưng cũng giúp chúng ta hình dung về thiên nhiên kỳ diệu, đẹp đẽ trong mắt của em bé. Nhà thơ cũng đã sử dụng trong bài thơ những lời thoại, chi tiết được kể tuần tự, vừa lặp lại vừa biến hóa kết hợp với hình ảnh giàu tính biểu tượng. Có thể khẳng định rằng bài thơ chính là một câu chuyện cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt.

    5. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6 sách Chân trời sáng tạo – Đề 5

    5.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 6

    I. Đọc – hiểu (4 điểm)

    Con là nỗi buồn của cha
    Dù to bằng trời
    Cũng sẽ được lấp đầy
    Con là niềm vui của cha
    Dù nhỏ bằng hạt vừng
    Ăn mãi không bao giờ hết
    Con là sợi dây hạnh phúc
    Mảnh hơn sợi tóc
    Buộc cuộc đời cha vào với mẹ

    (Trích Con là… – SGK Chân trời sáng tạo, Ngữ Văn – T2)

    Câu 1 (1,0 điểm): Bài thơ trên được viết bằng thể thơ gì?

    Câu 2 (1,5 điểm): Nêu ít nhất một nét độc đáo của bài thơ qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh.

    Câu 3 (1 điểm): Nêu cảm nhận của em về tình cảm người cha dành cho con được thể hiện trong bài thơ trên

    II. Tập làm văn (6 điểm)

    Viết đoạn văn khoảng 200 chữ ghi lại cảm xúc của em về bài thơ Con là… của tác giả Y Phương.

    5.2. Ma trận đề thi giữa kì 2 môn Văn 6

    MA TRẬN VÀ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2023-2024
    MÔN NGỮ VĂN LỚP 6 BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

    I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA

    • Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học kì II, so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục.
    • Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.

    II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA

    • Hình thức: Trắc nghiêm + Tự luận
    • Cách thức: Kiểm tra trên lớp theo đề của trường

    III. THIẾT LẬP MA TRẬN

    Mức độ

    Lĩnh vực

    nội dung

    Nhận biết

    Thông hiểu

    Vận dụng

    Vận dụng cao

    Tổng số

    I. Đọc hiểu văn bản và thực hành tiếng Việt Tiêu chí lựa chọn ngữ liệu : Đoạn văn bản/văn bản trong hoặc ngoài sách giáo khoa

    – Đặc điểm văn bản – đoạn trích (phương thức biểu đạt/ngôi kể/ nhân vật)

    – Từ và cấu tạo từ, nghĩa của từ, các biện pháp tu từ, cụm từ, phân biệt từ đồng âm, từ đa nghĩa, dấu câu)

    Văn bản (Nội dung của đoạn trích/đặc điểm nhân vật)

    Bày tỏ ý kiến/ cảm nhận của cá nhân về vấn đề (từ đoạn trích).

    – Số câu

    – Số điểm

    – Tỉ lệ

    1

    3.0

    30 %

    1

    1.0

    10%

    1

    1.0

    10 %

    3

    5.0

    50%

    II. Làm văn

    Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ, Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống.

    – Số câu

    – Số điểm

    – Tỉ lệ

    1

    5.0

    50%

    1

    5.0

    50%

    Tổng số câu

    Số điểm

    Tỉ lệ

    1

    3.0

    30%

    1

    1.0

    10%

    1

    1.0

    10%

    1

    5.0

    50%

    4

    10.0

    100%

    * Lưu ý:

    • Trong phần đọc hiểu, tổ ra đề có thể linh hoạt về nội dung kiến thức cần kiểm tra nhưng đề phải phù hợp với nội dung, kế hoạch giáo dục môn học của đơn vị và tuyệt đối tuân thủ số câu, số điểm, tỉ lệ % ở từng mức độ của ma trận.
    • Ma trận, đề, HDC sẽ được lưu và gửi về Phòng GDĐT quản lý, phục vụ công tác kiểm tra.

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *